Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mách mẹ cách nhận biết và điều trị khi bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người thường gặp ở bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi và nguyên nhân gây ra thì khá là phức tạp, có thể do rôm sảy do thời tiết nắng nóng, viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da

Nhận biết tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ qua các triệu chứng

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gì khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, triệu chứng này có thể là do bị dị ứng mùi hương hoặc dị ứng thời tiết, cũng có thể bị dị ứng thuốc.

Triệu trứng thường gặp đó là: nổi ban đỏ nhiều. Biểu hiện trông thấy là các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những vị trí như đầu, mặt, gò má, trán, hay da đầu của bé, ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra. Trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ còn có thể mọc các mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ, sau đó bị loét, chảy nước và đóng vảy.

Mẩn mụn có thể gây ngứa rất ngứa, vì vậy bé thường khó chịu, khóc lóc. Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, hiện tượng này có thể tự khỏi dần dần, một số ít bé bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, một số thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên. Nếu bị viêm nặng hơn có chỗ còn bị sưng hạch khá to.

Phòng tránh tình trạng bé bị mẩn đỏ

Mách mẹ cách nhận biết và điều trị khi bé bị nổi mụn đỏ
Mách mẹ cách nhận biết và điều trị khi bé bị nổi mụn đỏ
  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ, không để cơ thể bé bị nắng, gió tấn công.
  • Tránh để bé gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết. Vì những chất gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công bé bất kỳ lúc nào.

Cách chữa khi bé bị mẩn đỏ

Cách chữa cho bé khi bị mẩn đỏ hiệu quả
Cách chữa cho bé khi bị mẩn đỏ hiệu quả

Nếu bé bị nổi mẩn đỏ mà không sốt, không do sởi thì các mẹ nên làm sạch da bằng cách tắm rửa cho bé hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da.  Ngâm vùng da tổn thương, bị nổi mẩn đỏ trong nước ấm, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da.  Chọn quần áo thấm mồ hôi cho bé.

Các chất làm ẩm có tác dụng duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày, có dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh các mẹ nên chọn loại thuốc mỡ để bôi cho bé vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn.

Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định về tâm lý bé để ngăn bé gãi ngứa. Nhớ cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do bé gãi ngứa. Các bé không nên cho bé chơi dưới đất, không chơi với chó mèo hay thú nhồi bông quá nhiều.

Nếu bôi thuốc ngứa thì bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương, rồi đi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con khi bé bị nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, các cha mẹ nên biết rằng mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ khác nhau và cơ thể mỗi bé khác nhau nên đôi khi thuốc này chữa khỏi cho bé kia nhưng lại có thể gây dị ứng nặng hơn cho bé nhà mình. Vì vậy, tốt nhất khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ, các bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa con đi khám bác sĩ để xin lời khuyên và đơn thuốc phù hợp.

trẻ sơ sinh bị nẻ

Chàm sữa – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Chàm sữa – hay còn gọi là lác sữa là một bệnh lý da liễu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần biết sau  để có thể phòng và chữa trị chàm sữa cho con hiệu quả nhất nhé!

 

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là loại bệnh chàm thể tạng có thể  gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của chàm sữa là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác nhưng có xun hướng lây lan trên cùng một cơ thể.

CHàm sữa và những điều mẹ cần biết

Chàm sữa

Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì. Chàm sữa khiến trẻ ngữa nên lấy tay gãi liên tục, khó chịu dẫn đến bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.

Thông tin chi tiết về loại bệnh này mọi người lên tham khảo tại đây.

2. Nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên, theo các thống kê của sở y tế, căn bệnh này thường xảy ra ở người có cơ địa dễ dị ứng. Những trẻ có cha mẹ mắc các chứng hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…

Tuy không thể xác định chắc chắn và đích xác nguyên nhân gây bệnh nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng chàm sữa xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính:

  • Cơ địa của bản thân người bệnh dễ bị dị ứng, kích ứng và người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh ở đây có thể do gen di truyền từ bố mẹ sang con.
  • Chất gây dị ứng ở đây thậm chí có thể là chất được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, long mèo, long chó…

Ngoài ra nếu bé đang bú sữa ngoài thì loại sữa bột đang dùng cũng có thể là nguyên nhân khiến chàm sữa ở trẻ sơ sinh vì  chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ.

