Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Cách chăm sóc da trẻ khi bị chàm sữa – chuyên gia trả lời phụ huynh

Con tôi 7 tháng tuổi, gần đây cháu bị nổi những quầng đỏ mẩn ngứa ở má. Tôi tìm hiểu thì được biết khả năng cao con bị chàm sữa. Tôi có dùng thuốc bôi nhưng không hiệu quả. Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi phương pháp điều trị tốt nhất.

(Nguyễn Kim Dung – Hà Nam)

Chị Dung thân mến!

Da trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên dễ tổn thương. Bên cạnh đó, da trẻ có độ đàn hồi thấp, sự đáp ứng miễn dịch còn kém. Đặc biệt với vùng da mỏng, nhạy cảm da mặt rất dễ bị khô da, nứt nẻ…Việc bảo vệ và chăm sóc da cho trẻ có vai trò rất quan trọng, nếu không kịp thời đúng cách có thể gây bội nhiễm. Với những triệu chứng như chị kể trên, khả năng cao bé bị chàm sữa là rất cao.

chàm sữa ở trẻ em khi thời tiết khô hanh

Thời tiết lạnh khô khiến rất nhiều trẻ bị chàm sữa, khô da

Trước hết, chị cần dùng thuốc để điều trị cho bé để bệnh không phát triển nặng hơn. Tốt nhất chị nên sử dụng sản phẩm kháng viêm có nguồn gốc dược liệu, nhẹ dịu, an toàn đối với làn da đặc biệt là da trẻ nhỏ.

Với thế mạnh là một thảo dược an toàn có tác dụng chữa bệnh tốt, tinh chất Cúc La Mã, tinh chất nghệ được dùng để điều trị các tổn thương hay viêm nhiễm ở da trẻ nhỏ, bởi điều trị bằng thuốc Corticoid lâu dài có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.

Khoa học hiện đại đã chứng minh trong Cúc La Mã có các hoạt chất có tác dụng giảm trực tiếp quá trình viêm ở mô, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng… Với nhiều tác dụng như vậy nên hiện nay ở châu Âu tinh chất thảo dược Cúc La Mã là thành phần không thể thiếu trong các chế phẩm chăm sóc da nhất là da trẻ nhỏ.

Tại Đức chế phẩm chứa tinh chất Cúc La Mã là lựa chọn hàng đầu để chăm sóc làn da nhạy cảm của bé vì tính hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ.

Ở Việt Nam, sản phẩm kem bôi da trẻ em Kem EmBé không chỉ chứa tinh chất Cúc La Mã mà còn kết hợp thêm Tinh Nghệ Nano với khả năng thẩm thấu cao giúp kháng viêm hiệu quả, giúp liền sẹo, mờ vết thâm, kẽm oxyd giúp giảm ngứa hiệu quả, vitamin E dưỡng da, giữ ẩm, làm mềm da. Sau một thời gian sử dụng, Kem EmBé đã chứng minh được hiệu quả và được hàng ngàn bà mẹ tin tưởng.

kem embe để trị chàm sữa

Kem EmBé được hàng ngàn bà mẹ tin dùng để trị chàm sữa cho con

Sau khi đã điều trị cho bé, chị cần tìm rõ nguyên nhân để chàm sữa không còn tái phát. Chị có thể tham khảo những nguyên nhân và giải pháp dưới đây:

  • Da thiếu độ ẩm:

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu của Chàm Sữa. Chính vì lý do này, Chàm Sữa thường biến chuyển nặng hơn vào mùa đông, khi không khí thường lạnh và khô. Với trường hợp này chị nên bổ sung đủ nước cho bé, bôi kem dưỡng ẩm an toàn như kem EmBé cho bé.

Ngoài ra việc sử dụng các loại lá cây theo các phương pháp chữa chàm sữa dân gian cũng giúp giữ ẩm cho làn da của các em bé.

Ngoài ra phụ huynh có thể làm mát da bé bằng các loại rau củ quả như khoai tây, dưa chuột… những loại này cực khi thân thiện với làn da em bé.

>> Xem thêm: 13 loại kem dưỡng ẩm tốt cho da em bé

  • Chế độ ăn uống:

Chị cần tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ thức ăn nào không. Đầu tiên, chị điểm lại những đồ trẻ đã ăn mà có nguy cơ gây dị ứng như trứng, sữa, thịt bò, hải sản,..Chị có thể liệt kê theo danh sách để tiện theo dõi và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bé trong vòng hai tháng, sau đó từ từ cho bé thử từng thứ một. Khi thử, chị cho bé ăn từng món một trong danh sách và theo dõi khoảng 1 tuần.

