Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Côn trùng cắn sưng chân – 5 điều bạn cần biết để tránh nguy hiểm

Côn trùng cắn sưng chân – 5 điều bạn cần biết để tránh nguy hiểm

Bị côn trùng cắn sưng chân tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể khiến trẻ bị ốm sốt, nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Nhất là vào mùa hè, mùa của muỗi và các loại côn trùng, trẻ dễ dàng bị tấn công mỗi khi ra ngoài. Bởi vậy mẹ đừng bỏ qua 5 điều quan trọng sau đây.

Xem thêm:

1. Xác định vết cắn của côn trùng

Khi thấy trẻ xuất hiện vết côn trùng cắn sưng chân, mẹ đừng quá lo lắng. Việc đầu tiên mẹ cần làm chính là xác định vết đốt của côn trùng nào, để có phương án xử lý thích hợp.

1.1. Bọ chét khiến vết cắn bị nổi mẩn

  • Vết cắn giống như nốt mụn nhỏ, màu đỏ, có quầng đỏ xung quanh.
  • Thường có ba hoặc bốn vết nằm tập trung hoặc trên một đường thẳng.
  • Các vết cắn xuất hiện chủ yếu ở chân, mắt cá chân.
  • Vết cắn thường rất ngứa, có cảm giác đau hoặc nhói lên ở vùng da xung quanh, thậm chí có thể bị phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn.
Dấu hiệu vết bọ chét cắn
Dấu hiệu vết bọ chét cắn

1.2. Vết cắn do muỗi gây sưng tại chỗ

  • Tại vết đốt, hình thành các bướu màu trắng với một chấm đỏ ở chính giữa bướu.
  • Vùng da xung quanh bị ửng đỏ, sưng tấy.
  • Thậm chí xuất hiện các mụn nước phồng rộp, hoặc các đốm đen trông giống vết thâm.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị muỗi đốt. Muỗi thường chọn vùng da mặt mỏng và dễ hở như bắp chân, mặt, vùng da cổ để hút máu.
Vết côn trùng cắn sưng chân do muỗi
Vết muỗi cắn sưng chân

1.3. Rệp giường gây ngứa ngáy

  • Vết cắn của rệp giường thường là chỗ sưng nhỏ, dẹt, hay nhô lên trên da.
  • Các vết cắn có xu hướng thành hàng dài hoặc dãy dọc do nó có thể cắn nhiều vết trong cùng một lúc.
  • Vị trí cắn thường ở cổ, bàn tay, cánh tay và chân.
  • Vết cắn gây ngứa ngáy, khó chịu. Ban đầu, trẻ có thể cảm thấy rát nhẹ, sau đó chuyển thành sưng đỏ, có hình dạng là các nốt sần hoặc mề đay, thậm chí còn rộp da.
Vết rận giường cắn gây nguy hiểm cho trẻ
Vết rận giường cắn gây nguy hiểm cho trẻ

1.4. Ruồi trâu – côn trùng cắn sưng chân ở trẻ

  • Đầu tiên, mẹ sẽ nhìn thấy một đốm đỏ nhỏ xuất hiện với chiều rộng không quá 1mm.
  • Trong nước bọt của ruồi không chứa chất gây tê nên trẻ có thể cảm thấy đau ngay sau khi bị cắn.
  • Chấm đỏ này sẽ lan rộng thành vết sưng có đường kính từ 2.5 đến 5 cm, kéo dài đến 2 tuần.
  • Thường xuất hiện ở chân, bàn tay và sau cổ hay bất kì vùng da hở nào khác.
Vết ruồi trâu cắn gây nguy hiểm cho trẻ
Vết ruồi trâu cắn gây nguy hiểm cho trẻ

1.5. Nổi mẩn đỏ do rận cắn

  • Các vết cắn thường rất nhỏ, nổi lên như mẩn đỏ, chuyển sang thành vết bầm, tồn tại khoảng vài tháng.
  • Khi bị cắn, có cảm giác đau nhói, ngứa ngáy khó chịu.
  • Các vết cắn thường cách nhau 2-3 cm, chủ yếu tập trung ở da đầu, cổ, sau tai hoặc lưng bụng, thường bị cắn vào buổi tối, lúc đi ngủ.

1.6. Nhện cắn gây đau nhức dữ dội

  • Vết cắn của nhện rất bén và đau như kim châm, xung quanh thường có vết đỏ.
  • Có cảm giác nóng rát và tê liệt sau khi cắn, trong vài trường hợp, xuất hiện hoại tử tại vết cắn, kèm theo sốt.
  • Nếu bị nhện độc cắn, trẻ còn kèm theo đau dữ dội tại vết thương, co cứng cơ bắp, đau bụng, nôn mửa, vết cắn bị loét hoại tử… Khi gặp tình trạng trên, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Vết nhện cắn ở chân
Vết nhện cắn có thẻ gây ra sưng chân

1.7. Ong là côn trùng cắn gây sưng chân 

  • Có cảm giác đau bỏng rát tại vết đốt.
  • Xuất hiện lằn đỏ xung quanh vết đốt.
  • Sưng đau trong nhiều giờ liền, sau vài ba ngày vết đốt mới đỡ sưng và hết đau.

