Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Chàm sữa – Tất tần tật những điều cần biết

Chàm sữa (hay lác sữa) là bệnh viêm da dị ứng. Với trẻ có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng (thời tiết thay đổi đột ngột, hóa chất, dị ứng thực phẩm…) dễ gây ra chàm sữa.

em bé bị chàm sữa ở mặt

Hình ảnh em bé bị chàm sữa ở má

1. Làm thế nào để nhận biết trẻ đang bị chàm sữa?

Thời tiết trở lạnh là khoảng thời gian trẻ nhỏ (0 – 2 tuổi) dễ bị chàm sữa nhất. Nguyên nhân bởi vì do con chưa quen với thời tiết lạnh, mẹ chủ quan không chăm sóc da kỹ cho con, hay cho con ăn những món dễ gây dị ứng, sử dụng nhiều xà phòng, sữa tắm gây khô da. Những dấu hiệu để biết con bị chàm sữa bao gồm

  • Sờ tay thấy da khô ráp, có thể xuất hiện mụn nước li ti
  • Ngứa, đỏ (gần giống với nẻ)
  • Xuất hiện chủ yếu ở vùng má mặt, ngoài ra còn có ở nếp gấp cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

Chàm sữa thường xuyên tái phát, đặc biệt khi trời chuyển lạnh. Nên với các bé mùa đông trước đã bị mẹ càng nên lưu ý và chăm sóc kỹ hơn.

2. Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ phải làm sao?

  • Giảm triệu chứng: Dưỡng ẩm kiên trì để làn da không bị khô, châm chích và ngứa, làm giảm khó chịu cho trẻ.
  • Việc sử dụng liệu pháp dưỡng ẩm nếu không hiệu quả, cần kết hợp điều trị. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp, an toàn cho bé.

2.1. Nên làm

  • Sử dụng các sản phẩm có các hoạt chất chống viêm từ thiên nhiên để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm kèm kháng viêm càng sớm càng tốt. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh.
  • Sử dụng các phương pháp thân thiện với làn da em bé như sử dụng các bài thuốc dân gian sử dụng các loại lá cây thân thiện với môi trường.

2.2. Không nên

  • Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
  • Tuyệt đối không dùng các loại thuốc chứa corticoid trừ khi tình trạng của bé quá nặng và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Việc điều trị chàm sữa cho em bé có được triệt để hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hãy nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được sử tư vấn của các bác sỹ.

3. Mách mẹ các chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

Khi bé bị chàm sữa, mẹ cần chăm sóc da cẩn thận vì chàm sữa gây khó chịu với bé, khiến bé quấy khóc, biếng ăn. Những lưu ý nhỏ dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc da cho bé.

3.1. Vệ sinh và tắm rửa

  • Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi.
  • Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36 độ C)
  • Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.
  • Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.

3.2. Không gian xung quanh bé

  • Làm ẩm phòng của bé với máy phun sương (nếu có thể)
  • Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…) vì điều này có thể là nguyên nhân gây nên chàm sữa hoặc làm tình trạng chàm sữa trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế tối đa trẻ tiếp xúc với động vật vì lông động vật là tác nhân gây hại với chàm sữa.

3.3. Quần áo của bé

  • Hãy sử dụng quấn áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.
  • Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải

3.4. Thực phẩm của bé

  • Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.
  • Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi.
  • Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Khi cho bé ăn dặm với 1 món mới, chỉ nên cho ăn 1 bữa để theo dõi bé phải ứng với món mới đó như thế nào, bé có bị dị ứng hay không.
  • Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

3.5. Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé

Chàm sữa là dạng viêm da dễ tái phát, dễ xuất hiện khi thời tiết trở lạnh. Mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho làn da bé và phù hợp với tính chất của bệnh chàm sữa. Kem EmBé là sản phẩm từ thảo dược dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Không có cortcoid, kem EmBé sử dụng dược liệu Nghệ và Cúc La Mã để làm chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm da một cách an toàn. Ngoài ra, kẽm Oxyd và vitamin E giúp làm mềm da, tăng cường độ ẩm cho da. 2 công dụng này của kem EmBé hoàn toàn phù hợp với chàm sữa. Đây chính là sản phẩm an toàn, thiết yếu cho con khi mùa chàm sữa đang tới!.

Giống với nhiều mẹ có con bị chàm sữa, chị Nguyễn Thảo (Hải Phòng) cũng chật vật tìm cách trị chàm sữa cho con. Sau một thời gian dài thất vọng với cách dân gian rồi thuốc tây, chị Thảo đã có niềm tin trở lại khi sử dụng kem EmBé. Chị sử dụng kem EmBé hằng ngày kết hợp với rửa mặt bằng nước lá kinh giới cho con, không phụ lòng, chị đã thành công để lấy lại làn da mịn màng cho con.

