Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị rôm sảy cho bé

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì và cách chữa trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ rất thường gặp ở giai đoạn sơ sinh, có trẻ thì nổi chỉ 2 bên má, có trẻ thì nổi toàn thân. Vậy nguyên nhân vì sao khiến trẻ nổi mẩn đỏ như vậy, là do dị ứng, bệnh chàm, sốt phát ban hay là 1 bệnh nguy hiểm nào đó. Mời các mẹ tham khảo tư vấn sau của các bác sĩ da liễu nhi khoa.

Vì sao trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người?

Nếu trẻ nổi mẩn đỏ khắp người thì có thể do những nguyên nhân sau:

– Rôm sảy do thời tiết nắng nóng

– Viêm da

– Sốt phát ban…

Do đó, để có chẩn đoán chính xác và dùng thuốc đúng cho trẻ, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện Da Liễu khám. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì trẻ còn quá nhỏ và da còn mỏng nên rất dễ nhạy cảm và ngộ độc nếu sử dụng thuốc không đúng chỉ định.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ 2 bên má là bệnh gì, có phải chàm không?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì và cách chữa trị
Trẻ bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì và cách chữa trị

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có liên quan đến tiền căn cá nhân, gia đình. Chàm sữa hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi bú mẹ, khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, ít gặp ở chi và thân mình.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng, bé có cha mẹ bị viêm mũi dị ứng, bị bệnh hen suyễn, hoặc nổi mề đay… Ngoài ra còn liên quan đến yếu tố gây dị ứng: mạt nhà, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, lông chó, lông mèo, thức ăn sữa, trứng…

Biểu hiện của bệnh là những mẩn đỏ, sau trở thành mụn nước nhỏ li ti, rịn nước, da khô, đóng mài và tróc vảy. Làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc hay quấy khóc. Bệnh sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau 3 tuổi. Nếu sau 3 tuổi bệnh vẫn còn kéo dài, hay tái phát có thể sẽ tiến triển thành chàm thể tạng.

Bệnh dễ nhiễm trùng nếu trẻ cào gãi nhiều hay cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm các mụn nước vỡ ra, chảy máu. Vì vậy, mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay và cho trẻ đeo bao tay thường xuyên.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ điều trị như thế nào?

Cách trị nổi mẩn đỏ cho trẻ
Cách trị nổi mẩn đỏ cho trẻ

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi trẻ, nhẹ có thể dùng kem bôi dịu nhẹ như Kem Embe để bôi lên các vết mẩn đỏ của trẻ.

Hạn chế tắm trẻ bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo mách bảo vì có thể làm trẻ nặng hơn.

Chế độ ăn của trẻ cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà trẻ hay dị ứng. Nếu trẻ còn bú mẹ, bạn cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên.

Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp các mẹ có câu trả lời cho mình khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ và có phương án chữa trị kịp thời và an toàn cho bé.

Mách mẹ các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Khi thấy làn da mỏng manh trắng hồng của trẻ bị nổi mẩn đỏ, chắc mẹ nào cũng cảm thấy xót xa và lo lắng. Thay vì hốt hoảng bởi tình trạng này, các mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ như vậy để nhanh chóng giúp trẻ thoát khỏi những nốt mẩn đỏ khó chịu đó.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Do mụn kê

Mụn kê thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tuần tuổi cùng biểu hiện là các mẩn đỏ có thể xuất hiện ở vùng trán, má hay thái dương. Khi quan sát kỹ, các mẹ sẽ thấy những nốt sưng tấy trên cơ thể trẻ giống như những cái nhọt do muỗi đốt. Nếu không được can thiệp kịp thời, những nốt mẩn đỏ này trên cơ thể trẻ sẽ ngày càng đỏ hơn và sẽ lan rộng sang các khu vực lân cận.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do mụn kê không phải do bụi bẩn. Vì vậy, các mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ trong trường hợp này. Thay vào đó, nên giữ mát cho con, đồng thời vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày, tránh chà xát mạnh vào da con. Sau 3 tháng, nếu vẫn thấy tình trạng của con không chút thuyên giảm, mẹ cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ  để có những biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Do chàm

Mách mẹ các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ
Mách mẹ các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Hiện tượng trẻ bị chàm khá phổ biến, đặc biệt ở những trẻ sở hữu làn da khô, thường xuất hiện khi các bé được khoảng từ 1 đến 5 tháng tuổi. Dấu hiệu của chàm là xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các vùng da như hai má, vùng quanh miệng, ở tai sau hay mu bàn tay.

Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ do mắc loại bệnh này là do dị ứng với sữa. Những nốt mẩn đỏ do chàm sẽ tự biến mất khi trẻ lớn và thường không để lại sẹo.

Nếu các mẹ đang cho con bú, cần lưu tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày và nên tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, đồ biển, đồ tanh như cá, tôm cua, sữa bò, và lòng trắng trứng. Đồng thời, các mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh, nên chọn những loại sữa tắm lành tính, làm mềm da và không có mùi thơm.

Do khuẩn nấm

Trẻ nổi mẩn đỏ có thể là do khuẩn nấm
Trẻ nổi mẩn đỏ có thể là do khuẩn nấm

Nếu quan sát thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh miệng hay mặt, thì rất có thể con bạn đã bị các vi trùng nấm men (Candida). Nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ sơ sinh là rất cao vì hệ miễn dịch còn quá non yếu, đặc biệt là những trẻ sinh non (dưới 37 tuần tuổi), hoặc ở trẻ bị suy dinh dưỡng khi mới sinh, hoặc các bé nhẹ cân.

Khuẩn nấm gây ra mụn đỏ li ti không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc và gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống. Với những trường hợp trẻ bị da nổi mẩn đỏ do khuẩn nấm, các mẹ nên lau sạch khóe miệng mỗi khi cho trẻ bú xong hoặc rửa miệng cho con với một ít muối. Nếu những nốt mẩn đỏ vẫn không có dấu hiệu biến mất, bạn cần đưa ngay trẻ đến thăm khám bác sĩ.

Ngoài việc nhận biết được những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, các mẹ cũng cần biết cách phòng tránh căn bệnh này bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, chọn mua cho con trang phục mát mẻ, có khả năng thấm hút tốt, đồng thời giữ cho không gian sinh hoạt của trẻ luôn thoáng mát và gọn gàng.

kinh nghiệm trị rốm sảy cho con

Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Hiện nay trẻ sơ sinh bị chàm sữa rất nhiều, thường là do 2 yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên gây nên. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở khoảng tháng thứ 3 đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm. Bạn không cần lo lắng, sau đây sẽ chỉ dẫn cho bạn cách nhận biết cũng như cách điều trị về bệnh chàm sữa ở bé.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Mục đích điều trị là giúp trẻ bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh. Từ đó hạn chế bệnh tái phát, chứ không phải là điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ sơ sinh đang ở giai đoạn bị chàm sữa, nhất là giai đoạn cấp tính không nên nhập viện vì môi trường trong bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Các mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ tanh, đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, các loại đậu phộng, cà chua,…

Sử dụng thuốc để điều trị

– Khi những tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì bạn có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như thuốc Milian, Eosin…

– Khi những tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì bạn có thể bôi cho con các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (từ 7 – 10 ngày);

– Khi những tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì bạn có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid bôi cho con. Nhưng phải thật cẩn trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Không nên tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh, nhất là tiêm chủng đậu mùa. Vì việc này có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.

– Không dùng các loại kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bị bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Cách tốt nhất, khi dùng thuốc dù bôi hay uống, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều trị phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc, cũng không nên tự ý đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Tuyệt đối đừng sử dụng 2 thứ:

  • Một là xức lá dân gian lên vùng bị thương, bởi vì trong thuốc đã có thành phần lá có quy định, lá tươi 100% chưa hẳn là tốt vì có thể nó nhiều quá độ so với mức cần thiết, điều này có thể gây viêm nhiễm thêm, chưa kể quá trình xử lý lá chưa sạch có thêm vi khuẩn.
  • Hai là không nên dùng các loại thuốc bôi có thành phần corticoid, nếu không hiểu cứ nghĩ bôi ngoài da đâu có sao nên thực tế đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi có corticosteroid, lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Thực chất, chất này thấm qua da có thể khiến chàm lan rộng, khiến bệnh nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc này kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…

Thông thường người bệnh về da sẽ thiếu kẽm, có thể ăn bổ sung kẽm, hoặc uống thuốc bổ sung kẽm, cả mẹ và bé.