Nếu trong giai đoạn đang cho con bú mẹ cũng cần phải chú ý đến các thực phẩm mà bé dị ứng vì bé có thể bị chàm sữa qua con đường mẹ cho bú.

  • Yếu tố gia đình:

nếu chị hay chồng có tiền sử bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao. Đây có thể coi là yếu tố mãn tính, chị chỉ có thể chuẩn bị sẵn thuốc để kịp thời xử lý.

  • Môi trường xung quanh:

Nhà cửa không vệ sinh sạch sẽ, nhiều bụi, nhiều lông động vật cũng là tác nhân gây nên chàm sữa. Chị nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối màn không cho bé tiếp xúc với lông động vật dễ gây dị ứng trong mùa này.

Với những thông tin mà bác sỹ Nguyễn Như Lan trả lời, chị Dung hãy thực hiện đúng để chấm dứt tình trạng Chàm Sữa ở trẻ. Những thắc mắc và câu hỏi, các mẹ vui lòng đặt câu hỏi vào mục Chuyên gia của bé hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài tư vấn miễn phí 18001796.

Chuyên gia da liễu của kem EmBé: TS.BS Nguyễn Như Lan
– Trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Viện Da liễu TW

Tại sao con dùng bỉm hịn mà vẫn bị hăm tã???

Để phòng tránh nguy cơ hăm tã, nhiều mẹ quan niệm rằng chỉ cần lựa chọn những loại tã, bỉm tốt, đắt tiền thì sẽ loại bỏ hoàn toàn được nguy cơ gây tổn thương cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là quan điểm sai lầm.

Thực tế đã có nhiều gia đình khá giả thường không ngại tốn kém để mua các loại tã, bỉm của các thương hiệu lớn, uy tín, thậm chí còn gửi từ nước ngoài về, song trẻ vẫn bị nguy cơ hăm tã tấn công.

Đừng vì thương mà làm con “đau”

Có một cô con gái là mong muốn của chị Thanh Tâm cũng như cả hai bên gia đình nội ngoại. Vì thế, khi được bác sĩ thông báo thiên thần nhỏ chính là một nàng công chúa thì mọi người đều rất phấn khởi.

Ngay lập tức, việc phân chia sắm sửa các vật dụng cần thiết cho hai mẹ con được bắt đầu. Vốn là gia đình có điều kiện nên mọi đồ dùng cho con từ các thứ nhỏ nhất như khăn, tất cho đến sữa, bỉm, quần áo…đều được lựa chọn những đồ tốt nhất.

Sau 40 tuần chờ đợi thì cũng đến giây phút cả nhà vui mừng chào đón Súp Lơ bé bỏng ra đời. Hết tháng đầu, bé tăng lên được 2 kg, ăn ngoan, ngủ ngoan nên chị Tâm và gia đình rất phấn khởi và càng thêm cưng chiều, nâng niu con. Lúc này, trời bắt đầu vào đông nên trong nhà được trang bị đầy đủ đèn sưởi, lò sưởi và điều hòa để giữ ấm cho con. Nhiều hôm thấy Súp Lơ hơi có hiện tượng chảy mũi là chị Tâm chỉ dám vệ sinh qua rồi vội vàng quấn tã, đóng bỉm cho con. Chính vì vậy, khi con bắt đầu xuất hiện những vệt đỏ nhẹ ở kẽ đùi thì chị không phát hiện ra.

dùng bỉm cho bé
Mỗi lần vệ sinh xong là chị Tâm lại vội vàng quấn tã, đóng bỉm cho con

ài hôm sau, chị thấy con khó chịu hơn ngày thường, con trở mình liên tục cả đêm, thỉnh thoảng lại khóc rấm rứt và bỏ ăn. Ngỡ là bé tè ra bỉm khó chịu nên chị Tâm dậy thay bỉm cho con. Không ngờ, vừa tháo bỉm ra, chị hốt hoảng khi thấy hai bên đùi bé bị nổi mẩn đỏ với những vệt dài và nhiều nốt mụn li ti. Vì lo lắng cho cô công chúa nhỏ, cả đêm chị mất ngủ, chỉ mong trời mau sáng để nhanh chóng đưa con đến bệnh viện: “Khi bác sĩ nói con bị hăm, tôi không thể tin nổi, bởi bỉm của Súp Lơ đều là hàng cao cấp. Mãi sau khi được nghe phân tích thì tôi mới ngộ ra rằng chính việc vệ sinh chớp nhoáng, rồi cả việc trang bị thiết bị sưởi ấm quá kỹ cho con lại là tác nhân trực tiếp gây ra hăm tã. Nhìn con mà đau thắt lòng”.