Hình ảnh con gái của chị Thảo khi bị chàm sữa (trái) và sau khi sử dụng kem EmBé (phải)

Không giấu được niềm vui và sự tin tưởng, chị Thảo chia sẻ bí quyết của mình cùng với kem EmBé và được rất nhiều mẹ quan tâm, hỏi về cách chăm sóc làn da bé. Như cá gặp nước, chị Thảo trả lời và đã giúp rất nhiều mẹ trị chàm sữa cho con thành công!.

Việc những em bé sơ sinh mắc bệnh chàm sữa không thể diễn tả cảm xúc với mẹ làm gia đình càng lo lắng hơn khi bé liên tục quấy khóc,làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thì bây giờ Kem em bé đã có thể là trợ thủ đắc lực cho các mẹ để giải quyết vấn đề này.

Fanpage của sản phẩm Kem EmBé

Sản phẩm Kem EmBé an toàn cho làn da con, phù hợp để tiêu diệt chàm sữa, mẹ hãy chuẩn bị sẵn 1 tuýp kem EmBé để đảm bảo rằng mùa đông này, làn da của con không bị làm phiền bởi chàm sữa và luôn luôn mịn màng, trắng hồng.

Việc điều trị chàm sữa cụ thể hơn nữa mời các vị phụ huynh tham khảo thêm bài viết: tại đây.

Rôm sảy -bệnh thường gặp khi hè đến

Rôm sảy là một bệnh về da mà hầu hết các bé đều mắc phải khi thời tiết nóng oi bức. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh cần biết để con có thể “tạm biệt” rôm sảy!

rôm sảy ở trẻ

Dấu hiệu của rôm sảy

  • Da trẻ nổi mụn nước, mẩn đỏ, hình tròn hoặc lấm tấm
  • Trẻ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, hay gãi
  • Khu vực hay bị rôm sảy: đầu, cổ, lưng, ngực…

Làm gì khi bé bị rôm sảy?

Nên

  • Giữ trẻ luôn ở môi trường khô thoáng, có quạt hoặc điều hòa với nhiệt độ thích hợp
  • Thường xuyên lau mồ hôi cho bé
  • Nếu tắm nước lá phải đảm bảo vệ sinh
  • Tắm xong phải dùng khăn lau người thật khô cho bé.
  • Đưa trẻ đi khám nếu rôm sảy kéo dài, có dấu hiệu bội nhiễm như: sốt, da sưng, nóng đỏ, chảy mủ…

Không nên

  • Mát xa cho bé trong mùa nóng bằng dầu dừa, dầu oliu…
  • Lạm dụng xát quá nhiều chanh để tắm cho trẻ
  • Tắm nước lá cho trẻ khi da trẻ bị trầy xước
  • Bôi phấn rôm lên chỗ bị trầy xước, rôm sảy
  • Tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ
  • Cho trẻ ăn nhiều đồ nóng như bánh kẹo ngọt, chocolate…

Mách bạn: Cách ngăn ngừa rôm sảy

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất là quần áo từ vải cotton
  • Bản thân mẹ khi ôm trẻ cũng trách mặc vải gây kích ứng, làm trầy da bé
  • Những ngày nắng nóng, luôn giữ trẻ ở trong nhà
  • Nếu ở bên ngoài thì phải là nơi mát mẻ, có bóng râm và cho trẻ đội mũ rộng vành, quần áo dài.
  • Bổ sung đầy đủ nước, nước trái cây,…

Mẹ nên dùng cách chữa trị từ thiên nhiên cho con như trị rôm sảy bằng tắm mướp đắng, lá khế,… Hoặc mẹ có thể dụng kem EmBé – một sản phẩm nghiên cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam với thành phần hoàn toàn tự nhiên điều trị rôm sảy hiệu quả và nhanh chóng.

canhcachuatrung_1

Mẹ nấu canh trứng cà chua cho con ăn là đang đầu độc con?

Cà chua nấu trứng có phải là món gây độc hại, thậm chí ung thư như nhiều người vẫn lan truyền trên mạng không?

Hôm qua em đi làm về trễ, không kịp nấu các món cầu kỳ cho con ăn nên nấu ăn hết sức đơn giản.

Thực đơn của mẹ con em là: canh trứng cà chua, rau luộc và cá hồi kho. Hihi, món nào cũng đơn giản, nấu cực nhanh

Lúc em đang nấu canh thì chị hàng xóm sang chơi. Vừa nhìn thấy em nấu canh trứng cà chua chị há hốc miệng kinh ngạc.

