Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Việc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước rất  có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh về da liễu nên các mẹ cần “dè chừng” nhé.

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước các mẹ cần chú ý.

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh do môi trường tã ẩm ướt và vi khuẩn trú ngụ trong tã suốt nhiều giờ liền. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng hăm tã của trẻ sơ sinh là do môi trường tã ẩm ướt và vi khuẩn trú ngụ trong tã suốt nhiều giờ liền. Ban đầu trẻ sẽ có các triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến đáng kể, làm ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp nhẹ là hăm da, hăm tã ở trẻ sơ sinh, nặng thì có thể bị nổi mụn nước, và viêm da dị ứng.

Để bảo vệ trẻ khỏi chứng hăm tã mẹ nên thường xuyên thay tã cho trẻ. Nếu bé có triệu chứng tấy đỏ, mẹ nên dùng những loại kem trị hăm được bác sĩ chỉ định để thoa trực tiếp lên vùng hăm.

Chàm sữa (Lác sữa)

Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Hiện tượng lác sữa phổ biến hơn với những trẻ đã 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phát bệnh, lác sữa chỉ là những mẩn đỏ li ti, sau có xuất hiện những mụn nước. Sau đó khi nặng hơn, vùng da nổi chàm sữa bị mẩn đỏ, nứt nẻ, rịn nước, đóng mày và thậm chí tróc vảy.

Bệnh có thể tái đi tái lại nếu mẹ không chăm sóc trẻ đúng cách. Vì thế, để phòng ngừa cho trẻ không bị chàm, mẹ nên cho bé ở nơi thoáng mát và ăn mặc sạch sẽ; vệ sinh móng tay, tránh để trẻ dùng tay cào xước da. Sau khi bé ăn xong, mẹ nên lau sạch vùng mặt và cổ bé; tránh cho trẻ tiếp xúc với động vật như chó, mèo. Khi đã phát bệnh tốt nhất nên tránh cho bé ăn những thực phẩm có thể làm bệnh của bé trầm trọng hơn như gan, mỡ động vật hoặc ăn trứng.

Rôm sảy

Đây là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ vào mùa nắng nóng. Bệnh do mồ hôi thay vì thoát ra ngoài để làm mát cơ thể thì bị ứ đọng lại. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng những hạt hồng lấm chấm, hơi cứng và có thể có nước, nổi nhiều nhất thường là ở vị trí như lưng, bả vai, bắp tay, bắp chân, và ngực.

Khi bị rôm sảy, trẻ thường bị nổi mụn nhỏ li ti, mụn nước thành từng mảng lớn trên tay, vai nực, lưng,… gây ngứa ngáy cho bé. Do đó, để giúp trẻ thoát khỏi những khó chịu này mẹ nên cho bé mặc đồ có chất liệu thoáng mát, hút ẩm tốt; để trẻ chơi ở những nơi thông thoáng thay vì suốt ngày bế trẻ. Thường xuyên tắm rửa cho bé bằng nước mát để làm dịu các vết rôm sảy và tuyệt đối không làm trầy xước vùng da này.

Chốc

Trẻ bị chốc là nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mụn nước
Trẻ bị chốc là nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mụn nước

Bệnh chốc có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, trong một vài ngày thì vỡ ra, rỉ nước rồi đóng vảy. Bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn và rất dễ lây. Những biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh Khi trẻ có dấu hiệu bị chốc, mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng; nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị chốc bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh bé cào gãi và khuyến khích bé rửa tay thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.

Làn da trẻ sơ sinh vốn còn non yếu và dễ bị dị ứng. Điều quan trọng là các mẹ phải biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh tình trạng xuất hiện mụn nước. Khi có những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước hay các bất thường về da trẻ mẹ nên đưa bé đi khám da liễu ngay để được điều trị kịp thời.

bé bị rôm

Mách mẹ cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả

Hăm tã là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều trị hăm tã hiện nay có rất nhiều phương pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ một vài thông tin về cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả.

Dầu dừa là tinh chất tự nhiên thường được làm từ những quả dừa khô, từ lâu đã không còn xa lạ với các bà mẹ. Thành phần chính của dầu dừa là vitamin E vì vậy nó không chỉ giúp làm mềm môi, mượt tóc, dưỡng da và chống rạn da cho các bà mẹ mà còn có tác dụng trị hăm cho trẻ rất hiệu quả.

Cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả
Trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả

Dưới đây là các bước chữa trị hăm tã bằng dầu dừa cho các trẻ:

  • Nhẹ nhàng tháo tã cũ của con ra. Rửa sạch khu vực mông, bẹn và bộ phận sinh dục của trẻ bằng nước ấm với xà phòng dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
  • Dùng khăn mềm lau khô người và quấn tạm một chiếc khăn để trẻ khỏi lạnh.
  • Các mẹ hãy rửa sạch tay với xà bông diệt khuẩn rồi lau khô tay, cho một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay. Xoa đều dầu dừa trong 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Mẹ vừa xoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để dầu dừa thấm sâu vào da của trẻ.
  • Lưu ý, sau khi massage cho trẻ, mẹ không nên mặc tã ngay để vùng da bị hăm được thông thoáng, thoải mái trong vài tiếng.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho trẻ

Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé
Lưu ý khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé

Da của trẻ vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng với hoá chất. Do đó, mẹ nên sử dụng các loại dầu dừa nguyên chất, tự làm hoặc mua ở những nơi an toàn, uy tín. Tránh sử dụng các loại dầu dừa đã pha, tẩm hoá chất, có thể gây kích ứng da, đe doạ sức khoẻ của trẻ.

Mẹ không nên cho trẻ đóng bỉm cả ngày vì như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và hăm tã. Thường xuyên thay bỉm và kiểm tra bỉm cho trẻ. Các mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi vệ sinh, để khô trong khoảng 15 – 30 phút trước khi đóng bỉm và nhớ sử dụng 1 lớp phấn rôm mỏng cho trẻ.

Tã lót của trẻ nên chọn chất liệu mềm, thoáng mát và thấm mồ hôi như cotton. Giặt sạch và phơi ở nơi thoáng gió.

Bên cạnh đó, các mẹ cần giữ phòng ngủ và khu vực ngủ của trẻ sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi ngủ tránh quấn quá nhiều chăn quanh trẻ.

Các mẹ nên chọn các loại bột giặt dành cho trẻ em, sữa tắm và dầu gội có thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng da trẻ. Mặc dù phấn rôm có tác dụng phòng ngừa hăm tã cho trẻ rất hiệu quả nhưng điều này chỉ đúng khi mẹ sử dụng với một lượng phù hợp. Nếu lạm dụng quá nhiều phấn rôm, da của trẻ sẽ bị bí tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm và tổn thương da.

Thường xuyên massage bằng dầu dừa cho trẻ không chỉ có tác dụng trị hăm tã hiệu quả, dưỡng ẩm cho làn da mà còn giúp tăng thêm tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và trẻ. Chưa kể, ngoài việc trị hăm tã bằng dầu dừa, các mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để trị chứng “cứt trâu” trên da đầu cho trẻ, trị tưa lưỡi, táo bón và vết cắn của côn trùng.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ?

Làn da non nớt, nhạy cảm nên những biến đổi của thời tiết hay những tác động từ môi trường rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ. Đừng lo lắng nhé, những lưu ý dưới đây sẽ giúp các mẹ từng bước loại bỏ những vết tích xấu xí này trên da của trẻ.

Nhận biết tình trạng của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Những điều mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Những điều mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là dấu hiệu của tình trạng viêm da cấp tính, một dấu hiệu khác của dị ứng hoặc cũng có thể do những tác động của vi khuẩn. Các mẹ có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:

–  Cơ thể trẻ xuất hiện những nốt đỏ, phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những chỗ như đầu, mặt, gò má, trán, da đầu của trẻ, ranh giới không rõ ràng lắm và bề mặt có thể có vảy bong ra.

–  Mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ có hiện tượng bị loét, chảy nước đóng vảy.

–  Trẻ khóc lóc, không ăn ngủ được, nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị sưng hạch khá to.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Mụn kê là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Mụn kê là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

–   Nổi mẩn đỏ do trẻ bị mụn kê: đối với những trẻ từ 3 tuần tuổi trở lên tình trạng này xảy tới khá phổ biến. Những vết mẩn đỏ có thể sưng tấy trông giống như nhọt và thường xuất hiện ở hai bên trán và thái dương. Tuy không mang đến đau đớn cho trẻ nhưng lại khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng.