Kem EmBé nâng niu làn da mỏng manh của bé

Từ phòng khám trở về, chị tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ các sản phẩm thiên nhiên, an toàn theo tư vấn của bác sĩ. Vì lo cho con, chị mất gần một ngày mới tìm được sản phẩm như ý, sau khi đã tham khảo cả ý kiến của bác sĩ và dược sĩ tại cửa hàng, đó là Kem EmBé – sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, lại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được phát triển từ đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.

Sử dụng sản phẩm thoa lên vùng da bị hăm cho con, thì chị Tâm thấy da con không còn mẩn đỏ chỉ sau một đêm. Bôi tiếp vài ngày nữa thì hết hẳn hăm, sau khi dừng bôi cũng không thấy con bị tái phát nên chị rất vui mừng: “Tôi thật sự không mấy tin tưởng vào các sản phẩm trong nước, nhưng Kem EmBé đã làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của tôi. Không chỉ có tác dụng nhanh với hăm tã mà đây còn là sản phẩm đa công dụng có thể dùng trị cả các vết côn trùng đốt, mẩn ngứa. Hiện tôi vẫn duy trì sử dụng sản phẩm thường xuyên để dưỡng giữ ẩm cho làn da mỏng manh của con”.

dùng bỉm cho bé 1
Bé Súp Lơ tạo dáng bên mẹ

Kem EmBé được bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên chuyên biệt, có tác dụng ưu việt trong dưỡng và điều trị các bệnh lý về da cho bé, là sản phẩm được các nhà khoa học đánh giá cao, TS.BS Nguyễn Như Lan, Nguyên trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW cho biết: “Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi để điều trị hăm kẽ, nhưng Kem EmBé so với loại thuốc khác có ưu điểm: chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào, hoàn toàn là thảo dược, lại không mất thời gian tinh chế, nấu rửa như các liệu pháp truyền thống, mà còn an toàn, tiện lợi cho các bà mẹ”.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng gọi tới tổng đài sức khoẻ: 1800.1796 (miễn cước) hoặc tìm hiểu trực tiếp tại website Kemembe.vn.

Những sai lầm khi trị vết côn trùng đốt sưng tấy cho bé

Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt sưng tấy, đỏ là điều khá thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều mẹ không phân biệt được vết côn trùng đốt và cắn, chủ quan khi thấy mẩn đỏ, lạm dụng dầu gió để chữa trị hoặc để mặc bé gãi…

Xem thêm: 

Mùa hè mưa nhiều và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng sinh sôi. Trẻ nhỏ vui chơi hiếu động luôn trở thành đối tượng tấn công của côn trùng. Theo Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) – bác sĩ Ngô Minh Vinh, khi gặp sự cố này, mẹ cần nhận định và điều trị đúng cách các vết cắn hoặc đốt, tránh các sai lầm dưới đây:

1. Không phân biệt được vết cắn và đốt

Làm gì khi vết côn trùng cắn sưng tấy chuyển biến nặng

Vết côn trùng cắn hay đốt đều gây ngứa, khó chịu cho bé

Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Bởi những vết côn trùng đốt sưng tấy, đỏ mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát đau nhức. . Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với vết cắn và đốt, đó là:

– Vết đốt: Các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng to, rất gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và giảm dần sau vài giờ. Với một số bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng đó có thể gặp phản ứng nguy hiểm như chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

– Vết cắn: Các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve…Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại. Vết cắn gây nên một số phản ứng trên da như khó chịu ngứa ngáy tại vùng da xung quanh. Nốt sưng đỏ sẽ hết trong khoảng 24h nhưng có thể để lại sẹo. Tuy không nguy hiểm như vết đốt nhưng côn trùng cắn có thể truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…

2. Chủ quan với vết côn trùng đốt sưng tấy, đỏ

Không ít mẹ cho rằng vết cắn hay đốt sưng đỏ là điều bình thường. Nhưng bác sĩ Vinh khuyến cáo, các vết cắn hoặc đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu. Đặc biệt khi bé gãi, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn càng dễ dàng tấn công.
Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, nôn, phát ban, ngứa, vàng da, co cứng cơ hoặc cứng cả vùng da nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc của các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… chứa chất độc thần kinh hay men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây ra rối loạn đông máu… Chúng có thể đe dọa tính mạng bé nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

3. Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu xanh….

Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh, mật ong hay khoai tây giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy bởi vùng da đang bị tổn thương lại bị tác động thêm.

côn trùng đốt bé
Các biện pháp truyền thống không an toàn, không điều trị triệt để vết côn trùng đốt, cắn

Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau khá nhanh nhưng lại dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Khi xoa ở diện rộng, sức nóng của dầu xanh có thể làm rối loạn thân nhiệt.

Thay vào đó, mẹ nên dùng các loại thuốc bôi chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa an toàn và hiệu quả, chuyên biệt dành cho làn da bé, khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng.

3. Các bước xử lý đúng cách giúp giảm sưng, hết ngứa, không thâm sẹo

Làn da trẻ vô cùng mỏng manh , nên việc xử lý khi bé bị côn trùng cắn đúng cách phải đảm bảo được 3 yếu tố

  • Giúp bé hết ngứa ngay lập tức
  • Giảm sưng
  • Hạn chế tối đa việc dể lại sẹo thâm trên da

Do vậy, hãy tham khảo 4 bước xử lý dưới đây khi bé bị côn trùng cắn mẹ nhé

trị côn trùng đốt
Mẹ cần có cách trị muỗi đốt để bé không ngứa và không để lại sẹo thâm

Bước 1: Vệ sinh, sát trùng vết côn trùng cắn

Giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và tránh lây lan sang vùng da khác. Mẹ dùng ngay dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng kháng khuẩn dành cho trẻ nhỏ, thoa trực tiếp lên vị trí vết thương, rửa sạch và để khô ráo. Đối với trẻ sơ sinh thì chỉ nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

Bước 2: Làm giảm ngứa cho bé bằng đá lạnh

Nhiệt độ thấp của viên đá lạnh giống như một liều thuốc tê, giúp giảm sưng đau, bớt đi cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng và hiệu quả.Mẹ nhẹ nhàng chườm đá lạnh lên vết đốt cho bé khoảng 5 phút rồi nghỉ và thực hiện tiếp cho đến khi hết ngứa.

Bước 3: Giảm sưng tấy do côn trùng cắn bằng nước ấm

Nước ấm giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn, hạn chế quá trình viêm tại chỗ do đó giúp giảm ngay sưng tấy. Mẹ có thể chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch, và xử lý theo các bước sau:

  • Ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt khô để loại bớt nước
  • Chườm khăn lên vết đốt trong 8 đến 10 phút
  • Mẹ có thể lặp lại sau 1 giờ nếu hiện tượng sưng chưa hết

Bước 4: Chống viêm, ngăn ngừa sẹo thâm bằng Kem Em Bé

Khi bé bị côn trùng cắn sưng to, da bé sẽ dễ bị viêm và để lại sẹo. Do vậy, mẹ bôi thêm Kem EmBé có chứa Nghệ Nano có tác dụng vừa chống ngứa, giảm sưng đồng thời chống sẹo thâm rất tốt. Đây cũng là sản phẩm dùng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ duy nhất có chứa Nghệ Nano. Thông thường, sau khi bôi Kem Em Bé, vết sưng ngứa sẽ dịu và xẹp trong vòng 24h. Sản phẩm dùng được cho cả trẻ sơ sinh.