3. Cách phòng tránh cho bé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy thay vì tìm cách chữa trị sau khi đã để con bị chàm sữa, bố mẹ hãy thật cố gắng áp dụng các biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con. Việc phòng tránh như thế nào sẽ có liên hệ mật thiết với 2 nhóm nguyên nhân đã được phân tích ở trên.

  • Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng, chàm sữa. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, để hạn chế lác sữa, bạn cũng nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị lác sữa

Khi bé đã bị bệnh cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị bệnh chàm sữa để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe.Tình trạng bệnh chàm sữa kéo dài lâu làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của trẻ.

Ví dụ như trẻ liên tục quấy khóc, gãi ngứa, da nóng, mặt đỏ, gây ra các vết thương nhiễm trùng trên má làm bé khó chịu. Những điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ gây biếng ăn, cáu gắt.

Trong các trường hợp nặng còn làm làn dan của bé bị tổn thương đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm như mặt, hai má, lông mày để lại sẹo.

Chàm sữa là một căn bệnh khó chữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bởi vì gây khó chịu cho các bé.

kem trị côn trùng đốt

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả an toàn

Trời nắng nóng khiến con bị rôm sảy mãi không khỏi làm mẹ vô cùng lo lắng, nhưng mẹ đã tìm mọi cách chữa trị mà con vẫn tái đi tái lại. Mẹ ơi tham khảo 2 cách trị rôm sảy cho bé tận gốc sau nhé!

trị rốm sảy cho bé

Hiểu nguyên nhân- Nền tảng quan trọng chọn đúng cách trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nhưng không thực sự nhiều phụ huynh hiểu nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng da liễu này ở con. Mà phòng bệnh hay chữa bệnh đều phải xuất phát từ việc hiểu nguyên nhân nên bố mẹ hãy tìm hiểu kỹ để chọn cách trị rôm sảy cho bé tận gốc nhé!

Nguyên nhân chính là do khí hậu nước ta nóng ẩm mưa nhiều, nhất là trong mùa hè nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống do đó dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé tận gốc

Phần lớn trường hợp bé chỉ bị rôm sảy thông thường nên khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết và cũng không gây tác hại gì. Nhưng cũng không í tem do không được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt, dẫn đến những biến chứng khó lường trước.

Bởi vậy cách phòng và cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất phải bắt đầu từ việc thay đổi chế độ chăm sóc con hắng ngày sao cho khoa. Cụ thể:

  1. Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều là cách phòng và cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả.

Nghe lạ nhỉ? Không ra nắng thì liên quan gì đến rôm sảy vậy? Thực ra nguyên do là từ 10h sáng đến 4h chiều là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát thậm chí ung thư da. Do đó nếu tránh ra ngoài vào thời điểm này sẽ bảo vệ da bé tốt hơn, từ đó cũng là cách phòng và cách trị rôm sảy cho bé cũng như các bệnh lý về da khác.

  1. Che chắn kỹ càng cho bé mỗi khi ra ngoài để phòng và trị rôm sảy.

Nếu không thể không đưa con ra ngoài khi trời nắng, bố mẹ hãy che chắn cẩn thận, kỹ càng cho con trước khi ra ngoài. Cụ thể: cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt, thoa kem chống nắng cho trẻ để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời.

Vệ sinh da cho bé khoa học, đúng cách là cách trị rôm sảy cho bé tận gốc.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong cách trị rôm sảy cho bé mẹ cần biết và hầu như mẹ nào cũng biết. Thế nhưng chăm sóc như thế nào mới khoa học và đúng cách thì đôi khi mẹ chưa hiểu thực sự đúng.

