Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Giải thích chuyên sâu về viêm da ở trẻ em

Giải thích chuyên sâu về viêm da ở trẻ em

Viêm da ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến mô tả sự kích ứng da ở trẻ. Viêm da không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng nó khiến trẻ tự ti, có thể gây mất thẩm mỹ và khó chịu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm da ở bé, cách nhận biết cho đến những mẹo điều trị an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

1. Viêm da ở trẻ em là gì?

Biểu hiện của các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường là ngứa, khô da hoặc phát ban khiến da sưng tấy đỏ. Một số trường hợp, bé có thể bị phồng, rộp, thậm chí có các mảng vảy da bong tróc.

Viêm da ở bé không phải là một bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên bệnh khiến bé rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ bữa. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm da ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng như sẹo, bội nhiễm, nhiễm trùng khớp… 

Các biện pháp điều trị trong viêm da ở trẻ em bao gồm giữ ẩm và điều trị triệu chứng viêm da. Đồng thời sử dụng thêm các loại thuốc mỡ, kem bôi, dầu gội và một số loại lá để kiểm soát bệnh.

2. Các loại viêm da ở trẻ em phân loại theo nguyên nhân

2.1. Viêm da nhiễm khuẩn

2.1.1. Viêm da ở trẻ nhỏ do tụ cầu

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là tác nhân chính gây nên loại viêm da này ở trẻ. Tụ cầu vàng tiết ra độc tố gây bong da, gây ra các bọng nước khu trú nông, viêm và ngứa ngáy. Ngoài ra tụ cầu vàng cũng có thể gây nên các nhọt viêm da ở trẻ, viêm nang lông ở trẻ.

Viêm da do tụ cầu có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày nếu điều trị đúng cách. Cha mẹ nên cẩn thận với các biến chứng do viêm da tụ cầu ở trẻ như: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, suy thận cấp…

Hình ảnh viêm da ở trẻ em do tụ cầu khuẩn
Hình ảnh viêm da ở trẻ em do tụ cầu khuẩn

Triệu chứng điển hình của viêm da ở trẻ do tụ cầu

  • Viêm da do tụ cầu ở trẻ thường gặp ở trẻ 1-3 tuổi. 
  • Khi mới phát bệnh thường kèm theo các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bữa, đau họng và rát da.
  • Có thể xuất hiện ban hồng nhạt ở quanh ổ viêm.
  • Sau 1-2 ngày, các bọng nước do tụ cầu gây ra rất dễ vỡ và bong vảy rất nhanh. 
  • Khi các bọng nước vỡ để lại các vảy da mỏng, nhăn nheo tương tự giấy cuốn thuốc lá. 
  • Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng đỏ da toàn thân.

Nguyên tắc điều trị

  • Sử dụng kháng sinh đường uống tác dụng toàn thân 
  • Bổ sung điện giải và vitamin để nâng cao thể trạng cho bé

2.1.2. Viêm da chốc lở ở trẻ em

Bệnh viêm da chốc lở chủ yếu do tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn gây nên, đôi khi là kết hợp cả 2 loại vi khuẩn. Thường gây ra do các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes.

Các yếu tố thuận lợi gây viêm da chốc lở ở trẻ bao gồm: 

  • Trẻ từ 1-3 tuổi
  • Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt vào mùa hè
  • Điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống nhiều ký sinh như chấy, rận, côn trùng
  • Trẻ có tiền sử bị viêm da ở trẻ em do cơ địa
Viêm da chốc lở ở trẻ em
Hình ảnh viêm da chốc lở ở trẻ em

Triệu chứng viêm da chốc lở ở trẻ:

  • Xuất hiện các bọng nước nông, kích thước 0.5-1cm, rải rác toàn thân
  • Bọng nước có viền nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ viêm
  • Các bọng nước này nhanh chóng hoá mủ sau vài giờ, vỡ và sinh ra vảy tiết màu vàng mật ong
  • Nếu cạy vảy tiết viêm da sẽ để lại dát hồng ẩm ướt, nhẵn, không để lại sẹo
  • Các triệu chứng đi kèm thường gặp là: viêm bờ mi, chốc mép, viêm cầu thận
  • Các triệu chứng toàn thân: có thể xuất hiện hạch gần vị trí viêm, không sốt
  • Các triệu chứng cơ năng: bé bị ngứa, quấy khóc, bỏ bữa, khó chịu và mất ngủ
  • Da em bé khô sần vùng bị viêm