Hy vọng rằng, những thông tin và chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa hiệu quả.

Eczema là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Eczema là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu là thắc mắc của nhiều người. Eczema là bệnh thường thấy nhất trong các bệnh da liễu dù rằng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.

Eczema là bệnh gì?

Eczema có thể được định nghĩa là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp tính hay mạn tính. Những biểu hiện về lâm sàng của eczema rất đa dạng nhưng nói chung đều có những đặc tính sau: ngứa, có nổi mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, bệnh tiến triển thành từng đợt, dai dẳng và hay tái phát. Có thương tổn thuộc loại thương tổn xốp bào.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, nổi mụn nước, lên da non, và giai đoạn liken hóa (hăm cổ trâu). Khi bệnh trở thành mạn tính, da dày lên, người bệnh cảm thấy ngứa nên muốn gãi nhiều. Nhiều trường hợp biến chứng bội nhiễm gây viêm da mủ, thậm chí còn nhiễm khuẩn rất nặng.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh eczema

Eczema là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Eczema là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Có hai yếu tố cơ bản phát sinh bệnh eczema là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hoặc ngoài vào cơ địa ấy.

Yếu tố cơ địa: Yếu tố này có tính chất gia đình, di truyền, người tiền sử trong gia đình bị chàm, dị ứng, hoặc hen suyễn. Các tác nhân kích thích ở bên trong kèm theo có thể là bị bệnh viêm mũi xoang, xơ gan, viêm đại tràng, bệnh viêm tai xương chũm, và các bệnh về thận…

Yếu tố dị nguyên: Dùng các loại thuốc lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, hay streptomycin… là lý do thúc đẩy bệnh eczema tiến triển. Bên cạnh đó, bệnh eczema cũng phát sinh khi chúng ta tiếp xúc với các hóa chất như: xi măng, thuốc nhuộm, các nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, axit, và kiềm,… Một số sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng cũng gây bệnh như: vi khuẩn, nấm, siêu vi. Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường sống: khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm, hay mặc trang phục được làm từ những chất liệu như len, vải được dệt không được mịn màng… và những yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Nguyên nhân gây bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bệnh eczema ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh eczema rất phức tạp, rất khó tìm được nguyên nhân chính. Eczema xảy ra trên một cơ địa đặc biệt, nghĩa là loại cơ thể dễ bị dị ứng với chất này hoặc chất khác mà người khác thì không bị ảnh hưởng gì. Chất gây dị ứng gọi là kháng nguyên dị ứng.

Thông thường có hai loại nguyên nhân:

Nguyên nhân bên ngoài: Trong môi trường chung quanh có thể có nhiều tác nhân gây bệnh thuộc các yếu tố vật lý, hóa học, thực vật. Ví dụ: ánh sáng mặt trời, sâu bọ, thuốc uống, thuốc bôi…v.v… hoặc có thể do hóa chất dùng trong gia đình như: xà bông, xi măng, dầu mỡ, chất nhuộm, cao su, mỹ phẩm…v.v…

Nguyên nhân bên trong: Phức tạp và khó xác định hơn như rối loạn thần kinh (xúc cảm mạnh, suy nghĩ lo âu, làm việc căng thẳng); rối loạn tiêu hóa (táo bón, viêm đại tràng, giun sán); nội tiết (có mang, tiền mãn kinh, tuổi già v.v…). Trong cơ thể bệnh nhân có lưu hành những chất chuyển hóa dở dang, những chất đạm lạ cũng gây Eczema.

Như vậy, bằng cách hiểu được Eczema là bệnh gì và các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây ra nó, người bệnh sẽ dễ dàng tìm kiếm được cách điều trị phù hợp với thể bệnh và thể trạng của mình hơn hòng nhanh chóng chữa khỏi và trở lại cuộc sống thoải mái, tự tin.