Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

4 yếu tố làm tăng trí thông minh của bé

Di truyền và dinh dưỡng được biết tới là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, không chỉ có 2 yếu tố này. Nhiều nghiên cứu chứng minh một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng nhiều tới trí thông minh của bé. Cùng kem EmBé tìm hiểu 4 yếu tố làm tăng trí thông minh nhé!

 

1. Cân nặng lúc sinh ảnh hưởng trí thông minh của bé

Năm 2011, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa của Anh chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa chỉ số IQ và cân nặng mới sinh của bé. Dựa theo đó, những trẻ có cân nặng khi mới sinh dưới 2,5 kg có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với những trẻ có mức cân nặng từ 2,5 kg trở lên. Đặc biệt, theo nghiên cứu này, mức cân nặng của trẻ sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển trí não của bé.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo các mẹ bầu không nên “chạy đua” cân nặng cho các bé khi nằm trong bụng mẹ. Bởi nếu thai nhi quá to sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở của mẹ và bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường. Để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của bé, mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng, kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát cân nặng hiệu quả và bé vẫn có cân nặng tốt.

2. Tuổi tác của bố mẹ

Với đàn ông, 30 – 35 tuổi là giai đoạn tinh trùng đạt chất lượng cao nhất. Đối với phụ nữ, độ tuổi lý tưởng cho khả năng sinh sản từ 25 – 30 tuổi. Sau giai đoạn này, chất lượng tinh trùng cũng như trứng sẽ có nguy cơ bị suy giảm, kéo theo nhiều ảnh hưởng tới không chỉ trí thông minh mà còn tới sức khoẻ của bé nữa. Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã được công bố vào năm 2006 chỉ ra rằng, những bé được sinh khi bố trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn so với những bé có bố sinh con khi 30 tuổi.

3. Bé đi mẫu giáo sẽ thông minh hơn?

Hơn 80% khả năng trí tuệ cũng như tính cách của trẻ sẽ được hình thành và phát triển trong 5 năm đầu đời. Vì vậy, các chuyên gia đánh giá rất cao sự giáo dục cũng như quá trình dạy dỗ của các bậc phụ huynh trong giai đoạn mầm non này. Đặc biệt, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho bé đi học mẫu giáo. Một nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm, tiến hành trên 800 trẻ em ở Mỹ đã chỉ ra rằng những bé đã trải qua thời gian ở trường mẫu giáo có xu hướng thành đạt và thu nhập cao hơn những bé không đi học mẫu giáo. Không chỉ thế, độ tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo của bé cũng rất quan trọng. Những bé tới trường khi mới lên 2 sẽ phát triển về ngôn ngữ, toán học và vận động… tốt hơn so với những bé đi học muộn hay chỉ ở nhà với bố mẹ, ông bà.

4. Được yêu thương, bé thông minh hơn

Một nghiên cứu của Vương quốc Anh cho thấy, những bé thường xuyên nhận được sự quan tâm của bố mẹ sẽ phát triển khả năng trí não tốt hơn so với những bé ít được quan tâm. Theo đó, mỗi ngày, bố mẹ nên dành cho con khoảng 60 phút nói chuyện và vui đùa. Điều này sẽ kích thích sự phát triển trí não của trẻ, giúp bé tăng thêm từ 10 -15 điểm IQ.

Cách xử lý vết trầy xước tránh nhiễm trùng

Vết trầy xước – cách xử lý tránh nhiễm trùng

Da trẻ vô cùng mỏng manh, chỉ bằng 1/5 cấu trúc da của người lớn. Nên chỉ với tác động nhỏ như móng tay hay cả quần áo quá thô ráp cũng có thể khiến da bé bị trầy xước. Đặc biệt trong quá trình bé tập đi hay khám phá thế giới xung quanh thì việc bị trầy xước là không thể tránh khỏi.
Cách xử lý vết trầy xước để tránh nhiễm trùng
Cách xử lý vết trầy xước để tránh nhiễm trùng
Những vết trầy xước này là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm da bé. Do đó việc chăm sóc đúng cách khi da trẻ bị trầy xước là rất quan trọng:

1. Xử trí tại nhà khi trẻ bị trầy xước

  • Vết trầy xước thường rất bẩn do vậy chăm sóc đầu tiên là làm sạch vết thương. Dùng nhíp hoặc kẹp sạch gắp sạch bụi hoặc các thành phần bẩn ra rồi lau sạch bằng khăn ướt với nước và xà phòng. Điều này có thể làm đau trẻ nhưng việc lau sạch là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và để lại sẹo. Có thể dùng bình xịt nước giúp dễ dàng hơn trong quá trình lau rửa vết thương.
  • Nếu vết thương chảy máu, nhanh chóng cầm máu bằng bông hoặc vải sạch.
  • Nước đá có thể giúp hạn chế sưng tấy, tránh hình thành vết bầm.
  • Nếu vết trầy xước lớn hoặc nằm trong vùng da bị quần áo che phủ thì có thể dùng thuốc kháng sinh dạng thoa ngoài da và băng lại bằng gạc không dính. Thoa thuốc bôi vào bông băng trước khi băng sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn.

