Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Bác sỹ trả lời câu hỏi: Eczema là bệnh gì?

Bệnh Eczema là bệnh viêm da ở lớp nông của da, thường tiến triển thành từng đợt và hay tái phát. Tìm hiểu eczema là bệnh gì qua bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này để biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Eczema là bệnh gì?

Eczema có thể định nghĩa là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính. Bệnh tiến triển từng đợt hay tái phát, biểu hiện lâm sàng bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Thông thường, bệnh eczema xảy do thường do nguyên nhân cơ địa của người bệnh. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng, hen suyễn hoặc bản thân người bệnh bị mắc viêm mũi xoang, bệnh viêm đại tràng, hay viêm tai xương chũm…đều có nguy cơ mắc bệnh eczema cao hơn.

Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi, thực phẩm, hoặc khói bụi…sẽ khiến da bị ửng đỏ và nổi mần ngứa. Vị trí thương tổn hay gặp trong trường hợp này là ở mặt, trán, những nếp gấp các chi, và cổ tay…Những đám da mẩn đỏ có kích thước to, hoặc nhỏ khác nhau. Trên bề mặt đám da đỏ còn có thể có sự xuất hiện của mụn nước lấm tấm. Ngoài ra, khi bị eczema người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như chảy nước, chảy máu, hiện tượng đóng vảy và hiện tượng chảy mủ….

Bệnh eczema thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đặc biệt đối với những người thuộc thể dị ứng, nóng tính, và da khô. Ngứa ngáy kéo dài gây không ít khó chịu và phiền phức, ảnh hưởng tới sinh hoạt nên người bệnh.

Cách điều trị bệnh eczema

Bác sỹ trả lời câu hỏi: Eczema là bệnh gì?
Bác sỹ trả lời câu hỏi: Eczema là bệnh gì?

Eczema là bệnh khó chữa trị dứt điểm vì có liên quan đến thể tạng dị ứng. Tuy nhiên, việc đi khám và điều trị đúng thuốc sẽ giúp kiểm soát các cơn ngứa, cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng tránh các tác nhân gây bệnh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nếu có nhiễm khuẩn rõ kèm theo các triệu chứng sốt, bạch cầu tăng cao, tồn thương sưng tấy đau, nồi hạch, có mủ vẩy tiết thì cho dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 – 10 ngày (Tetracyclin,erythromycin). Eczema đang vượng nếu lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định corticoids uống một đợt nếu không có chống chỉ định.

Đối với eczema cấp tính với triệu chứng chảy nước, loét trợt, có thể dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo nước như đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, hoặc nước muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1 %o, dung dịch Yarish trong 5 – 7 ngày đầu, rồi sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1 %, dung dịch Milian, kết hợp hồ nước.

Khi tổn thương khô, có thể cho bệnh nhân bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh (cream Synalar, neomycin, hay cream celestoderm -neomycin….).

Cách phòng tránh bệnh eczema

Cách phòng tránh bệnh eczema hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh eczema hiệu quả

Để phòng tránh bệnh eczema hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để biết được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp phòng ngừa hợp lý.

– Khi thời tiết chuyển mùa cần chăm sóc da sạch sẽ, đúng cách. Nhớ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, thay quần áo thường xuyên, cùng với vệ sinh nhà cửa, hút bụi, thường xuyên giặt chăn màn rèm cửa để tránh nguy cơ mắc bệnh eczema.

– Nhớ sử dụng khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi bẩn, cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, nước tẩy rửa… Nếu phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, nước tẩy rửa, thuốc trừ sâu…thì phải đeo dụng cụ bảo hộ lao động

Ngoài ra, khi cơ thể người bệnh bị mắc các bệnh như dị ứng, viêm mũi xoang, hay viêm tai xương chũm, hen suyễn…thì cần điều trị tận gốc sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh eczema.

