Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mẹ bầu có 4 đặc điểm này khi sinh con sẽ ĐAU ĐỚN, KIỆT SỨC do cổ tử cung MỞ CHẬM

Quá trình chuyển dạ kéo dài khiến nhiều sản phụ đau đớn, kiệt sức và chỉ mong ước cổ tử cung mở nhanh để mau chóng sinh con. Tuy nhiên, thời gian cổ tử cung mở ở phụ nữ là không giống nhau. Dưới đây là một số yếu tố khiến tốc độ cổ tử cung mở chậm, thời gian chuyển dạ kéo dài.

1. Sinh con đầu lòng

Ở những phụ nữ sinh con đầu lòng, cổ tử cung thường mở chậm hơn và quá trình chuyển dạ kéo dài trung bình từ 11-12 giờ. Tuy nhiên, với những phụ nữ sinh con thứ hai hoặc thứ ba, thời gian chuyển dạ sẽ nhanh hơn, trung bình từ 6-8 giờ.

2. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng có tác động đáng kể tới quá trình chuyển dạ của bạn. Nếu mẹ, bà ngoại hay các thành viên trong gia đình bạn khó sinh và cần thời gian dài hơn để cổ tử cung mở, bạn cũng có thể sẽ như vậy. Ngoài độ mở cổ tử cung, thời gian chuyển dạ, sự tiết sữa của bạn cũng có khả năng lớn sẽ được thừa hưởng từ mẹ, bà ngoại hay họ hàng của bạn.

3. Tử cung co bóp kém

Một trong những triệu chứng chuyển dạ đó là cơn đau dồn dập và kéo dài. Cơn đau thường xuất hiện trong quá trình chuyển dạ là do tử cung co bóp, giúp thúc đẩy sự giãn nở cổ tử cung. Nếu tử cung co bóp kém sẽ dẫn đến độ mở cổ tử cung chậm hơn rất nhiều. Cơn co tử cung của người mẹ trong lúc chuyển dạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liên quan đến lượng máu hoặc năng lượng trong cơ thể người mẹ lúc này.

4. Cảm giác căng thẳng

Cảm giác lo lắng, căng thẳng của người mẹ trong thời khắc chuyển dạ là rất bình thường. Một số người có thể điều chỉnh sự căng thẳng này nhưng một số khác thì không. Quá căng thẳng, lo lắng cũng khiến các cơ trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn, khiến cổ tử cung mở chậm hơn bình thường. Vào thời điểm này, các mẹ nên nhờ người thân an ủi, xoa dịu tâm trạng để giảm căng thẳng, thư giãn từ đó sớm đón được thiên thần nhỏ của mình.

Viêm da cơ địa ở trẻ em – Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, theo khảo sát có đến 40 – 60% trẻ em mắc bệnh này. Đây là một căn bệnh dù không quá nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều phiền toái và gây ra lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.

Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách chữa trị của căn bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, hy vọng sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Hiện chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài tác nhân như sau:

  • Yếu tố di truyền: Trẻ em mắc viêm da cơ địa có thể do tiền sử trong gia đình (trong nhà có bố hoặc mẹ mắc viêm da cơ địa), hoặc bố mẹ bị bệnh dị ứng, hen suyễn.
  • Các tác nhân bên ngoài: Có các nguyên nhân tác động từ bên ngoài như thời tiết khô hanh, lạnh, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.

Các giai đoạn bệnh của viêm da cơ địa ở trẻ em

Thông thường, bênh viêm da cơ địa thường trải 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đỏ da
  • Giai đoạn mọc mụn nước
  • Giai đoạn lên da non
  • Giai đoạn liken hóa (hăm cổ trâu).

Các phương pháp chữa trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Điều trị bằng Tây Y

Đối với trẻ em, viêm da cơ địa thường rất khó khăn trong việc điều trị bởi trẻ em chưa thể sử dụng nhiều các loại thuốc điều trị được. Tuy nhiên, vẫn có thể dùng một số biện pháp Tây y để can thiệp, giúp trẻ đỡ khó chịu hơn khi bệnh đang diễn biến.

  • Trẻ có thể sử dụng một số loại thuốc chống ngứa và chống dị ứng nhưchlorpheniramin.
  • Các thuốc bôi ngoài da, nhưng lưu ý chỉ dùng những loại nhẹ và tránh gây tổn thương da nặng cho trẻ.
  • Hồ nước: Thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của bênh, giúp những vết ngứa dịu lại, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số các dung dịch như  dung dịch jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Cần lưu ý, không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em, vì đây là dung dịch mạnh, có thể gây tổn thương da cho trẻ.