  • Để vệ sinh da sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày; tuy nhiên mỗi lần tắm không nên quá 30 phút sẽ khiến mất lớp dầu tự nhiên  bảo vệ trên da con làm da con bị khô, dễ dẫn đến các bệnh lý về da. Mẹ cũng nên vắt thêm 1 quả chanh vào nước tắm của trẻ cũng là cách trị rôm sảy rất hiệu quả đấy.
  • Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu cũng là cách trị rôm sảy cho bé vô cùng hiệu quả. Mẹ hãy chú ý chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.
  • Cách trị rôm sảy cho bé trong những ngày hè oi bức còn có: các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.
  • Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tổng hợp 3 cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất mẹ nên biết

Làn da trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm, nhất là trong thời tiết nắng nóng rất dễ xảy ra hiện tượng rôm sảy. Vậy cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh nào hiệu quả, được các mẹ tin dùng nhất?

trị rôm sảy cho bé

Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên – cách trị rôm sảy cho bé đơn giản tại nhà

Các bài thuốc dân gian được truyền từ đời này qua đời khác từ lâu luôn là nguồn tham khảo tuyệt vời cho các bà mẹ Việt trong việc điều trị các căn bệnh ngoài da cho trẻ do vừa tiện dụng vì sử dụng ngay các loại lá có trong vườn, vừa an toàn vì sử dụng nguyên liệu lành tính từ thiên nhiên, lại có thể áp dụng hằng ngày nữa.

Để trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp này, mẹ có thể sử dụng một số loại lá cây có đặc tính mát, dịu nhẹ với da bé như: lá trà xanh, mướp đắng, lá khế, lá trầu không… Sau đó đun sôi với nước rồi đem tắm cho bé hằng ngày. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ cho bé là trong khoảng từ 7-10 ngày tình trạng hăm cổ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý: Khi lựa chọn cách trị rôm sảy cho bé này cần đặc biệt lưu ý trong bước lựa chọn các nguyên liệu từ thiên nhiên: các loại lá cây phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo, không bị dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón. Nếu không có thể gây phản tác dụng, dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Sử dụng kem bôi da – cách trị rôm sảy cho bé cho bé phổ biến các mẹ tin dùng

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm, nhiều cách trị rôm sảy cho bé. Thế nhưng bố mẹ vẫn rất e ngại không biết các sản phẩm này có phù hợp với làn da đặc biệt nhạy cảm của bé nhà mình không? Đừng lo bố mẹ nhé! Vì nếu lựa chọn sản phẩm trị rôm sảy cho con theo các nguyên tắc dưới đây, bố mẹ nhất định sẽ tìm được sản phẩm thích hợp, an toàn cho bé đấy!

  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm kem bôi da của người lớn để dùng cho con.
  • Nên sử dụng các loại kem trị rôm sảy có nguồn gốc từ thiên nhiên (không hóa chất, không có chất phụ gia). Đảm bảo cho kem thẩm thấu sâu vào da bé thì thời điểm bôi thuốc tốt nhất cho bé là ngay sau khi tắm.
  • Nước hoa hay paraben là hai chất không tốt cho làn da bé, do đó hãy kiểm tra kỹ trên nhãn mác sản phẩm xem có 2 loại chất này không.
  • Cuối cùng, đơn giản nhưng rất quan trọng: Bố mẹ hày chọn địa chỉ mua hàng uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng nhé.

Một số lưu ý để lựa chọn cách trị rôm sảy cho bé ở trẻ phù hợp nhất

  • Để mình mách nhỏ mẹ nhé: Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do quá trình vệ sinh không tốt kết hợp với điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến ách tắc các tuyến mồ hôi.  Bởi thế, cho dù có áp dụng cách trị rôm sảy cho bé nào thì việc vệ sinh cho trẻ thật cẩn thận và đúng cách vẫn là ưu tiên hàng đầu.
  • Cách chữa trị rôm sảy ở trẻ khá đơn giản, không có gì phức tạp nhưng cần thời gian và sự kiên trì đều đặn. Nên các mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và đồng hành cùng con nhé!