Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Những điều nên làm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Những điều nên làm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi rất quan trọng cần có sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn. Làn da của bé sơ sinh non yếu chính vì thế mà giai đoạn mới ra đời bé chưa thể thích nghi được với môi trường mới. Trẻ bị hăm tã là một trong những nỗi lo của các mẹ. Khi bị hăm mẹ nên cần làm những gì để có thể nhanh chóng trị hăm cho con dứt điểm.

1. Tìm hiểu những thông tin về hăm da ở trẻ

Bước quan trọng nhất khi muốn chữa trị bất kì một loại bệnh lí nào chính là hiểu rõ được về gốc rễ, triệu chứng và hệ lụy của bệnh và hăm da cũng thế. Đây là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng, bẹn, kẽ ngón bàn tay, bàn chân,… biểu hiện của nó là nổi các u hạt lan tỏa, mần đỏ, ngứa ngáy, da bị bong tróc,… nghiêm trọng nhất là đau rát, lở loét, đọng dịch. Hăm da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc cũng có thể ở những ai có cơ địa suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường. Đối với trẻ sơ sinh, hăm da chủ yếu có nguồn gốc từ kích ứng tã, bỉm. Môi trường chất thải là tác nhân chính gây hăm da ở trẻ sơ sinh. Cũng có thể là do mẹ và bé dùng thực phẩm lạ chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị ỉa chảy thường xuyên, viêm nấm,… Khi đã có những kiến thức căn bản về hăm da chắc chắn chúng ta sẽ có thể đưa ra những cách chữa tốt nhất cho trẻ.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

2. Chú ý đến việc thay tã, bỉm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Hăm da là bệnh lành tính vì thế không khó chữa chúng ta cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh thay tã, bỉm cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và thay bỉm. Trước khi mặc bỉm chỉ nên sử dụng một lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã tạo nên lớp màng có khả năng bảo vệ cho vùng nhạy cảm của trẻ. Vì thế khi mua tã, bỉm cho trẻ chúng ta cần lựa chọn loại phù hợp với da bé, không dùng hàng không có nguồn gốc rõ ràng. Chú ý bôi kem chống hăm cho trẻ 2-3 lần/ngày không dùng ngón tay của bàn tay đã thoa thuốc lên vết hăm để lấy thuốc tiếp để đảm bảo an toàn vệ sinh. Lau khô thân hình trước khi bôi thuốc chống hăm cho trẻ. Trường hợp nặng tốt nhất là nên đưa bé đến các cơ sở y tế để có thể điều trị kịp thời và đúng cách.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Điều mà chúng ta có thể giúp các bé ngăn ngừa được tình trạng hăm da trước hết vẫn là phòng bệnh. Qua thói quen ăn uống, vui chơi sinh hoạt hàng ngày mẹ có thể chăm sóc để bé không bị hăm da. Hăm da hay bị vào mùa hè như vậy nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thay đổi thường xuyên. Nên giặt quần áo ngay sau khi thay ra, tránh đồ ẩm ướt. Hạn chế việc dùng chung đồ cá nhân với các trẻ cũng bị hăm để tránh lây lan. Khi da tiết ra nhiều mồ hôi có thể lấy phấn rôm thoa lên cơ thể trẻ. Tùy từng trường hợp mà không nên lạm dụng phấn quá nhiều có thể làm bệnh ngày càng lở loét nghiêm trọng hơn.

Như vậy với những điều nên làm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh ở trên thì các mẹ đã yên tâm hơn rồi chứ. Chúc các mẹ thành công trong việc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…