2.Vệ sinh vết côn trùng cắn

Ngay sau đó xác định loại côn trùng cắn sưng chân bé là loại nào, mẹ cần thực hiện ngay các bước sau đây:

2.1. Làm sạch vết cắn

Làm sạch vết cắn ngay lập tức sẽ làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết thương và giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn:

  • Loại bỏ côn trùng hay bất cứ thứ gì bám vào da, kể cả đồ trang sức, đồng hồ, nhẫn vì chúng có thể chà xát lên vết thương, gây nhiễm khuẩn.
  • Rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch hoặc xà phòng sát khuẩn.
  • Tuyệt đối không dùng tay chạm, ép, bóp, nắn vết cắn.
Làm sạch vết côn trùng cắn
Làm sạch vết cắn để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng

2.2. Lấy ngòi độc của côn trùng ra khỏi vết cắn

Đối với loại côn trùng có ngòi độc như ong, kiến… Mẹ nên sử dụng nhíp hoặc kim được xử lý qua với cồn; gắp ngòi độc ra ngoài, rồi rửa sạch bằng dung dịch kháng khuẩn. Sau đó mẹ nên dùng đá chườm lên vết cắn để bé giảm đau ngứa, phù nề.

3. Điều trị khi bị côn trùng cắn sưng chân

3.1. Điều trị côn trùng bằng các mẹo dân gian

Đối với trường hợp bị côn trùng cắn sưng chân ở mức độ nhẹ, vừa phải, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:

  • Lô hội: có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt, làm dịu da,  giảm ngứa, sưng đau. Mẹ nên cắt lá lô hội, rửa sạch, tách lấy phần gel bôi xoa lên khu vực bị cắn, để 5-10 phút rồi rửa sạch bằng nước.
  • Tinh dầu tràm trà: có khả năng kháng khuẩn, làm dịu nhẹ, giúp da bớt cảm giác sưng ngứa. Mẹ sử dụng miếng bông, thấm tinh dầu trà rồi bôi lên vết cắn của bé.
  • Bột yến mạch: có các đặc tính làm dịu, giảm kích ứng và mẩn ngứa. Mẹ hãy trộn lẫn bột yến mạch với nước, sau đó thoa lên vết cắn, để yên 10 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Chanh: có khả năng kháng viêm và gây tê, thường sử dụng trong điều trị các bệnh về da bao gồm cả côn trùng cắn nhằm bớt sưng và ngứa. Mẹ hãy trộn một vài giọt nước cốt chanh cùng lá húng quế giã nhỏ, rồi đắp lên vết côn trùng cắn.
  • Kem đánh răng: Với kem chứa thành phần bạc hà có tác dụng làm mát da, giảm đau, kháng viêm giúp cho bạn bớt cảm giác ngứa rát và sưng tấy.  Thoa trực tiếp lên vết cắn, để một lúc rồi lau sạch.
Điều trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian
Điều trị vết côn trùng cắn sưng chân bằng mẹo dân gian

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý, chỉ sử dụng các mẹo dân gian trong trường hợp vết cắn ở mức độ không nghiêm trọng, vừa mới bị cắn. Trong trường hợp làn da quá mỏng hay mẫn cảm thì không nên sử dụng tránh hiện tượng lở loét, bội nhiễm vết thương.

3.2 Điều trị côn trùng cắn sưng chân bằng thuốc bôi

Hiện nay trên thị trường có không ít loại kem đặc trị côn trùng cắn, vừa an toàn hiệu quả, được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng như:

  • Kem Em Bé

Kem EmBé có 100% thành phần thiên nhiên an toàn lành tính với tinh chất nghệ vàng (nano curcumin), cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E, dầu hạnh nhân, Panthenol… Không chứa corticoid, paraben, hoàn toàn nhẹ dịu và an toàn cho trẻ sơ sinh.

    • Hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn vượt trội
    • Giúp giảm nhanh tức thì các triệu chứng khó chịu ngứa ngáy, sưng tấy do côn trùng gây ra.
    • Tái tạo các tế bào da, làm săn se da
    • Duy trì độ ẩm giúp da luôn mềm mại, săn chắc và không để lại thâm sẹo.

Kem có mùi dễ chịu, không bết dính, khả năng thấm tốt nên cực kỳ tiện dụng, đặc biệt trong thời tiết mùa hè.

Kem EmBé điều trị vết côn trùng cắn sưng chân
Kem EmBé làm dịu vết thương nhanh chóng
  • Kem Zeckito

Là dòng kem nổi tiếng tại Đức, chuyên đặc trị muỗi đốt, côn trùng cắn. Thành phần chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên, lành tính, có thể sử dụng được trẻ sơ sinh.