Nguyên tắc điều trị viêm da chốc lở ở trẻ:

  • Kết hợp thuốc bôi ngoài da tại chỗ và kháng sinh toàn thân
  • Chống gãi ngứa, gây kích ứng vùng da bị viêm 
  • Điều trị các biến chứng nếu có

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh viêm da chốc lở ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần. Trong một số trường hợp vệ sinh kém, bệnh có thể kéo dài dai dẳng trong vài tháng. Một số trường hợp bị biến chứng nấm da, chàm hoá, chốc loét, viêm quầng, viêm mô bào, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết…

2.2. Viêm da dị ứng ở trẻ em

2.2.1. Viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa dị ứng hay viêm da cơ địa ở trẻ là một bệnh mãn tính, tiến triển thành từng đợt. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương dạng chàm, ngứa. Trẻ bị viêm da cơ địa thường do yếu tố tiền sử gia đình, tiền sử dị ứng. 

Khoảng 60% người lớn trong gia đình bị viêm da cơ địa thì con sẽ bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ bị viêm da cơ địa thì con đẻ ra có nguy cơ bị bệnh lên tới 80%.

Viêm da dị ứng ở trẻ em
Hình ảnh viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ:

  • Xuất hiện các đám đỏ trên da kèm theo ngứa nhiều
  • Các đám đỏ có thể kèm theo nhiều mụn nước nông và dễ vỡ
  • Các mụn nước sau khi vỡ hình thành vảy xuất tiết, đóng vảy tiết
  • Hình thành các sẩn đỏ, vết trợt, da dày
  • Nguy cơ bội nhiễm cao, các hạch xung quanh vị trí viêm có thể sưng to
  • Vị trí thường gặp: 2 má, đầu, trán, cổ, đầu gối
  • Bệnh thường gặp từ 3 tuần sau sinh
  • Bệnh có thể tiến triển mạnh khi bé gặp các nhiễm trùng liên quan, mọc răng, thay đổi khí hậu hoặc tiêm phòng

Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ:

  • Dùng thuốc bôi ngoài da để giữ ẩm, chống khô da và làm dịu da
  • Chống nhiễm trùng
  • Chống viêm và bội nhiễm

Nếu được điều trị đúng cách, 70% số trẻ có thể khỏi bệnh viêm da cơ địa khi lớn lên. Trẻ có thể gặp thêm một số bệnh mắc kèm như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Xem thêm chi tiết về viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ:

2.2.2. Viêm da dị ứng tiếp xúc

Đây là bệnh viêm da cấp hoặc mãn tính khi da tiếp xúc với một số yếu tố môi trường bên ngoài. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính. Các tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ được gọi là các dị nguyên. Đã có hơn 3700 dị nguyên được xác định gây ra viêm da dị ứng tiếp xúc ở trẻ.

Một số dị nguyên phổ biến gây bệnh bao gồm:

  • Một số kim loại: nickel, cobalt, đồng
  • Bụi, phấn hoa, lông thú cưng
  • Một số loại băng dính, chất dẻo, cao su
  • Một số chất hoá học trong chất tẩy rửa, thuốc bôi
  • Một số loại sợi vải, quần áo
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ nhỏ
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ nhỏ

Triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc ở trẻ:

  • Triệu chứng cấp tính xuất hiện các vết dát đỏ, ranh giới rõ ràng, có thêm các mụn nước và sẩn. Trường hợp nặng thì các mụn nước có thể kết hợp với nhau tạo thành mảng. Bé thường ngứa nặng, bỏ bữa và quấy khóc.
  • Triệu chứng bán cấp là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước các mụn nước nhỏ và kèm theo các vảy khô, đôi khi có những sẩn chắc hình tròn.
  • Triệu chứng mạn tính thì da trẻ thường dày lên, vị trí viêm hình thành các nếp da sâu thành các đường kẻ song song hoặc hình thoi. Vảy có thể bong ra thành các sẩn nhỏ, chắc và hình tròn.
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc không có vị trí thường gặp xác định, thường xảy ra ở vị trí tiếp xúc với dị nguyên. Trong trường hợp nhạy cảm, viêm da dị ứng tiếp xúc có thể lây lan ra toàn thân.

