Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Sốt xuất huyết, con có những biểu hiện này mẹ cần đưa đi viện ngay

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đây được xem là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Những con số báo động

Tính đến ngày 7/8/2017, trên cả nước có hơn 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 người chết. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 24.8%, số người chết tăng 3 người. Trong đó miền Nam có số bệnh nhân đông nhất, chiếm 59% cả nước. Tại phía Bắc, Hà Nội là địa phương có nhiều trường hợp sốt xuất huyết, gần 10.000 ca, chiếm 73% toàn miền và có 5 người tử vong.

Nói về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, TS. BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương cho biết: Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.

Con trẻ – “Mồi ngon” của muỗi

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất bởi sức đề kháng của con còn yếu. Vì vậy, khi con bị muỗi đốt, các mẹ cần chú ý theo dõi, quan tâm đến biểu hiện của con để có những xử lý kịp thời. Thông thường, sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt ban đầu, trẻ sẽ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ, người bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da xung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Tiếp đó là giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc, trẻ sẽ vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu…

Có những trường hợp không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác, trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

Cuối cùng là giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ, trẻ sẽ hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Tuy nhiên, trong thời điểm bùng phát dịch bệnh, cha mẹ cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ bé khỏi bị muỗi cắn. Bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ; vì vậy cách hiệu quả nhất vẫn là phòng chống bệnh.

Bảo vệ con bằng cách nào?

Theo Bác sĩ Lan, để tránh bị muỗi đốt, cha mẹ nên cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm. Đồng thời sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi; vệ sinh nơi ở sạch sẽ để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.

Nếu chẳng may bé bị muỗi cắn, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm bôi da cho con để giảm sưng ngứa, nhanh xẹp các nốt đỏ, giúp da con dịu hơn, tránh để lại sẹo thâm. “Cha mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm bôi da chuyên biệt cho bé hiện nay như Kem EmBé. Với thành phần từ tinh chất nghệ Nano có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả cùng tinh chất Cúc La Mã làm dịu những tổn thương trên da bé ngay tức thì. Sự kết hợp của bộ đôi này sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương nhanh chóng. Cùng với các thành phần tự nhiên khác, Kem EmBé có tác động toàn diện trong việc chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả” – bác sĩ Lan nói rõ.

Bởi vậy, ngay khi trẻ có bất cứ dấu hiệu tổn thương da nào, mẹ cần thoa Kem EmBé lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày, chất kem mát thẩm thấu sâu sẽ giúp ngăn ngừa viêm ngứa, nhiễm trùng và sự lan rộng, giúp da con luôn khỏe mạnh.

Lương y hướng dẫn cách uống nước cơm, con còi đến mấy cũng tăng cân, khỏe mạnh

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên các mẹ nên cho bé suy dinh dưỡng uống nước cơm thường xuyên, ngoài ra nước cơm còn chữa tiêu chảy, tràm, sốt…

Theo thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chuẩn trị Y học cổ truyền) thì nước cơm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh mức nhiệt của cơ thể.

Tư xa xưa đã có rất nhiều mẹ chắt nước cơm cho con uống để con lớn nhanh khỏe mạnh. Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và phòng được nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nước cơm rất tốt cho trẻ nhỏ nhất là trẻ suy dinh dưỡng

Trong hạt gạo, lượng tinh bột chiếm 70%, trong đó khoảng 8% lượng protein và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng như Natri, photpho…

Mặc dù lượng vitamin và khoáng chất có hàm lượng rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chuyển hóa quan trọng trong cơ thể con người.

Cách lấy nước cơm cho con uống cực kỳ đơn giản

Khi nấu cơm, mẹ chờ cho cơm sôi kỹ thì mở vung ra lấy một ít nước cơm, để nguội và cho con uống. Trong nước cơm, vỏ cám từ hạt gạo sẽ tan ra trong nước. Do đó, nước cơm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Đặc biệt, các chất trong nước cơm rất dễ hấp thu vào cơ thể. Tinh bột thì phân giải thành dạng đường, protein chuyển thành các axit amin.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, nước cơm rất tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ bị suy dunh dưỡng, ăn uống kém. Mẹ cứ kiên trì cho con uống nước cơm hàng ngày, sau hai tháng đảm bảo sẽ thấy con phát triển tốt, bắt kịp đà tăng trưởng.

Cũng theo lương y Trung thì khi nấu cơm không nên vo gạo sẽ làm mất hết chất cám ở vỏ của hạt gạo. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và viêm thành tá tràng.

