Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

benhmuahe

6 bệnh mùa nóng bé hay mắc phải, mẹ cần chú ý!

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm: Bệnh rôm sảy ở trẻ, bệnh tiêu chảy, bệnh chân tay miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm màng não, và bệnh sởi. Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm là những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè.

Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua.

Say nắng

bệnh mùa hè ở trẻ 1

Nguyên nhân

Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọvà làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.

Cách phòng tránh

Phòng say nắng ch trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước. Trong dịp hè, cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ về quê hoặc đi tắm biển không cho trẻ chơi ngoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, nên tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…); vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…); vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…).

Rôm sảy

bệnh mùa hè ở trẻ 2

Nguyên nhân

– Do thời tiết nóng nực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh

– Bạn thường xuyên vệ sinh cho bé. Bạn dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng nực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy.
– Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước.
– Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắc đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.

Tiêu chảy

bệnh mùa hè ở trẻ 3

Nguyên nhân

– Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Nếu thấy các triệu chứng nổi bật như: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.
– Hoặc có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…

Cách phòng tránh

– Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, chăm sóc trẻ đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ. Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé.
– Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy cấp bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.

Chân tay miệng

bệnh mùa hè ở trẻ 5

Nguyên nhân

Do thời tiết nóng nực, gây đau họng, sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.

Cách phòng tránh

– Thường xuyên vệ sinh tắm sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
– Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ.

Sốt xuất huyết

bệnh mùa hè ở trẻ 6

Nguyên nhân

– Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra .
– Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
– Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
– Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
– Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
– Nặng hơn trẻ có thể bị trụy tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Cách phòng tránh

– Bạn thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ .
– Khi ngủ bạn mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.
– Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau. xem tình trạng của bé như thế nào.

Sởi

Nguyên nhân

– Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp.
– Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

Cách phòng tránh

– Bạn hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi .
– Ngoài ra bạn thường xuyên vệ sinh thân thể cho các trẻ nhỏ để tránh trẻ mắc 1 số bệnh về đường hô hấp .

batcoc_2

Những thủ đoạn bắt cóc trẻ em cực kỳ tinh vi ba mẹ cần hết sức lưu ý

Bắt cóc, buôn bán trẻ em là một hiện trạng vô cùng nhức nhối và nhận được sự lưu tâm của cả xã hội. Thời điểm mùa du lịch đến gần cũng là lúc bọn buôn người đang rình sẵn cơ hội để ra tay.

Mặc dù các bậc phụ huynh vẫn luôn cảnh giác với loại tội phạm này nhưng bọn bắt cóc cũng không dừng lại ở các hình thức lừa đảo đơn giản như đóng giả làm người quen, yêu cầu trông con hộ… mà thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi và phức tạp. Dưới đây là những thủ đoạn bắt cóc trẻ em mới nhất mà phụ huynh cần đề phòng:

1. Đóng giả nhân viên giao hàng, thợ điện, nước…

batcoc_1
Kẻ bắt cóc có thể đội lốt nhân viên giao hàng, thợ sử ống nước.

Một người mẹ ở Trung Quốc đã kể lại việc con mình suýt bị những kẻ buôn người đóng giả làm nhân viên giao hàng dắt đi. Hôm ấy, con trai chị chơi một mình trong phòng khách thì có người bấm chuông tự nhận là nhân viên đến giao đồ ăn. Tuy nhiên, người này nói với bé trai là để quên nước ngọt dưới xe nên đưa bé xuống dưới lấy đồ lên. Khi người mẹ bất ngờ chạy ra tìm con thì bé đã chuẩn bị bước vào thang máy để xuống dưới cùng người đàn ông lạ mặt.

Hiện tượng này không chỉ ở Trung Quốc mà cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Kẻ buôn người chỉ cần mặc bộ đồ đồng phục rồi đóng giả thành nhân viên công ty mạng, giao hàng… là có thể đường đường chính chính gõ cửa các hộ gia đình.

2. Bám theo sau chờ cơ hội bắt cóc trẻ em

Các bậc phụ huynh khi ra ngoài cùng con nên đề cao cảnh giác, ngay cả khi bố mẹ đi bên cạnh con cũng chưa chắc chắn đã an toàn. Tháng 8/2016, camera an ninh ở Trung Quốc đã ghi lại được cảnh một bé trai bị bắt cóc khi đang ngồi sau yên xe mẹ. Tên bắt cóc ra tay rất nhanh gọn, đến khi mẹ bé trai quay người lại phát hiện con mất tích thì bé đã bị bế đi rất xa.

batcoc_2
Trẻ có thể bị bắt cóc khi đang ngồi ngay sau yên xe mẹ đèo.

