Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị hăm tã

Những lưu ý khi trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé mẹ nên biết

Cách trị hăm tã bằng dầu dừa cho trẻ an toàn, hiệu quả chắc chắn sẽ là bí quyết đơn giản giúp các mẹ có thể bảo vệ làn da nhạy cảm của bé ngay tại nhà.

Tình trạng hăm tã khiến bé khóc quấy khó chịu. Cả nhà nhìn những vết hăm đỏ ngứa của bé thì không khỏi xót xa. Làm sao để trị hăm tã cho bé? Sau đây là các hướng dẫn cho các mẹ cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa an toàn hiệu quả.

1. Tác dụng của dầu dừa đối với việc trị hăm tã cho trẻ

  • Các đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn của dầu dừa giúp ngăn chặn những vết mẩn đỏ nổi trên mông bé do mặc tã.
  • Chất béo đặc biệt có trong dầu dừa giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể bé.
  • Dầu dừa còn giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát khi trẻ bị hăm do tã.
Những lưu ý khi trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé
Những lưu ý khi trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé

Tuy nhiên, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên nên các mẹ cần kiên trì thực hiện trong nhiều ngày liền để thấy được hiệu quả rõ rệt. Đồng thời tránh trường hợp tái phát làm da bé bị tổn thương.

2. Các bước trị hăm tã bằng dầu dừa

Bước 1: Mẹ tắm cho bé bằng nước ấm, rồi dùng khăm mềm lau khô người bé.

Bước 2: Mẹ đặt bé nằm xuống, bên dưới lót một miếng vải chống thấm. Sau đó dùng một ít dầu dừa bôi trực tiếp vào vùng da bị hăm, để 15 phút cho dầu dừa thấm.

Bước 3: Sau 15 phút mẹ rửa lại cho bé bằng nước ấm và dùng khăn mềm thấm khô da.

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để massage cho bé thường xuyên vừa chống hăm tã, rôm sảy vừa dưỡng ẩm cho da bé. Giúp bé có làn da mềm mại hơn.  Với những bé mới hăm tã chỉ cần bôi một lần vết thương sẽ lành hẳn còn những bé bị hăm tã lâu ngày thì mẹ cần kiên trì bôi nhiều lần sẽ có hiệu quả.

3. Một số điểm cần lưu ý

  • Trước khi thoa dầu dừa cho bé mẹ cần vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nếu mẹ không thích bôi trực tiếp dầu dừa vào da bé thì có thể pha một ít dầu dừa vào nước rồi tắm cho bé cũng có tác dụng trị hăm tã và rôm sảy cho bé hiệu quả.
  • Cần mua dầu dừa ở những nơi uy tín để đảm bảo dầu dừa nguyên chất, không pha lẫn tạp chất có hại cho da bé. Hoặc mẹ cũng có thể tự làm dầu dừa tại nhà để dùng cho bé, vừa an toàn và vệ sinh.

4. Cách phòng tránh tình trạng hăm tã và rôm sảy ở trẻ

Cách phòng tránh hăm tã cho bé
Cách phòng tránh hăm tã cho bé
  • Giữ cho phòng ngủ, giường của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi ngày nên để bé “nude” một vài tiếng để da bé được khô thoáng.
  • Nên chọn đúng kích cỡ tã phù hợp độ tuổi của bé, có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và an toàn. Không nên mặc tã cho bé quá chặt mà nên nới lỏng để giúp da thông thoáng và khô ráo, tránh bị hăm tã.
  • Các mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé mọi lúc để thay tã và vệ sinh cho bé, tránh không cho bé tiếp xúc với các chất kích ứng có trong phân và nước tiểu trong thời gian dài, dễ gây viêm nhiễm, lở loét da bé.
  • Khi thay tã cho bé, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi kem và mặc tã mới để tránh vi khuẩn bám ở tay mẹ gây hại cho da bé.
  • Sau mỗi lần thay tã nên vệ sinh và lau khô da, bôi kem chống hăm tã hoặc dầu dừa trước khi mặc bỉm cho bé. Không nên lạm dụng phấn rôm để thoa vào mông bé, đặc biệt đối với các bé gái. Việc thoa phấn rôm vào vùng kín của các bé gái sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé vì thành phần của phấn rôm chủ yếu là bột hóa thạch rất nguy hiểm.

Trên đây là một số lưu ý để các mẹ có thể trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé một cách hiệu quả. Mong rằng bài viết này giúp sẽ các mẹ biết thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho bé.

Trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian hiệu quả

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không những khiến bé cảm thấy khó chịu mà lâu dần còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, các mẹ cần tìm những biện pháp điều trị hiệu quả và lâu dài để đảm bảo không tái phát, mẹ yên tâm mà con lại khỏe mạnh.

Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp dân gian để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh chàm cho con là cách được các mẹ tin tưởng.

Nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian hiệu quả
Trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian hiệu quả

Chàm sữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, với biểu hiện là xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra tay chân và cả toàn thân… Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi dần dần trở thành mụn nước nhỏ đỏ li ti, rồi sau đó nứt da, rịn nước.