Nguyên tắc điều trị:

  • Loại bỏ căn nguyên gây bệnh
  • Làm ẩm và dịu da bằng kem bôi thích hợp
  • Điều trị triệu chứng đi kèm
  • Ngăn trẻ gãi ngứa, tránh tự lây lan

Xem thêm: Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì? Cần lưu ý những gì khi bé bị viêm da tiếp xúc?

2.3. Viêm da virus ở trẻ em

2.3.1. Viêm da zona

Viêm da zona ở trẻ hay còn gọi là viêm da herpes zoster là một nhiễm trùng da với các dấu hiệu là các ban đỏ, mụn nước tập trung thành đám khu trú dọc theo các dây thần kinh ngoại biên. Bệnh thường do virus Varicella zoster gây ra.

Viêm da zona ở trẻ em
Hình ảnh viêm da zona ở trẻ em

Triệu chứng viêm da zona ở trẻ:

  • Tiền triệu chứng: Thường gặp 1-5 ngày trước khi phát bệnh. Các dấu hiệu thường gặp như: nhức đầu, sợ ánh sáng, cảm giác vùng da bỏng rát như kim chích, đặc biệt về đêm.
  • Giai đoạn khởi phát: Vùng da xuất hiện các mảng đỏ, hơi phù nề và có đường kính khoảng vài cm. Các vùng da này được sắp xếp dọc theo dây thần kinh và nối với nhau thành các vệt.
  • Giai đoạn toàn phát: Là giai đoạn nặng nhất của bệnh, da xuất hiện các mụn nước, bọng nước nhỏ, xếp sát nhau như chùm nho. Lúc đầu mụn nước trong, sau đó căng lên và hoá mủ, vỡ ra tạo thành các mảng vảy màu vàng.

Nguyên tắc điều trị:

  • Làm liền tổn thương
  • Giảm đau
  • Ngăn ngừa biến chứng
  • Nâng cao thể trạng
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi sau 2-4 tuần và không để lại sẹo. Viêm da ở trẻ em dạng zona thường có tiến triển nhanh và ít gây biến chứng.

2.3.2. Viêm da hạt cơm ở bé

Là một bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh thường lây lan qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc nơi công cộng. Viêm da hạt cơm ở trẻ không gây đau nhưng kéo dài gây mất thẩm mỹ trên da bé.

Viêm da hạt cơm ở trẻ
Hình ảnh viêm da hạt cơm ở trẻ

Triệu chứng viêm da hạt cơm ở trẻ:

  • Da xuất hiện các sẩn nhỏ bằng hạt kê, không đỏ
  • Sau vài tuần hoặc vài tháng, các nốt viêm da này nổi cao bất thường
  • Nốt viêm da hạt cơm chuyển thành màu trắng khi trẻ tắm hoặc tiếp xúc với nước
  • Thường gặp ở mu bàn tay, mu bàn chân, ngón tay, ngón chân, da đầu
  • Các nốt viêm da hạt cơm thường mọc thành đám rải rác toàn thân

Nguyên tắc điều trị:

  • Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho viêm da hạt cơm
  • Có thể dùng một số loại thuốc mỡ bôi tại chỗ diệt virus
  • Có thể dùng giấm táo chấm vào vùng da bị viêm. Tuỳ theo cơ địa có thể khỏi sau 2 tuần.