Một tài khoản mạng tên ivy150*** đã chia sẻ trên mạng weibo một sự việc bắt cóc mà mình tận mắt chứng kiến: tại ga tàu, một đôi vợ chồng trẻ đang bế con vội vã lên tàu thì bất ngờ có kẻ lạ mặt đi từ hướng ngược lại giật đứa bé trên tay mẹ rồi lẩn vào đám đông trốn mất. Vì ga tàu, bến xe là nơi đông người, tình thế hỗn độn nên việc tìm ra kẻ bắt cóc con mình là việc rất khó khăn.

3. Đánh lạc hướng khiến phụ huynh lơ là cảnh giác

Một bà mẹ ở Trung Quốc đã suýt bị bắt cóc mất con khi đang đi chợ. Có một người đi phía sau 2 mẹ con đã nhắc chị: “Con rơi giày rồi kìa”, theo phản xạ, người mẹ quay lại tìm giày còn con gái chị vẫn tiếp tục đi. Lúc mẹ tìm không thấy giày con và quay đầu lại thì con đã bị người khác dắt đi mất.

Gần đây, chủ một cửa hiệu làm tóc ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cũng bị bắt mất con khi bé đang chơi ngay trước cửa hàng, bất ngờ hơn người ra tay lại chính là một “khách quen” bao lâu nay của cửa hàng.

batcoc_3
Kẻ bắt cóc có thể dùng thủ đoạn đánh lạc hướng để lừa bố mẹ.

4. Dựng hiện trường hỗn loạn

batcoc_4
Bọn chúng còn có một nhóm dựng hiện trường giả để chớp thời cơ bắt cóc con.

Một người mẹ đang đẩy xe nôi của con ra chợ mua đồ thì bất ngờ bị 1 người đàn ông lạ mặt tiến đến và đánh mình, hắn nói: “Con đang ốm mà cô còn đưa nó ra đường à?”. Lúc này, một phụ nữ lớn tuổi bế đứa bé trong xe nôi lên và lấy lý do là cháu ốm rất nặng cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.

Thông thường trong các trường hợp như vậy, người ngoài sẽ chỉ cho rằng đây là mâu thuẫn gia đình nên không ai can dự vào, xem 1 lúc rồi sẽ bỏ đi ngay nên phụ huynh phải thật bình tĩnh để không bị bọn chúng làm cho hoảng loạn. Dù xảy ra bất cứ biến cố gì vẫn phải luôn giữ chặt con mình trước.

5. Nhắm thời cơ trẻ chỉ có một mình

Một người mẹ Trung Quốc đã bị bắt cóc đứa con 5 tuổi của mình vì để bé chơi 1 mình dưới sân còn mình thì lên lầu phơi quần áo. Sau 11 năm không ngừng tìm kiếm, người mẹ này vô cùng bàng hoàng khi thấy con mình bị cắt mất lưỡi và 2 chân đang ăn xin trên phố. Thậm chí ở Trung Quốc còn có 1 ngôi làng chuyên “đào tạo” trẻ ăn xin đường phố bằng cách cố tình biến trẻ lành lặn thành người tàn tật và vứt ra đường. Trong số đó có rất nhiều trẻ là nạn nhân của bọn bắt cóc, buôn người.

batcoc_5
Khi trẻ chơi một mình chính là cơ hội cho bọn bắt cóc, buôn người.

Một bé trai 2 tuổi cũng suýt bị bắt cóc khi đang chơi với các bạn trong khu phố nhà mình, dù bé đã từ chối tiếp xúc với lạ nhưng đã bị người này dùng vũ lực bắt đi. May mắn thay, người nhà bé xuất hiện kịp lúc và đứa được con an toàn trở về.

Bên cạnh việc đề cao cảnh giác, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ con:

1. Khi bế con đi bộ, phụ huynh cần chú ý xung quanh có ai đáng ngờ hay không. Nếu cảm thấy có người cố tình bám theo hay va chạm cơ thể với mình, cầm ôm chặt con hơn và tìm nơi an toàn.
2. Không để người già và trẻ nhỏ đi riêng với nhau vì đây là thời cơ dễ dàng hành động nhất đối với bọn bắt cóc.
3. Đẩy xe nôi đưa trẻ ra ngoài càng cần phải để mắt hơn vì chỉ cần bố mẹ quay đầu đi, có thể con đã biến mất rồi.
4. Trừ người nhà, không nên tin tưởng bất kỳ người nào khi họ cố tiếp cận con mình.
5. Dù chỉ 1 vài phút cũng không nên nhờ người lạ trông con hộ.
6. Không để mặc con chơi đùa, chạy nhảy còn mình làm việc khác hay đọc báo, chơi điện thoại…
7. Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, hỗn loạn để tránh con bị lạc hoặc có người lợi dụng đám đông dắt trẻ đi
8. Khi thuê bảo mẫu hay người giúp việc, cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin cá nhân của người đó.

chaoandam

22 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé mẹ nên biết (P2)

Phần 1, Kem EmBé đã giới thiệu với các mẹ 11 món cháo ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé. Ở Phần 2, Kem Embé xin giới thiệu 11 món còn lại và có một số món khá đặc biệt, ít các mẹ biết tới. Các mẹ hãy thử thay đổi thực đơn để kích thích bé ăn ngon miệng hơn nhé!