Nước cơm rất tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài việc nấu cơm, mẹ cũng có thể dùng gạo rang lên sau đó nấu thành cháo rồi lấy nước cháo đó cho trẻ uống cũng rất tốt cho sức khỏe.

4 lợi ích không ngờ của nước cơm đối với trẻ nhỏ

Nước cơm là một món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ sẽ phải bất ngờ trước một số công dụng “ít biết” của loại nước này:

Cung cấp năng lượng

Thường xuyên dùng nước cơm giúp tiếp thêm năng lượng cho trẻ mỗi ngày .Nước cơm có chứa hàm lượng cao của carbohydrates giúp tiếp thêm năng lượng cho bé sau một ngày dài vui chơi. Ngoài ra, nước cơm cũng rất dễ tiêu hóa. Vì vậy, cho bé uống nước cơm giúp bé được bổ sung thêm nguồn năng lượng, dinh dưỡng tuyệt vời để phát triển thể chất.

Hạ sốt

Nếu bé sốt, hãy chắt lấy nước cơm vào bát, để nguội bớt và cho bé ăn làm nhiều phần nhỏ trong ngày. Cơn sốt của bé sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Điều trị tiêu chảy

Nước cơm có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Báo cáo của các nhà nghiên cứu Anh kết luận rằng uống nước cơm một cách hiệu quả sẽ làm giảm lượng phân ở trẻ sơ sinh và giúp điều trị viêm dạ dày nhẹ đến trung bình.

Hãy thêm nhiều nước hơn khi nấu cơm. Khi cơm sôi, mẹ chắt lấy nước cơm và cho bé dùng 4 giờ một lần hoặc cho tới khi hết tiêu chảy.

Nếu trẻ bị nặng, mất nhiều nước nên cho trẻ đi bệnh viện.

Chữa bệnh chàm ( eczema )

Ít người biết rằng nước cơm có khả năng chữa được bệnh chàm eczema cho trẻ nhỏ. Chàm eczema là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh, thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây thực sự là một căn bệnh cực kì khó chịu. Lấy hai ly nước gạo pha vào chậu nước tắm của bé sẽ dưỡng ẩm da và làm dịu những tác động do eczema gây ra.

Lưu ý khi cho bé ăn nước cơm

Từ 6 tháng tuổi trở đi, khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm là mẹ có thể giới thiệu món ăn ngọt ngào, thơm ngon này cho bé.

Nước cơm không chứa đầy đủ các chất khoáng hay protein để thay thế các chất mà bé bị mất trong quá trình tiêu chảy. Nước cơm cũng thiếu kali và natri – những chất khoáng vô cùng quan trọng. Nếu bé bị tiêu chảy giảm mất 10% trọng lượng, bé có thể gặp phải tình trạng mất nước nghiêm trọng. Khi đó, bạn hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Hãy nhớ rằng, nước cơm chỉ bổ sung dinh dưỡng cho bé chứ không thay thế cho sữa mẹ hay sữa bột vì nó không chứa hết tất cả các chất dinh dưỡng.

Chú ý: Tốt nhất là nên uống nước cơm nguyên chất, không nên cho đường hay bất cứ chất gì sẽ làm giảm tác dụng của các thành phần trong nước cơm, không có lợi cho cơ thể. Bé đến tuổi ăn dặm là có thể sử dụng phương pháp này!

(NS – Tổng hợp)

 

Cách đơn giản phát hiện trẻ nhỏ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Cha ông xưa quan niệm “Trẻ có bàn chân bẹt sau này giàu sang, phú quý”. Tuy nhiên, ít ai biết hội chứng bàn chân bẹt gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho mai sau.

Hiện nay, trẻ em mắc hội chứng bàn chân bẹt ngày càng cao. Riêng tại châu Á, có tới 30% số trẻ em mắc dị tật bàn chân bẹt. Tại Việt Nam, số trẻ em mắc chứng này cũng ngày càng nhiều. Đến Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ không khó để có thể tìm được bệnh nhân điều trị chứng bàn chân bẹt.

Anh Nguyễn Văn Thức (Bắc Ninh) đã cho con gái Vũ Diệu Anh (4 tuổi) đến điều trị tại phòng khám 6 tháng nay. Ông bố trẻ cho biết trong một lần tình cờ xem tivi về hội chứng bàn chân bẹt, anh thấy con mình có những biểu hiện giống vậy.

hội chứng bàn chân bẹt
Anh Thức đưa con gái Diệu Anh tới tái khám sau 4 tháng đi đế chỉnh hình bàn chân.