  • Công dụng:
    • Bộ đôi tinh chất nano curcumin, cúc la mã giúp tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên,
    • Tiêu diệt vi khuẩn giúp giảm ngay triệu chứng ngứa rát, sưng tấy.
    • Giúp tái tạo tế bào giúp chữa lành tổn thương, làm mờ thâm sẹo hiệu quả.
    • Kẽm oxyd giúp săn da, làm mát da, ngăn ngừa và dịu vết ngứa ngay lập tức.
    • Vitamin E cùng tinh dầu hạnh nhân cung cấp độ ẩm cần thiết để da bé luôn được mịn màng săn chắc.
  • Công dụng: Mẹ có thể sử dụng Kem EmBé ngay trong các trường hợp
    • Muỗi đốt
    • Côn trùng cắn
    • Rôm sảy
    • Hăm da
    • Chàm sữa

5. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

5.1 Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

5.2 Công dụng

– Chống viêm, kháng khuẩn

– Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa

– Dưỡng ẩm, làm mềm da

– Tạo màng bảo vệ da

– Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

5.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

5.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa, giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da.

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

Continue reading

hăm tã

Mẹ Hà Nội – Hạnh phúc khi tìm ra cách trị hăm tã cho con hiệu quả nhất

Moon bình thường rất ngoan, chẳng mấy khi quấy khóc dù có đau ốm. Chỉ duy nhất có một lần khi con được 1 tháng, vì chút lơ đễnh của mẹ mà Moon bị hăm tã khiến suốt đêm con rấm rứt ngủ không yên. Nhìn con thút thít rồi thỉnh thoảng lại giật mình ngay cả khi đang say giấc mà mẹ đau thắt lòng.

Với chị Nguyễn Thu Hương ở Cầu Giấy, Hà Nội, chuỗi ngày mang thai bé Moon là hành trình đầy sóng gió, bởi con đến quá bất ngờ khiến vợ chồng chị chưa thực sự sẵn sàng: Lúc đó, tôi và chồng chưa dự tính sinh con do chồng thường xuyên đi công tác xa, tôi còn bận bịu công việc và cô con gái lớn gần 3 tuổi. Đến khi biết có thai tôi lo lắng lắm vì do không chủ ý mang thai và tôi có uống thuốc cảm. Trộm vía mà đi khám bác sỹ và thực hiện các xét nghiệm thì thai nhi phát triển bình thường nên dù có khó khăn tôi vẫn quyết tâm sinh con.”

Hăm tã giữa mùa đông

Nói đến hăm tã, mọi người thường nghĩ đây là bệnh lý về da phổ biến vào mùa hè. Thế nhưng, đôi khi chỉ cần một sơ suất nhỏ của mẹ cũng sẽ khiến con bị chứng viêm da này làm khó chịu
Mặc dù đã có kinh nghiệm nuôi con, nhưng với bé Moon chị Hương có những trải nghiệm khác biệt hơn nhiều so với thời gian chăm sóc cô con gái lớn. Nhận thấy điều đó ngay từ khi bắt đầu mang thai công chúa nhỏ này, chị Hương đã rất chịu khó nghiên cứu kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Thương bé Moon vì khi sinh ra trong lúc gia đình còn nhiều việc phải lo, Moon cũng khá ngoan, ít quấy khóc nên chị Hương càng để ý nâng niu con nhiều hơn: “Con sinh vào cuối mùa thu, nên khi vào đông Moon vẫn còn nhỏ, nên lúc nào tôi cũng chỉ sợ con bị đói, bị lạnh rồi lại ốm đau thì thương lắm”. Chính vì thế, ngay từ khi mới chớm lạnh, chị Hương đã tất bật chuẩn bị công cuộc giữ ấm cho Moon, không chỉ mặc ấm mà chị Hương còn đổi tã loại dày cho con theo như mấy chị ở công ty mách. Thế nhưng, chị không ngờ chính cách giữ ấm này là nguyên nhân trực tiếp khiến con bị hăm tã nặng. Đêm hôm ấy, thấy con khó chịu trở mình liên tục, thỉnh thoảng lại mếu và ấm ức khóc, chị Hương rất lo lắng. Chị kiểm tra nhiệt độ cơ thể và sờ nhẹ bụng con nhưng không thấy có gì bất thường.

Đến 3 giờ sáng lại thấy con ngủ ngoan nên chị có chút yên tâm hơn. Không ngờ, buổi sáng, khi vệ sinh cho Moon, chị hoảng hốt khi thấy vùng mông và bẹn con có hiện tượng nổi mẩn đỏ. Vội vàng tìm hiểu thông tin trên mạng, chị Hương mới biết nguyên nhân khiến con bị hăm tã giữa mùa đông chính là vì chị không thường xuyên thay tã, da con phải tiếp xúc lâu với các enzyme trong phân, nước tiểu và bị kích ứng dẫn đến hăm tã. Ngoài ra, vào mùa đông, da trẻ dễ bị khô, lượng bã nhờn tự nhiên suy giảm nên càng dễ bị hăm tã tấn công.

