Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị dị ứng côn trùng đốt

Các cách trị muỗi đốt cho bé an toàn, hiệu quả

Những vết côn trùng cắn thường khiến làn da mỏng manh của bé bị sưng tấy, viêm đỏ… Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ. Do đó, phòng và trị muỗi đốt cho con là mối quan tâm của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ.

Xem thêm:

Mẹ bôi thuốc gì để trị muỗi đốt cho bé

Các cách trị muỗi đốt cho bé an toàn, hiệu quả
Các cách trị muỗi đốt cho bé an toàn, hiệu quả

Trong số các phụ huynh tìm thuốc bôi trị mỗi đốt cho con cũng có tới 90% vô tình sử dụng thuốc có chứa corticoid vì tác dụng nhanh chóng của nó mà không biết rằng nếu sử dụng lâu dài, những loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ đáng lo ngại đối với trẻ nhỏ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí còn có thể  gây ức chế tuyến yên, tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Với những loại thuốc chứa thành phần corticoid thường chỉ dùng cho những dạng viêm da nặng hoặc được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Do những tác dụng phụ nguy hiểm của nó mà  những loại thuốc này thường chỉ được chỉ định dùng trong 3 – 5 ngày hoặc nhiều nhất là 1 tuần. Lưu ý, không nên dùng trong nhiều đợt. Một số thuốc chứa corticotid các mẹ cần lưu ý: Eumovate, Phenergan, Remos IB, Gentrisone, Beprosone, Fucidin,..

Bên cạnh đó, một số mẹ còn  sử dụng thuốc mỡ tetracycline tra mắt để bôi trị muỗi đốt cho con. Tuy nhiên khi dùng thuốc này thì nên chú ý không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Một số mẹo dân gian giúp trị muỗi đốt cho bé

Một số mẹo dân gian giúp trị muỗi đốt cho bé
Một số mẹo dân gian giúp trị muỗi đốt cho bé
  • Sữa mẹ: Bạn có thế vắt sữa mẹ bôi lên cho bị mỗi đốt, da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.
  • Khoai tây: Cắt lát khoai tây và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác rồi lấy xoa lên. Cứ như vậy, nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa, không sưng và không để lại sẹo cho bé.
  • Mật ong: Lấy mật ong thoa vào các phần da bị muỗi cắn. Mật ong được biết đến như một kháng sinh thiên nhiên dùng để chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.
  • Kem đánh răng: Bạn hãy thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, cách làm này rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

Chú ý:

Khi làm các biện pháp trên, các mẹ phải chú ý canh chừng bé để bé không quơ quệt lung tung lên mắt, mũi và không để dính vào quần áo.

Làm gì để tránh con bị muỗi đốt?

– Các mẹ nên chọn cho con quần áo có màu sắc tươi sáng vào mùa mưa, vì muỗi thường bị thu hút bởi các màu tối. Khi ở ngoài trời thì nên cho bé mặc quần áo dài tay, nhất là vào thời gian muỗi hoạt động là vào chiều tối.

– Luôn giữ cho bé sạch sẽ, không để bé ra nhiều mồ hôi vì mồ hôi sẽ dụ muỗi tấn công. Muỗi cũng dễ bị kích thích bởi những mùi thơm, cho nên các bạn cũng tránh không nên sử dụng các loại xà bông, dầu gội, phấn thơm cho bé.

– Tránh cho bé tới và chơi ở những khu vực đầm lầy hoặc ở vũng nước hay các bụi cỏ rậm rạp. Bởi đây là môi trường muỗi sản sinh mạnh.

– Thường xuyên vệ sinh môi trường sống quanh nhà, phát quang bụi rậm, và dọn dẹp rác rưởi.

– Cho bé nằm ngủ trong màn, để tránh muỗi.

điều trị côn trùng đốt cho con thế nào

Những cách trị muỗi đốt hiệu quả không cần dùng thuốc

Dùng thuôc trị muỗi đốt có thể gây dị ứng hoặc để lại tác dụng phụ với một số người . Do đó, những cách trị muỗi đốt theo dân gian luôn được nhiều người làm theo bởi tác dụng của nó đem lại mà không gây dị ứng, kể cả những vết muỗi đốt ở trẻ em và người già.

Xem thêm:

Đá lạnh

Đá lạnh sẽ làm dịu cảm giác ngứa và giúp vết muỗi đốt của bạn đỡ sưng. Đá lạnh sẽ làm tê một sô dây thần kinh quanh vùng đó nên bạn không còn cảm thấy đau và ngứa nữa. Thực ra nước nóng cũng có tác dụng tương tự lên các dây thần kinh nhưng khi không chườm nóng lên vết đốt thì một lượng histamine lại được giải phóng thêm làm bạn càng ngứa hơn.

Vỏ chuối

Những cách trị muỗi đốt hiệu quả không cần dùng thuốc
Những cách trị muỗi đốt hiệu quả không cần dùng thuốc

Nhiều người cho rằng vỏ chuối rất hữu dụng trong việc làm giảm cảm giác ngứa do muỗi đốt nhưng chưa nhiều nghiên cứu chứng minh điều này. Theo các bác sĩ, đường trong vỏ chuối có tác dụng làm dịu và đẩy bớt dịch ra ngoài da.