“Khi cháu 3 tuổi rưỡi, tôi thấy cháu đi hay bị ngã, chân đi bai ra ngoài kiểu vòng kiềng. Tôi cho cháu đi khám thì đúng cháu mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Sau khi bác sĩ khám và đo bàn chân trên máy, cháu được đi đế chỉnh hình y khoa. Đến nay, cháu đã đi được 4 tháng, khi đi giầy có đế chỉnh hình y khoa cháu đi tự tin hơn, vững hơn”,Anh Thức cho biết.

Hiện nay anh đang cho con điều trị theo yêu cầu của bác sĩ để con luyện tập kiễng gót chân mỗi ngày và đi giầy có đế chỉnh hình liên tục trừ khi đi ngủ và tắm, thậm chí ở trên lớp anh cũng xin cô giáo cho con gái được đặc cách đi giầy trong lớp.

Bác sĩ đang khám cho Diệu Anh.

Bàn chân của bé Diệu Anh có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất và không có độ cong vòm bàn chân.

Trong lần thăm khám mới đây, mặc dù mới đi đế chỉnh hình được 4 tháng nhưng Diệu Anh đã có những tiến triển tốt. Anh Thức được bác sĩ tư vấn cho bé chạy chân trần trên cầu thang và đi trên cát hoặc cỏ nhiều hơn để tăng khả năng của cơ.

Anh Thức cũng cho biết thêm rất nhiều bậc phụ huynh quanh khu vực anh sinh sống nghi ngờ con mắc chứng bàn chân bẹt sau khi biết anh cho con gái đi khám.

Có thể nói hiện nay nhiều người khá chủ quan về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ và cho con đi thăm khám quá muộn dẫn đến việc để lại hậu quả khá đáng tiếc.

Để giúp mọi người có những hiểu biết sâu hơn về chứng bàn chân bẹt, dấu hiệu nhận biết cũng như hậu quả nếu không được chữa trị kịp thời, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Eric Balderree – Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ về dị tật bàn chân bẹt ở trẻ.

.

– Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ?

Bàn chân bẹt rất phổ biến ở các nước châu Á cũng như các nước phương Tây. Hơn 1/3 trẻ em ở châu Á bị tật bàn chân bẹt và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tật này có thể rất nghiêm trọng nếu như không chữa trị.

Thông thường, bàn chân của mỗi cơ thể có độ lõm bình thường nhưng ở Việt Nam nhiều trẻ chân không có độ lõm như ta thường thấy. Vùng cấu trúc xương ở chân bị dồn sụp xuống và lệch về phía bên trong của chân.

Tật này có thể ảnh hưởng tới dáng của trẻ và ảnh hưởng tới việc đi lại, chạy nhảy. Nếu chân bẹt không cân sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, khi đi đứng chạy nhảy sức chịu đựng của bàn chân kém, khó cân bằng.

– Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất do di truyền từ gia đình, bố mẹ, ông bà ảnh hưởng tới trẻ.

Thứ 2 do thời gian bé tập đi, đôi giày của bé đi không hỗ trợ được vòm chân đang phát triển, đi dép tông thường xuyên hoặc chân đi trên bề mặt cứng nên bé không hình thành được lõm bàn chân tự nhiên.

Nếu tạo điều kiện cho bé đi trên bề mặt mềm như cỏ hay mặt biển nhiều cát thì khi tập đi chân bé sẽ có phản xạ co lên, tạo được lõm bàn chân. Nhưng hiện nay rất nhiều bé đi trên đôi giày không có hỗ trợ lõm bàn chân và mặt đường cứng nên không tạo được lõm bàn chân.

– Vậy làm thế nào có thể nhận biết được trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt ?

Trẻ mắc chứng bàn chân bẹt có thể nhận biết như sau: chân đi hình chữ V, khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau, cổ chân bị xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài, khi đứng thẳng bàn chân không hề có lõm.

Ngoài ra, những bé bắt đầu đi được 1,5 tuổi, dáng đi của bé lóng ngóng, hay ngã so với những bé khác.Chúng ta có thể nhìn bé từ phía sau thấy lõm bàn chân sụp vào bên trong, chân xòe ra, bị đổ dồn về phía sau hoặc chân bị lệch.

Cha mẹ cũng nên chú ý tới bàn chân của trẻ khi có dấu hiệu đau mỏi. Trẻ nhỏ bị ngã và khóc là hoàn toàn bình thường nhưng trẻ bị đau và mỏi chân là vấn đề… Chúng ta nên điều trị bàn chân bẹt ngay khi phát hiện được bởi trẻ càng lớn càng khó nắn chỉnh.

