Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mách nhỏ mẹ các mẹo chữa viêm da cơ địa ở trẻ  bằng lá trầu không

Viêm da cơ địa ở trẻ là một bệnh lí rất phổ biến hiện nay. Đối với trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch còn quá non yếu, trẻ sẽ dễ dàng mắc những căn bệnh do nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài.

Vì vậy, các bà mẹ có con nhỏ cần chú ý nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ, hay đối với những bà mẹ cò con nhỏ đã mắc viêm da cơ địa thì hãy bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức/các mẹo để chăm sóc con trẻ.

Mách nhỏ mẹ các mẹo chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không
Mách nhỏ mẹ các mẹo chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không mà các bạn có thể tham khảo.

Trong Đông y, trầu không là một vị thuốc có rất nhiều công dụng khác nhau. Lá trầu có vị cay nồng, mùi hắc, chất cay trong lá trầu có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Theo nghiên cứu, chất dầu trong lá trầu không có rất nhiều công dụng, đặc biệt là cung cấp chất kháng sinh mạnh, đồng thời có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli…

Nó cũng có tác động mạnh đến các vi khuẩn nấm nên thường được nhiều người lựa chọn để điều trị các vấn đề liên quan đến da liễu như phong, ngứa, mề đay,…Lá trầu không cũng còn được dùng để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Lá trầu có thể được sử dụng bằng những cách sau đây.

Dùng làm thuốc bôi

Cách làm: Rửa sạch và để thật khô lá trầu không, tốt nhất là rửa bằng nước muối để sạch vi khuẩn bám bên ngoài lá trầu, ngâm nước muối khoảng 15 phút. Dùng lá trầu (2-3 ngọn) vò nát và chà sát nhẹ nhàng lên da của bé. Bạn cần lưu ý rằng, da của bé rất nhạy cảm nên bạn chỉ cần chà sát rất nhẹ nhàng.

Bạn cũng có thể giã nát lá trầu không để đắp lên da bé. Có rất nhiều người sử dụng thêm cách đó là, giã nát lá trầu, cho thêm nước vào và hãm 10 – 15 phút sau đó chắt lấy nước cốt để thoa nhẹ lên da của bé. Các mẹ có thể sử dụng tấm vải thô để thoa nước cốt thay bằng việc tho bằng tay. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.

Lưu ý, bé có thể quấy khóc, gây khó khăn trong việc thực hiện.

Dùng để tắm

Chữa viêm da cơ địa cho bé bằng lá trầu
Chữa viêm da cơ địa cho bé bằng lá trầu

Dùng 3 – 5 lá trầu không rửa thật sạch bằng nước muối rồi sau đó cắt. Đun sôi lá trầu không với nước, đun sôi thật kĩ. Dùng nước đã đun sôi kĩ đó làm nước tắm cho bé, dùng bã trầu đó chà sát nhẹ lên da của bé trong lúc tắm.

Với cách này, bạn có thể sử dụng hằng ngày để thay nước tắm thông thường cho bé. Cách thức này thường dễ thực hiện hơn và có kết quả tốt hơn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc trẻ của mình để viêm da cơ địa ở trẻ không tái phát hay diễn biến nặng hơn.

– Giữ môi trường sống cho trẻ thật trong sạch, thoáng mát, tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất xúc tác, các chất tẩy rửa gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

– Tắm rửa sach sẽ cho trẻ hằng ngày, không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, thường xuyên thay quần áo, tránh sử dụng các loại vải bông, len gây ảnh hưởng đến làn da của bé.

– Sử dụng điều hòa hợp lí, không nên để trẻ bị sốc nhiệt bất ngờ.

– Không ăn các loại thức ăn nóng, kể cả bé lẫn mẹ đang cho con bú. Nên bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất, cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể bé cần.

Viêc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ không phải là điều khó khăn, tuy nhiên cần kiên trì thì mới có thể đạt kết quả cao và không cho bệnh có khả năng tái phát.

Đối với rất nhiều bà mẹ, viêm da cơ địa ở trẻ là một bệnh lí gây ám ảnh. Thực ra, bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng bạn cũng cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt.

cách trị rôm sảy cho bé

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa: nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa là tình trạng hết sức phổ biến. Theo thống kê của bộ y tế thì có tới 60% trẻ em bị mắc căn bệnh phiền toái này.

Các bậc cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có thể có những biện pháp ngăn ngừa hợp lí, tránh tình trạng bệnh lan mạnh ở trẻ.