    • Thuốc có công dụng làm mát tiêu viêm
    • Giúp giảm ngứa, sưng do côn trùng cắn.
  • Mommy care

Đây là dòng sản phẩm giúp chữa lành vết thương trên da do côn trùng cắn, thành phần tự nhiên và lành tính, có xuất xứ từ Israel.

    • Dòng kem này khá nhẹ dịu, làm mát da
    • Giảm kích ứng da, không chứa hóa chất, paraben.
    • Thích hợp với mọi lứa tuổi.
  • Kem S-quito free

Đây là dòng kem thảo dược không màu, không mùi và không chứa chất bảo quản, an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    • Kem có tác dụng làm mát và làm dịu vết côn trùng cắn
    • Duy trì độ ẩm cho làn da mịn màng, săn chắc.
  • Kem Muhi giúp:
    • Làm xẹp
    • Giảm nhanh cơn ngứa
    • Sưng tấy ngay lập tức
    • Không để lại sẹo.
    • Kem Muhi còn sử dụng trong trường hợp hăm da
    • Rôm sẩy, viêm da, đỏ da, phát ban nhiệt, nổi mề đay, chàm ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng, nhẹ nhàng lên vị trí vết đốt, có thể bôi nhiều lần trong ngày đảm bảo hiệu quả . Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng trong trường hợp bé bị côn trùng cắn, rôm sảy, ban mẩn, mề đay ở mức độ nhẹ. Không nên sử dụng trường hợp xây xát, vết thương hở, chảy máu.

3.3. Điều trị côn trùng cắn sưng chân có phản ứng nặng

Đối với trường hợp vết công trùng cắn sưng chân đau tấy, mưng mủ, hoặc xuất hiện các phản ứng nặng như nổi ban đỏ, phù nề toàn thân, đau họng, khó thở, nhịp tim nhanh, sốt cao. Mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để có thể xử trí kịp thời tránh biến chứng.

Bác sĩ có thể điều trị khẩn cấp bằng epinephrine để điều trị shock phản vệ; hồi sức tích cực bằng máy thở; sử dụng phối hợp thuốc kháng histamin, corticoid hay biện pháp khác. Sau khi ổn định, trẻ cần theo dõi thêm một thời gian.

Làm gì khi vết côn trùng cắn sưng tấy chuyển biến nặng
Làm gì khi vết côn trùng cắn sưng tấy chuyển biến nặng

4. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng chân

  • Xuất hiện phồng rộp, sưng kèm theo chảy mủ, vết thương lan rộng. Có dấu hiệu lở loét thậm chí dẫn đến hoại tử khi bị nhiễm trùng nặng. Chân không thể di chuyển, cử động được do các vết đốt sưng to và phù nề rộng.
  • Mắc các bệnh về da: viêm da, chốc lở, ghẻ đối với các loài kí sinh trên vật chủ như ve, chấy, rận
  • Bệnh truyền nhiễm: dịch hạch( bọ chét), sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt vàng da( muỗi), dịch tả, thương hàn( ruồi), chagas( bọ xít hút máu)… có nguy cơ tử vong cao.
  • Dị ứng toàn thân, shock phản vệ: vùng bị đốt phù nề, ban mẩn nổi lên khắp người, cảm thấy khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, mạch đập nhanh … dễ rơi vào hôn mê hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

5. Phòng tránh côn trùng cắn

5.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thảm, sàn nhà, giặt chiếu, chăn gối thường xuyên.
  • Sử dụng tinh dầu đuổi côn trùng sả, quế, bưởi, tràm …. để xông phòng, chăn màn.
  • Vệ sinh, tắm rửa thường xuyên, khi ngủ cần mắc màn tránh côn trùng cắn.
  • Hạn chế mở cửa vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Đối với chó mèo thường xuyên vệ sinh, tiêm phòng hoặc loại bỏ chấy rận, ve, bọ chét trên động vật này.
Cách phòng tránh côn trùng cắn
Cách phòng tránh côn trùng cắn

5.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

  • Mẹ nên cho bé mặc áo quần dài tay, đi giầy, đội mũ khi ra ngoài. Tránh sử dụng mùi hương dễ hấp dẫn côn trùng như nước hoa, xà phòng thơm, chất khử mùi.
  • Khi đi ra ngoài, mẹ nên xịt tinh dầu lên quần áo của bé.
  • Tránh đến những khu vực nước đọng, ao tù, hoặc khu vực có bụi rậm, cỏ mọc cao
  • Hạn chế đi ra ngoài vào buổi chiều tối.
  • Xung quanh nhà cửa nên phát quang bụi rậm, giữ môi trường khô ráo, sạch sẽ.

Cùng với việc nhận dạng, xử lý vết thương, chữa trị khi côn trùng cắn sưng chân, điều quan trọng hơn hết là mẹ cần có những biện pháp phòng chống côn trùng. Áp dụng cách phù hợp để tránh những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…