2.4. Viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ

Viêm da ở trẻ tiếp xúc kích ứng thường xảy ra theo 3 dạng nguyên nhân:

  • Viêm da do côn trùng cắn
  • Viêm da do kích ứng hoá chất 
  • Viêm da do kích ứng tiếp xúc (quần áo, vải vóc, lông chó mèo…)
Viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ do côn trùng cắn
Viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ do côn trùng cắn là một bệnh viêm da ở trẻ em nguy hiểm

Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ:

  • Tại vị trí bị côn trùng đốt hoặc kích ứng, xuất hiện vết chà xát, phản ứng viêm gây nên vùng da đỏ.
  • Vùng viêm có kích thước 1-5cm tuỳ theo mức độ bệnh.
  • Một số trường hợp có thể hơi phù nề, xuất hiện mụn nước và dát đỏ nặng
  • Bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bé có các biểu hiện quấy khóc, rất ngứa, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc

Nguyên tắc điều trị viêm da ở trẻ em do tiếp xúc kích ứng:

  • Tại chỗ: làm dịu vùng viêm, rửa qua vùng bị kích ứng bằng nước muối sinh lý, dùng một số loại kem bôi dưỡng ẩm, giảm kích ứng
  • Toàn thân: thông thường không cần điều trị, trong trường hợp có dị ứng toàn thân thì cần uống thêm thuốc chống dị ứng histamin. Trong trường hợp có tổn thương mủ lan rộng thì cần dùng thêm kháng sinh đường uống.

3. Các loại viêm da ở bé phân loại theo dấu hiệu và vị trí

3.1. Viêm da mủ ở trẻ em

Viêm da mủ ở trẻ em thường do liên cầu hoặc tụ cầu gây ra. Các vị trí thường gặp là lỗ chân lông, vùng tiết nhiều mồ hôi và vùng da có nhiều nếp gấp.

Ở trẻ em, viêm da mủ được phân loại gồm:

  • Viêm da mủ do tụ cầu (bao gồm: viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, đinh nhọt, nhọt ổ gà)
  • Viêm da mủ do liên cầu (bao gồm: viêm da chốc lây, viêm da chốc loét, viêm da hăm kẽ, viêm quầng)
viêm da mủ ở trẻ em
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em

Điều trị viêm da mủ ở trẻ em:

  • Điều trị triệu chứng bằng thuốc bôi ngoài da tại chỗ
  • Nâng cao thể trạng và sức đề kháng, nhất là với viêm da mủ mãn tính, tái phát dai dẳng
  • Các loại thuốc bôi thường dùng bao gồm: cồn Iốt 1-3%, xanh methylen 1%, thuốc mỡ kháng sinh, kem silver,mỡ bactroban, mỡ fucidin
  • Trong trường hợp bội nhiễm, viêm lây lan thì cần dùng thêm kháng sinh đường uống

3.2. Viêm da bóng nước ở trẻ nhỏ

Viêm da bóng nước ở trẻ là một rối loạn tự miễn được biểu hiện bằng các bóng nước trên da. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây viêm da bóng nước ở trẻ em rất đa dạng. Thông thường, bệnh thường xảy ra sau một viêm nhiễm vi khuẩn, virus như: Herpes, chốc lây, chàm…

Viêm da bóng nước ở trẻ em
Hình ảnh viêm da bóng nước thể nặng ở trẻ em

Triệu chứng cơ bản của viêm da bóng nước ở trẻ:

  • Mụn nước xuất hiện tại miệng, da và vùng sinh dục một cách rải rác
  • Các mụn nước thường đau nhưng không ngứa (Pemphigus Vulgaris)
  • Một số trường hợp có thể gặp mụn nước ở lưng và vai, ngứa nhiều (Pemphigus foliaceus)

Nguyên tắc điều trị viêm da bóng nước ở trẻ:

  • Dùng kem bôi chứa corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ
  • Kết hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch không chứa steroid trong trường hợp nặng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng khác như: dapsone, immunoglobulin tiêm tĩnh mạch hoặc rituximab

Tham khảo tại chuyên trang Y tế Sức khoẻ của Trung tâm Y tế Mayo Clinic

3.3. Viêm da bội nhiễm ở trẻ em

Viêm da bội nhiễm ở trẻ em là tình trạng viêm nặng sau khi mắc các bệnh lý viêm da nhiễm khuẩn, viêm da do virus. Thông thường, viêm da bội nhiễm do vi khuẩn và virus là thường gặp nhất. Viêm da bội nhiễm thường không lây lan, đây chỉ là một khái niệm mô tả tình trạng bệnh lý nhiễm khuẩn da ở trẻ.

