Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Trẻ bị khô da tay và 3 tuyệt chiêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Da các bé bình thường vô cùng mềm mại. Tuy nhiên, vẫn có một số bé ở những khoảng thời gian nhất định lại bị khô da tay. Mẹ không cần phải lo lắng đâu. Trẻ bị khô da tay không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và các chữa trị cũng như phòng tránh hết sức đơn giản. Mẹ hãy thực hiện 4 tuyệt chiêu đơn giản dưới đây khi thấy con bị khô da tay hay bất cứ vùng nào trên cơ thể nhé!

Da của bé vốn mỏng hơn da của người lớn nên rất dễ bị kích ứng, bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô, da bé bị mất nước nên dễ dàng bị khô da. Phổ biến nhất là tình trạng trẻ bị khô da tay do tay tiếp xúc trực tiếp với môi trường hơn các bộ phận khác trên cơ thể.

Trẻ bị khô da tay hay khô ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể thực ra không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng khô da thì da bé sẽ dễ bị mắc các bệnh ngoài da. Do vậy khi trẻ bị khô da, các mẹ vẫn nên trị dứt điểm cho bé nhé!

Trẻ bị khô da tay và 3 tuyệt chiêu đơn giản mẹ nên bỏ túi
Trẻ bị khô da tay và 3 tuyệt chiêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

1/ Cung cấp đủ nước

Trẻ bị khô da tay hay khô da nói chung đều là biểu hiện của tình trạng da bị mất nước các mẹ ạ. Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn uống của trẻ lượng nước hợp lý bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây, hoa quả tươi, rau xanh các mẹ nhé!

Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ làm cải thiện đáng kể tình trạng da trẻ bị khô. Ngay cả khi trời lạnh, các mẹ vẫn cần chú ý bổ sung nước cho bé nhé, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết hanh khô, bé cần được uống nhiều nước hơn bình thường nhé.

Nếu da bé vẫn bị khô ngay cả khi bạn cảm thấy đã cung cấp đủ lượng nước cho bé thì có thể lấy khăn thấm nước, ủ lên đôi bàn tay bé khoảng 2 phút để da bé đỡ khô và căng, giúp bé dễ chịu hơn.

2/ Vệ sinh cá nhân cho bé thật sạch sẽ

Đây là cách tốt nhất để chữa trị cũng như phòng tránh việc trẻ bị khô da tay đấy các mẹ ạ. Rất nhiều trường hợp da của bé bị khô ráp là do chưa được vệ sinh sạch sẽ. Việc vệ sinh sạch sẽ làn da của bé giúp loại bỏ mọi nguy cơ vi khuẩn, mầm bệnh ngoài da xâm nhập vào làn da non nớt của bé.

Các mẹ nhớ chú ý rửa sạch tay cho bé trước và sau khi ăn uống. Tốt nhất, các mẹ nên dùng nước ấm và nếu bé nhà bạn đã được 1 tuổi rưỡi, hãy kiên trì hướng dẫn bé cách tự vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày nhé!

Ngoài ra, để đảm bảo cho đôi tay của bé luôn sạch sẽ để  trẻ không bị khô da tay, các mẹ nhớ thường xuyên vệ sinh cả các đồ chơi, vật dụng bé hay dùng hàng ngày.

3/ Chăm sóc da tay cho bé

Chăm sóc da tay cho bé để tránh bị khô da
Chăm sóc da tay cho bé để tránh bị khô da

Việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da cho bé là điều hết sức cần thiết khi trẻ bị khô da, đặc biệt là vào mùa đông trong thời tiết hanh khô các mẹ ạ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm giúp da bé được cân bằng độ ẩm, giảm các triệu chứng ngứa, căng da hay khó chịu. Mẹ nên lưu ý chọn loại kem có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da của bé nhé!

Các mẹ cũng nên hạn chế việc sử dụng xà bông cho bé nữa bởi trên thực tế, xà bông có chứa nhiều các chất tẩy rửa, là một trong những nguyên nhân khiến cho da bé dễ bị khô đấy.

Khi tắm, các mẹ cần chú ý không tắm cho bé bằng nước quá nóng. Nước nóng là da bé mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, từ đó khiến da bị khô.

Trẻ bị khô da tay là điều thường gặp ở các bé và thực tế thì tình trạng này không hề gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy khi thấy da tay bé hay bất kỳ da ở khu vực nào bị khô, các mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé. Chỉ cần thực hiện những tuyệt chiêu đơn giản như trên là có thể trị dứt điểm được tình trạng này!

khô da mùa đông

Trẻ bị côn trùng đốt – 3 chú ý mẹ bắt buộc phải nhớ

Trẻ bị côn trùng đốt là điều xảy ra rất thường xuyên do con mải chơi, khí hậu nước ta lại phù hợp cho nhiều loại côn trùng sinh sôi. Tuy rằng hậu quả hường không quá nghiêm trọng nhưng có 4 lưu ý mẹ bắt buộc phải nhớ nhé!