Dù sử dụng thuốc tây y có thể giúp giảm tình trạng bệnh nhanh, thế nhưng các bà mẹ cũng nên lưu ý một số nhược điểm của việc sử dụng thuốc Tây y như: Da trẻ sẽ bị tổn thương và bệnh sẽ tái phát nặng hơn sau 1 – 2 tuần ngưng sử dụng thuốc. Trẻ em sử dụng thuốc tây quá nhiều gây hiện tượng miễn nhiễm với thuốc, khó điều trị sau này.

Vì vây, nhiều bà mẹ thường chọn cách điều trị bằng thuốc Đông y.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Dùng lá trầu trị viêm da cơ địa cho bé
Dùng lá trầu trị viêm da cơ địa cho bé

Các bài thuốc Đông y hiệu quả cho viêm da cơ địa ở trẻ em đó chính là:

Thuốc ngâm rửa

Bao gồm các dược liệu: trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.

Giúp sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương do viêm, làm mềm lớp da bên ngoài và tránh tình trạng lan rộng của bệnh.

Thuốc bôi ngoài

Bao gồm: mật ong, tang bạch bì, thiên mã hồ, bí đao, …

Có công dụng: Làm mềm, loại bỏ đi những vùng da bị viêm của trẻ, tái tạo các tế bào da bị viêm, tăng cường độ đàn hồi của da, làm da trở lại trạng thái ban đầu như lúc chưa mắc viêm da.

Thuốc sắc uống

Đây không phải là một cách điều trị quá thích hợp với trẻ em, thuốc này khá khó uống nên với những trẻ em khó tính thì rất khó để đưa vào cơ thể chúng.

Bài thuốc bao gồm: kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì,1 số dược liệu quý…

Có tác dụng: Giúp giải độc gan, thận, đào thải những chất cặn bã không tốt bên trong cơ thể của trẻ.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách chữa trị mà các bà mẹ có con nhỏ cần tham khảo để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em. Chúc bé khỏe bé ngoan!

bé bị dị ứng côn trùng đốt

Bé bị côn trùng đốt sưng tay, mẹ phải làm ngay 3 điều sau!

Bé bị côn trùng đốt sưng tay rất phổ biến, từ các loại côn trùng bình thường như muỗi, kiến đến các loại côn trùng có nọc độc: ong, kiến ba khoang,…Dù cho có là vết đốt của loại côn trùng nào, mẹ cũng phải thành thạo các bước sơ cứu sau để bảo vệ tốt nhất làn da nhạy cảm của con.

Xem thêm: 

Xử lý vết côn trùng cắn nhanh chóng

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị côn trùng cắn

Trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ 

1. Các triệu chứng lâm sàng khi bị côn trùng đốt sưng tay

Nếu trên người con xuất hiện một vết đốt của côn trùng thì mẹ cần xem xét xem nó thuộc nhóm côn trùng gây độc hay côn trùng không gây độc. Bước xác định này vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp mẹ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương để có các bước sơ cứu phù hợp. Không phải cứ con bị côn trùng đốt thì mẹ sẽ bôi ngay một loại kem nào đấy

Cụ thể điểm khác nhau giữa 2 nhóm côn trùng này như sau:.

  • Nhóm côn trùng gây độc tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn.
  • Nhóm côn trùng không độc chỉ cắn da để hút máu, thường chỉ gây ngứa.

Ngoài các biểu hiện ngứa ngoài da, bị côn trùng đốt cũng  có thể gây ra một số phản ứng gọi là sốc phản vệ như phù nề, khó thở, nổi mề đay… Tuy nhiên nếu không quá nghiêm trọng mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá đâu.

bé bị côn trùng đốt sưng tay
Các triệu chứng khi bị côn trùng cắn

2. Mẹ phải làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng tay?

Một số biện pháp đơn giản giúp mẹ giảm sưng cho bé khi bị côn trùng đốt như sau:

  • Mẹ hãy dùng đá ăn hằng ngày trườm ngay cho con để nọc bớt tỏa ra xung quanh. Lưu ý trườm nhẹ qua da rồi lại nhấc ngay lên, làm liên tục vì nếu để nguyên trong một thời gian dài con sẽ bị lạnh và buốt.
  • Sau đó mẹ lấy nước muối 0,9% rửa cho bé để sát trùng và tránh nhiễm trùng nặng hơn, ngày làm 3, 4 lần.
  • Nếu sau khoảng 12 đến 24 giờ mà bé đau rát khóc lên thì phải cho đi khám nhé để có thuốc hợp với vết sưng, không nên chủ quan, để lâu có thể để lại biến chứng nặng nề.
  • Đối với trường hợp bị côn trùng đốt sưng tay bởi loài côn trùng có nọc độc, mẹ nên lấy ngòi ra khỏi da bằng kim hoặc nhíp. Sau đó lập tức rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề.
  • Ngoài ra việc sử dụng các loại kem bôi trị côn trùng đốt để vết thương mau lành hơn cũng rất được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên phải lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, thận trọng với các loại kem có chứa thành phần corticoid cho các trường hợp bé bị côn trùng đốt sưng tay để không ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con.

