Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những điều cần biết khi trẻ bị hăm cổ

Những điều cần biết khi trẻ bị hăm cổ

Hăm cổ là hiện tượng diễn ra rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở các trẻ sơ sinh. Trẻ bị hăm cổ không được xử lý đúng cách rất dễ phát triển thành vết loét làm bé đau và khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ mách nhỏ các cách chữa khi trẻ bị hăm cổ an toàn và hiệu quả.

1. Trẻ bị hâm cổ là hiện tượng phổ biến

Trẻ sơ sinh thường phát triển rất nhanh ở những tháng đầu đời. Tốc độ phát triển này làm cho bé dễ hình thành những ngấn ở cổ, tay, chân, đùi và mông. Chính nếp gấp da này là nơi trú ẩn của bụi bẩn, mồ hôi, bông vải từ áo quần và cả các loại vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng hăm da xất hiện. Trẻ bị hăm cổ là vấn đề dễ gặp ở các bé bụ bẫm, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ em bé nào.

trẻ bị hăm cổ là hiện tượng phổ biến của trẻ

2. Vì sao trẻ bị hăm cổ?

Những vết hăm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực của bé thường là kết quả của tình trạng ứ đọng mồ hôi. Vết hăm dạng này thường bằng phẳng, có màu hơi đỏ, thỉnh thoảng đi kèm tình trạng nổi các mụn nước li ti.

Nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi dính vào phần cổ cũng có thể gây ra tình trạng hăm nếu bé không được vệ sinh kỹ càng.

Trong một số trường hợp, các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ, gây ra tình trạng tổn thương da cho bé.

Việc cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo cũng là một nguyên nhân gây ra các vết hăm.

Nhìn chung, làn da của bé sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, nên một điều kiện nào đó không thuận lợi cũng dễ làm phát sinh tình trạng hăm da, dị ứng da hay viêm loét.

trẻ bị hăm cổ rất khó chịu và đau rát

3. Khi trẻ bị hăm cổ nên làm gì?

Trước khi dùng đến bất kỳ loại kem chống hăm hay sữa tắm đặc biệt nào, mẹ nên sử dụng nước ấm để làm sạch vùng da bị hăm. Dưới đây là các bước vệ sinh đơn giản hàng ngày giúp mẹ trị hăm cho bé.

Bước 1: Lau rửa vùng cổ của bé mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Sau khi rửa nước, mẹ nhẹ nhàng dùng khăn thấm khô. Tránh kỳ cọ mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng hăm càng nặng hơn.

Bước 2: Bôi một lớp mỏng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh. Mẹ lưu ý, chỉ cần bôi một lớp mỏng để giúp làn da bé thẩm thấu tốt. Kem chống hăm sẽ tạo thành một lớp bảo vệ cho vùng da của bé.

Bước 3: Khi tắm bé, mẹ dùng một loại xà bông hay sữa tắm dịu nhẹ nhất bôi lên vùng da trẻ bị hăm cổ. Sữa tắm cho bé nên là loại không có hương thơm và độ pH 5.5 là lý tưởng nhất.

Bước 4: Chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Tránh các loại nước giặt có pha hương liệu mạnh, có nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.

Bước 5: Giúp bé cưng luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát hoặc dùng máy lạnh trong phòng trong những ngày oi bức.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…