Viêm da ở trẻ em bị bội nhiễm
Viêm da ở trẻ em bị bội nhiễm

Dấu hiệu của bệnh viêm da bội nhiễm ở trẻ em:

  • Trẻ bị ngứa nặng, trẻ gãi nhiều khiến vùng viêm da lây lan nhanh, gây viêm nặng hơn
  • Xuất hiện nhiều các mụn nước dày đặc, dễ vỡ
  • Mụn nước mưng mủ, lở loét và chảy dịch
  • Ngoài các triệu chứng trên da, viêm da bội nhiễm còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá và thần kinh
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bữa, quấy khóc, ngủ không ngon

Điều trị viêm da bội nhiễm ở trẻ em:

  • Dùng kháng sinh đường uống tiêu diệt vi khuẩn theo chỉ định của bác sĩ
  • Điều trị triệu chứng bằng kem bôi phù hợp
  • Nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải cho trẻ

3.4. Viêm da tiết bã ở trẻ em

Viêm da tiết bã thường gặp ở da đầu, thường được gọi là cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ có thể khỏi bằng cách vệ sinh và tắm cho trẻ bằng dung dịch phù hợp. Bệnh thường do một loại nấm men có tên malassezia. Một số trường hợp là bệnh do một phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Trẻ bị viêm da tiết bã
Viêm da có thể ở da đầu, vùng giữa 2 lông mày

Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ em:

  • Xuất hiện vảy cứng trên da đầu, các vùng nhiều lông ở trẻ
  • Các vảy này có thể màu vàng hoặc trắng, bong tróc hàng ngày
  • Sau khi các mảng này bong ra để lại vùng da màu hơi đỏ và ngứa

Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ em:

  • Dùng các loại kem, dầu gội kiểm soát viêm chứa steroid theo chỉ định của bác sĩ như: Hydrocortisone, desonide, pimecrolimus
  • Một số trường hợp cần sử dụng thêm một số loại kem, dầu gội chống nấm có chứa ketoconazole 2% hoặc ciclopirox 1%.
  • Nếu bệnh nặng hơn cần sử dụng thuốc chống nấm hoặc kháng sinh đường uống phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo tại chuyên trang Y tế Sức khoẻ của Trung tâm Y tế Mayo Clinic

3.5. Viêm da dầu ở trẻ em

Viêm da dầu là một bệnh viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ. Các tổn thương đặc trưng bởi vùng da dát đỏ, giới hạn rõ, có vảy dầu. Nguyên nhân chủ yếu do nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác.

Bệnh viêm da dầu ở trẻ em
Viêm da dầu gây vảy “cứt trâu” trên da đầu bé

Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ em:

  • Vùng viêm da đỏ thẫm, dát da, phía trên có vảy dầu khô
  • Vị trí thường gặp là các vùng có nhiều tuyến bã như da đầu, da mặt, ngực và lưng
  • Nếu xuất hiện trên đầu, viêm da dầu ở trẻ sẽ được đặc trưng bằng gầy và viêm nang lông lan xuống vùng tai và cổ
  • Nếu xuất hiện ở mặt thì thường gặp ở vùng giữa 2 lông mày và 2 bên cánh mũi
  • Ngoài ra, bệnh còn gặp nhiều ở các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, vùng sinh dục, sau tai…
  • Bệnh viêm da dầu ở trẻ em có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như: vảy nến, viêm da do cháy nắng, lupus ban đỏ hệ thống.

Nguyên tắc điều trị viêm da dầu ở trẻ:

  • Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ đối với viêm da đầu dạng Pityrosporum
  • Nâng cao thể trạng bằng bổ sung vitamin, kháng chất
  • Tránh ăn quá nhiều đạm và dầu mỡ
  • Không nên dùng kem bôi ngoài da chứa corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Chi tiết về viêm da dầu ở trẻ và những lưu ý đặc biệt

3.6. Viêm da bao quy đầu ở trẻ em

Viêm da bao quy đầu ở trẻ em là một biện viêm da ở trẻ nhỏ hiếm gặp, tuy nhiên đây cũng là một bệnh lý da nguy hiểm đối với các bé trai. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh kém, không sạch khiến chất thải tích tụ gây nhiễm khuẩn bên trong bao quy đầu. Tác nhân thường gây ra viêm da bao quy đầu là nấm Canida albicans và vi khuẩn Trichomonas.