Lưu ý:

Nếu con bị côn trùng đốt sưng tay kèm theo các biểu hiện nặng như dị ứng toàn thân, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, mẹ cần khẩn cấp đưa bé đến bệnh viện để được điều trị lập tức. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là một số chia sẻ cho mẹ khi bé bị côn trùng đốt . Mong rằng những chia sẻ này đã giúp mẹ phần nào trong việc xử lý các vết đốt từ côn trùng cho con nhé!

bé bị khô da phải làm sao

3 sai lầm mẹ nào cũng gặp khi chọn kem chống hăm cho bé

Thời tiết nóng ẩm gió mùa kết hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường học, nhà ở ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nên tình trạng trẻ con bị hăm da xảy ra ồ ạt và thường xuyên. Sử dụng kem chống hăm cho bé là phương pháp mẹ hay dùng, nhưng loại kem mẹ chọn có thực sự an toàn cho con? Liệu mẹ có mắc phải 3 sai lầm sau?

cách chọn kem chống hăm cho bé

Chọn kem chống hăm cho bé mà không tìm hiểu nguyên nhân gây hăm da cho con

Bất kỳ loại thuốc, loại kem bôi nào muốn an toàn và hiệu quả cũng phải được điều chế bắt nguồn từ những nguyên nhân gốc rễ gây ra căn bệnh đó. Muốn tìm sản phẩm kem chống hăm cho bé an toàn và hiệu quả, bố mẹ cũng phải quan tâm tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng hăm da mãi không khỏi ở con nhà mình là gì!

Phấn rôm chưa chắc đã là loại kem chống hăm cho bé hiệu quả và an toàn như bố mẹ vẫn nghĩ!

Bố mẹ vẫn thường nghĩ, phấn rôm là để phòng và trị rôm sảy. Thế nhưng sự thật là  nhắc đến những nguyên nhân khiến con bị hăm ngày càng nặng, một trong số các lý do góp phần to lớn là do phấn rôm – thứ bố mẹ vẫn cho là kem chống hăm cho bé an toàn và rất hiệu quả. Lầm tưởng rằng phấn rôm giúp da con khô thoáng, từ đó giảm thiểu các bệnh lý viêm da. Tuy nhiên, sự thật thì đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Phấn rôm không những không phải là loại kem chống hăm cho bé hiệu quả mà còn là kẻ thù của tình trạng da liễu này. Vì bôi phấn rôm đồng nghĩa với gia tăng tình trạng bí bách cho da bé, nguy hiểm hơn, khi các phân tử phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ sẽ tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý khi dùng phấn rôm, tránh lạm dụng làm cho tình trạng trẻ bị hăm càng trở nên trầm trọng.

Bố mẹ chỉ chăm chăm sử dụng các loại kem chống hăm cho bé mà không thay đổi cách chăm sóc bé!

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do vệ sinh hăngf ngày chưa khoa học, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi. Bởi vậy dù có sử dụng bao nhiêu loại thuốc chống hăm cho bé mà không thay đổi chế độ chăm sóc cho khoa học thì tình trạng da con cũng sẽ không bao giờ cải thiện được. Vì vậy ngoài việc lựa chọn và sử dụng đúng cách kem chỗng hăm cho bé cò, mẹ nhớ vệ sinh hằng ngày cho con đúng cách theo các lưu ý sau nhé:

  • Sau khi tắm, cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp.
  • Dùng loại bột giặt dịu nhẹ cho da trẻ sơ sinh.
  • Quần áo của trẻ sơ sinh cần được làm bằng cotton và không nên chứa quá nhiều nilon.
  • Không bôi phấn rôm ngay sau khi tắm và trước khi quấn tã. Khi trẻ đã bị hăm thì tuyệt đối không bôi phấn rôm vào vùng da đã bị tổn thương.
  • Khi lựa chọn loại kem chống hăm cho bé thì chú ý nên chọn loại không chứa chất tạo màu, tạo mùi và có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Mẹ có thể tham khảo các loại kem bôi dành riêng cho trẻ như kemembe, sản phẩm đã được kiểm nghiệm chặt chẽ về nguyên liệu và công nghệ phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ để phòng trẻ bị hăm cổ một cách hiệu quả nhất!