Nói tóm lại, khi hiểu được eczema là bệnh gì, người bệnh sẽ có phương hướng để tìm được cách phòng tránh và nhận diện nó kịp thời. Nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn để được điều trị hiệu quả tốt nhất, giúp nhanh chóng mang lại cảm giác thoải mái trong cuộc sống.

Bệnh eczema và những điều bạn nhất định phải biết

Bệnh eczema là một căn bệnh ngoài da phổ biến hiện nay, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Đây là phản ứng viêm lớp nông của da, cấp tính hoặc mạn tính gây ra khá nhiều phiền toái cho người mắc phải, nhất là bệnh gây mất thẩm mỹ cao, có thể để lại sẹo nên việc điều trị phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

Bệnh eczema là gì?

Eczema là phản ứng viêm lớp nông của da, cấp tính hoặc mạn tính. Đây là một bệnh ngoài da phổ biến. Trong sinh hoạt càng sử dụng nhiều hóa chất thì bệnh Eczema càng phát triển.

Triệu chứng của bệnh eczema

Bệnh eczema và những điều bạn cần biết
Bệnh eczema và những điều bạn cần biết

Có thể gặp bệnh eczema ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, ở một chỗ, hoặc nhiều chỗ hoặc đối xứng…

Thông thường, bệnh eczema điển hình trải qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đỏ da: Lúc đầu có biểu hiện ngứa ngứa, sau đó nổi lên mảng da đỏ.
  • Giai đoạn mụn cóc: Tình trạng những mụn nước đường kính khoảng 1 – 2 mm nổi dần dần trên mảng da đỏ. Những mụn nước này rất nông, dễ vỡ và chảy ra chất dịch hơi dính và tanh. Đây cũng là giai đoạn cấp tính, vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy đỏ lên, có cảm giác đau nhức và kèm theo sưng hạch ở gần đó.
  • Giai đoạn đóng vảy, đóng mày: Hiện tượng đóng vảy do những mụn nước vỡ ra tạo thành lớp mày. Giai đoạn này còn gọi là bán cấp.
  • Giai đoạn liken hóa (hằn cổ trâu): Giai đoạn này được gọi là mạn tính. Lúc này thương tổn đã trở nên dày cộm, sẫm màu, có cảm giác ngứa dai dẳng từng đợt.

Người ta chia thành những giai đoạn như vậy để thấy rõ chuyển biến, đôi khi giai đoạn này lẫn vào giai đoạn khác. Một số trường hợp chỉ trải qua 3 giai đoạn mà không đến giai đoạn 4 và sau đó bệnh eczema lành mà không để lại dấu vết gì.

Bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh eczema hiệu quả

Điều trị khỏi hắn bệnh eczema thường không phải dễ dàng vì khó xác định được bệnh nhân bị bệnh là do một hoặc những nguyên nhân nào. Do đó người bệnh cần phải hợp tác lâu dài, chặt chẽ với bác sĩ da liễu để tìm ra nguyên nhân và loại trừ nguyên nhân. Việc dùng thuốc Đông y hỗ trợ trị bệnh eczema đang được rất nhiều người lựa chọn để hạn chế tác dụng phụ không tốt mà thuốc có thể gây ra cho cơ thể của bạn.Trong Đông y cũng chia ra các bài thuốc với dạng dùng cho kết quả tốt nhất như:

Bài thuốc rửa trị eczema ngoài da

Dùng lá kinh giới để trị bệnh eczema hiệu quả
Dùng lá kinh giới để trị bệnh eczema hiệu quả

Thành phần: Lá kinh giới, lá vông, lá đinh lăng, lá hoè, lá mít, mỗi thứ 15g.

Cách làm: đem rửa sạch các vị cho vào ấm, đổ nước rồi nấu sôi, sau đó đưa ra ngoài cho nước nguội bớt. Mỗi ngày bạn dùng nước này rửa lên vết thương do bệnh eczema gây ra, thực hiện 2 lần/ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc uống trị eczema

Thành phần: Gồm một số vị thuốc như: Kinh giới, sâm đại hành, cành châu, kim ngân hoa, xương bồ tất cả 16g, bồ công anh, thổ phục linh 20g, phòng phong, hoàng kỳ, liên kiêu 12g.