Viêm da bao quy đầu ở trẻ em
Hình ảnh viêm da bao quy đầu ở trẻ em

Triệu chứng viêm da bao quy đầu ở trẻ:

  • Trẻ tiểu rát, tiểu buốt, sợ đi tiểu
  • Nổi các mẩn đỏ, trắng, đau và ngứa tại nếp gấp bên trong bao quy đầu
  • Một số trường hợp, viêm da bao quy đầu lan sang vùng đầu dương vật gây khó chịu, đau nặng và viêm bội nhiễm
  • Đôi khi trẻ có thể kèm theo sốt khi bị viêm da bao quy đầu

Nguyên tắc điều trị viêm da bao quy đầu ở trẻ:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm đường uống 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bao quy đầu ở trẻ
  • Có thể cắt bao quy đầu theo lời khuyên của bác sĩ

3.7. Viêm da quanh miệng ở trẻ em

Viêm da quanh miệng ở trẻ em thường liên quan đến bệnh viêm da cơ địa. Nguyên nhân viêm da quanh miệng có thể do dùng thuốc chứa steroid không đúng cách, một số loại thuốc xịt mũi chứa corticosteroid. Một số yếu tố liên quan gây ra viêm da quanh miệng bao gồm: vi khuẩn, nấm, nước dãi của bé, kem đánh răng chứa nhiều flour, kem chống nắng…

em bé bị viêm da quanh miệng
Hình ảnh em bé bị viêm da quanh miệng

Triệu chứng điển hình của viêm da quanh miệng ở trẻ:

  • Xuất hiện phát ban sưng đỏ, có thể có vảy vàng ở vùng quanh miệng, phần môi trên và dưới nếp gấp cánh mũi
  • Viêm da quanh miệng có thể lây lan ra khu vực dưới mắt, trên trán và trên cằm
  • Da em bé khô sần vùng bị viêm
  • Viêm da quanh miệng ở trẻ khiến trẻ ngứa nhiều hơn đau, có cảm giác nóng rát
  • Bệnh có thể gây ra tiết chất lỏng màu vàng đục

Điều trị viêm da quanh miệng ở trẻ:

  • Dùng thuốc kê đơn theo bác sĩ gồm: kháng sinh tại chỗ (metronidazole, erythromycin…), kem bôi ức chế miễn dịch (pimecrolimus, tacrolimus,…), kháng sinh đường uống (tetracycline, minocycline hoặc isotretinoin…)
  • Thay đổi lối sống bao gồm: tránh xa các chất gây kích ứng, cẩn thận khi dùng các loại kem bôi viêm da chứa steroid, thường xuyên giặt vỏ gối và quần áo cho trẻ.
  • Nâng cao thể trạng, bổ sung thêm điện giải và vitamin cho trẻ

Tham khảo tại chuyên trang Y tế Sức khoẻ Healthline.com

Xem thêm: Chi tiết về viêm da quanh miệng ở trẻ và những lưu ý đặc biệt

3.8. Viêm da mô cầu ở trẻ em

Viêm da mô cầu ở trẻ là một loại nhiễm trùng dưới da, được chia làm 2 loại chính:

  • Viêm da mô cầu vùng mặt (miệng, quanh mắt, hốc mắt)
  • Viêm da mô cầu ngoài vùng mặt (da đầu, cổ, thân và các chi)

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm da mô cầu ở trẻ bao gồm:

  • Vi khuẩn Streptococcus pyogenes, S. Aureus
  • Escherichia coli 
  • H.influenzae
  • Streptococcus pneumonia
Hình ảnh viêm da mô cầu ở trẻ nhỏ
Hình ảnh viêm da mô cầu ở trẻ nhỏ

Triệu chứng viêm da mô cầu:

  • Viêm khu trú tại vị trí nhiễm trùng
  • Có xuất hiện hồng ban, bờ không rõ, hơi phù
  • Vùng da bị viêm rất đau