12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

chao_1
Cháo thịt giàu dinh dưỡng, dễ ăn​

Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt nạc 30g, rau ngót 30g.

Cách làm: Gạo vo sạch, bắc lên bếp đun tới khi thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ. Rau ngọt vò nát, xắt nhuyễn hoặc cho xay nhuyễn. Hành đập nhỏ, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm nếm gia vị vừa miệng. Thịt chín tới, mẹ đổ thịt vào nồi cháo, đảo đều tới khi thịt chín thì cho rau ngót đã say vào nấu tiếp. Để lửu liu riu trong vòng 5 phút, khi thấy cháo, thịt, rau đều chín, quyện đều thành màu xanh nhạt thì mẹ nêm gia vị lần cuối, trộn một ít thìa café dầu ăn dành riêng cho trẻ, tắt bếp.

Mẹ nhớ rau ngót phải nấu chín để tránh bị sống, có mùi hăng, trẻ ăn sẽ không ngon miệng.

13.Cháo thịt heo bí đỏ

chao_2
Cháo bí đỏ rất tốt cho đôi mắt trẻ​

Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.

Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ.

Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp.

Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

chao_3
Mẹ đổi món cho trẻ với cháo đậu Hà Lan​

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu nấu bằng sườn heo thì ninh sườn cho tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan sơ chế, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, mẹ nghiền nát đậu bằng tay. Hành đập dập, phi thơm, trút thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho vào cháo trắng đảo đều. Khoảng 1 phút sao, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho vào cháo.

15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

chao_4
Cháo thịt bò cà rốt có màu sắc rất bắt mắt, kích thích vị giác trẻ​

Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.

Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút. Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.

Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.

16. Cháo tôm súp lơ

chao_5
Màu xanh thanh mát của súp lơ khiến bé ăn ngon miệng hơn​

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, tôm 5-7 con loại lớn, 1 nhánh súp lơ nhỏ, dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2 miếng phô mai.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm sơ chế, bỏ vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành giã nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi, thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho tôm xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó trút tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều tay cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.

17. Cháo cua cùng bí đỏ

chao_6
Thơm ngon với cháo thịt cua​

Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, trút cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

18. Cháo trứng + đậu hũ non

chao_7
Món cháo đơn giản, dễ làm và giàu dinh dưỡng

Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.

Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp. Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

19. Cháo trứng bắc thảo

chao_8
Bé đổi vị với cháo trứng bắc thảo​

Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết. Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.

Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

20. Cháo gan

chao_9
Cháo gan rất tốt cho đôi mắt của bé​

Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, gan heo miếng nhỏ, cà chua ½ quả.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng loãng hoặc đặc tùy theo sở thích của bé. Gan băm nhuyễn, cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Đập dập hành trắng, phi thơm, cho gan vào xào (mẹ nhớ lựa gan còn tươi trong ngày, không chọn gan đã để qua đêm). Khi gan dậy mùi, cho tiếp cà chua vào xào cho chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Khi thấy nồi cháo sôi thì cho gan, cà chua vào, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.
Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi nguội.’

21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

chao_10
Thanh đạm với cháo rau ngót, đậu hũ​

Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo này để tăng cường chất xơ cho trẻ.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp.

Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.

22. Cháo thịt gà nấm rơm

chao_11
Bổ dưỡng với cháo gà nấu nấm​

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, 1 đùi gà, nấm rơm 30g

Cách làm: Đùi gà ninh nhừ lấy nước để nấu cháo. Gạo tẻ nấu với nước gà ninh thành cháo trắng đặc, mịn. Gà bỏ xương, xé nhỏ thịt. Nấm rơm làm sạch, thái chỉ hoặc xắt nhỏ. Khi cháo sôi, mẹ cho nấm rơm vào đun đến khi chín, tiếp tục cho thịt gà vào ninh nhừ. Cháo chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm chút hành nếu trẻ ăn được gia vị.

Với thực đơn phong phú và hấp dẫn, Kem EmBé chắc chắn bé yêu của bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ mỗi ngày nhanh chóng và “tăng ký vù vù”.

dayconthongminh_1

Hỏi trẻ 4 câu này hằng ngày, không cần kèm học con vẫn ngoan và giỏi

Chỉ cần 4 câu hỏi này, việc thấu hiểu và dạy con sẽ trở nên thật đơn giản.

Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình khỏe mạnh, thông minh nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách giáo dục con hiệu quả. Gần đây, một ông bố người Đài Loan – cha của một cô con gái ngoan ngoãn, xinh xắn đã chia sẻ cho mọi người cách dạy con vô cùng đặc biệt. Mặc dù người cha này chưa từng hướng dẫn con làm bài tập về nhà nhưng mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 10 phút trò chuyện với con, hỏi cô bé 4 câu hỏi sau chắc chắn sẽ có hiệu quả.

dayconthongminh

1. Hôm nay ở trường có chuyện gì vui không con?

Thật ra đây là câu hỏi để quan sát cách cảm nhận của con. Thông qua câu hỏi này, ông bố trên hiểu được ngày hôm nay con có chuyện gì vui, chuyện gì không vui và tìm hiểu thêm lý do vì sao con buồn vui trước những sự việc đó. Đồng thời, qua đó ông bố cũng giúp con gỡ rối các vấn đề để con tự điều chỉnh cảm xúc, thích nghi với môi trường ngoài xã hội.

2. Hôm nay con đã làm được việc tốt nào?

Đây là cách ông bố khích lệ tinh thần con gái, giúp con gái thêm tự tin vào bản thân mỗi khi làm việc tốt.

3. Hôm nay con học được những gì?

Bằng câu hỏi này, ông bố đã giúp con gái hệ thống lại, nhớ lại xem mình đã học đến đâu, học được gì ở trường. Từ đó cũng hình thành tính tự lập cho con trong việc học hành, ôn bài mà không phải ép hay kèm con ngồi học bài ở nhà.

4. Con có cần ba giúp đỡ việc gì không?

Câu hỏi này có 2 ý nghĩa: một là để con biết ba vẫn luôn rất quan tâm tới con. Hai là việc học là việc của con, con phải tự sắp xếp ba sẽ không ép uổng, cản trở. Đứng từ góc độ của một đứa trẻ, bé gái vẫn thấy thoải mái với việc việc học, việc chơi của mình đồng thời vẫn luôn yên tâm có ba làm hậu phương vững chắc để tự quyết định mọi vấn đề của bản thân.

Bốn câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này lại chứa đựng nhiều yêu thương, quan tâm dành cho con, thực tế đã chứng minh đây là cách rất hiệu quả. Cha con khích lệ lẫn nhau sẽ tạo cho con một môi trường trưởng thành, tự lập vui vẻ. Điều mấu chốt của các triết lý dạy con chính là biết cách xử lý mối quan hệ cha con.

dayconthongminh_2

6 điều cần lưu ý để nuôi dạy con không còn là thử thách

Nếu như cha mẹ có thể xây dựng được niềm tin tuyệt đối trong trái tim con, con cái sẽ tin rằng cha mẹ luôn yêu mình vô điều kiện, tất cả những khen chê của cha mẹ dành cho mình đều xuất phát từ mong muốn tạo cho con điểm khởi đầu tốt. Nếu như trong tiềm thức con trẻ luôn tin tưởng vào cha mẹ, tin vào những gì cha mẹ dành cho mình là tốt đẹp thì việc dạy con sau này sẽ vô cùng dễ dàng.

Tuy nhiên, phần lớn các mối quan hệ cha con trên thực tế hiện nay đều có phần không ổn định khiến những đứa trẻ không thực sự tin tưởng vào gia đình.

Bố mẹ nào cũng yêu thương con nhưng nhiều khi thể hiện tình yêu sai cách sẽ vô tình làm hại con. Chẳng hạn như lúc nào cũng cho con ăn thứ ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất. Đây chỉ là biểu hiện bên ngoài chứ không phải bản chất của tình yêu thương. Đôi khi tình yêu của cha mẹ cũng cần phải “có điều kiện”, ví dụ như nếu trong kì thi lần nào con đứng trong top 3 thì sẽ được đi chơi ở đâu đó…

Để nuôi dạy con nên người, cần chú ý những điều sau đây:

1. Không tạo cho con áp lực quá lớn, không dạy dỗ con bằng roi vọt, xây dựng mối quan hệ gia đình bình đẳng.

2. Trao con tình yêu “ vô điều kiện” đúng cách, tình yêu thương về mặt tinh thần.

3. Tuyệt đối tôn trọng cá tính riêng của con.

4. Dạy con bằng những cách tích cực, thường xuyên khích lệ, biểu dương con.

5. Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ cha – con, đây là điều quan trọng nhất.

6. Chú trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách tốt đẹp cho con, thay vì mù quáng chạy theo điểm số, vật chất.

Nếu cha mẹ có thể nắm bắt được 6 trọng điểm trên, việc dạy con sẽ không còn là thử thách.