Vậy viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè đối với những trẻ sơ sinh. Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng. Bệnh gây ra những biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy. Căn bệnh này chủ yếu do các yếu tố cơ địa gây nên, một số trường hợp do những tác động từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Hiện nay tỉ lệ trẻ em mắc căn bệnh này càng tăng, dù bệnh không gây ra những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng nhưng trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa thường phát triển chậm hơn so với các trẻ sơ sinh bình thường.

Bên cạnh đó, viêm da cơ địa còn gây tổn thương đến sức khỏe và để lại di chứng đến sau này. Theo khảo sát, có đên 60% số trẻ bị mắc căn bệnh này. Có đến 30% trẻ phát bệnh ở 5 năm đầu đời và phát bệnh từ 6-20 tuổi chỉ khoảng 10%.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa: nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa: nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Do sức đề kháng yếu

Mẹ lúc mang thai không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hay đề kháng yếu. Khi sinh ra, cơ thể trẻ không đáp ứng được với những thích ứng với điều kiện bên ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa đối với trẻ sơ sinh.

Do nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh, khi sức đề kháng còn yếu, cơ thể trẻ có khả năng nhiễm các loại vi khuẩn bên ngoài cơ thể cao hơn những người lớn có sức khỏe tốt.

Do yếu tố di truyền

Đây chính là trường hợp cũng thường xảy ra đối với trẻ mắc viêm da cơ địa. Đối với trẻ sơ sinh, có nhiều trẻ khi vừa mới sinh ra đã phát hiện bệnh này. Đây là trường hợp di truyền từ cha hoặc mẹ từng mắc bệnh lí viêm da cơ đia.

Do dị ứng cơ địa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa
Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

Nhiều trẻ sơ sinh dị ứng với những thực phẩm, không khí, nước, hóa chất,…Những chất gây dị ứng thường là những chất mà cơ địa của trẻ sơ sinh không thể thích ứng.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Biểu hiện của căn bệnh này phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh khác nhau.

Giai đoạn cấp tính: Trên cơ thể trẻ sơ sinh xuất hiện triệu chứng ngứa, các nốt sẩn, đám sẩn, đóng vảy tiết, có mụn đỏ mọc li ti ở các vùng như cổ, má, trán,…Đây là những biểu hiện dễ thấy nhất nên các mẹ cần phải chú ý.

Giai đoạn mãn tính: Các mụn nước li ti bắt đầu vỡ ra, chảy dịch mũi lỏng, vàng, nhìn rất đáng sợ. Các mẹ hãy bình tĩnh đưa con đến phòng khám để được tư vấn sử dụng thuốc từ bác sĩ. Bên cạnh đó, lưu ý chăm sóc trẻ ở chế độ đặc biệt, tránh cho trẻ gãi ngứa, vì điều này dễ dẫn đến tình trạng vết viêm lan rộng.

Khi mắc bệnh lí viêm da cơ địa, trẻ thường bị mắc thêm một số bệnh như hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan, thận,…Các mẹ phải thực sự chú ý.

Những lưu ý khi chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện con bạn có những biểu hiện trên thì ngay lập tức hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không nên tự ý đi mua thuốc ở các hiệu thuốc bên ngoài khi chưa được kê đơn, điều này dễ dẫn đến tình trang xấu hơn cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, các mẹ có trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa cần chú ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa gây tổn thương cho trẻ, thậm chí sữa tắm cũng không nên sử dụng.
  • Cho trẻ nằm ở những nơi khô, thoáng, mát mẻ và không có bụi bẩn.
  • Không nên cho trẻ mặc nóng, kín.
  • Mẹ cho con bú thì hạn chế ăn những thực phẩm nóng.

Trên đây là nhưng thông tin cơ bản về việc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. Hy vọng đã cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bé khỏe!

Điểm mặt các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ bị viêm da cơ địa là một bệnh lý thường gặp. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm da cơ địa là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, gây khó chịu cho trẻ và làm cho các bậc cha mẹ lo lắng.

Vậy, có những nguyên nhân nào gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em? Đây là những vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Nếu bạn có con mắc viêm da cơ địa thì đây chắc chắc đây sẽ là một bài viết có ích.

Nguyên nhân bé bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân khiến bé bị viêm da cơ địa chủ yếu có 2 loại: nguyên bên bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Những bé bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm da cơ địa
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm da cơ địa
  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc viêm da cơ địa hay đã từng mắc viêm da cơ địa như cha, mẹ, ông bà, anh chị em thì con sinh ra rất có khả năng mắc bệnh lý viêm da cơ địa.
  • Có thể trẻ em mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen, các bệnh về gan (tổn thương gan, nóng gan, …hoặc những bệnh lý liên quan đến gan thường gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan) cũng chính là những nguyên nhân gây ra viêm gan cơ địa ở trẻ.