Điều trị viêm da mô cầu ở trẻ:

  • Điều trị tại chỗ: dùng gạc ẩm, giảm kích ứng tại chỗ, dẫn lưu ổ mủ
  • Điều trị toàn thân: dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc hạ sốt khi có sốt
  • Nâng cao thể trạng và bổ sung vitamin giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

4. Các nguyên nhân gây viêm da ở trẻ nhỏ phổ biến

4.1. Tác nhân bên trong

Các tác nhân bên trong gây viêm da ở trẻ em chia làm 2 nhóm chính bao gồm:

Nguyên nhân do cơ địa 

  • Tiền sử gia đình, trẻ sinh gia trong gia đình có người thân bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi xoang… thì có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn
  • Sức đề kháng và tình trạng sức khoẻ của trẻ, trẻ suy dinh dưỡng, đang bị ốm thường dễ mắc viêm da

Nguyên nhân do các biểu hiện tự nhiên

  • Thường gặp ở trẻ sơ sinh ở bệnh viêm da tiết bã hay còn gọi là cứt trâu da đầu ở trẻ
viêm da cơ địa ở trẻ em
Trẻ có thể bị viêm da bẩm sinh do cơ địa

4.2. Tác nhân bên ngoài

Có rất nhiều tác nhân bên ngoài có thể gây viêm da ở trẻ em bao gồm:

  • Khí hậu: bé dễ bị viêm da hơn vào mùa hè và khí hậu nóng ẩm
  • Tiếp xúc kích ứng: Các tác nhân tiếp xúc dị ứng như lông chó mèo, vải, kim loại và chất hoá học có thể gây viêm da ở trẻ
  • Chế độ ăn uống: Một số chế độ ăn nhiều đạm, hải sản có thể là nguyên nhân gây viêm da ở trẻ
  • Do vi khuẩn: Thường gặp nhất do tụ cầu và liên cầu, H.influenzae,…
  • Do virus: Chủ yếu do Herpes, Varicella zoster…
  • Do côn trùng: Thường do kiến ba khoang, kiến cánh, muỗi và bướm phấn…
Lông chó mèo gây viêm da ở trẻ nhỏ
Lông chó mèo gây viêm da ở trẻ nhỏ

5. Cách chữa viêm da ở trẻ em

5.1. Các phương pháp dân gian

Trong dân gian, có rất nhiều phương pháp chữa viêm da ở trẻ mà không cần dùng thuốc. Chủ yếu các phương pháp này dựa trên việc sử dụng lá nấu nước tắm cho trẻ. Các cách chữa viêm da cho bé theo dân gian bao gồm:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
  • Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa ở trẻ
  • Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
chữa viêm da cho trẻ em bằng tắm lá trầu không
Chữa viêm da ở trẻ nhỏ bằng tắm lá trầu không

5.2. Các phương pháp tây y

Điều trị viêm da ở trẻ em bằng thuốc:

  • Không có một loại thuốc chung để điều trị tất cả các loại viêm da ở trẻ, cần căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng để sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
  • Có thể dùng kem bôi, gel, mỡ bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng thêm corticosteroid đường uống hoặc bôi ngoài da đối với các trường hợp viêm da nặng, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng ở trẻ
  • Một số trường hợp có thể dùng quang trị liệu để điều trị viêm da cho trẻ
  • Bổ sung chế độ ăn, vitamin D và men vi sinh trong trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng
  • Dùng một số loại kem bôi thảo dược như Kem EmBé, dầu gội phù hợp
Kem EmBé
Kem EmBé giúp mẹ chăm sóc bé bị viêm da tốt hơn

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Trẻ bị mất ngủ do viêm da, quấy khóc liên tục
  • Bé bị viêm da ở trẻ em đau nặng, bỏ ăn và không vui chơi bình thường
  • Nghi ngờ trẻ bị viêm da bội nhiễm, viêm lây lan rộng

6. Các biến chứng của viêm da ở bé

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm da ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng như:

  • Bội nhiễm
  • Tổn thương da và sẹo
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cơ địa
  • Nhiễm khuẩn huyết trong trường hợp nặng

Thông thường các biến chứng do viêm da gây ra ở bé thì không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng đến ngoại hình và thẩm mỹ của bé. Một số bệnh viêm da liên quan đến liên cầu khuẩn có thể gây ra biến chứng suy thận cấp, cha mẹ nên hết sức đề phòng.

