Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

thuốc trị rôm sảy

3 bài thuốc thiên nhiên trị rôm sảy an toàn cho bé

Rôm sảy là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy không quá nghiêm trọng nhưng khiến nhiều mẹ bối rối vì không biết sử dụng loại thuốc gì mới phù hợp với làn da nhạy cảm của con. Trong trường hợp này thì các bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn phù hợp nhất đấy các mẹ ạ!

Bé bị rôm sảy

Bài thuốc số 1: Dùng gừng tươi trị rôm sảy cho bé

  • Gừng tươi vốn có tính hàn, mát, khá phổ biến và dễ mua nên mẹ có thể cân nhắc làm bài thuốc trị rôm sảy hiệu quả, an toàn, tiện dụng cho bé đấy.
  • Cụ thể cách làm như sau:

Gừng tươi để cả vỏ giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó ùng bông thấm nước gừng và chấm lên vùng bé bị rôm sảy. Áp dụng trong vòng 5 ngày với tần suất 3-4 lần/ngày sẽ giúp bé đỡ hẳn tình trạng rôm sảy và hạn chế mọc lại.

Bài thuốc số 2: Dùng lá bọ mẩy và bạc hà trị rôm sảy cho bé

Lá bọ mẩy các mẹ có thể đem sắc lấy nước đặc, thêm một ít lá bạc hà trước khi bắc ra rồi đun sôi lại. Để nguội đến nhiệt độ vừa phải thì dùng hỗn hợp này chấm lên vùng da bị rôm của bé, nhiều có thể dùng thay nước rửa cho bé hằng ngày. Kiên trì thực hiện mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ chỉ sau vài ngày đấy!

Bài thuốc số 3: Dùng lá dâu tằm trị rôm sảy cho bé.

  • Cách làm rất đơn giản thôi nhé:

Mẹ hãy lấy lá dâu tằm đựng vào một túi vải sạch, thêm nước và đun sôi, để nguội đến nhiệt độ thích hợp rồi dùng nước này trực tiếp tắm cho bé. Lưu ý sau khi tắm cho bé bằng nước lá dâu tằm, bố mẹ có thể bôi hoặc rắc bột đậu xanh (đậu xanh để cả vỏ xay thành bột) lên vùng da bị rôm sảy cho bé. Vết rôm sẽ khỏi rất nhanh đấy

Mẹ nên chú ý thay đổi chế độ chăm sóc để phòng và trị rôm sảy cho con

Các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong, do đó ngoài việc lệ thuộc vào các loại thuốc bôi, mẹ cũng hãy chú ý làm mát cho con bằng cách:

  1. Đảm bảo lúc nào con cũng có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá để sinh hoạt và vui chơi.
  2. Lưu ý chuyện tắm rửa hằng ngày: tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.
  3. Khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh…
  4. Sử dụng điều hòa trong những ngày thời tiết quá nóng bức cũng giúp hạn chế nguy cơ rôm sảy ở con. Lưu ý: Một số bố mẹ cho rằng không nên sử dụng điều hòa nhiệt độ vì không tốt cho đường hô hấp của con thế nhưng đây là quan niệm không chính xác. Nếu bố mẹ sử dụng điều hòa một cách khoa học: Nhiệt độ thích hợp, không để con bị sốc nhiệt thì đây là một trong những biện  pháp hiệu quả nhất giúp chấm dứt ngay tình trạng con bị rôm sảy đấy!

Ngoài ra, bổ sung các loại uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô… cũng giúp bé phòng tránh rôm sảy từ bên trong đấy!

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là loại bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì.

Nguyên nhân gây chàm sửa ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh chàm sữa. Do vậy, việc chăm sóc và phòng tránh chàm sửa ở trẻ sơ sinh rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé.

Thường chàm sữa hay có ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, bú bình, không bú sữa mẹ. Các loại sữa bột trên thị trường thường chứa nhiều chất bổ nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng (chàm sữa) cho trẻ.

