Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) rất phổ biến với trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị lác sữa. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa.

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không lây lan; thường xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (như bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hay chàm thể tạng). Người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng vì nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ diễn biến trở thành chàm thể tạng.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa – Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra tứ chi và toàn thân mình…Ban đầu bệnh có dấu hiệu bởi những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ đỏ li ti, có thể bị nứt da, rịn nước.

Khi bị bệnh, trẻ sẽ có cảm giác rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, và bú kém. Nhiều trẻ chịu không chịu nổi, thường gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa, vì vậy làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da người bệnh bị chảy máu. Nếu không giữ được vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, đồng thời để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của bé sau này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện nay chưa xác định một cách chắc chắn. Trên thực tế, bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Việc cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, hay bị dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng rất dễ mắc bệnh.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố nguy cơ gây bệnh, đó là: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng bắt nguồn từ những thay đổi từ bên ngoài như mạt, ve, con bọ chét, các loại nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm, ở chó mèo, động vật. Hoặc có thể trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về chuyển hóa, tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), và cách cho bú, nhiễm trùng…

Những yếu tố khiến bệnh nặng thêm

Những yếu tố khiến bệnh chàm sữa ở trẻ nặng thêm
Những yếu tố khiến bệnh chàm sữa ở trẻ nặng thêm

– Các dị ứng nguyên do thức ăn, không khí, hoặc thú nuôi… như đã nói ở trên

– Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, các loại thuốc tẩy, vải len, và khói thuốc…

– Khí hậu, thời tiết: nóng, lạnh hay da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.

– Bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

– Do tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng đậu mùa.

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển và trở thành chàm thể tạng thì các mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

bé bị khô da phải làm sao

4 điều mẹ nhất định phải biết về bệnh hăm da

Bệnh hăm da khiến không ít ông bố bà mẹ đau đầu vì chữa mãi không khỏi, nhưng bố và mẹ thực sự đã biết tất tần tật các thông tin cần thiết về căn bệnh này để có chiến lược phòng và trị bệnh hiệu quả cho con chưa?

bé bị bệnh hăm da  Bệnh hăm da thực chât là gì?

Bệnh hăm da (hay tên tiếng anh là Intertrigo) là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng (bẹn), kẽ ngón của bàn tay , chân… nặng hay nhẹ tùy thuộc vào chế độ chăm sóc da cho con của bố mẹ. Biểu hiện ra bên ngoài của bênh hăm da thông thường sẽ là nổi mẩn đỏ, u hạt lan tỏa, bong vảy, nặng hơn là lở loét, ứ dích khiến con vô cùng đau rát và khó chịu.

  Nguyên nhân chính gây bệnh hăm da

  • Bệnh hăm da dù là ở trẻ con hay người lớn cũng được cấu thành từ 2 nguyên nhân bản chất sau:
  • Môi trường thời tiết nóng ẩm (như khí hậu điển hình ở nước ta vào mùa hè) là điều kiện cần.
  • Có tác động cơ học (mastic) giữa các vùng da là điểu kiện đủ.
  • Điều đó nghĩa là bệnh hăm da thường khởi đầu do các nhân tố mastic cùng với mồ hôi, phân, nước giải và tiết dịch khiến da bị tổn thương dẫn đến tình trạng hăm. Thực tế bởi vậy nên có thể nói bệnh hăm da rất phổ biến, có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, một người lại có khả năng mắc lại nhiều lần.
  • Ở người lớn, tình trạng viêm là do bề mặt da chà vào nhau gây xói lở. Hăm da chủ yếu do vi nấm, nhưng thỉnh thoảng bội nhiễm bởi vi khuẩn. Đặc biệt , người bị bệnh béo phì , đái tháo đường , tiết mồ hôi nhiều cũng có nguy cơ hăm da cao hơn.

    Biểu hiện của bệnh hăm da

  • Lộ rõ ra một vùng da (nổi các dát đỏ, nổi mẩn lan tỏa)
  • Viêm da tại các vùng kẽ như bẹn, nách, cổ, ngón của bàn tay, chân…
  • Vết hăm có cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác trên toàn bộ cơ thể. Trường hợp nặng xuất hiện vết loét , ứ dịch gây đớn đau. Bệnh hăm da thường mãn tính với phát khởi âm ỉ , gây ngứa , cảm giác bỏng rát và đau nhức tại các nếp da.