– Cách đơn giản nhất để cha mẹ có thể kiểm tra con mắc hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Để xem trẻ có mắc chứng bàn chân bẹt hay không, chúng ta làm ướt chân của trẻ bằng nước sạch hay nước màu, sau đó yêu cầu con đặt bàn chân in lên trên một thờ giấy trắng hoặc tấm bìa có thể thấy rõ.

Nếu diện tích cả bàn chân đều in dấu trên bề mặt thì có khả năng trẻ mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên nếu phần hình in có một đường vòm cong xuất hiện thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

Cách đơn giản để phát hiện con có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không.

Cha mẹ có thể nhận biết con của mình bị chứng bàn chân bẹt khi bàn chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Điều này khiến bàn chân của trẻ biến dạng và ảnh hưởng đến việc đi lại hay chạy nhảy.

Nếu trẻ có bàn chân bẹt, bạn có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại với bạn. Trẻ có thể phàn nàn về đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Trẻ cũng có thể có những biểu hiện vụng về hoặc gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.

– Trẻ bao nhiêu tuổi có thể kiểm tra xem có mắc chứng bàn chân bẹt thưa bác sĩ?

Thông thường trẻ nhỏ khi mới sinh đều có bàn chân bẹt nhưng bắt đầu từ 3 tuổi trở lên các vòm bàn chân của trẻ đều sẽ được hình thành. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể kiểm tra cho con em mình ở độ tuổi này.

– Dị tật bàn chân bẹt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?

Hậu quả gây ra chứng bệnh sau này như đau gối, ảnh hưởng chiều cao, phát triển vóc dáng, vẹo cột sống, viêm thoái hóa khớp…. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về cột sống, đau lưng, lệch hông, vẹo cột sống vì bàn chân bẹt nên cột sống, khung xương bị ảnh hưởng.

Đa số trẻ em dị tật bàn chân bẹt sẽ bị biến đổi cấu trúc xương dẫn đến thay đổi cấu trúc ở khớp đầu gối và thắt lưng. Sự lệch trục có thể gây ra rắc rối ở lưng, cổ, các đốt sống. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường gây vẹo ngón chân cái, gai gót chân, viêm cân gan chân.

Vẹo ngón chân cái có nguyên nhân từ bàn chân bẹt.

– Vậy, độ tuổi nào có thể điều trị chứng bàn chân bẹt hiệu quả nhất?

Độ tuổi lý tưởng là khi bé biết đi được 1 năm, các bậc cha mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra. Và trẻ từ 2-7 tuổi chữa bàn chân bẹt tốt nhất.

Đối với trẻ nhỏ từ 3-7 tuổi có tật bàn chân bẹt việc điều chỉnh tương đối dễ dàng và các em vẫn có thể hoạt động bình thường không bị hạn chế nào.

– Bác sĩ cho biết cách điều trị dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ và thời gian chữa trị kéo dài bao lâu?

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể được điều chỉnh khi được điều trị sớm và đúng. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là dùng đế chỉnh bàn chân đặt trong giày. Để đạt mức độ hiệu quả cao, đế này làm theo số đo bàn chân của từng người theo phương pháp đo quét chính xác đường cong của vòm bàn chân và được các bác sĩ chuyên khoa về điều trị chân làm thủ công.

Khi đi đế chỉnh hình chân này, triệu chứng bàn chân bẹt không phát triển thêm, đồng thời phòng ngừa những bệnh sau trẻ gặp phải như viên đau khớp gối và đau lưng.

Tùy vào từng trẻ và mức độ mà thời gian điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể đi đế chỉnh hình y khoa đến hết thời niên thiếu.

Ngoài ra một đôi giày tốt bảo vệ cổ chân và vòm bàn chân cho trẻ cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bàn chân bẹt.

– Với nhiều năm làm việc ở Việt Nam, bác sĩ cho biết số lượng trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt đến điều trị ở phòng như thế nào?

Tôi đã khám cho rất nhiều trẻ em bàn chân bẹt. Làm việc ở TP.HCM và ở Hà Nội, tôi ước tầm khoảng 30% những bệnh nhân đến có hội chứng bàn chân bẹt.

– Thưa bác sĩ, ở nước ngoài trẻ em mắc dị tật bàn chân bẹt có nhiều như ở Việt Nam không?