Phương pháp dân gian trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Sử dung tinh dầu dừa, khoai tây và cám gạo đều là những phương pháp dân gian nhằm điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn.

Sử dụng tinh dầu dừa

Dầu dừa trị chàm sữa hiệu quả ở trẻ sơ sinh
Dầu dừa trị chàm sữa hiệu quả ở trẻ sơ sinh

Cách làm: Rửa sạch tay, cho vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay sau đó thoa lên vùng da bị chàm sữa của con. Dùng tay massage nhẹ nhàng, làm như thế liên tục 2 lần/ngày và kiên trì thực hiện sẽ giúp điều trị bệnh chàm cho con hữu hiệu.

Tuy nhiên, điều trị bệnh chàm bằng tinh dầu dừa muốn đạt hiệu quả tốt thì các mẹ nên áp dụng khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn, khi ấy độ phục hồi của tinh dầu dừa vừa tẩy tế bào da chết, vừa phục hồi da hiệu quả hơn.

Dùng dầu cám gạo

Nguyên liệu: các mẹ cần chuẩn bịmột ít cám gạo, một cái chén nhỏ, vài tở giấy A4 và một ít than.

Cách làm:

  • Đầu tiên,dùng giấy bịt kín miệng chén lại
  • Sau đó, cho cám gạo lên trên vun thật cao hình chop. Rồi đặt hòn than nóng lên trên chóp cám gạo
  • Cứ thế để cho cám gạo cháy từ từ, khi nào cháy gần đến mặt giấy lót là phần dầu cám gạo lọt xuống phía dưới chén, chú ý không được để cháy giấy, phần cám gạo sẽ lọt xuống dưới.
  • Đợi phần dầu cám gạo nguội, các mẹ lấy dầu cám đó thoa vào các nốt chàm cho con. Kiên trì thực hiện cách làm này nhiều lần, bệnh chàm của con sẽ thuyên giảm.

Dùng khoai tây

Trong khoai tây có chứa các thành phần như chất đạm, tinh bột và cellulose, rất giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và vitamin B2 có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa các chất bẩn, loại bỏ các chất độc hại, đồng thời giữ ẩm và bảo vệ da. Đặc biệt, ít ai biết rằng khoai tây là khắc tinh của căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh khi nhanh chóng xâm lấn và loại bỏ các tế bào chết, và các tế bào chàm tổn thương bị bong tróc vẩy da, đồng thời giúp tế bào mới phát triển.

Cách làm: Khoai tây tươi để cả vỏ thái ra, rồi cho vào cối giã mịn. Lọc nước cốt khoai tây sau đó pha thêm một chút nước để đảm bảo an toàn cho da của bé. Lấy nước khoa tây đó bôi trực tiếp lên những vết chàm sữa của con, cứ kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi hẳn.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến các bé vô cùng khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, ăn bú kém. Tuy nhiên, bệnh cũng không quá nguy hiểm, chỉ cần các mẹ kiên trì và đồng hành với con bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, vẫn tiến triển thêm thì phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay.

cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín có thể mẹ không biết

Mùa hè nóng nực nên trẻ dễ bị hăm. Các trẻ có làn da nhạy cảm, khi nước tiểu hay tã lót chạm vào da quá lâu sẽ khiến da trẻ bị đau rát và ửng đỏ… Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm ở vùng kín nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của trẻ đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Đó cũng có thể là nước do khi tắm xong, người trẻ còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…

Một nguyên nhân thường gặp nữa khi trẻ bị hăm là do lạm dụng phấn rôm bởi nhiều mẹ nghĩ rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm nên rất thích thoa một lượt phấn rôm cho trẻ sau khi trẻ tắm xong. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến trẻ bị hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm ở vùng kín ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như da trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của trẻ không được sạch sẽ, hoặc do các mẹ quấn tã quá chặt, trẻ ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Lưu ý cho mẹ có trẻ bị hăm ở vùng kín

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm ở vùng kín

Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì tình trạng hăm ở vùng kín sẽ nhanh chóng lành lặn. Vệ sinh vùng kín cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi sau đó thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để trẻ đau và xây xước da thêm. Dùng khăn giấy ướt đóng sẵn có thể làm khô da trẻ, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi, tốt nhất là nên hạn chế dùng.

Bên cạnh đó, cũng không dùng chung kem chống hăm cho nhiều trẻ. Khi dùng, lưu ý rằng nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da trẻ bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Tốt nhất là các mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da trẻ và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của trẻ ướt.

