Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

10 kỹ năng sơ cứu bố mẹ cần đặc biệt nắm chắc khi nhà có trẻ nhỏ

Không thiếu trường hợp con tử vong do bị sặc sữa, nuốt phải hột nhãn… Chính vì vậy mẹ cần nắm rõ 10 kĩ năng sơ cứu cần thiết sau đây để cứu nguy cho con trong những trường hợp khẩn cấp.

1. Sơ cứu khi trẻ hóc dị vật (ví dụ như hóc hột nhãn, hột vải,…)

Khi trẻ hóc phải dị vật, trẻ có thể ho sặc sụa hoặc là có thể ú ớ, khó thở do dị vật nằm chắn ngang đường thở. Hãy nhanh chóng tìm cách đẩy dị vật đó ra ngoài nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng của trẻ vì không thở được. Lưu ý: Lúc này bố mẹ cần phải xem con bị hóc thứ gì và vật đó đang nằm ở vị trí nào. Chỉ được lấy ra khi bạn có thể chạm vào để tránh đẩy chúng vào sâu hơn trong cổ họng của bé. Còn nếu không thì hãy xử trí thật nhanh theo các bước sau đây:

sơ cứu trẻ 1

Trẻ hơn 12 tháng tuổi, đặt con nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay. Trẻ nhỏ hơn thì cha mẹ có thể đặt con nằm sấp trên cánh tay, cần đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn rồi mới đánh vào vai bé.
Nếu vẫn không thấy hiệu quả thì cần lật ngửa bé lên và đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Sau đó hãy dùng 2 ngón ấn mạnh vào xương ức của bé, hãy làm thế sau vào giây và nhìn xem trong miệng bé có gì bật ra không, nếu có thì nhặt ra, nếu không thì tiếp tục ấn.

Với trẻ trên 1 tuổi, cha/mẹ có thể đứng sau con và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

Nếu như đã làm mọi cách trên mà con vẫn không hết ngạt thở thì song song với việc vừa sơ cứu cho con thì các bậc cha/mẹ vừa gọi cả xe cấp cứu tới nữa.

sơ cứu trẻ 2

2. Sơ cứu trẻ bị bỏng

sơ cứu trẻ

Khi trẻ bị bỏng thì ngay lập tức bạn cần làm mát vị trí bị bỏng đó bằng nước lạnh trong ít nhất là 10 phút để làm giảm sự sưng phồng. Cần cởi bỏ quần, áo ra nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì lại cần phải giữ nguyên quần áo cho con vì nếu bỏ ra sẽ khiến lớp da của con bị lột theo quần áo. Băng vết thương lại cho con bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông.

Lưu ý: Nếu vết bỏng to hơn bàn tay hoặc vết bỏng nặng thì cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay tức thì để các bác sĩ xử trí tiếp.

3. Sơ cứu trẻ khi bị điện giật

sơ cứu trẻ 3

Hãy tìm cách tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn nếu như bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra thì cần đứng lên trên vật liệu cách điện khô như cuốn danh bạ điện thoại chẳng hạn và dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện như cuộn báo, chồi gỗ,… để đẩy nguồn điện ra ngoài.

Hoặc nếu có cuộn dây thừng gần đó hãy thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân của bé để kéo con ra khỏi nguồn điện các bố mẹ nhé! Sau đó thì cần kiểm tra hơi thở của con, nếu con bất tỉnh nhưng vẫn thở thì cần đặt con ở tư thế hồi phục. Sau đó hãy gọi ngay xe cấp cứu vì vết bỏng do điện giật tuy nhỏ nhưng lại gây nhiều những nguy hiểm và tổn thương bên trong.

Nếu trẻ vẫn đang trong nguồn điện thì không được chạm vào bé bởi vì bạn cũng sẽ bị giật điện cùng.

4. Sơ cứu trẻ bị thương và chảy nhiều máu

Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy máu nhiều thì mẹ hãy rửa sạch, lau khô tay và đeo găng tay. Sau đó nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng thay vì bị chảy mất ra ngoài. Song song đó là kiểm tra xem có gì gắn vào vết thương không? Nếu có thì cũng không được bỏ ra mà cần giữ nguyên để không làm tình hình của trẻ trở nên tồi tệ thêm. Dùng vải sạch buộc quanh vết thương và cần lót đệm làm sao để cho vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Sau đó gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Nếu không có vật gì gắn ở vết thương thì dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh.

Lưu ý: Không quấn quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để xem có nên gọi cấp cứu nữa hay không?

5. Sơ cứu trẻ khi bị bong gân

trebobonggan_1

Nếu bạn nghi ngờ bé yêu nhà mình bị bong gân thì đầu tiên hãy cho con ngồi xuống. Sau đó lấy một ít đá cho vào khăn mặt và áp lên chỗ bị đau đó khoảng 10 phút để giảm sưng tấy. Cần băng vết thương cẩn thận và giữ cho chỗ đau đó ở trên cao để làm giảm lượng máu đồ về vết thương để đỡ sưng tấy hơn.

6. Sơ cứu khi trẻ bị ngã

sơ cứu trẻ 4

Bé bị ngã và bất tỉnh chỉ trong 1 thời gian ngắn thôi nhưng vẫn cần phải quấn chăn cho bé để giảm sốc, sau đó hãy gọi cấp cứu.

Cần đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ.

Cần tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi.

Kiểm tra chỗ trày xước hay chân tay xem có hình dáng bất thường không? Nếu nghi ngờ bị gãy xương thì cần giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến.

Còn nếu kiểm tra không thấy dấu hiệu nghiêm trọng gì mà con tỉnh táo thì hãy dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng tấy cho con. Nhưng bên cạnh đó thì mẹ cũng cần phải chú ý theo dõi thường xuyên trong ít nhất là 48 tiếng sau khi trẻ bị ngã, nếu thấy trẻ có dấu hiệu gì khác thường như là hoa mắt, chóng mặt, nói khó thì cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay.

7. Sơ cứu khi trẻ bị ngất

Trẻ bị bất tỉnh thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức nhưng bên cạnh đó trong khi chờ xe cứu thương đến hãy làm theo các bước sau đây:

Một tay nâng cằm bé lên và tay kia ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Đường không khí được mở thì hãy lắng nghe hơi thở của trẻ.

Nếu không thấy trẻ thở thì hãy dùng phương pháp hô hấp nhân tạo: Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi và hít một hơi thật sâu, gắn miệng lên miệng trẻ và thổi hơi vào miệng bé trong 1 giây. Lặp lại thao tác trên không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé phồng lên không. Nếu không hãy kiểm tra xem có vật cản gì trong miệng bé không và vẫn cần đảm bảo đầu phải ngửa ra.

Đặt ngón tay lên xương ức của trẻ. Ấn nhanh và mạnh với tốc khoảng 100 lần/phút. Sau 30 cái thì hãy hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

8. Sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

trechaymaucam_1

Cho bé ngồi xuống và hãy ngửa đầu bé lên để máu không chảy ra khỏi mũi. Bịt mũi bé lại và cho chúng thở bằng miệng trong 10 phút. Nếu máu cam vẫn chảy thì cần ép mũi trở lại trong 2 lần nữa. Khi máu ngừng chảy hẳn thì lau sạch mũi.

Lưu ý: Không cho trẻ nói chuyện và ho hay khụt khịt vì dễ làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và có thể làm chảy máu trở lại.

Không ngửa hẳn đầu của trẻ ra sau bởi máu có thể chảy ngược vào cổ họng gây sặc, khó thở cho trẻ. Nếu áp dụng những cách trên mà máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay bố mẹ nhé!

9. Sơ cứu trẻ bị ngộ độc

trẻ bị ngộ độc

Nếu bạn tin rằng con mình đã hít phải hay nuốt phải chất độc như chất tẩy rửa, thuốc độc hại,… hãy gọi ngay cấp cứu và giữ cho trẻ im cho đến khi các bác sĩ đến.

Nếu có thể thì các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu xem trẻ đã nuốt thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Tuyệt đối không bắt con nôn ra vì sẽ gây tổn thương cho dạ dày và đường ống của trẻ.

Còn nếu con tự nôn ra thì hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích kết quả. Nếu trẻ nuốt phải thứ gì đó gây bỏng họng thì hãy cho con uống nhấp một ít nước hoặc sữa để làm dịu mát bên trong họng cho con.

10. Sơ cứu khi trẻ bị sốc mẫn cảm

Sốc mẫn cảm là phản ứng của dị ứng nặng có thể là trẻ côn trùng đốt hoặc ăn thức ăn gây dị ứng cho trẻ làm giảm huyết áp và gây đỏ ứng mặt, cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.

Đầu tiên cần xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông. Tiếp đó thì gọi cấp cứu. Đặt bé ở tư thế hồi phục. Nếu trẻ không thể thở và không có thuốc thì hãy gọi cấp cứu, trong khi chờ xe cấp cứu tới thì hãy thực hiện hô hấp sơ cứu cho Con.

cachlamsuagaodaidien

Cách làm sữa gạo uống sau 1 ngày, sữa lập tức về căng cứng, chảy ướt áo mẹ

Sau 1 ngày uống sữa gạo, cho dù mẹ có ít sữa đến đâu thì sữa cũng về tức hết ngực. Nhiều đến nỗi không kịp vắt cho, có thể vắt được đến 1.5l sữa/ngày.