Một số nước khác có hiện tượng bàn chân bẹt nhưng không phổ biến như Việt Nam. Tôi có làm việc Indonesia và Singapore nhưng mức độ trẻ bị bàn chân bẹt không nhiều.

– Vậy để trẻ không mắc hội chứng bàn chân bẹt, cần có biện pháp phòng tránh như thế nào?

Đầu tiên, bố mẹ nên mua giầy có vòm bên trên, không cho con đi sandal hay giầy dép không được hỗ trợ vòm chân.

Thứ hai, bố mẹ không nên cho con đi chân đất nhiều trên mặt phẳng cứng hoặc phải cho con đi giày, dép có hỗ trợ vòm bàn chân khi tập đi.

Bố mẹ cần chú ý những vấn đề nhỏ từ giày, dép, sinh hoạt hàng ngày bởi sau 2-3 tuổi, trẻ sẽ hình thành vòm chân tự nhiên, điều này rất quan trọng.

Xin cảm ơn bác sĩ về cuộc trao đổi này!

 

Kiến thức dạy con: 10 kỹ năng trẻ phải có trước khi vào lớp 1

TS Vũ Thu Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm tư vấn cho cha mẹ những chuẩn bị cụ thể giúp con thích nghi với trường, lớp mới.

Trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo lên lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ từ môi trường đến các thói quen sinh hoạt. Cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm sẽ tư vẫn cho các bậc phụ huynh để có những chuẩn bị cụ thể giúp các con thích nghi với trường, lớp mới.

Khác biệt giữa mẫu giáo và lớp 1 như thế nào, thưa chuyên gia?

 

Tiểu học và mầm non khác biệt nhau rất lớn. Ở mầm non, các con được vui chơi là chính, được phép tùy hứng đi lại, chạy nhảy, vui chơi, nói năng. Các con không có nhiệm vụ gì quan trọng, cũng không bị kiểm tra hay thi cử gì. Cô giáo mầm non giống mẹ, chăm sóc và vui chơi với các bé. Bạn bè giống anh chị em trong gia đình, chia sẻ và vui chơi.

Ở bậc tiểu học, con sẽ phải tập trung học hành với thời khóa biểu nghiêm túc. Các bé phải ngồi yên suốt giờ học để nghe giảng. Các bé phải học tập nghiêm túc với nhiệm vụ khá nặng nề. Thời gian vui chơi hạn hẹp. Cô giáo tiểu học là giáo viên dạy dỗ các bé, cô sẽ quản lý và đánh giá các bé. Vì thế, cô sẽ nghiêm khắc và xa cách hơn cô giáo mầm non. Bạn bè ở tiểu học sẽ có quan hệ đồng đẳng và cạnh tranh chứ không còn là anh chị em như bạn bè mầm non.

Theo chị, những kỹ năng nào mẹ cần chuẩn bị cho con để con thích nghi với môi trường tiểu học?

Kĩ năng 1: Tự tìm lối thoát hiểm

Ở bất kể một môi trường nào cũng sẽ tiềm ẩn các nguy cơ. Hướng dẫn con tìm lối thoát hiểm là việc nên làm sớm.

Kĩ năng 2: Sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Con sẽ ở trường tiểu học trong 5 năm liền, vì thế, xác định nhà vệ sinh ở khu vực nào là điều vô cùng quan trọng. Con rất cần tìm đúng và nhanh nhà vệ sinh khi có nhu cầu sử dụng đúng cách, sạch sẽ và văn minh để không gây ảnh hưởng đến nhà trường, bạn bè, xếp hàng theo trật tự để cùng sử dụng, không chen ngang, lấn hàng.

Kĩ năng 3: Đi cầu thang đúng cách

Nếu đi cầu thang mà chen lấn xô đẩy, rất dễ có thể làm không chỉ bản thân bị ngã mà các bạn xung quanh cũng ngã theo.

Kĩ năng 4: Việc ăn uống ở trường

Con cần có kĩ năng ăn tự giác, ăn uống gọn gàng, lịch sự. Trước khi ăn, con phải biết cách rửa tay cho đúng cách. Sau khi ăn, con cần phải biết tự dọn bát ăn của mình, lau bàn ghế và rửa tay, rửa mặt.

Kĩ năng 5: Rửa tay đúng cách

Các mẹ đừng lười nhé, hãy cố gắng dạy con quy trình rửa tay đúng cách theo quy định của bộ Y tế. Con làm quen rồi thì việc rửa tay trở nên đơn giản thôi.

Kĩ năng 6: Việc ngủ ở trường

Con đi học tiểu học chắc chắn sẽ ăn và ngủ trưa tại trường. Các bé nào không hòa nhập được, khó ngủ trưa, sẽ bị mệt và việc học hành sẽ khó khăn. Vì thế, các cha mẹ cần tập cho con thói quen ngủ trưa vào 1 giờ nhất định và thay đồ ngủ cho phù hợp với thời tiết và điều kiện nhà trường.

Kĩ năng 7: Tạo thói quen với đồng phục trường

Khác với mầm non, tiểu học sẽ luôn sống cùng đồng phục. Đồng phục của con sẽ là áo trắng và quần hoặc váy. Với các bé gái, các cha mẹ cần dặn con đi đứng chú ý để khỏi bị tốc váy. Khi ngồi khép chân để không bị lộ đồ lót.

Với các bé trai, các cha mẹ cần chọn áo rộng một chút để con có thể mặc thoải mái. Các bé cũng cần được hướng dẫn mặc đồ cho phù hợp với nội quy của nhà trường mà vẫn thoải mái dễ chịu.

Kĩ năng 8: Giữ trật tự trong lớp

Trẻ mầm non thì được tự do nói chuyện thoải mái. Nhưng khi lên tiểu học, các con sẽ không được tự do như vậy. Để bài giảng được tiến hành, chắc chắn cô giáo sẽ yêu cầu các con phải giữ trật tự. Với người lớn điều này quá dễ dàng nhưng với trẻ thì không dễ.

Kĩ năng 9: Kỹ năng xếp hàng – Không chen lấn xô đẩy

Với trẻ tiểu học, kĩ năng đi theo hàng là khá quan trọng. Khi các bạn xếp hàng, các bạn phải tự xác định được hàng của lớp mình là ở đâu và mình đứng ở chỗ nào trong hàng.
Đứng trong hàng, trẻ không được phép nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn. Kĩ luật trong hàng nếu bị phá vỡ, có thể cả lớp sẽ bị phạt. Vì thế, rất cần thiết phải dạy trẻ không chen lấn xô đẩy khi đứng trong hàng, không nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn.

Kĩ năng 10: Giữ gìn đồ dùng học tập

Một “tội” rất phổ biến của học sinh lớp 1 khiến cha mẹ và thày cô vô cùng phiền lòng chính là phá đồ dùng học tập. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những đồ dùng đó quá mới lạ với trẻ, cách thức sử dụng chúng trẻ chưa rõ lắm. Trẻ cũng không hiểu rõ về lợi ích của từng đồ dùng. Sự tò mò đó đã khiến trẻ rất thích thú khám phá và làm hỏng các đồ dùng.

Hơn nữa, do chưa quen với việc quản lý tài sản riêng, trẻ rất dễ làm mất mát đồ dùng như sách vở, bút, tẩy, bút chì…. Để tránh lãng phí, đồng thời dạy trẻ kĩ năng bảo vệ đồ dùng học tập cha mẹ cần thực hiện theo các bước như sau.

Những bước các mẹ chuẩn bị để cho con vào lớp 1 là gì, thưa chị?

Theo tôi, có 2 phần việc rất rõ ràng mà cha mẹ cần làm để giúp con bước vào lớp 1 vui vẻ.

Trước hết về Tâm lý: Cha mẹ cần đưa con đến trường tiểu học trước để con làm quen với ngôi trường, với các đồ dùng học tập và môi trường mới. Cha mẹ cũng cần kể cho con nghe về trường lớp, nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa tiểu học và mầm non để con có sự chuẩn bị từ trước khi vào lớp. Cha mẹ cũng cần biến ngày đầu tiên đi học của con trở thành ngày hội lớn để con háo hức bước đến trường. Một món quà, một bữa tiệc đơn giản với con sẽ là niềm vui con nhớ mãi.

Thứ hai là chuẩn bị về đồ dùng học tập: Cha mẹ nên cùng con lập kế hoạch mua sắm. Có thể ghi ra thành một danh sách đầy đủ và cùng con đi tìm đồ dùng trong hiệu sách và hiệu văn phòng phẩm. Cùng con sắp xếp đồ đạc, bọc vở, dán nhãn. Những công việc này sẽ tạo cho con niềm háo hức được đến trường. Đồng thời nó còn giúp con nhận thức được trách nhiệm giữ sạch đẹp đồ dùng học tập.

Cảm ơn chuyên gia vì cuộc trò chuyện này!