Tuy nhiên , bệnh hăm da ở trẻ em chủ yếu là do hăm tã , bệnh biểu lộ ở vùng quấn bỉm. Trẻ nhấm nhẵng , khóc thét khi thay tã , mặc bỉm. Trường hợp bị hăm nặng bé sẽ bị sốt , mỏi mệt và sụt cân.

    Mách mẹ cách trị bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh

  • Dùng thuốc mỡ hoặc sản phẩm chống hăm Kem Embe không gây không gây kích ứng (dùng 2-3 lần/ngày) và làm sạch vùng da bị hăm cho bé sau mỗi lần thay bỉm.
  • Vệ sinh sạch sẽ, lau khô thân hình trước khi bôi thuốc chống hăm cho bé. (Cần rửa sạch lớp kem đã bôi trước đó).

Bên cạnh việc trị hăm bằng các loại thuốc thì thay đổi chế độ chăm sóc cho trẻ sao cho phù hợp và khoa học cũng là bước quan trọng vừa phòng tránh, vừa hỗ trợ trẻ trong quá trình chữa trị bệnh hăm da. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên thay bỉm cho trẻ. Trước khi mặc bỉm nên sử dụng 1 lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã như HPcream tạo lớp màng bảo vệ.
  • Phòng tránh bé bị đi ngoài, ăn thức ăn ít axit, chất thải gây hăm tã.
  • Bệnh hăm da tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và đau rát cho bé con của banh, thậm chí có thể để lại sẹo nên mẹ hãy hiểu đúng về bệnh để có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời cho con nhé!
trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Bệnh hăm da: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé

Bệnh hăm da vốn là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng ngừa và chưa trị đúng đắn xuất phát từ hiểu rõ nguyên nhăn gốc rễ của vấn đề, căn bệnh đơn giản này có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

bệnh hăm da ở trẻ

Bé bị bệnh hăm da – Nguyên nhân do đâu?

Làn da non nớt và mềm mại của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên vùng cổ và mông là 2 vùng dễ bị hăm nhất. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị bệnh hăm da, có thể chia thành 5 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Do bản chất da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Do trẻ sơ sinh gần như mặc tã 24/24. Vùng da mông vì vậy thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng dấn đến việc trẻ bị bệnh hăm da.
  • Trẻ bị hăm cổ ban nhiệt: Mùa hè, cái nóng bức dễ gây khiến da bé mẩn ngứa, đổ nhiều mồ hôi hơn rồi cuối cùng dẫn đến trẻ bị hăm cổ.
  • Da trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm: Vùng cổ là vùng có nhiều nếp gấp, nhất là ở trẻ sơ sinh dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn, nấm, gây hại cho da trẻ, trong đó có bệnh hăm da.
  • Trẻ bị hăm cổ do ma sát: Do trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm, cổ còn hơi ngắn nên những nếp gấp tại vùng cổ sẽ chà xát với nhau liên tục gây kích ứng.

Yếu tố khác khiến trẻ bị bện hăm da: chủ yếu liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày. Ví dụ: khi trẻ bú sữa, sữa có thể rơi xuống cổ của trẻ nhưng sau đó, mẹ không biết, không lau khô khiến trẻ bị hăm cổ. Hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ không được lau khô, nhất là những phần có nếp gấp. Đây cũng là một trường hợp trẻ bị hăm cổ.

Trẻ bị bệnh hăm da – Tuyệt chiêu phòng bệnh cho mẹ!

  • Hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị hăm da, ta sẽ dễ dàng nhận thấy phương pháp phòng tránh hữu hiệu nhất là vệ sinh hằng ngày cho trẻ thật cẩn thận và đúng cách:
  • Sau khi tắm, cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp.
  • Dùng loại bột giặt dịu nhẹ cho da trẻ sơ sinh.
  • Quần áo của trẻ sơ sinh cần được làm bằng cotton và không nên chứa quá nhiều nilon.
  • Nên dùng các loại thuốc chống hăm để phòng trẻ bị hăm cổ. Chú ý nên chọn loại không chứa chất tạo màu, tạo mùi và có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể tham khảo các loại kem bôi dành riêng cho trẻ như kemembe, sản phẩm đã được kiểm nghiệm chặt chẽ về nguyên liệu và công nghệ phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ để phòng trẻ bị hăm cổ một cách hiệu quả nhất!