Cách làm: Với các vị thuốc trên dùng sắc nhỏ lửa cho tới khi nào còn khoảng 1/3 lượng nước thì chắt ra uống. Bài thuốc này sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, thanh nhiệt rất tốt, thuốc cho hiệu quả toàn thân nên bệnh sẽ sớm được điều trị dứt điểm. Bạn nên gặp các thầy thuốc Đông y uy tín để chữa bệnh eczema cho kết quả tốt nhất.

Trong khi dùng thuốc điều trị bệnh eczema thì mọi người nên hạn chế với các tác nhân làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như hóa chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm hay ăn các loại thực phẩm dễ bị dị ứng…

Bỏ túi cách điều trị bệnh eczema hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có cách trị bệnh eczema nào giúp trị bệnh nhanh chóng dứt điểm được, hầu hết các phương pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm viêm, đẩy lùi các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Việc tìm thuốc và chữa trị bệnh eczema cần được bệnh nhân chú trọng sớm để hạn chế thấp nhất những tác hại do eczema gây ra.

Các dạng bệnh eczema thường gặp

Dựa vào những biểu hiện của bệnh gây ra bên ngoài mà người ta chia bệnh eczema thành 2 loại điển hình nhất. Cụ thể là bệnh eczema khô và eczema ướt, ở mỗi dạng khác nhau lại có triệu chứng riêng biệt mà bạn nên chú ý đó là:

– Biểu hiện bệnh eczema khô: Đối với tình trạng bệnh eczema khô, khi mới xuất hiện sẽ gây ra cảm giác nứt nẻ, đau nhức, chảy máu … Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu như gặp phải thời tiết lạnh buốt hoặc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa gây bệnh.

– Biểu hiện bệnh eczema ướt: Với loại này, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng như ngứa, chảy dịch mủ trắng đục, rất dễ bị bội nhiễm gây sẹo và tổn thương da nghiêm trọng.

Cách điều trị bệnh eczema

Cách điều trị bệnh eczema hiệu quả
Cách điều trị bệnh eczema hiệu quả

Điều trị bệnh eczema hiệu quả cần đáp ứng được việc kiểm soát cơn ngứa, tình trạng viêm nhiễm da nghiêm trọng. Tùy vào thương tổn khác nhau và cơ địa, độ tuổi khác nhau mà người bệnh sẽ được chỉ định các giải pháp điều trị  bệnh tích cực giúp đẩy lùi bệnh nhanh nhất. Cụ thể hiện nay các bác sĩ thường sử dụng cách chữa trị bệnh eczema theo hướng Đông y và Tây y. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi ngay sau đây.

Dạng thuốc uống cho tác dụng toàn thân

Khi các triệu chứng của bệnh eczema nặng lên thì việc dùng thuốc chữa trị bệnh eczema sẽ cần tới thuốc uống cho tác dụng toàn thân nhằm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, bội nhiễm da. Cụ thể là các thuốc như:

  • Thuốc chống dị ứng: một số thuốc kháng histamin giúp trị các tình trạng dị ứng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là thuốc chlorpheniramin…
  • Thuốc chống viêm, bội nhiễm: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân chủ yếu là thuốc amcxiilin, Cephalosporin…Sử dụng thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ để phòng tránh tác hại xấu có thể xảy ra.
  • Thuốc chống ngứa: Các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, hay chlorpheniramin…
  • Thuốc chống bội nhiễm: Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, các bác sĩ sẽ cho điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…). Và tùy theo tình trạng bội nhiễm, các bác sĩ cũng sẽ chọn lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.

Dạng thuốc bôi cho tác dụng tại chỗ

Sử dụng thuốc bôi để trị bệnh eczema
Sử dụng thuốc bôi để trị bệnh eczema

Các loại thuốc cho tác dụng tại chỗ gồm thuốc bôi, kem bôi ngoài da trực tiếp lên vùng da bị bệnh, chủ yếu là dung dịch thuốc tím, natri clorid, dung dịch jirish …Các thuốc này có tác dụng giảm đau, khử khuẩn ngoài da giúp bệnh không lây lan và sớm liền vết thương.