Kem EmBé xin chia sẻ mẹo sữa về căng cứng, vắt không kịp của mẹ Kiều Ly từ sữa gạo. Mẹ Kiều Ly làm lần đầu tiên là đã thấy sữa về ồ ạt, rất nhiều, con tha hồ tu ti mà không lo thiếu sữa. Các mẹ nên cố gắng cho con bú sữa mẹ vừa tiết kiệm lại tốt cho con.

Sữa gạo gọi sữa mẹ về vừa thơm ngon lại dễ uống hơn rất nhiều việc uống sữa ông Thọ hay ăn móng giò (vừa ngấy lại vừa béo, toàn vào mẹ). Cách làm sữa gạo cực kì đơn giản, mẹ nào cũng có thể làm theo.

1. Nguyên liệu

  • Gạo tẻ hoặc gạo nếp (gạo nếp thì tốt hơn)
  • Bịch sữa túi không đường hoặc có đường (loại 200ml)
  • Một chiếc nồi to 200 ml nước lọc
  • Dụng cụ rây lọc

2. Cách làm

cachlamsuagao

  • Lấy 1 lon gạo tẻ hoặc nếp (lon sữa đặc dùng để đong gạo) cho lên bếp rang 1 lúc cho gạo hơi vàng, khô, thơm là được. Rang khoảng 10 đến 15 phút, không cần vo gạo mà rang luôn gạo khô.
  • Cho gạo vào nồi rồi đổ 2 lít nước vào ngâm khoảng 20 phút. Không đổ nước ngâm gạo đi mà dùng chính nước ngâm gạo này để làm sữa gạo.
  • Bắc nồi lên bếp đun luôn, mình xin nhắc lại là không đổ nước ngâm gạo đi mà dùng chính nước đó để đun. Cho 2 bịch sữa không đường 200ml vào nồi rồi khuấy đều. Cho sữa vào khi vừa bắc nồi lên đun chứ không cần nước sôi rồi mới cho sữa vào. Dùng sữa của hãng nào cũng được.

cachlamsuagao_1

  • Bật lửa vừa phải, thi thoảng thì dùng đũa hoặc muôi khuấy đều lên. Các mẹ nên đun vào nồi lớn chứ không nên đun nồi nhỏ vì khi gạo nở rất dễ bị trào. Gạo đã nở thì đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp, cứ đậy vung để đó cho gạo nở bung ra khoảng 10 phút.

cachlamsuagao_2

  • Lọc lấy nước gạo, bỏ riêng bã ra
  • Cho thêm đường vào pha thêm đường. Mẹ nào thích uống ngọt thì cho nhiều đừng, thích uống nhạt thì cho ít tùy khẩu vị mỗi người.

cachlamsuagao_3

3. Cách dùng

  • Uống lúc nào cũng được, uống thay nước lọc cũng rất tốt.
  • Bảo quản tủ lạnh uống dần, có thể bảo quản được trong 2-3 ngày tùy nhiệt độ ngoài trời.
  • Chỉ sau 1 ngày uống sữa gạo, lập tức sữa mẹ sẽ về ướt áo. Sữa về khá nhanh nên sẽ hơi căng tức nhưng các mẹ cố chịu một chút để con có được nguồn sữa dồi dào.

4. Công dụng của sữa gạo

Theo lương y Âu Văn Dự (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì sữa gạo rất tốt đối với chị em phụ nữ đang nuôi con bú. Trong gạo có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri.

Gạo không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Sữa gạo giúp các mẹ sau sinh thơm sữa và sữa về nhiều hơn.

Tổ chức y tế thế giới luôn khuyên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và khẳng định không loại sữa nào có thể tốt hơn sữa mẹ.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có đủ sữa để con tu ti. Để kích thích nguồn sữa mẹ về nhiều, sữa đặc và thơm ngon, bên cạnh một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, các mẹ nên bổ sung thêm những loại nước uống này thay thức uống hàng ngày.

Theo WTT

thuoc corticoid

Mẹ nào đang dùng Corticoid cho con, cần đọc ngay

Hiện nay, các loại thuốc bôi da có chứa corticoid đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Các thuốc này đang được các mẹ mua về dùng cho con nhưng không hề biết tác dụng phụ “kinh khủng” của thuốc, đặc biệt nếu dùng sai chỉ định, sai hướng dẫn sử dụng.

1. Giới thiệu về thuốc corticoid 

Thuốc corticoid được gọi đầy đủ là glucocorticoid hay còn gọi nôm na là “đề xa”. Trong y học, đây là loại thuốc quý có tác dụng rất tốt trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Đối với các bệnh mẩn ngứa ngoài da như chàm, vẩy nến, các bệnh có da viêm thì thuốc phát huy hiệu quả rất lớn.

Các thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucinar, eumovate, gentrisone, Fucidin, Beprosone, Silkron… Thuốc có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đồng thời có tác dụng làm lành vết thương, giảm ngứa một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên dùng corticoid cũng là “con dao hai lưỡi”. Ngoài tác dụng tốt thì cũng có khá nhiều tác dụng phụ cần cân nhắc trước khi sử dụng.

thuoc corticoid
Các loại thuốc chứa corticoid đang được các mẹ sử dụng tràn lan

2. Mẹ Việt đang dùng Corticoid như thế nào?

Các bậc phụ huynh khi con bị muỗi đốt cũng bôi corticoid, bị lác sữa/chàm sữa cũng bôi, mụn cơm cũng bôi… thậm chí nhiều khi con bị hăm các mẹ cũng dùng đến corticoid. Cứ da có vấn đề là sử dụng corticoid cho con.

Có Mẹ đã hỏi trên một diễn đàn: “Bé nhà mình 7 tháng hay bị rôm sảy, theo chị hàng xóm cứ bôi thuốc thuốc 7 màu silkron 3-4 ngày là hết. Lúc đi tiêm ngừa cho con mình hỏi bác sĩ thuốc ấy thì bác sĩ bảo không nên dùng mà không nói rõ lí do, đông người tiêm cho con nên mình cũng không có thời gian hỏi.”

Thói quen chỉ dẫn theo kinh nghiệm bản thân rồi còn tưởng vậy là giúp người ta. Tuy nhiên thực tế các mẹ đã hại cả con mình và con người khác. Các loại thuốc bôi chứa hoạt chất chống viêm corticoid luôn có tác dụng nhanh và hiệu quả mẹ thấy ngay. Bởi vậy cứ tưởng là thuốc tốt, nên đi chỉ mẹ khác. Cứ thế truyền miệng nhau tiếp tục, nguy hiểm chính là chỗ đó.

3. Hại con, khiến con chậm lớn vì thiếu hiểu biết

Các mẹ thường tự ý sử dụng nhưng không hề hay biết những tác dụng phụ đằng sau loại thuốc Corticoid này. Ảnh hưởng của thuốc có thể tác động đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo và sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương cùng nhiều cơ quan khác.

3.1. Gây hại da

Công dụng trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da có thể biến mất nếu sử dụng các loại corticoid trong thời gian dài. Trên da sẽ làm teo da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn đỏ, phát mụn li ti khắp mặt.

3.2. Rối loạn chuyển hóa các chất

Không chỉ gây hại đến làn da mà corticoid còn ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể mà corticoid mang lại có thể gây phù, rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ trên mặt, cổ và lưng.

3.3. Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh

Người dùng thuốc lâu ngày có nguy cơ bị teo tuyến thượng thận do đã quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể. Thậm chí có thể bị loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch. Có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng.

tachaicorticoid
Thuốc chứa corticoid “tàn phá” da trẻ

Với trẻ em, Corticoid còn làm con chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm hiểu… Nhiều trường hợp, con hơn 2 tuổi mà chưa đến 9kg, cao không bằng đứa 16 tháng tuổi, nhận biết kém… mẹ thì không biết tại sao? Và khi bác sĩ hỏi kỹ mới vỡ lẽ ra mẹ dùng thuốc chứa corticoid cho từ khi mới 5 – 6 tháng tuổi lại còn bôi mảng rộng trên cơ thể vì còn bị rôm sảy, ngứa da, dị ứng…

Chính vì những tác dụng phụ nghiêm trọng này mà trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng, trường hợp viêm da nặng cần dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý mua về bôi cho trẻ.

4. Đừng mù quáng trong việc chọn thuốc

Hãy lưu ý 2 điều sau khi tìm mua sản phẩm điều trị da cho bé:

1. Việc sử dụng lâu dài trên một vùng da là cực kì hạn chế. Do đó nếu dùng cho trẻ em hoặc khi bôi lên mặt thì tốt nhất chỉ dùng trong 3 – 5 ngày. Tránh dùng thuốc kéo dài ở tất cả người bệnh, bất kể tuổi tác, nhất là phải hạn chế sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

2. Khi ba mẹ quyết định sử dụng cho con cần đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng từ thành phần, chỉ định, liều lượng. Nếu sử dụng thuốc chứa corticoid, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trong các trường hợp không quá nặng, không cần can thiệp bởi corticoid. Mẹ hãy cân nhắc và chọn sản phẩm an toàn cho con.

