Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bí Quyết Chữa Viêm Da ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả

Bí Quyết Chữa Viêm Da ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả

Viêm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao là nỗi băn khoăn lo lắng khiến nhiều bố mẹ mất ăn mất ngủ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những cách nhận biết, điều trị và phòng bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

1. Cách nhận biết viêm da ở trẻ sơ sinh

Viêm da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất ở các bé từ 2 tuần – 12 tháng tuổi. Có 2 loại viêm da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh đó là viêm da tiết bã và viêm da dị ứng. Dấu hiệu nhận biết các bệnh viêm da này ở trẻ sơ sinh cụ thể theo bệnh như sau.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
  • Vùng da bị viêm có vảy hơi đỏ hoặc có vệt vảy màu vàng trên da đầu (dân gian gọi là “cứt trâu”). Ngoài ra viêm da tiết bã còn có thể gặp ở vùng tã và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Các vảy này có thể tự bong ra nếu cha mẹ vệ sinh đúng cách cho trẻ.
  • Vùng da có thể hơi đỏ và ẩm ở một số vùng da có nếp gấp như cổ, nách, sau tai.

Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
  • Xuất hiện các mảng da bong tróc, đỏ ở trẻ sơ sinh từ 2-4 tháng tuổi.
  • Thường gặp ở má, sau tai và da đầu của trẻ. Có thể lan xuống vùng nếp gấp khuỷu tay, phía sau đầu gối và khu vực tã.
  • Có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ, chứa chất lỏng bên trong và có thể bị vỡ.
  • Triệu chứng ở các bé có thể khác nhau tuỳ theo cơ địa.
  • Có 2 loại viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Bao gồm viêm da dị ứng theo cơ địa (tiền sử da đình) và viêm da dị ứng tiếp xúc (tiếp xúc với các yếu tố kích thích như bụi, phấn hoa).

2. Cách chữa viêm da ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện bé bị viêm da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên làm công việc đầu tiên là đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh là viêm da dị ứng hay viêm da tiết bã. Đối với từng loại bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh sẽ có những cách chữa trị khác nhau.

Cách chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Gội đầu và vệ sinh vùng da bị viêm cho trẻ sơ sinh bằng dầu gội dịch nhẹ, không gây kích ứng mắt. Cha mẹ nên dùng nước ấm khi vệ sinh cho trẻ.
  • Dùng bàn chải mềm hoặc khăn để nhẹ nhàng loại bỏ các vảy khô cho trẻ. Không làm quá mạnh sẽ gây tổn thương da trẻ.
  • Nếu vảy viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh quá khô và khó loại bỏ. Hãy bôi một chút dầu oliu hoặc dầu dừa lên các vảy đó, đợi dầu ngấm trong vài phút đến vài giờ để các vảy mềm ra. Lúc này bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vảy viêm da tiết bã mà không làm bé bị khó chịu.
  • Nếu các phương pháp vệ sinh cho trẻ không mang lại hiệu quả, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại kem steroid hoặc thuốc chống nấm loại nhẹ để bôi cho trẻ (chỉ dùng các loại thuốc này khi có khuyến cáo từ bác sĩ).

    Gội đầu cho trẻ bị viêm da tết bã
    Gội đầu nhẹ nhàng cho trẻ sơ sinh bị viêm da tết bã

Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

  • Cắt móng tay cho trẻ: để trẻ không gãi và gây tổn thương vùng da bị viêm, có thể đeo găng tay bông khô thoáng cho trẻ.
  • Giữ khô thoáng cho bé: sử dụng các loại quần áo khô thoáng, không quấn bé quá kỹ, không để bé bị ra mồ hôi nhiều. Chú ý các vùng dễ bị ẩm da bé như các nếp gấp, nách.
  • Tắm nước ấm cho trẻ trong thời gian ngắn: không tắm quá 10 phút, chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng dịu nhẹ, không tạo bọt, tốt nhất không nên sử dụng chất tạo mùi thơm cho trẻ.
  • Tránh mặc các loại quần áo khô ráp cho trẻ: nên chọn các loại quần áo làm từ vải mềm, không có chỉ thừa hoặc các chi tiết thừa gây cọ xát lên vùng viêm da ở trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ: cung cấp độ ẩm và giảm kích ứng cho da trẻ sau khi tắm bằng loại kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho da trẻ sơ sinh.
  • Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ và cân nhắc dùng hydrocortisone, thuốc kháng histamin nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Không để bé tiếp xúc với bụi bặm, lông thú nuôi và các yếu tố gây kích ứng da tương tự.

Tránh để trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng tiếp xúc với lông thú cưng

Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm cho bé một số loại kem thảo dược, bôi ngoài da chuyên dụng. Mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa corticoid, paraben (đây là 2 chất gây kích ứng có thể làm nghiêm trọng tình trạng viêm da).

Một trong số các sản phẩm tiêu biểu được các bác sỹ khuyên dùng hiện nay như Kem EmBé.

Kem EmBé chứa bộ đôi tinh chất Nano curcumin, Cúc la mã có tác dụng kháng viêm, giảm sưng ngứa, tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd kháng khuẩn nhẹ, tái tạo làn da bị viêm, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ da an toàn. Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân tạo và duy trì độ ẩm, tránh khô da, nứt da.

Nhờ thành phần 100% thiên nhiên, Kem EmBé đảm bảo an toàn, dịu nhẹ với làn da mỏng manh của bé. Tình trạng viêm da sẽ được ngăn ngừa và điều trị kịp thời, đồng thời giúp da bé luôn mềm mịn, không thâm sẹo.

Sử dụng kem bôi trị viêm da ở trẻ sơ sinh
Sử dụng kem bôi chữa viêm da ở trẻ sơ sinh

3. Sử dụng thuốc uống trị viêm da ở trẻ sơ sinh

Với một số loại viêm da thì bác sỹ có thể đề nghị thêm hình thức dùng thuốc uống đối với trẻ. Một số loại thuốc uống phổ biến như:

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1 với tác dụng giảm sưng ngứa như Chlorpheniramin, Fexofenadin với hàm lượng và liều dùng phù hợp với trẻ em.
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03 – 0,1% hiệu quả đối với viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc kích ứng, dị ứng,…
  • Nhóm thuốc Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: thường là nhóm cephalosphorin thế hệ 1 với tác dụng kháng khuẩn da hoặc đường hô hấp.
  • Corticoid: Thường được chỉ định dùng trong thời gian ngắn nếu bị bùng phát nặng. Tuy nhiên, với viêm da dị ứng không dùng corticoid.

Với nhóm thuốc uống điều trị viêm da thì bố mẹ buộc phải hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi cho bé sử dụng, đặc biệt là với bé sơ sinh.

Nhóm thuốc trị viêm da cho trẻ sơ sinh
Nhóm thuốc trị viêm da cho trẻ sơ sinh

4. Cách phòng tránh bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ cần nắm rõ một vài cách phòng tránh cơ bản dưới đây để hạn chế khả năng mắc bệnh cũng như tái bị bệnh của bé:

  • Vệ sinh cơ thể bé hàng ngày bằng nước ấm. Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội có độ pH phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
  • Không sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội của người lớn hoặc có chất kích ứng, chất hóa học, những sản phẩm tạo bọt hoặc có mùi.
  • Nên dùng loại nước giặt chuyên dụng cho quần áo trẻ em, không nên dùng nước xả vải có mùi.
  • Tạo môi trường vui chơi, ăn ngủ,…sạch sẽ và thoáng mát.
  • Ghi nhớ và loại bỏ các thành phần, loại thức ăn, tác nhân gây nên tình trạng dị ứng, kích ứng tránh xa trẻ.
  • Dưỡng ẩm cho da trẻ sơ sinh bằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc kem chuyên dụng cho bé để da bé luôn mềm mại và có thể kháng viêm hiệu quả. Bố mẹ nên dùng đều đặn mỗi ngày sau khi bé tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Hy vọng với những giải đáp trên đây đã giúp mẹ trả lời được cho câu hỏi “Viêm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao?”. Khi bé có biểu hiện viêm da, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả nhất. Đồng thời hãy luôn giữ cho làn da bé có được độ ẩm cần thiết để bé bớt khó chịu, ngứa ngáy.

Xem thêm: Viêm da ở trẻ em dùng thuốc nào tốt nhất?

Nguồn tham khảo:

(1) What to Expect Editors (2018). What to Expect: How to Recognize and Treat Infant Eczema (Atopic Dermatitis). Truy xuất từ: https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-care/baby-skin-care/eczema.aspx

(2) Mary L. Gavin, MD (2019). KidsHealth: Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis) in Infants. Truy xuất từ: https://kidshealth.org/en/parents/cradle-cap.html

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…