Xem thêm:

Cẩn thận khi sử dụng kem bôi cho trẻ bị côn trùng đốttrẻ bị côn trùng đốt

Kem bôi và các sản phẩm xịt để chống hay trị các vết côn trùng đốt nên hay được bố mẹ tin dùng vì sự tiện dụng. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên thận trọng khi dùng cho trẻ bị côn trùng đốt. Bởi vì thực tế, ngoài một số loại kem bôi có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, khá lành tính thì các dạng kem bôi chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt có nhiều thành phần hóa học có nguy cơ rất cao tác động lên hệ hô hấp cũng như làn da non nớt của bé, đặc biệt những bé dưới 6 tháng tuổi.

Bố mẹ nhớ đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi lựa chọn sản phẩm cho trẻ bị côn trùng đốt nhé. Hãy kiểm tra hết xem các thành phần ấy có dịu nhẹ không, có gây kích ứng da không, con có bị dị ứng với thành phần đấy không?

Corticoid – chọn kem bôi cho trẻ bị côn trùng đốt mẹ tuyệt đối cần tránh thành phần này.

Corticoid là hoạt chất chống viêm rất mạnh thường có trong các sản phẩm trị viêm da, chàm da, nấm da,… không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi. Nếu có dùng cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng tối đa 3-5 ngày. Nếu quá lạm dụng ngay cả đối với làn da người lớn cũng sẽ gây ra viêm da, teo da. Điều này đủ cho thấy tác động tai hại của nó đến làn da mỏng manh của trẻ. Thế nhưng có nhiều mẹ không cần tìm hiểu mà mỗi khi con bị côn trùng cắn, ngứa nên gãi sung lên là lại vô tư dùng các sản phẩm kem bôi cho người lớn, kem mỡ bôi liên tục cho con. Hành động thiếu tìm hiểu này khi chọn kem trị côn trùng đốt cho bé tưởng như đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của con.

Trẻ bị côn trùng đốt dẫn đến viêm sưng – có nên dùng kem trị côn trùng đốt cho bé?

Trong đa số các trường hợp trẻ bị côn trùng đốt nhẹ, da bé sẽ bị ngứa, ửng đỏ, sưng. Sau một thời gian ngắn đổi thành màu thâm, phai rồi có thể bình thường chỉ sau một vài ngày. Những trường hợp này mẹ không cần phải bôi kem trị côn trùng đốt cho bé mà có thể để tự nhiên, hoặc dùng một số biện pháp dân gian để chữa trị cho bé: Bôi sữa mẹ, một ít nước chanh hay giấm pha loãng…

Tuy nhiên đối với các bé có sức đề kháng yếu, da dễ dị ứng thì nốt muỗi đốt ấy sẽ bị ngứa, sưng lên, thậm chí tấy đỏ, bên trong có dịch trắng hoặc sưng mủ, … Các bé có tiền sử viêm da cơ địa còn dễ mẫn cảm, dễ bị dị ứng hơn nữa. Bởi vậy, nếu trẻ bị côn trùng đốt sẽ dẫn đến viêm sưng nặng hơn, thời gian lành cũng lâu hơn. Trường hợp này ngay khi phát hiện ra vết côn trùng đốt của con, mẹ hãy tiến hành sơ cứu ngay bằng cách rửa sạch vết thương với xà phòng khô. Ngay sau đó lại dùng đá lạnh chườm ngay lên vùng da tổn thương của trẻ bị côn trùng đốt để con đỡ bị ngứa dẫn đến gãi, cào làm xước da. Sau khi đã sơ cứu mẹ cũng nên dùng các loại kem bôi chống viêm, tiêu sưng, giảm ngứa để con nhanh hồi phục.

cach tri ham cho be

Bí quyết giúp bé sơ sinh không bị hăm tã mẹ cần tìm hiểu ngay

Hơn 71% bé từ 6-9 tháng tuổi mắc phải hiện tượng hăm tã. Vậy bí quyết nào giúp mẹ phòng tránh căn bệnh này cho con?

bé bị hăm tã

Thay tã thường xuyên để phòng hăm tã cho con

Mẹ có biết giai đoạn từ 0 đến tròn 1 tuổi, làn da con mỏng hơn 5 lần so với người lớn. Khi ấy cấu trúc các sợi collagen nhỏ trong khi tính đàn hồi của các sợi protein hạn chế khiến da con vô cùng dễ bị tổn thương, lúc tổn thương lại chưa có cơ chế tự hồi phục mạnh. Đây chính là những nguyên nhân khiến da con mẫn cảm và thường bị hăm tã trong giai đoạn đầu đời.

Chính bởi vậy, nếu bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Vì vậy bố mẹ hãy đảm bảo thay tã thường xuyên cho bé (khoảng 2-3 giờ/ lần) để đảm bảo con tránh xa căn bệnh đó nhé!