Nếu có thể, bạn nên để da trẻ tiếp xúc với không khí trong khoảng một thời gian ngắn sau khi thay bỉm và hạn chế đóng bỉm hết mức. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và vì thế các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Thực phẩm ảnh hưởng tới việc trẻ bị hăm ở vùng kín

Những thực phẩm khiến trẻ có thị bị hăm ở vùng kín
Những thực phẩm khiến trẻ có thị bị hăm ở vùng kín

Sẽ rất khó tin, nhưng thực tế là thực phẩm hàng cũng có thể khiến trẻ bị hăm. Bởi thức ăn làm thay đổi thành phần phân của trẻ. Ví dụ như những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… có thể khiến trẻ bị hăm ở vùng kín. Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm ở vùng kín, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để cải thiện tình hình.

Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cũng cần chú ý khẩu phần ăn của mình để không ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của trẻ thay đổi, gây hăm ở trẻ.

Điều trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng loại thuốc nào, mà còn tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng của trẻ để khám chữa kịp thời và đúng cách.

Trẻ bị hăm ở vùng kín – Những điều cần lưu ý ở bé gái

Khi trẻ bị hăm ở vùng kín, đặc biệt là ở các bé gái, rất nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con, còn lúng túng không biết chăm sóc trẻ như thế nào. Dù đã vệ sinh cho con rất kỹ và tỉ mỉ nhưng vùng kín của bé thỉnh thoảng vẫn có mùi hôi và dịch bám vào, thậm chí nhiều lúc còn thấy vùng kín của con ưng ửng đỏ nữa.

Dưới đây là một số kiến thức chăm sóc trẻ bị hăm vùng kín các mẹ nên tham khảo để chăm sóc các con nhanh chóng hồi phục, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản của trẻ.

Hướng dẫn vệ sinh khi bé gái bị hăm vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín – Những điều cần lưu ý ở bé gái
Trẻ bị hăm ở vùng kín – Những điều cần lưu ý ở bé gái

Vệ sinh cho bé gái thì phải làm thường xuyên

Do cấu tạo rất khác biệt của bộ phận sinh dục của bé trai và bé gái. cô bé của bé gái có nhiều nếp gấp và không nhô ra ngoài, nên là mẹ, bạn cần chú ý vệ sinh vùng này thường xuyên hơn các bé trai, nhất là trong tháng đầu mới sinh, thỉnh thoảng cô bé của con vẫn còn dịch. Đây là do ảnh hưởng nội tiết của mẹ. Vì thế, các mẹ cần dùng khăn mềm lau khô cho con bằng nước ấm ngày 3 lần nhé.

Một số lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái khi bé bị hăm

Lưu ý khi vệ sinh cho bé bị hăm
Lưu ý khi vệ sinh cho bé bị hăm

– Các mẹ nên dùng một chiếc khăn ướt lau từ đằng trước ra đằng sau khi vệ sinh cho bé để tránh lây nhiễm chéo từ hậu môn tới âm hộ.

– Khi vệ sinh, chỉ vệ sinh ở những vị trí có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chứ không nên rửa vào sâu hơn vào vùng kín vệ sinh cho bé. Điều này vừa làm đau, khó chịu cho con và tạo cơ hội cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vùng kín của con. Sau đó nhớ rửa lại bằng nước ấm và sử dụng một chiếc khăn lau mềm mại để thấm khô và làm sạch khu vực này một lần nữa.

– Không sử dụng bất kỳ loại xà bông nào để rửa vùng kín cho bé vì có thể làm thay đổi độ PH ở vùng kín dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn (chỉ sử dụng trong trường hợp bác sĩ chỉ định).

– Khi trẻ hăm ở vùng kín và có cảm giác ngứa, mẹ có thể rửa bằng nước muối ấm pha thật loãng, nước trà xanh. Những nước này có tính diệt khuẩn, có thể tiêu diệt nấm ở vùng kín.

– Nếu các mẹ có thấy vùng kín của trẻ có sự bất thường như có dịch tiết âm đạo, bốc mùi, màu lạ thì tốt nhất là các mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử trí.

Cách hạn chế hăm vùng kín ở trẻ gái

– Hạn chế đóng bỉm cho trẻ vì bỉm là nguyên nhân chủ yếu gây hăm cho trẻ. Nếu phải đóng thì cẩn thận chọn những loại bỉm mỏng, mềm mại và thấm hút tốt để đảm bảo cho bé không bị bí, không bị cọ rát và nước tiểu không bị ngấm vào làm vùng kín của bé bị viêm hoặc hăm đỏ.

– Cần lau vùng kín khô sau khi tắm hoặc đi vệ sinh, sau mỗi lần thay tã, bỉm

– Hạn chế tối đa việc sử dụng khăn giấy ướt đóng sẵn cho bé, thay vào đó nên sử dụng khăn mềm và nước ấm để rửa cho bé gái.

– Cho trẻ mặc quần rộng rãi, chất liệu thoáng mát, sẽ thấm hút tốt cho bé.

Như vậy, nếu mẹ nào vẫn còn đang băn khoăn và bối rối với việc vệ sinh vùng kín cho các công chúa yêu nhà mình hoặc thấy việc vệ sinh này rắc rối và phức tạp hơn bé trai nhiều thì có thể tham khảo những thông tin trên để biết cách chăm sóc khi trẻ hăm ở vùng kín nhé.