2. 5 điều bố mẹ cần lưu ý khi trẻ bị trầy xước

  • Với những vết thương trầy xước nhỏ, mẹ có thể bôi ngay Kem EmBé để giúp chống viêm, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết tổn thương
  • Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu:
    • Vết thương bẩn và trẻ chưa chích ngừa uốn ván đầy đủ
    • Vết trầy xước quá lớn và bẩn, không thể làm sạch hết bụi bẩn.
    • Trẻ có một trong các dấu hiệu vết trầy bị viêm nhiễm như sau:
      • Đau đớn, sưng tấy, nổi đỏ.
      • Xuất hiện những lằn đỏ, nóng từ vết trầy xước.
      • Chảy mủ
      • Sốt trên 38 độ C mà không rõ nguyên nhân
hamta_1

9 Bí mật của mẹ có con ít ốm

Các bố mẹ có con hay bị ốm vặt hãy tham khảo những bí quyết nuôi con ít ốm vặt dưới đây để áp dụng cho con mình nhé. Dù là mùa hè nắng nóng hay mùa đông lạnh giá, mẹ cũng không lo bé bị ốm nhờ thực hiện những điều “dễ ợt” dưới đây. 

1. Rửa sạch tay đánh bay vi khuẩn

Rửa tay giúp bảo vệ bé khỏi vi khuẩn gây bệnh
Có lẽ các mẹ đều biết hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Rèn luyện được thói quen rửa tay thường xuyên cho con là mẹ đã hạn chế được đáng kể những bệnh này.
Các mẹ nên cho bé rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay thường xuyên thôi, vẫn chưa đủ, mẹ cần rèn cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ với xà bông.
Bé thường có tính vội vàng nên chỉ rửa qua loa cho lấy lệ, vi khuẩn vẫn còn bám ở kẽ và móng tay. Để Bin kỳ cọ tay cho kỹ, tôi thường yêu cầu bé hát hai lần bài “Happy Birthday” (khoảng 15 – 20 giây) trước khi rửa tay lại với nước.

2.  Bỏ một ít muối vào chậu/ bồn tắm của trẻ

Rất nhiều trẻ em bị thiếu hụt magiê, nguyên tố vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con người. Nếu con bạn có chế độ ăn lành mạnh, bé có thể không cần bổ sung magiê. Tuy vậy, bỏ một ít muối biển vào bồn tắm của bé là một cách tuyệt vời để tăng thêm lượng magiê cho cơ thể trẻ, do nguyên tố này có thể được hấp thụ dễ dàng qua da. Đồng thời, hỗn hợp này cũng giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

3. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ hạn chế các bệnh cúm hay cảm lạnh

“Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”, T.S. Rotbart chia sẻ. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.

4. Tắt đèn khi ngủ

Việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo khi ngủ có thể gây ra ung thư và một loạt các vấn đề khác. Ánh sáng nhân tạo dừng hoàn toàn quá trình sản xuất melatonin tự nhiên và làm ngắt quãng chu kỳ giấc ngủ. Thời gian trong khi ngủ là rất quan trọng cho việc sửa chữa mô và tăng trưởng tế bào, vì thế nếu chu trình này bị đứt quãng, cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả về lâu dài.

Trong thực tế, một đêm bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn đã được chứng minh sẽ khiến một người khỏe mạnh có mức insulin bằng với người trong giai đoạn tiền tháo đường. Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng gây trở ngại cho hoạt động của tuyến yên và chu kỳ leptin, làm chậm quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài việc tắt hết đèn trong phòng ngủ, bố mẹ cũng nên loại bỏ tất cả các thiết bị phát ra ánh sáng xanh hoặc đỏ (ví dụ như đồng hồ kỹ thuật số). Không nên cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng máy tính vào buổi đêm để quá trình sản xuất hormon tự nhiên diễn ra bình thường.