7. TOP 10 lưu ý để chăm sóc khi con bạn bị viêm da ở trẻ em

  • Giữ ẩm cho da bé: Nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da trẻ mềm mịn và giảm kích ứng, ngăn tình trạng gãi ngứa là tổn thương vùng da bị viêm của trẻ.
  • Sử dụng các loại kem giảm ngứa và kích ứng: Sử dụng một số loại kem bôi chứa hydrocorticoid nhẹ, không cần kê đơn. Sử dụng một số loại kem bôi chứa histamine, diphenhydramine cũng có thể giảm ngứa cho trẻ.
  • Đắp khăn ướt lên vùng da bị viêm: Chỉ sử dụng phương pháp này khi có hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp này có thể giúp làm dịu làn da của bé.
  • Sử dụng dầu gội dành riêng cho viêm da ở trẻ: Một số loại dầu gội chứa selenium sulfide, kẽm pyrithione, nhựa than hoặc ketoconazole có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da ở trẻ. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh chà xát lên vùng da bị viêm: Che vùng da bị viêm bằng bông hoặc gạc mềm, ngăn trẻ vui chơi tại các môi trường gây chà xát mạnh, ngăn trẻ gãi ngứa làm tổn thương vùng da bị viêm.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ: Nên chọn trang phục được làm từ vải cotton dịu nhẹ, giúp da trẻ không bị kích ứng, giảm tình trạng viêm da do tích tụ mồ hôi.
  • Chọn loại bột giặt dịu nhẹ: Các hoá chất trong bột giặt có thể ảnh hưởng và gây kích ứng viêm da ở trẻ em. Do vậy, mẹ nên lựa chọn cẩn thận các loại hoá chất tẩy rửa tiếp xúc trực tiếp với da bé.
  • Giảm căng thẳng, stress cho bé: Việc căng thẳng stress có thể khiến trẻ căng thẳng hơn
chăm sóc da nhẹ nhàng cho bé
Chăm sóc da nhẹ nhàng cho bé bị viêm da

8. 4 cách phòng tránh viêm da ở trẻ em

Để phòng tránh viêm da cho trẻ em, bạn cần nhớ 4 quy tắc sau:

  • Tắm trong thời gian ngắn: Tắm cho trẻ quá lâu có thể khiến da bị mất lớp dầu bảo vệ và dễ bị viêm hơn. Nên giới hạn thời gian tắm của trẻ trong khoảng 5-10 phút.
  • Sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ: Nên sử dụng các loại chất tẩy rửa dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em. Không nên dùng các loại chất tẩy rửa có mùi mạnh và có nguy cơ làm khô da.
  • Lau khô người nhẹ nhàng: Nên lau người nhẹ nhàng bằng khăn mềm sau khi tắm, tránh chà xát sẽ làm làn da bé bị tổn thương và gây viêm.
  • Giữ ẩm cho da bé thường xuyên: Sau khi tắm, nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé bằng các loại kem bôi giữ ẩm chuyên dụng. Nên ưu tiên các loại kem có thành phần hoàn toàn tự nhiêu như Kem EmBé để dưỡng ẩm cho da bé. Tránh da bé bị khô, kích ứng và viêm da.

Tham khảo tại chuyên trang Y tế Sức khoẻ của Trung tâm Y tế Mayo Clinic

Tổng kết

Viêm da ở trẻ em là một tình trạng phổ biến gặp ở trẻ. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu bị viêm da, cha mẹ nên bình tĩnh và đưa bé đi khám tại cơ sở y tế khi nghi ngờ các dấu hiệu bội nhiễm. Viêm da ở trẻ nhỏ không phải bệnh truyền nhiễm nhưng cần lưu ý điều trị sớm. Tránh tình trạng bội nhiễm, viêm da nặng và để lại sẹo ở trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…