– Ủa, sao em nấu canh này cho con ăn vậy?
– Hôm nay em về trễ nên nấu cho nhanh á chị, mà con em thích ăn canh trứng lắm
– Bộ em không biết trứng nấu với cà chua rất độc hả, ăn không tốt cho sức khỏe đâu
– Ủa, ai nói thế chị ơi, em chưa nghe ai nói canh này độc cả
– Thì chị nghe các mẹ hay nói nên chả bao giờ dám nấu cho con ăn cả, chị sợ lắm

Hic, em chắc nhiều mẹ cũng đã từng nghe thông tin này và cũng rất hoang mang, như chị hàng xóm nhà em là tuyệt đối không nấu cho con ăn luôn vì sợ ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng các mẹ ơi, không đúng đâu nhé! Trái lại canh trứng cà chua còn rất tốt nữa đó ạ, này nhé. Đây em trích lời bác sĩ cho các mẹ yên tâm:

canhcachuatrung

Nhận định về vấn đề này, TS Phạm Duệ, nguyên giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho rằng thông tin lan truyền trên mạng về trứng nấu với cà chua gây độc là thiếu cơ sở khoa học và không có giá trị.
Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng canh trứng nấu cà chua là một món ăn bổ dưỡng. Bác sĩ Cẩm Nga chia sẻ: “Canh cà chua trứng là vị thuốc bổ não. Món canh này phát huy được tối đa các dưỡng chất của cà chua và trứng”.

“Trứng gà chứa nhiều Lysin, là một trong 8 acid amin đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Trong 100g trứng gà có chứa 1.070mg Lysin, nhiều gấp 9 lần so với sữa mẹ. Lòng đỏ trứng, ngoài giá trị dinh dưỡng còn có tác dụng như chất đề kháng chống lại bệnh tật. Cà chua lại rất giàu vitamin A tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của mắt trẻ.
Trứng và cà chua khi kết hợp sẽ thành món canh rất ngon và bổ dưỡng cho bé, vừa dễ ăn lại dễ tiêu. Những thông tin nói hai loại thực phẩm này khi kết hợp có thể gây độc là thiếu cơ sở khoa học và không có giá trị.”

Lưu ý, các mẹ không dùng cà chua còn xanh nấu cho con ăn nhé, vì cái này là gây độc thật sự á. Do cà chua xanh có chứa một loại ancaloid độc có tên là solanin rất dễ gây ngộ độc nha.

Hihi, các mẹ yên tâm nấu canh trứng cà chua cho con mình ăn chưa? Đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe trẻ rất dễ nấu mà nấu cực nhanh nữa nên nó gần như là món tủ của em mỗi khi đi làm về muộn không có thời gian nấu cho con ăn. Mà em để ý hôm nà em nấu món này con ăn rất ngon và nhanh nữa.

canhcachuatrung_1

Về món canh này, dĩ nhiên chắc sẻ có nhiều mẹ nấu ngon, nhưng dù vậy em cũng muốn chia sẻ cách nấu của mình để mẹ nào chưa thử nấu món này cho con ăn bao giờ thì thử nha. Theo đó:
Nguyên liệu: 1 trứng gà ta, 2 trái cà chua chín (vỏ đỏ). Gia vị, hành lá

Cách nấu: Cho hành đã băm nhỏ lên phi thơm cùng dầu ăn (các mẹ lưu ý chỉ sử dụng hành, không khử bằng tỏi nha)

– Hành thơm cho cà chua đã xắt nhỏ vào đảo đều, cho thêm tí muối cho cà chua mau mềm
– Xong cho lượng nước vừa ăn vào nồi, nấu sôi
– Khi nước sôi, để chừng 2 phút tiếp tục đập trứng vào nồi và khuấy liền tay cho đến khi trứng thành những sợi mỏng
– Để canh sôi chừng 2 phút nữa, cho hành lá vào tắt bếp nêm nếm gia vị và cho con ăn!
Chỉ đơn giản vậy thôi các mẹ mà con em ăn hôm nào cũng sạch bát hết á. Các mẹ nào không có thời gian nấu nướng thì nấu món này cho con ăn nha, đảm bảo dễ ăn mà rất tốt cho sức khỏe nữa đó!

treanva_1

12 cách xoa dịu cơn ăn vạ của trẻ chỉ trong vài giây

Trẻ biết những gì mình muốn, nhưng lại không thể diễn đạt rõ ràng, vì vậy chúng khóc, đá và hét nhằm thu hút sự chú ý. Đôi khi trẻ làm quá mức.

treanva

Những cơn ăn vạ khá phổ biến ở lứa tuổi 2-3 khi trẻ em bắt đầu hiểu thế giới xung quanh. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, sự cáu giận có thể trở thành thói quen, thậm chí tính cách sau này của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần giải quyết vấn đề ở ngay điểm xuất phát. Bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây nhé!

Không nhượng bộ với cơn cáu giận

Trẻ sẽ học được từ phản ứng của bạn. Nếu bạn cho chúng thanh kẹo tại cửa hàng khi chúng khóc, chúng sẽ hiểu rằng: Tất cả những việc chúng phải làm là khóc để đạt được những gì mình muốn trong lần tới.