Nguyên nhân bên ngoài

Khói thuốc lá có thể khiến trẻ bị viêm da cơ địa
Khói thuốc lá có thể khiến trẻ bị viêm da cơ địa
  • Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em.
  • Trẻ tiếp xúc với một số các vật như dây sắt, đồng hồ, dây chuyền… Những loại này có thể làm da trẻ dị ứng nếu da trẻ là da mẫn cảm.
  • Trẻ tiếp xúc với các chất hóa học, chất tẩy rửa,…(nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất hóa học nếu phát hiện ra da trẻ mẩn cảm và di ứng với các chất đó)
  • Do ăn một số các thức ăn gây dị ứng như:

+ Các loại thức ăn như: hải sản, gà, trứng, sữa, thức ăn lạ, lạc, đậu tương, bột mỳ…

+ Da trẻ dị ứng với dầu mỡ hay dung môi.

  • Dị ứng với hóa chất hlorine
  • Thời tiết thay đổi thất thường: thời tiết hanh khô, lanh khô làm ra trẻ nhạy cảm và dị ứng.
  • Tắm nước nóng hoặc bật điều hòa quá nhiều giờ, trẻ tiếp xức với hơi lạnh của điều hòa.
  • Do không cho trẻ uống đủ nước: Đối với trẻ em, nhiều trẻ không ý thức được việc khát nước, hoặc nếu khát nước các em cũng không tự động nói hoặc lấy nước uống được. Nhiều mẹ thường ít để ý đên việc cho trẻ uống nước, nên dẫn đến tình trạng thiếu nước, khiến cơ thể bé khó giải độc gan, gây viêm da cơ địa.
  • Trẻ ăn những thực phẩm cay nóng cũng là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Nhiều bố mẹ thường chủ quan việc nấu những thức ăn riêng cho bé nên cho ăn chung với các món ăn của người lớn. Trẻ ăn các loại thức ăn có chứa các gia vị như tiêu, ớt, dầu ăn, đậu phộng, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc các loại trái cây nóng,…Đây cũng chính là những thực phẩm dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ em.
  • Mẹ có thói quen sử dụng nước hoa hay mỹ phẩm mà không để ý đến sự tiếp xúc của bé.

Trên đây là những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ em mà các mẹ cần tham khảo để tránh cũng như có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng trẻ bị viêm da cơ địa.

Mách mẹ các cách phòng và trị chàm sữa hiệu quả

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng da liễu khá phổ biến, thường tái đi tái liệu nhiều lần ở trẻ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để KemEmbe mách mẹ các cách phòng và trị chàm sữa hiệu quả nhất nhé!

chàm sữa

Nguyên nhân của chứng chàm sữa

Mọi cách phòng và trị bệnh, muốn hiệu quả đều phải dựa trên nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bởi vậy, trước hết mẹ cần hiểu về nguyên nhân gây ra chứng chàm sữa ở con.

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng chàm sữa. Tuy nhiên rõ ràng vấn đề di truyền có vai trò quan trọng trong việc này Chàm sữa cũng thường xảy ra đối với người có cơ địa dễ dị ứng, cha/mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… Ngoài ra, các chất gây dị ứng nấm mốc, bụi, ve, bọ chét, lông chó/mèo… cũng là yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng chàm sữa ở trẻ.

Chăm sóc con khoa học để phòng và trị bệnh chàm sữa hiệu quả

Có rất nhiều trường hợp bệnh chàm sữa hoàn toàn biến mất sau khi bố mẹ thay đổi cách chăm sóc con cho khoa học mà không cần phải dùng bất kỳ một loại thuốc bôi hay thuốc uống gì cả. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị chàm sữa cũng là do trê bị tiếp xúc với các chất gây dị ứng nên chăm sóc con là bước cực kỳ quan trọng nếu bố mẹ muốn chữa trị dứt điểm hiện tượng chàm sữa.

Các bước chăm sóc con khoa học để phòng và trị bệnh chàm sữa:

– Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…dịu nhẹ để tránh hiện tượng chàm sữa ngày càng nặng.

– Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

– Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng là một trong những yếu tố giúp phòng tránh hiện tượng chàm sữa; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

– Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi bé bị chàm sữa – tránh cho bé ăn hoặc nếu mẹ đang cho con bú thì mẹ hãy tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men, đậu phộng, đậu nành…

Bệnh chàm sữa thường tái đi tái lại nhiều lần nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo các bước chăm sóc con khoa học là tình trạng da con sẽ được cải thiện rất nhanh. Tuy nhiên nếu con quá ngữa thì mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên để giảm cảm giác ngứa, cắt đứt vòng luẩn quẩn: Ngứa – gãi – ngứa cho con nhé!