Chỉ nên dùng tã vải cho bé để tránh hăm tã

Cơ sở khoa học:

  • Do tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất nên đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Bênh cạnh đó tính chất hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn cũng là đặc điểm giúp bé phòng tránh hăm tã nếu dùng loại tã này.

Chính bởi những lý do trên mà cho dù bất tiện hơn các loại tã đang được bán phổ biến trên thị trường, mẹ vẫn nên lựa chọn cách sử dụng tã vải cho bé yêu của mình.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã để phòng và trị hăm tã cho con

Điều này gần như là hiển nhiên. Bởi vệ sinh kém kết hợp với khi hậu nóng ẩm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng hăm tã.

Do đó hãy nhớ sau mỗi lần thay tã, bố mẹ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô không chỉ phần tiếp xúc với tã mà tốt nhất hãy lau khô toàn bộ cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé tránh được việc tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên làn da non nớt.

Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã

Một số bố mẹ rất “dị ứng” với việc sử dụng các sản phẩm kem bôi vì lo sợ các chất hóa học trong kem quá mạnh, để lại hậu quả khôn lường trên làn da non nớt của con. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn phản khoa học. Điều này sẽ không bao giờ có thể xảy ra nểu bố mẹ lựa chọn cẩn trọng các loại thuốc bôi cho con và không quá lạm dụng nó.

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem… Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thảo dược dạng kem được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng. Các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cũng là sự lựa chọn không tồi cho căn bệnh hăm tã vì đảm bảo an toàn, lại có hiệu quả nhanh do tổng hợp từ vô số các loại thảo dược quý mà ông cha truyền lại từ bao đời, dễ thẩm thấu qua da cho tác dụng kịp thời.

kem chống muỗi

Mách mẹ 3 cách tốt nhất trị vết muỗi đốt cho bé

Vết muỗi đốt tưởng đơn giản nhưng nếu mẹ xử lý không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Để Kem Embe mách mẹ 3 cách hiệu quả nhất trị vết muỗi đốt cho bé nhé!

Xem thêm:

1. Để vết muỗi đốt của bé tự khỏi – Có nên không?

Trường hợp người lớn bị muỗi đốt, nếu để kệ thì thường da sẽ bị ửng đỏ kích thước khoảng 1-3mm, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Nhưng làn da mỏng manh của bé vốn không có cơ chế hồi phục mạnh đến vậy. Bởi thế những vết thâm do muỗi đốt nếu không được điều trị ngay và đúng cách có thể tồn tại từ 1-2 năm. Bởi vậy để vết thương của bé tự khỏi là phương pháp không được khuyến khích, nhất là đối với làn da bé sơ sinh.

trị hăm da cho bé
Mẹ lưu ý: Nếu dùng biện pháp thiên nhiên phải lựa chọn loại lá an toàn, không thuốc trừ sâu

2. Trị muỗi đốt bằng các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian lành tính và hiệu quả mẹ có thể sử dụng để chữa trị vết muỗi đốt cho con bao gồm:

– Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị tổn thương, đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

– Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi đốt vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé

– Ngoài ra, các mẹ có thể hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà này mát trở lại và áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa rất hiệu quả đấy.

– Đơn giản dùng một viên đá lạnh cũng có thể cứu trợ và giúp giảm sưng, tấy đỏ. Nó cũng giúp các vết bị muỗi cắn không bị thâm.

3. Sử dụng các loại thuốc bôi điều trị vết muỗi đốt cho bé

Các bài thuốc từ thiên nhiên tuy rất lành tính nhưng không phải bé nào cũng chịu để yên cho mẹ bôi các chất trên, bé có thể quơ quệt lung tung lên mắt, mũi. Nếu dùng các cách như mật ong, nước ép tỏi, chanh thì mẹ cũng phải chú ý canh chừng bé không để dính vào quần áo lại không tiện lợi.

Để khắc phục điều này, các mẹ cũng có thể mua các loại thuốc trị vết muỗi đốt để dùng cho bé. Chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất độc hại hay gây kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để chắc chắn, mẹ có thể dựa trên các tiêu chuẩn sau để đảm bảo lựa chọn cho con một sản phẩm trị vết muối đốt tốt nhất nhé!

Các tiêu chí để lựa chọn:

  1. Không chứa Corticoid (như đã được giải thích ở phần trước).
  2. Không dùng các loại kem chống viêm của bố mẹ bôi bừa bãi cho con.
  3. Nên chú ý tránh các loại kem bôi có quá nhiều hương liệu, có mùi quá hắc có thể dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

Lưu ý: Ngoài cách dùng kem bôi, để phòng tránh bị muỗi đốt mẹ cũng có thể dùng các loại tinh dầu đốt, vừa đem lại không khí thơm mát cho gia đình, lại vừa xua đuổi muỗi rất hiệu quả đấy.

Chúc các mẹ tìm được cách trị muỗi đốt cho bé thật hiệu quả và an toàn để mẹ luôn yên tâm khi bé chơi đùa nhé!