–   Trẻ bị nổi mẩn do chàm: tình trạng bệnh này hay xảy đến ở các trẻ từ 1 -5 tháng tuổi. Các vết mẩn đó có thế xuất hiện ở hai bên má, trên mặt hay khăp người trẻ. Dấu hiệu này có thể là báo hiệu của tình trạng dị ứng sữa nhưng cũng có thể khởi phát do da trẻ bị khô hoặc không có nguyên nhân cụ thể.

–  Nổi mẩn đỏ do những tác động từ môi trường bên ngoài như: do mội trường thời tiết, phấn hoa… cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng và là nguyên nhân khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ.

–   Nổi mẩn đỏ do cơ địa của trẻ: với nhiều trẻ có cơ địa dị ứng, những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da sẽ thường xuyên xuất hiện những vết mẩn đỏ.

–  Trẻ bị nổi mẩn do những nhân tố gây gị ứng trong thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm biển, những thức ăn tanh. Những loại thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng mẩn đỏ ở trẻ xuất hiện, thậm chí gây ra ngứa nếu các mẹ không biết chế biến phù hợp và không biết rằng cơ địa con mình dị ứng với những loại thực phẩm đó.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt hoặc côn trùng cắn,… cũng có thể mang đến những mẩn đỏ trên da của bé.

Nhận biết được tình trạng và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bước đầu tiên để có thể xóa bỏ những vết mẩn đỏ trên da trẻ, nhằm tìm ra được hướng điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát. Chúc bé khỏe!

bé bị rôm sảy phải làm sao

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Hiện nay tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khá phổ biến và khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ một số kinh nghiệm xử lý vấn đề này và giảm thiểu nỗi lo cho các mẹ.

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trên thực tế, mẩn đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên và tùy theo nguyên nhân, triệu chứng mà có cách xử lý khác nhau. Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, tay, chân và bụng nữa, nhưng trẻ không sốt cũng không quấy khóc gì thì bảo ko cần uống thuốc chỉ kiêng gió, tiếp xúc nước bên ngoài và uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Nếu hệ miễn dịch của trẻ tốt thì sẽ đỡ và tự khỏi. Nếu tình trạng không đỡ thì bạn hãy cho trẻ đến khám bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nếu trẻ không bị sốt, các mẹ cũng có thể tham khảo cách tắm cho trẻ bằng nước mướp đắng trong 2,3 hôm là sẽ hết.

  • Triệu trứng: nổi ban đỏ nhiều, đầu, mặt rồi lan xuống bụng, lưng, chân tay, không sốt chơi đùa vui vẻ.
  • Cách làm: giã 2 quả mướp đắng sống, vắt lấy nước hòa vào chậu nước tắm, tắm lần đầu tiên đã thấy có kết quả.

Nếu trẻ khoảng 9 tháng, bị nổi mẩn đỏ từ đầu đến chân kèm theo sốt nhẹ (37,4-38 độ), nổi mẩn, khám bác sĩ bảo phát ban dạng sởi thì có thể cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ như sau:

– Oserol: pha theo hướng dẫn

– Phenegan 2,5ml x 3 lần (hoặc Aerius 2,0ml 1 lần/ngày) chống phát ban dị ứng, ngứa (Phenegan có tác dụng phụ là an thần, nếu trẻ quấy khóc khó ngủ thì dùng còn không mình toàn dùng Aerius)

– Efferagant 150mg uống khi sốt >=38,3 độ

Đôi khi, một số trẻ cũng bị nổi mẩn đỏ do có tạng người da mẫn cảm với tiếp xúc như mồ hôi, quần áo. Đối với những trẻ này, các mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng, sạch.

Một số lưu ý khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Không dùng thuốc chứa corticoid bôi cho trẻ
Không dùng thuốc chứa corticoid bôi cho trẻ

Dưới đây là một số điều các mẹ cũng cần lưu ý để hạn chế những tổn thương có thể xảy đến cho da trẻ:

–   Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chứa corticoid và các chất kháng histamine. Bởi da trẻ còn non, hệ miễn dịch còn yếu nên những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng gây những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ.

–  Đảm bảo cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, để không bị nắng gió, vi khuẩn tấn công.

–   Lựa chọn cho trẻ chế độ ăn với thực phẩm phù hợp, đồng thời tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm để có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ được tốt nhất mà không bị thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

–   Với các mẹ bầu thì cũng cần chú ý cả thực đơn hàng ngày bởi thực phẩm ăn hàng ngày rất có thể là tác nhân gây bệnh đi qua sữa mẹ rồi xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường xuyên tái diễn và không chấm dứt, các mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.