ảnh__hăm_tã_mùa_dông_
Mùa đông da trẻ bị khô, lượng bã nhờn tự nhiên suy giảm nên dễ bị hăm tã tấn công

Theo kinh nghiệm được các mẹ tư vấn, chị Hương mua lá trà xanh để rửa cho con kết hợp với bôi thuốc trị hăm được một người bạn gửi cho. Bôi xong, thấy con không còn khó chịu và ngoan hơn nên chị cũng yên tâm. Qua vài ngày sau thì thấy con khỏi hăm, chị dừng bôi thuốc. Không ngờ chưa đầy một tuần sau con lại bị hăm trở lại. Lần này, quá lo lắng, chị vội đưa Moon đi khám bác sĩ. Tại đây, chị Hương được bác sĩ cảnh báo về việc dùng thuốc trị hăm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ có thể gây kích ứng da cho con, hơn nữa nhiều loại thuốc còn chứa corticoid – một thành phần nguy hiểm, có thể gây hại cho da trẻ.

Nghe bác sĩ nói mà chị Hương luôn tự trách mình, không ngờ làm mẹ lần thứ hai rồi mà vẫn còn tắc trách như vậy.

Có Kem EmBé, hăm tã không còn là nỗi ám ảnh

Theo lời khuyên của bác sĩ, chị Hương bắt đầu tìm kiếm sản phẩm trị hăm cho con được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, lại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lần này, chị ra hiệu thuốc nhờ dược sĩ tại đây tư vấn thì được giới thiệu sản phẩm Kem EmBé – một sản phẩm có thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên được bào chế từ đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.

Chưa thực sự yên tâm, chị Hương tham khảo thêm các thông tin trên mạng thì thấy nhiều phản hồi tốt từ các mẹ nên quyết định mua về dùng thử cho con. Làm theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm, chị thoa lên vùng da bị hăm cho Moon thì chỉ sau một đêm đã thấy da con giảm hẳn mẩn đỏ. Bôi tiếp vài ngày nữa thì hết hẳn hăm. Sau khi dừng bôi cũng không thấy con bị tái phát nên chị rất vui mừng: “Bị mắc kẹt trong “ma trận” các loại thuốc, tôi có thời gian đã khá khủng hoảng khi lựa chọn cho con, nhưng sự hiệu quả và an toàn cho da với các thành phần thiên nhiên của Kem EmBé đã chiếm được niềm tin của tôi. Kem EmBé là sản phẩm không chỉ trị được hăm tã cho Moon mà còn trị ngứa, rôm sảy cho chị Sun nữa nhé. Mỗi lần con bị muỗi đốt, tôi chỉ cần xoa một chút kem là vết muỗi đã giảm ngay sưng đỏ, dịu đi cơn ngứa lập tức nên tôi rất là yên tâm. Vậy nên tôi dùng Kem EmBé cho 2 con luôn từ ngày đó tới giờ”.

kem em bé
Kem EmBé là người bạn thân thiết của hai bé nhà chị Nguyễn Thu Hương

Không chỉ là sản phẩm được các bà mẹ tin dùng, Kem EmBé cũng là sản phẩm được các nhà khoa học đánh giá cao. Theo TS.BS Nguyễn Như Lan, Nguyên trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW: “Mùa đông, thời tiết lạnh nên bé thường được mặc ấm và thường xuyên đóng bỉm, nên các kẽ hay ẩm, ướt, vì vậy dẫn đến hăm kẽ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi để điều trị hăm kẽ, nhưng Kem EmBé so với loại thuốc khác có ưu điểm : chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào. Kem EmBé cũng không có tác dụng phụ và hoàn toàn là thảo dược, lại không mất thời gian tinh chế, nấu rửa như các liệu pháp truyền thống, mà còn an toàn, tiện lợi cho các bà mẹ, nhất là các bà mẹ mà vừa đi làm xong lại vừa phải vê chăm sóc con”.

Với những ưu điểm nổi bật cùng các thành phần chuyên biệt, Kem EmBé là sản phẩm uy tín luôn đồng hành cùng các mẹ trong hành trình chăm sóc con thơ.