Ngoài ra, quá lạm dụng phấn rôm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị bệnh hăm da. Vì bôi phấn rôm đồng nghĩa với gia tăng tình trạng bí bách cho da bé, nguy hiểm hơn, khi các phân tử phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ sẽ tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý khi dùng phấn rôm, tránh lạm dụng làm cho tình trạng bệnh hăm da của bé càng trở nên trầm trọng nhé!

chàm sữa ở trẻ em

2 cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị nẻ mẹ nhất định phải biết

Trẻ sơ sinh bị nẻ là hiện tượng khá phổ biến, nhất là ở quốc gia có khí hậu thất thường, mùa đông đặc biệt hanh khô và lạnh như nước ta. Thế mẹ có biết có tất cả mấy cách chữa trị nào cho con và ưu nhược điểm của mỗi cách là gì không?

1. Sử dụng trực tiếp các bài thuốc dân gian truyền thống

Thuốc dân gian từ lâu đã được ông cha ta sử dụng để điều trị bệnh khô, nẻ da. Thuốc vô cùng dễ kiếm, dễ làm và không gây hại cho sức khỏe. Các bài thuốc này có đặc điểm:

1.1. Ưu điểm của bài thuốc dân gian

  • Từ xa xưa, các bà các mẹ đã biết sử dụng các loại tinh chất có sẵn trong tự nhiên làm phương pháp điều trị hiệu quả cho các bé bị khô da, nứt nẻ…
  • Các tinh chất thường được sử dụng nhất là: dầu dừa, mật ong, dầu ôliu, yến mạch, thậm chí là sữa mẹ.
  • Cách dùng các loại tinh chất này để chữa trị cho trẻ sơ sinh bị nẻ tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Cụ thể: Với các loại dầu dừa, mật ong, dầu ôliu, có thể thoa trực tiếp lên má bé. Mát xa trong vòng từ 10-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Hoặc cũng có thể pha vào nước tắm với lượng vừa đủ để phòng và trị nẻ toàn thân cho bé luôn.
Dầu dừa trị nẻ cho trẻ sơ sinh
Dầu dừa trị nẻ cho trẻ sơ sinh

Lưu ý mẹ hãy làm hằng ngày để giữ làn da bé không chỉ mềm mịn mà còn trắng hồng nữa nhé!

1.2. Nhược điểm khi dùng

Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị nẻ bằng thuốc dân gian này có một nhược điểm là chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bé bị nhẹ, không quá nghiêm trọng.

Đối với các loại chế phẩm thiên nhiên được sử dụng cũng phải chọn lựa hết sức cẩn trọng. Nếu không đảm bảo nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng thì không nên sử dụng. Đây có thể là các loại chế phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, không những không giải được bài toán bé bị nẻ mặt bôi gì hiệu quả nhất mà còn gây hại nặng nề đến làn da và sức khỏe của bé. Các mẹ nhớ chú ý nếu sử dụng phương pháp chữa trị này nhé!

2. Dùng sản phẩm kem tổng hợp có nguồn gốc từ thiên nhiên

Vẫn là các bài thuốc dân gian truyền từ hàng ngàn đời nay, kết hợp với sự tiến bộ của y học. Các bài thuốc này được tổng hợp lại, sử dụng một công thức và dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo nên các loại kem bôi vừa an toàn lại vừa có hiệu quả nhanh nhất.

trẻ sơ sinh bị nẻ mặt

Lý do các loại kem bôi này có tác dụng hơn hẳn đối với trẻ sơ sinh bị nẻ là do được tổng hợp từ nhiều các loại dược liệu quý. Đồng thời nó cũng an toàn, không gây kích ứng là vì các thành phần hoàn toàn đều từ thiên nhiên. Quy trình công nghiệp để sản xuất các loại kem bôi cũng luôn được giám sát chặt chẽ, đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu của bộ y tế.

“Thú thật trước đây mình hay sử dụng kem dưỡng tự chế cho con thấy cũng hiệu quả. Tuy nhiên sau khi xem xét lại nguồn gốc thì thấy rất nhiều vấn đề. Hiện tại mình có sử dụng sản phẩm KemEmbe thấy rất ổn và an toàn. Các mẹ có thể tham khảo.” – Mẹ Bùi Thị Thúy, Tam Điệp – Ninh Bình chia sẻ.

Chúc các mẹ tìm được cho bé yêu bài thuốc trị nẻ, khô da hiệu quả để con luôn khỏe mạnh và phát triển thật toàn diện nhé!