Ngoài ra còn dùng thêm dạng thuốc mỡ để trị một số dạng eczema mãn tính, vì dạng này sẽ cho tác dụng mạnh hơn các thuốc dạng dung dịch. Tuy nhiên việc dùng thuốc mỡ trị bệnh eczema cần có chỉ định của bác sĩ phòng tránh một số loại thuốc có chứa hoạt chất corticoid có thể có tác dụng phụ teo da, khô da.

Hồ nước: Dùng hồ nước trong giai đoạn đầu của bệnh, da mới đỏ, chảy nước ít, sẽ có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa.

Dung dịch: Thường dùng dung dịch jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dung dịch này được dùng trong giai đoạn eczema bán cấp. Cách dùng: lấy gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Lưu ý không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.

Thuốc mỡ: Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính đề phòng sẽ gây phản ứng mạnh nên chủ yếu thuốc mỡ được dùng trong giai đoạn bệnh eczema mạn tính. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ có thể kể đến là  cream synalar-neomycin, hay cream celestoderm-neomycin, được bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid cũng có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, tuy nhiên nên cẩn trong khi dùng, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Đặc biệt, không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng rằng những thông tin về cách điều trị và các loại thuốc dùng cho bệnh eczema sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

chăm con 1

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?

Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con có hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt và không biết đây là triệu chứng của bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh ở bé và cách chữa trị như thế nào là hiệu quả. Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Bé bị nổi mẩn đỏ phải làm sao?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt nhưng không sốt mà vẫn chơi đùa vui vẻ là do nhiều nguyên nhân như bé bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng, bé bị dị ứng mùi hương, bé bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da, hoặc có thể bị dị ứng thuốc,…. Bệnh thường gặp ở bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mẩn đỏ?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?

Việc nổi mẩn đỏ khắp người làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu, khiến bé thường dùng tay gãi gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ.  Điều này làm cho cha mẹ bối rối không biết nên xử lý các mẩn đỏ phiền toái này như thế nào. Sau đây là cách chữa nổi mẩn đỏ ở bé sơ sinh hiệu quả tại nhà, các mẹ tham khảo để chữa trị cho con:

Làm sạch da bé – bôi chất làm ẩm: Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, sau đó lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Các mẹ hãy ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút (lưu ý ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh). Sau đó các mẹ lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Bôi chất làm ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày. Nên bôi các chất làm ẩm có dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ có kèm theo hướng dẫn y tế. Bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Các mẹ lưu ý không được tự ý mua thuốc và bôi cho con khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đi thăm khám để xin đơn thuốc phù hợp.

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người

Tránh cho bé ăn tôm, cua, hải sản khi bé bị nổi mẩn đỏ
Tránh cho bé ăn tôm, cua, hải sản khi bé bị nổi mẩn đỏ
  • Tránh cho bé ăn những thức ăn dị ứng, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua,… hoặc những thức ăn tanh. Những thực phẩm này có thể tấn công bé bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết, sẽ là tác nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ.
  • Khi bé đã bị mẩn ngứa, mẹ nên nên cho bé ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Mẹ cũng lưu ý chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa cho bé.
  • Nên tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da cho con vì chúng sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
  • Nên chọn quần áo thấm mồ hôi cho bé.
  • Không đắp chăn cho bé quá dày vì sẽ gây ngứa, cũng không nên dùng chăn len, không nên mặc áo len cho bé.
  • Không cho bé chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
  • Không để bé gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc xử lý đúng cách tại nhà hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt, đảm bảo bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

Trường hợp bé bị mẩn ngứa kéo dài mà mẹ đã thử các biện pháp trên nhưng bé vẫn không khỏi thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại viện da liễu để được các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả.