Mẹo hay – chữa chàm sữa bằng húng lủi
Mẹo hay – chữa chàm sữa bằng húng lủi
Nếu mẹ e ngại với tác dụng phụ của thuốc tây và đang tìm kiếm một liệu pháp thiên nhiên thực sự hiệu quả, mẹ có thể cân nhắc cách chữa chàm sữa bằng húng lủi – một gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Khám phá ngay công dụng của húng lủi cùng với cách dùng trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây an toàn và hiệu quả
- Chàm sữa tắm lá gì – Mách mẹ 7 loại lá tắm cho bé an toàn
- Giải đáp thắc mắc bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì ?
1.1. Lợi ích của húng lủi với da
Không đơn thuần chỉ là loại rau sống ăn kèm trong các bữa ăn, húng lủi còn được biết đến là loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, dạ dày, hen suyễn, giảm đau.
Lá húng lủi có hàm lượng vitamin A, E, C cao cùng với các chất chống oxy hóa cung cấp độ ẩm tự nhiên, thúc đẩy tái tạo lớp collagen dưới da, hỗ trợ phục hồi các vết thương trên da, giúp nhanh lành da, nhanh chóng liền sẹo.
Giống với bạc hà, húng lủi là một loài thảo dược có chứa khá nhiều tinh dầu, đặc biệt menthol có tác dụng làm mát, dịu da, làm sạch da, giảm các kích ứng khi bé bị chàm.
Đồng thời với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, nên húng lủi ngăn ngừa hoạt động của liên cầu, tụ cầu…qua đó giúp săn se, giảm đau và thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương trên da.
2. Cách chữa chàm sữa bằng húng lủi
2.1. Chuẩn bị
Mẹ chuẩn bị sẵn một nắm lá húng lủi còn tươi, đã được rửa sạch, có thể ngâm với một chút nước muối pha loãng.
2.2. Cách thực hiện
- Để chữa chàm sữa bằng húng lủi. Đầu tiên mẹ nên vệ sinh sạch vùng da bị chàm sữa của bé bằng nước ấm, rồi dùng vải bông mềm lau khô.
- Mẹ dùng cối sạch giã hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, chắt lấy phần nước, thoa nhẹ nhàng lên các vùng da mà bé đang bị chàm, tránh vết thương hở.
- Để một lúc khoảng 10-15 phút, mẹ rửa sạch bằng nước và lau khô bằng khăn mềm khô sạch.
- Để đạt hiệu quả tốt, mẹ cố gắng kiên trì thực hiện hằng ngày cho bé đến lúc khỏi. Sau 2-3 ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Thời gian áp dụng
Với các phương pháp trị chàm sữa bằng lá húng lủi, mẹ nên áp dụng từ 7-10 ngày. Mẹ chỉ nên áp dụng với trường hợp bé nhà mình có biểu hiện bệnh chàm sữa ở mức độ nhẹ.
4. Ưu nhược điểm của phương pháp này
Không thể phủ nhận được hiệu quả làm dịu vết ngứa, giảm kích ứng vùng da bị chàm sữa của húng lủi. Tuy nhiên mẹ cũng nên đánh giá một cách toàn diện phương pháp chữa trị này dựa trên những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình sử dụng.
4.1. Ưu điểm của chữa chàm sữa bằng húng lủi
- Giúp làm mát, giảm ngứa nhanh, có hiệu quả rõ rệt: Tinh chất menthol, camphor trong húng lủi giúp đẩy lùi cơn ngứa, tránh kích ứng, xoa dịu làn da ngay lập tức.
- Đây là phương pháp đơn giản dễ tìm kiếm và áp dụng tại nhà: thường có sẵn trong vườn nhà, ngoài chợ dễ mua, giá thành rẻ, công đoạn để chữa trị cho bé không mất nhiều thời gian và công sức.
- Độ an toàn, lành tính cao: các mẹo dân gian đã được đúc kết qua kinh nghiêm của ông cha truyền lại, dùng lâu đời nên mẹ có thể áp dụng cho bé mà không lo ngại về tác dụng phụ.
4.2. Nhược điểm trong trị chàm bằng lá húng lủi
Bên cạnh các ưu điểm trên, thì việc chữa trị bằng húng lủi còn có nhiều hạn chế:
- Hiệu quả không cao, chỉ giúp cải thiện các tổn thương do chàm sữa gây ra cho bé mà không giải quyết được tận gốc. Nếu không tìm được nguyên nhân thực sự gây chàm sữa, thì bé có thể bị chàm sữa trở lại.
- Tác dụng chậm: Hiệu quả thường chậm hơn do đó đòi hỏi mẹ phải mất thời gian theo dõi chuyển biến của bệnh.
- Hơn nữa hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào khả năng hấp thu và cơ địa mỗi bé, nên có bé sử dụng được, có bé lại không.
- Nguy cơ nhiễm vi khuẩn, hoặc độc tố trong lá do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, bụi bẩn chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi lá dẫn đến gây tình trạng kích ứng, nổi ban, nhiễm trùng da cho bé, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Áp dụng cách này cho các trường hợp bị chàm nặng sẽ khiến tình trạng bé thêm trầm trọng, kéo dài thời gian chữa trị mà không hiệu quả.
5. Lưu ý khi trị chàm sữa bằng húng lủi
Mặc dù lá húng lủi khá an toàn và lành tính nhưng không phải bé nào đều phù hợp với cách chữa này. Do đó, trong quá trình áp dụng, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Trước tiên, mẹ chỉ nên bôi lên một vùng da nhỏ của bé, quan sát theo dõi nếu thấy không kích ứng mới tiếp tục sử dụng.
- Mẹ nên lựa chọn lá không quá già, cũng không quá non, chọn lá vẫn còn tươi, nguyên vẹn, không bị nhiễm bệnh. Khi dùng nên rửa thật sạch và ngâm bằng nước muối loãng tránh bụi bẩn, tạp chất gây kích ứng cho bé.
- Không nên tùy tiện bôi thêm các loại kem bôi, dưỡng ẩm khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ, có thể dùng kem dưỡng ẩm mà bác sĩ đã kê đơn.
- Không bôi lên vết thương hở, tránh tiếp xúc với mắt bé.
- Ngưng sử dụng sau 10 ngày nếu không thấy có dấu hiệu cải thiện trên da bé.
- Luôn đảm bảo da bé sạch sẽ và khô thoáng trong bất kì điều kiện nào.
- Bổ sung dưỡng chất, vitamin cần thiết, đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ đồ ăn dễ gây dị ứng giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho bé, ngăn ngừa sự tấn công các yếu tố dị gây từ môi trường.
>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không? nguy hiểm không?
6. Đánh giá chung về mẹo chữa chàm sữa bằng húng lủi
Chữa chàm sữa ở trẻ bằng húng lủi là cách phổ biến được nhiều bà mẹ áp dụng cho bé bởi nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản. Vừa không mất thời gian.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không phải cách điều trị trên đều áp dụng được với tất cả các bé, nó còn phụ thuộc vào cơ địa của bé cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu không cẩn thận, tình trạng chàm của bé sẽ ngày càng lan rộng, nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều trị.
Trên đây là thông tin hữu ích về việc chữa chàm sữa bằng húng lủi mà mẹ nên tìm hiểu. Hy vọng sau bài viết này, mẹ có thể bỏ túi thêm cho mình một phương pháp điều trị chàm sữa hiệu quả mà vô cùng lành tính cho bé.