Sữa pha nước

Để làm dịu vết ngứa, bạn hãy pha một phần sữa và một phần nước rồi thấm vào khăn tay và đắp lên vết ngứa. Cách này sẽ hiệu quả để làm dịu cảm giác bỏng rát trên da khi bị cháy nắng.

Tinh dầu

Dùng tinh dầu trà trị muỗi đốt cho bé
Dùng tinh dầu trà trị muỗi đốt cho bé

Tinh dầu đóng vai trò như một chất chống sưng tấy nên nó có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa, đau do muỗi đốt. Tinh dầu còn chứa chất chống vi khuẩn nên có thể bảo vệ vết đốt khỏi nhiễm trùng. Bạn có thể chọn dùng tinh dầu trà hoặc tinh dầu oải hương.

Chanh

Chanh có tác dụng chống ngứa, kháng khuẩn rấy tốt nên bạn có thể sử dụng để làm dịu ngứa khi bị muỗi đốt. Tuy nhiên, loại quả này lại có phản ứng với ánh sáng mặt trời nên bạn chỉ được sử dụng cách này khi đã an toàn trong nhà.

Dấm

Dấm ngoài là loại gia vị thường thấy ở căn bếp gia đình, nó còn có thể làm bạn hết ngứa vì tính acid của nó. Bạn nên pha 2-3 chén dấm với nước ấm trong bồn tắm để trị vết đốt toàn thân. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dấm vào khăn bông và thấm vào từng vết đốt.

Mật ong

Mật ong đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống sưng tấy và chống khuẩn. Để có tác dụng tốt nhất, bạn hãy sử dụng mật ong bằng cách bôi trực tiếp lên vết đốt.

Trà túi lọc

Tanin trong trà có tác dụng như chất làm se, đồng thời đẩy dịch ra khỏi vết đốt. Do vậy, trà túi lọc cũng có thể làm giảm sưng tấy ở vết muỗi đốt.

Nha đam

Nha đam là một cách trị cháy nắng hiệu quả nên người ta thường quên mất rằng loại cây này có thể làm dịu vết ngứa.

Lá rau húng

Lá rau húng có chứa long não (camphor) và thymol, 2 hợp chất có tác dụng làm giảm ngứa. Bạn nên nghiền nát vài lá rau húng và đắp lên vết đốt.

Lá bạc hà

Nếu ở đâu đó mách bạn rằng dùng thuốc đánh răng để làm dịu vết đốt nhưng có thể chính thành phần bạc hà trong kem đánh răng mới là nhân tố giúp bạn trị muỗi đốt và đỡ ngứa. Bạn hãy nghiền nát lá bạc hà và đắp lên vết muỗi đốt. Cảm giác mát lạnh từ lá bạc hà có tác động tới não bộ nhanh hơn cảm giác ngứa.

cách trị hăm da ở háng cho con

4 bài thuốc hay đánh bay lo lắng của mẹ về bệnh hăm da ở trẻ em

Sử dụng các loại lá cây, bài thuốc dân gian truyền thống là cách chữa hăm da ở trẻ em phổ biến được các mẹ tin dùng vì vừa có hiệu quả tốt lại vừa an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

Dùng cây mã đề chữa hăm da ở trẻ em

Cách làm: Hái một ít mã đề, rửa sạch bằng nước muối, để ráo rồi giã nát, lọc lấy nước. Sau đó đem phần nước lọc được bôi lên vùng da bị hăm của trẻ. Nhờ có đặc tính thanh mát, nươc cốt mã đề sẽ giúp làn da bé dịu đi, chữa lành các vết thương. Áp dụng hằng ngày cho bé sẽ giúp các mẹ đề phòng và chữa hăm da cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà đơn giản, tiện dụng.

Dùng chè chữa hăm da ở trẻ em

Chè là một trong những thảo dược rất có giá trị đối với việc chữa hăm da cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chè xanh hay trà túi các mẹ đều có thể sử dụng như một loại thuốc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách làm: Đối với các túi trà, mẹ có thể đặt túi trà khô vào bên trong tã hoặc bỉm của con để tinh chất tannin có sãn trong trà tự nó giúp cho da bé thông thoáng, hồi phục làn da bị tổn thương.

Nếu dùng trà xanh để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh thì có thể dùng nước trà xanh thật đặc phun trực tiếp vào cùng da tổn thương của bé. Một cách khác là mẹ dùng trà xanh để tắm hằng ngày cho bé. Tinh chất Lyzozym có sẵn trong trà có chức năng sát trùng và thổi bay những vi khuẩn gây hại trên da của bé.

Dùng dầu dầu oliu chữa hăm da ở trẻ em

Các loại tinh dầu thực tế vốn thường được các mẹ sử dụng trong quá trình làm đẹp bằng thiên nhiên, nay lại có thêm công dụng chữa hăm da cho trẻ sơ sinh thật tiện lợi.