Các mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé để thay thế cho những sản phẩm có chứa Corticoid.

Kem EmBé – Sản phẩm chống viêm thảo dược với các thành phần thiên nhiên. Sản phẩm được nghiên cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam, là một sản phẩm chuyên biệt cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần gồm bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên là tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã. Kem EmBé làm lành tổn thương trên da bé: Hăm tã, chàm sữa, rôm sảy, vết muỗi đốt một cách dịu nhẹ, an toàn.

chăm bé gái 1

Cách em chăm con gái da sáng, dáng cao, ai nhìn cũng thích!

Bé gái nhà em năm nay 3 tuổi rồi ạ, trộm vía đi đâu ai cũng khen sao em đẻ và nuôi con khéo thế khiến em phổng mũi luôn. Trộm vía da con trắng hồng, chân cao thẳng, mặt thì lém lỉnh thôi rồi. Nhiều người hỏi em bí quyết sao hay vậy? Thấy vấn đề này nhiều mẹ cũng quan tâm nên hôm nay em chia sẻ cùng các mẹ nhà mình luôn nhé!

chăm bé gái 1

Bí quyết cho da sáng

Trong thời gian mang bầu em uống nước dừa (bắt đầu uống từ tháng 4 nha, tuần uống 2 – 3 lần), ăn trứng gà luộc (nhiều nghiên cứu khẳng định mẹ ăn trứng gà trong thai kỳ con sinh ra sẽ có làn da mịn màng, trắng hồng) tăng cường ăn các loại rau, trái cây vitamin C để giúp da bé sáng màu và vitamin A để làn da mịn màng hơn.

Khi sinh con ra chăm sóc và vệ sinh da con thật kỹ để tránh bị hăm tã nổi mẩn ngứa, chọn lựa quần áo không có hóa chất. Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ của trẻ, nhất là vào ban đêm sẽ khiến 70% hooc- môn sinh trưởng được bài tiết. Ngủ đủ giấc để bé thêm cao lớn, thông minh và có làn da thật mịn màng. Đồng thời trẻ cũng sẽ thông minh, trí não phát triển tốt hơn đó!

Bí quyết dáng cao

Thời gian mang bầu em chú trọng ăn những thực phẩm giàu canxi, uống sữa, ăn trứng vịt lộn và thường xuyên tắm nắng buổi sáng để con trong bụng hấp thu canxi phát triển hệ xương một cách tối ưu nhất.

Sau sinh ra mỗi khi cho con bú em thường xuyên massage, nắn chân để tạo cấu trúc xương cứng cáp và chắc khỏe. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên tắm nắng cho con, khi con bắt đầu ăn dặm chú trọng bổ sung thực phẩm có canxi nha, nhưng nên bổ sung liều lượng phù hợp với độ tuổi của con + kết hợp vận động.

Bí quyết tránh bẹp đầu

Các mẹ có công nhận có có quả đầu tròn sẽ rất đẹp không. Nên khi sinh con ra, nhất là 3 tháng đầu em chú ý xoay trở đầu cho con dữ lắm, không cho nằm nghiêng 1 bên hoài, cứ 1 tiếng lại trở đầu cho con 1 lần, em lót khăn không cho nằm gối nhé! Đồng thời khi cho con bú dùng tay xoa tròn đầu con một cách nhẹ nhàng

Bí quyết chăm sóc đôi mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên em cũng chú ý vụ này lắm. Do mắt trẻ sơ sinh còn yếu nên rất nhạy cảm với ánh sáng và đồ chơi nhiều màu sắc. Vì vậy trong tháng em bố trí ánh sáng trong phòng dịu nhẹ, không quá sáng, quá chói. Khi bé tầm 2 tháng em cho bày nhiều đồ chơi có với 2 màu trắng – đỏ để kích thích thị giác của con tốt hơn, đặc biệt các mẹ nhớ không bày quá nhiều màu sắc rực rỡ và đặt lệch tầm mắt của con nha, vì nếu bé nhìn lâu 1 phía có thể bị lác mắt trông rất xấu đấy ạ!

Khi con đến tuổi ăn dặm chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt, đồng thời không cho con xem tivi, ipad trước 2 tuổi, thường xuyên đưa con ra ngoài vận động để luyện cho mắt con khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

chăm bé gái 2

Vài bí quyết chăm con gái đẹp như hoa hậu em chia sẻ cùng các mẹ, hi vọng sẽ hữu ích với nhà mình ạ.