Không biến cơn thịnh nộ thành buổi biểu diễn

Nếu đang ở chỗ công cộng, hãy tìm nơi nào bạn có thể bình tĩnh nói chuyện với trẻ mà không có người khác xen vào. Đôi khi bạn không có lựa chọn nào khác thì đành phải chấp nhận rằng bạn cũng phải xử lý cơn giận của trẻ ở nơi công cộng.

Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh

Khi trẻ đang ở giữa cơn giận, bạn nên bình tĩnh và không nên đưa ra lý do nào với trẻ. Khi trẻ đã làm chủ được cảm xúc của mình, lúc đó mới giáo dục trẻ và thiết lập các giới hạn.

treanva_2

Kỹ thuật phân tâm

Khi trẻ bắt đầu khóc, mặt bắt đầu giận dữ, mày cau lại, chân giậm bình bịch, bạn có thể làm 12 điều dưới đây:

1. Bảo đứa trẻ đi sang phòng khác để giúp trẻ ra khỏi hoàn cảnh khiến chúng giận dữ. Có thể cho chúng về phòng riêng.
2. Có thể cho trẻ ra ngoài chơi, chạy nhảy sẽ làm chúng tiêu hao bớt năng lượng. Hành động này không giúp giải quyết vấn đề nhưng có thể giúp trẻ yên bình trở lại và quên mất việc cáu giận.
3. Hát cùng nhau những bài hát vui vẻ, thậm chí có thể cùng nhau nhảy để thay đổi tâm trạng.
4. Nếu có thể, hãy nói rằng bạn sẽ làm một việc gì đó và rời đi. Bạn có thể rủ trẻ đi cùng mình hoặc để trẻ tự bình tĩnh trong lúc bạn đi. Đứa trẻ biết điều này sẽ khiến nó không còn bực bội nữa và nó sẽ muốn đi với bạn.
5. Kể một câu chuyện về cơn giận của trẻ, nhưng lấy một chủ thể khác, ví dụ con chim hay con cáo. Nghe tình huống tương tự của một đối tượng khác theo một cách vui vẻ sẽ giúp trẻ hiểu được chúng đang làm gì.
6. Kể một câu chuyện vui. Điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của cả trẻ và bạn trước khi bắt tay giải quyết vấn đề đã khiến trẻ cáu giận.
7. Gọi thú cưng. Hãy để trẻ vuốt ve thú cưng trong khi cùng bạn giải quyết vấn đề. Có một thứ khác bên cạnh sẽ giúp trẻ bình tĩnh khi bạn nói với trẻ về bài học quan trọng của việc quản lý cảm xúc.
8. Giữ vững lập trường của bạn trước cơn giận. Ví dụ trước khi rời nhà, hãy bình tĩnh giải thích bạn sẽ đi đâu, bạn sắp làm gì và bạn chờ đợi gì ở trẻ. (Mẹ ra siêu thị, chúng ta chỉ mua sữa và không mua kẹo hay đồ chơi, con có hiểu không). Không dọa trẻ, mà nói với chúng bằng tình yêu và sự quan tâm.
9. Đề nghị trẻ diễn đạt những gì chúng cần và muốn bằng lời nói. Rất nhiều lần trẻ cáu giận, ăn vạ vì không đủ từ diễn đạt mong muốn của mình. Quan tâm đầy đủ đến trẻ, bạn có thể giúp trẻ tìm ra từ để nói về cảm nghĩ của mình.
10. Hiểu rõ trẻ. Không ai hiểu rõ con hơn bạn, vì thế hãy nghĩ tới những điều có thể khiến trẻ căng thẳng. Khi bạn biết trẻ muốn gì, bạn có thể giúp trẻ chuẩn bị cách phản ứng đúng đắn.
11. Hãy tạo một từ bí mật mà trẻ có thể dùng khi cần cho bạn biết điều gì đó quan trọng. Bằng cách này, bạn và trẻ có thể trò chuyện bí mật ngay cả khi đang ở cạnh những người khác. Trẻ chỉ cần nói một từ này thay vì la hét để thu hút sự chú ý của bạn.
12. Phát huy trí tưởng tượng của bạn. Khi bạn đã biết tại sao trẻ giận dữ, hãy dùng cách giải thích lý do sáng tạo và ngây ngô của trẻ để giúp trẻ bình tĩnh. Phương pháp này không phải là nói dối hay dọa trẻ sợ mà là khiến chúng quên mất cơn giận và ngăn chặn việc giận dữ trở thành thói quen.

Trẻ biết những gì mình muốn, nhưng lại không thể diễn đạt rõ ràng, vì vậy chúng khóc, đá và hét nhằm thu hút sự chú ý. Đôi khi trẻ làm quá mức.