Đầu tiên, trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Trẻ hay ngứa gãi nhiều.

Để hạn chế chàm sữa, bạn nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị chàm sữa. Không nên thoa thuốc corticoit (Eumovate) vì có thể gây tác dụng phụ cho da mặt bé như teo da, rối loạn sắc tố da. Không nên lạm dụng thuốc này vì da bé còn non (mỏng) có thể bị kích thích do các hóa chất có trong thuốc.

Nếu bé bị ngứa, có thể cho uống xirô chống ngứa. Nếu da mặt bị rỉ dịch, có thể cho bé uống một ít kháng sinh chống bội nhiễm. Thường thì khi được trên sáu tháng tuổi, bé sẽ tự khỏi bệnh.

Chàm sữa có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây dị ứng được giải quyết. Chỉ điều trị chàm sữa khi trẻ bị ngứa gây mất ngủ, thương tổn rỉ nước, nhiễm trùng. Không nên tự ý thoa các loại thuốc bôi bán trên thị trường nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm, có màu hồng nhạt. Không đưa trẻ đi chích ngừa hoặc tiếp xúc với môi trường dễ lây lan như bệnh viện trong lúc đang bị chàm sữa…

Những biện pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Vệ sinh và tắm rửa

– Bạn nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh bé gãi, hoặc cào xước da

– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen quá lâu và không được trong nước quá nóng. Chỉ nên tắm từ 5-10 phút trong nhiệt độ khoảng 36oC và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, đồng thời tránh dùng găng khi tắm cho bé.

–Dùng khăn cotton 100% để lau khô da bé một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da.

Trong phòng bé

– Để phòng của trẻ thật thoáng khí, có thể bằng cách bật máy điều hòa, hạn chế để bé trong một căn phòng có đầy khói.

– Thường xuyên quét dọn, vệ sinh phòng của bé để tránh bụi và vụn vải,…

Thực phẩm của bé

– Nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.

– Chỉ nên đa dạng các loại thức ăn cho bé khi bé từ 6 tháng trở đi.

– Nên trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm tanh, trứng và một vài loại cá.

Trường hợp chàm sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ và nên đưa bé tái khám sau mỗi đợt điều trị để chữa dứt điểm.

Những điều mẹ cần biết về hiện tượng rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy không quá nguy hiểm nhưng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ con. Bởi vậy mẹ nên trang bị cho mình các kiến thức về nguyên nhân, cách phòng và chữa bệnh để chủ động hơn nếu con gặp phải nhé!

Xem thêm:

rôm sảy ở trẻ hỏ

Nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ

Hiện tượng rôm xảy ra thường xuyên, nhất là trong những ngày hè nóng bức, con ra mồ hôi nhiều là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Đặc biệt tình trạng rôm sảy sẽ càng tệ nếu mẹ cho bé mặc quần áo quá bí; trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cộng với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm dẫn đến một vài vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Vây thời tiết nóng bức mùa hè tác động gì đến việc rôm sảy ngày càng tệ? Nguyên do bởi thời tiết nóng bức sẽ khiến cơ thể chúng ta điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm thân nhiệt. Thế nhưng khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, cộng hưởng với việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn sẽ khiến mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm ở bé.

Xem thêm: Mẹo chữa ngứa khi bé bị rôm sảy

Mách mẹ 3 loại rôm sảy thường gặp

Có 3 dạng lâm sàng của rôm sảy được phân loại dựa theo vị trí ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn.

– Miliaria crystallina (Rôm sảy kết tinh): Đây là dạng nhẹ của rôm, biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong, và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau.

– Miliaria rubra (Rôm sảy đỏ): Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì (epidermis) của da, gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều.

– Miliaria profunda (Rôm sảy sâu): Đây là dạng rôm ít gặp, xảy ra chủ yếu ở những người lớn đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Miliaria profunda có thể gây tình trạng không có mồ hôi lan rộng dẫn đến hội chứng kiệt sức do nóng: Chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.

Mẹ có biết cách phòng và trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất?

Nguyên tắc phòng và trị rôm sảy cho bé thực ra khá đơn giản, hầu như mẹ nào cũng biết: hãy luôn để cho cơ thể bé mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da. Thế nhưng thực hiện thế nào thì vẫn là bài toán khó, nhất là trong điều kiện thời tiết nước ta. Để mình mách mẹ vài tips chăm sóc bé hằng ngày để phòng và trị rôm sảy nhé!

– Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió.

– Mặc quần áo thoáng mát cho con, tránh các loại vải quá nhiều sợi tổng hợp, không thoát được mồ hôi.

– Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín cũng là cách trị rôm sảy mụn nhọt cho bé rất hiệu quả. Ngoài ra mẹ có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.

– Sử dụng các loại kem bôi hoặc phấn rôm có tác dụng trị rôm sảy mụn nhọt cho bé.

– Đảm bảo con uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường để giữ cơ thể con luôn mát mẻ

Cách phòng tránh và chữa trị cho trẻ nổi mẩn đỏ khắp người

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ khắp người. Bài viết dưới đây sẽ phần nào tháo gỡ được khúc mắc cho các bậc phụ huynh, giúp họ có thể chăm sóc cho con được tốt nhất khi trẻ nổi mẩn đỏ.

Triệu trứng khi trẻ nổi mẩn đỏ thường gặp là : nổi ban đỏ nhiều, đầu, mặt rồi lan xuống bụng, lưng, chân tay, không sốt mà vẫn chơi đùa vui vẻ. Việc nổi mẩn đỏ khắp người làm cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy, trẻ thường dùng tay gãi gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ.

Làm gì để phòng tránh nổi mẩn đỏ?

Cách phòng tránh và chữa trị cho trẻ nổi mẩn đỏ khắp người
Cách phòng tránh và chữa trị cho trẻ nổi mẩn đỏ khắp người

Để tránh cho bé không bị mẩn đỏ thì bạn có thể

  • Chú ý đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ. Các loại quần áo nên giặt bằng những loại xà bông, xà phòng làm sạch hiệu quả, ít kích da.
  • Hạn chế, ngăn ngừa cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Chú ý trông chừng, không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và được làm bằng chất liệu mềm mại.

Nhoài ra, đôi khi trẻ bị mẩn đỏ còn có thể do những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, mà thường xảy ra nhất là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, và cua… hoặc đồ ăn tanh. Những nhân tố này có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là kết hợp với sự ảnh hưởng của thời tiết. Vì vậy, việc tìm hiểu và hiểu về sự kích ứng của con với các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày là điều rất cần thiết.

Làm gì khi trẻ nỏi mẩn đỏ?

Mẹ phải làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ
Mẹ phải làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ

Thực tế cho thấy, đối tượng chính thường xảy ra với trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa là những trẻ béo, hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có di truyền, thường xuyên bị viêm da (nguyên nhân mang tính di truyền)

Căn bệnh này thường xuất hiện khi trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi với những hiểu hiện mẩn đỏ, mụn nước, bong tróc gây ngứa ngáy khó chịu. Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là trẻ sẽ  bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên lúc nào cũng phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực. Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ sẽ bị nổi những nốt mẩn đỏ như hạt gạo, rồi hình thành những mọng nước. Những mọng nước này sẽ vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ cảm thấy rất ngứa do vậy thường xuyên quấy khóc, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực. Đối với một số trẻ, cả hai hiện tượng mẩn đỏ và mẩn ngứa sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (cho tới khoảng từ 2 tuổi trở lên).

Để điều trị được bệnh hiệu quả và dứt điểm cho con, các mẹ đang cho con bú nên chú ý kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Đồng thời, chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, đồng thời giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.