Cách dùng: Lấy trực tiếp dầu ôi liu bôi lên vùng da bị tổn thương của bé, mát xa trong khoảng 10-20 phút rồi rửa thật sạch lại cùng nước.

Dùng lá trầu không hay lá khế chữa hăm da ở trẻ em

lá trầu không chữa hăm da ở trẻ em

 

Lá trầu không và lá khế là 2 loại lá có sẵn trong vườn nhà nhưng lại có tác dụng kỳ diệu mà có lẽ nhiều mẹ chưa biết, nhất là khi dùng để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh.

Cách dùng:

Lấy 1 ít lá trầu không hay lá khế, rửa sạch rồi đun sôi. Để nước nguội bớt rồi dùng khăn sạch nhúng vào nước và lau những vùng da bị hăm của trẻ. Cố gắng thực hiện 2-3 lần/ngày và làm hằng ngày sẽ cho hiệu quả chữa hăm da ở trẻ em tốt nhất đấy các mẹ ạ!

Một chút lưu ý cho các mẹ muốn áp dụng các bài thuốc thiên nhiên chữa hăm da ở trẻ em là nếu áp dụng một thời gian tương đối dài mà tình trạng da của bé vẫn không cải thiện thì đừng chủ quan mà hãy đưa bé đến bệnh viện khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng nên cẩn trọng trong bước lựa chọn nguyên liệu vì tình trạng dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu hiện nay xảy ra khá thường xuyên, mẹ nhớ lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, tốt nhất là dùng lá cây trong vườn nhà để đảm bảo bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Mụn nước là một loại mụn thường xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Nó rất dễ lây lan và xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Với người lớn, việc nổi mụn nước có thể chỉ gây lên một chút khó chịu vì chúng dễ biến mất và không gây hại gì. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước thì mọi chuyện đáng lo ngại hơn rất nhiều. Dưới đây là môt số thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước các mẹ nên biết.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Bé có những nốt nhỏ (bọc mụn) mọc lên riêng lẻ hoặc từng cụm. Xung quanh mụn, da thường thâm hoặc thậm chí rộp đỏ lên . Bên trong mụn là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, đôi khi có mủ hoặc máu.

Nó có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào và rất dễ lây lan. Sau một vài ngày, mụn nước vỡ ra, khô dần tạo thành một lớp vỏ và dần bung (rơi) ra. Thông thường, mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn.

Bé có cảm giác thấy ngứa, nóng hoặc rát, đau. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có thể chán ăn, dễ cáu kỉnh, hay quấy khóc,…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất dễ bị nổi mụn nước. Chúng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm gì. Và thộng thường, nguyên nhân không chỉ là một mà do nhiều yếu tố kết hợp:

  • Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc vi rút
  • Có thể do trẻ mắc bệnh, sốt, hệ thống miễn dịch suy giảm.
  • Trẻ bị bỏng hoặc cháy nắng, bị côn trùng cắn.
  • Do ma sát hoặc chấn thương ( ví dụ như đeo một đôi giầy mới).

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh. Đặc biệt với trẻ 3-4 tuần tuổi, việc nổi mụn nước có thể hết sức nguy hiểm. Do đó, bạn cần rất cẩn thận và kịp thời khi điều trị.

Điều trị trong trường hợp nhẹ

Thông thường khi thấy trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, các mẹ thường tìm cách để rút ngắn thời gian bùng phát, giảm nguy cơ lây lan bằng cách sử dụng các loại thuốc như:

-Thuốc viên: acyclovir (Xerese, Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir).

-Thuốc bôi: penciclovir (Denavir), docosanol (Abreva).

Những loại thuốc này có sẵn ở quầy thuốc và thường hiệu quả. Mụn nước sẽ dần tự biến mất mà không gây biến chứng gì.

Điều trị trong trường hợp nặng

Tuy nhiên, nếu bạn đã sử dụng các loại thuốc trên mà vẫn thấy bé không có sự thuyên giảm mà lại có nhiều triệu chứng xảy ra như: Mụn nước lan ra vùng mắt, lưỡi, cổ họng, bên trong má, bộ phận sinh dục,…toàn cơ thể. Những mụn nước thay đổi, đỏ rát hơn hoặc bong tróc hơn trên diện rộng. Thậm chí, xuất hiện: co giật, sốt, bé đau đớn, bú kém, mệt mỏi,… thì lúc này, bé đã bị nhiễm khuẩn nặng (thủy đậu, chóc lở, chàm sữa, viêm da,…), cần ngay lập tức đi khám bác sĩ. Nếu để lâu hoặc tiếp tục tự ý chữa trị sẽ có thể gây tổn hại nặng đến làn da của trẻ, nguy hiểm đến não và các nội tạng; thậm chí là cả tính mạng.

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khá phổ biến và dễ xử lý. Song, nó cũng rất dễ lây lan khó kiểm soát, thậm chí ẩn chứa nhiều loại bệnh khác; gây ra những biến chứng và hậu quả nặng nề. Để phòng tránh, các bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế các yếu tố gây lên sự căng thẳng mệt mỏi cho bé. Đồng thời, tìm hiểu kĩ về loại bệnh trước khi điều trị.