5. Để trẻ nghịch bùn đất với chân trần

Trong khi phương pháp này nghe có thể kỳ lạ với các bậc cha mẹ thì đối với con trẻ nó lại hoàn toàn bình thường. Một số hợp chất tự nhiên trong đất có thể tăng mức độ serotonin – chất góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không chỉ có vậy, nhờ tương tác với bùn đất, trẻ em được tiếp xúc với những vi khuẩn tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Thậm chí, một số bằng chứng còn cho thấy việc chơi với bùn đất thường xuyên giúp trẻ không bị mắc các chứng dị ứng và hen suyễn.

Một số thông tin còn cho thấy việc chơi trong bùn đất, cỏ hoặc cát với chân trần còn làm giảm những tác động gây ra do việc ở trong nhà lâu và tiếp xúc với điện từ trường trong thời gian dài. Các electron tích điện âm từ đất có thể tạo cân bằng cho cơ thể và cũng cải thiện giấc ngủ.

6. Chơi thoải mái dưới ánh nắng mặt trời

Trẻ cần thiết được chơi ngoài trời để tổng hợp vitamin D, tăng sức đề kháng

Chúng ta thường bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách bôi đầy kem chống nắng cho bé mà không biết rằng đang làm hại chính con. Sử dụng kem chống nắng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể, trong khi vitamin D rất quan trọng cho hàng trăm phản ứng trong cơ thể, bao gồm cả phòng ngừa ung thư. Hầu hết các loại kem chống nắng thông thường đều chứa những chất hóa học độc hại, có thể trở nên nguy hiểm hơn việc phơi nắng vừa phải.

Hơn tất cả, trẻ em là đối tượng cần được cung cấp đủ lượng vitamin D nhất để củng cố hoạt động của hệ miễn dịch, phát triển hormon thích hợp, tăng trưởng xương và cơ bắp. Kem chống nắng dù có chỉ số SPF thấp cũng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể và thường đưa vào cơ thể trẻ rất nhiều hóa chất có hại.Miễn là con bạn đang có chế độ ăn khỏe mạnh, có thể ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm và cháy nắng, việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Nếu bé buộc phải tiếp xúc với nắng trong thời gian dài, hãy đội mũ và mặc quần áo chống nắng cho bé, hoặc sử dụng một loại kem chống nắng có nguồn gốc tự nhiên.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

7. Cho con ăn chất béo

Chúng ta thường được khuyên nên hạn chế việc nạp các chất béo bão hòa vào cơ thể, thay vào đó nên sử dụng những chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu thực vật. Đáng buồn thay, việc hạn chế chất béo bão hòa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, lại có hại hơn là có lợi, và trẻ con thực sự cần chúng để phát triển một cách toàn diện.

Những chất béo như dầu thực vật, bơ thực vật (margarine) trong quá trình sản xuất đã trải qua rất nhiều quy trình hóa học, chúng dễ bị oxy hóa dưới ánh nắng mặt trời, và chứa rất nhiều lượng chất béo không bão hòa mà cơ thể không thể xử lý hết và cũng không cần đến. Lượng chất béo này bao bọc các tế bào và là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, mỡ máu, béo phì, v.v. Trong khi đó, những chất béo tự nhiên như bơ động vật, dầu dừa, mỡ động vật không trải qua quá trình hóa chất này, và chứa lượng chất béo bão hòa cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp cân bằng lượng hormon, củng cố sự phát triển não và xương của trẻ.

8. Cân bằng các lợi khuẩn đường ruột

Khi chào đời, trẻ sơ sinh thừa hưởng những vi khuẩn đường ruột có lợi từ người mẹ khỏe mạnh. Tuy vậy, nếu người mẹ không có những lợi khuẩn lý tưởng, sử dụng thuốc kháng sinh khi còn nhỏ, hoặc có chế độ ăn nghèo nàn trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh ra sẽ chịu một số bất lợi về tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Vì vậy, việc bổ sung những chế phẩm chứa các lợi khuẩn là rất quan trọng cho trẻ. Một số thực phẩm tốt bao gồm sữa chua, thực phẩm lên men, nước hoa quả tự nhiên, v.v…

9. Tiêm phòng đầy đủ

Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Mẹ nên cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

 

thuốc trị côn trùng đốt cho bé có hiệu quả?

Khi bé bị muỗi đốt, mẹ nên làm gì?

Trẻ nhỏ khi bị muỗi đốt thường sưng, tấy đỏ khiến bé ngứa, gãi suốt ngày. Nếu mẹ đã thử thoa dầu gió, nước mát mà bé không đỡ thì hãy làm theo cách này nhé!

Xem thêm: