Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Khi trẻ bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không làm 5 điều sau

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ, sốt ở trẻ em thường là nỗi lo lớn đối với bất cứ bà mẹ nào. Đây là lời khuyên cần thiết để hạ sốt cho trẻ.

Có những bà mẹ khi thấy con trẻ số cao thì bối rối, chạy đôn chạy đáo cho con uống thuốc giảm sốt. Hoặc quấn chăn, quấn áo… Như vậy là làm làm cho trẻ bị ngột. Bác sĩ khuyên đi bệnh viện, nhưng ra khỏi nhà là hết…

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, sốt cao thường mới chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh. Vì sốt là phản ứng tốt của cơ thể trẻ nhỏ khi không may bị vi trùng thâm nhập.
“Nếu sốt đó không làm cho em bé chán ăn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của cơ thể, không làm cho trẻ khó chịu thì người ta không trị sốt mà để nguyên, phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, TS Dũng giải thích.

trebisot_1
Trẻ bị sốt luôn khiến ba mẹ lo lắng

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sốt cao lên làm cho bệnh nhi khó chịu, chán ăn,bứt rứt rồi lên cơn co giật, thậm chí là tím tái làm cho bố mẹ lo lắng. Nhưng nếu đi khám mà bác sĩ chẩn đoán co giật đó chỉ do sốt cao, thì đó gọi là co giật lành tính.

“Thông thường như ngày xưa thấy trẻ sốt cao lành tính như vậy thì lo bại não, lo co giật… Nhưng qua khám điều trị rất nhiều rồi, chúng tôi nhận thấy hầu như sau này không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khuyến cáo không cho uống thuốc gì. Các nhà thần kinh y khoa còn cho rằng không cần phải điện não đồ ngay sau cơn giật”.

Chỉ 2 loại thuốc hạ sốt nên dùng

trebisot_2
Mẹ không được dùng tùy tiện các loại thuốc hạ sốt cho con

Theo TS Dũng, thường thì trẻ sốt đến 38, 5 độ là cha mẹ rất lo lắng, mà đo nhiệt độ cho trẻ thì chỉ được đo ở nách (không cộng trừ, cứ 38,5 độ). Khi này các bác sĩ khuyên dùng 2 loại thuốc là Pracetamol hoặc Ibubrofen: “Hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau, tuy nhiên, các nước Châu Á khuyến cáo nên dùng Paracetamol. Còn Châu Âu thì họ ưu tiên dùng Ibuprofen… lý do vì các nước Châu Á đang có sốt xuất huyết, còn Châu Âu không có.

Nếu đang có sốt huyết mà cho trẻ dùng Ibuprofen thì càng tăng sự nguy hiểm. Vì xét nghiệm ban đầu chưa thể xác định bé có sốt xuất huyết hay không, nếu cho Ibuprofen thì làm cho sốt xuất huyết nặng thêm”, TS Dũng nhấn mạnh.

Nói thêm về 2 loại thuốc nói trên, TS Dũng cho rằng rất nhiều thầy thuốc cũng sai lầm khi cho trẻ liều dùng xen kẽ: “Có những trường hợp trẻ sốt dai dẳng, lâu khỏi. Các nhà khoa học làm nghiên cứu, cho một loại thuốc thì không hạ sốt nên bố mẹ cứ lo. Người ta mới so sánh giữa 2 loại xem thuốc nào hạ sốt nhanh hơn. Kết quả là Ibuprofen nhanh hơn, kéo dài hơn Paracetamol”.

TS Dũng nói tiếp: “Tiếp theo người ta làm nghiên cứu xen kẽ lần này uống Paracetamol, lần sau uống Ibuprofen. Sau đó đến nhóm chỉ uống Paracetamol không, nhóm kia chỉ uống Ibuprofen. Kết luân lại là nhóm xen kẽ hạ sốt nhiều hơn”. Tuy vậy, TS Dũng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ uống xen kẽ, bởi vì có tác hại rất nhiều do liều lượng của 2 loại thuốc này khác nhau. Hoặc nếu có ngộ độc thì khó cho các bác sĩ xác định nguyên nhân.

Dùng thuốc nhét hậu môn có tốt không?

Riêng loại thuốc nhét hậu môn, TS Dũng cho biết loại thuốc này thực tế là dùng cho những em bé không uống được, hoặc uống hay nôn ra. Vì vậy người ta dùng loại thuốc này để thay thế, liều lượng cũng giống như loại thuốc uống.

“Tuy nhiên, loại thuốc nhét hậu môn có mấy nhược điểm không được bằng thuốc uống, thứ nhất là hấp thu không thường xuyên, lúc được lúc không, có thể lần này nhét vào trẻ hạ sốt rất nhanh nhưng lần sau lại không ăn thua gọi là hấp thu thất thường.

Nhược điểm thứ hai, nếu trong trực tràng của bé có phân là không tác dụng. Thứ ba là, liều cố định do không được chia viên thuốc ra làm nhiều liều, không được chia đôi…”, TS Dũng phân tích.
Một trong những trường hợp trẻ sốt cao, nhưng nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm khiến cho tình trạng đứa trẻ càng khó kiểm soát. TS Dũng cho rằng, nếu trẻ sốt bình thường thì không đáng lo ngại, nhưng sốt cao quá thì phải cho đi bệnh viện. “Sai lầm đối với các bà mẹ là khi trẻ sốt thì quấn khăn áo, làm cho trẻ bị ngột. Bác sĩ khuyên đi bệnh viện, có khi đưa ra khỏi nhà đã hết vì lúc đó trẻ được đưa ra chỗ thoáng…”, TS Dũng nói.

5 thói quen của cha mẹ khiến trẻ đang sốt gặp nguy hiểm

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, người dân Việt Nam thường dùng miếng dán hạ sốt, chườm lạnh, bôi dầu, kiêng ăn… Điều này thế giới không khuyên.

1. Dán miếng hạ sốt

“Khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt bởi vừa mất tiền vừa không giúp trẻ hạ sốt, chưa kể đến việc còn gây hại cho trẻ”, ông Dũng cho hay.

2. Chườm lạnh

Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.

Theo PGS Dũng, khi trẻ sốt bố mẹ thường không hiểu rõ căn nguyên từ đâu, nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không dùng đá chườm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp.

Đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh chỉ được thực hiện trong trường hợp say nóng, say nắng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích vì hiệu quả rất thấp.

3. Đóng kín cửa

“Khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông.

Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên. Trong khi đó, hầu hết chúng ta lại làm ngược lại, khiến bệnh càng nặng thêm”, TS Dũng khuyến cáo.

4. Uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

“Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám”.

Ở trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.

5. Ăn kiêng

TS.Dũng khuyến cáo chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật.

Đặc biệt, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

Cách xử trí khi trẻ bị co giật
Khi trẻ lên cơn sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên người dân, khi phát hiện trẻ co giật thì hết sức bình tĩnh. Vì vậy, khi trẻ lên cơn co giật, thường thì bé có hiện tượng sùi bọt mép.

TS Dũng phân tích, trước kia các chuyên gia y tế khuyên chèn ngay một vật dụng nào đó vào giữa hai bên răng mục đích để em bé không cắn lưỡi. Tuy nhiên, kinh nghiệm sau nhiều năm cấp cứu, bản thân ông Dũng khuyên người dân lúc đó không cố. Mà hay bình tĩnh để qua cơn đó, cằm của bé sẽ mềm ra thì lúc đó dùng một miếng vải hay chiếc khăn tay chèn vào phòng cơn sau.

treanva

Mẹo trị con ăn vạ “cực nhạy” , không tái phát

Thông thường, những cơn ăn vạ khá phổ biến ở lứa tuổi 1-3 khi các bé bắt đầu hiểu thế giới xung quanh. Khi đó, các bé biết những gì mình muốn, nhưng lại không thể diễn đạt rõ ràng, vì vậy chúng khóc, đá và hét nhằm thu hút sự chú ý của người lớn.

Với những cơn ăn vạ của trẻ, nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần có cách xử lý tình huống thật khéo léo, không nên dọa nạt hay đánh trẻ vì làm như vậy chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Bạn càng quát tháo, bé sẽ càng làm dữ hơn.

Tốt nhất, ngay khi nhận thấy trẻ bắt đầu khóc, mặt bắt đầu giận dữ, mày cau lại, chân giậm bình bịch, bố mẹ hãy làm theo 12 điều dưới đây:

1. Đưa trẻ sang một căn phòng khác

Đưa trẻ ra khỏi căn phòng, nơi khiến chúng giận dữ. Có thể dẫn bé về phòng riêng.

2. Cho trẻ ra ngoài chơi

Hãy cho trẻ ra ngoài chơi, chạy nhảy, như vậy sẽ làm chúng tiêu hao bớt năng lượng. Cách này có thể không giải quyết được vấn đề khiến bé đang cáu giận nhưng nó giúp bé ổn định lại tâm trạng.

Với những cơn ăn vạ của trẻ, nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ.

treanva

3. Cùng nhau hát, nhảy một bài vui nhộn

Rủ bé hát một bài hát vui nhộn để giúp bé thay đổi tâm trạng.

4. Nhẹ nhàng nói với con rằng mình sẽ phải rời đi

Nếu có thể, bạn hãy nói rằng mình sẽ làm việc gì đó và phải để bé ở lại một mình. Bạn có thể rủ bé đi cùng mình hoặc để con tự bình tĩnh trong lúc bạn đi. Với cách này, nhiều đứa trẻ sẽ không còn bực bội nữa và muốn đi với bạn.

5. Kể một câu chuyện về cơn giận của trẻ

Khi thấy trẻ bỗng nhiên cáu giận, bạn hãy kể một câu chuyện về cơn giận của trẻ, nhưng lấy một chủ thể khác, ví dụ con chim hay con cáo. Nghe tình huống tương tự của một đối tượng khác theo một cách vui nhộn sẽ giúp trẻ hiểu được chúng đang làm gì.

6. Kể cho bé nghe một câu chuyện vui

Kể một câu chuyện vui sẽ giúp cải thiện tâm trạng của hai mẹ con trước khi giải quyết vấn đề đã khiến trẻ tức giận.

7. Cho trẻ vuốt ve thú cưng

Nếu gia đình bạn có nuôi thú cưng thì hãy để trẻ vuốt ve thú cưng trong khi cùng bạn giải quyết vấn đề. Có một thứ khác bên cạnh sẽ giúp trẻ bình tĩnh khi bạn nói với con về bài học quan trọng của việc kiềm chế cảm xúc.

Không nên dọa nạt hay đánh trẻ vì làm như vậy chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Bạn càng quát tháo, bé sẽ càng làm dữ hơn. (Ảnh minh họa)

treanva_1

8. Không quên giữ vững lập trường trước cơn giận

Nếu phải rời khỏi nhà, bạn hãy bình tĩnh nói cho con biết bạn sẽ đi đâu, bạn sắp làm gì và bạn chờ đợi gì ở trẻ. (Ví dụ: Mẹ ra siêu thị, chúng ta chỉ mua sữa, không mua kẹo hay đồ chơi, con có hiểu không?). Thay vì dọa trẻ, bạn hãy nói chuyện với chúng một cách ân cần, nhẹ nhàng.

9. Đề nghị trẻ diễn đạt những gì chúng cần và muốn bằng lời nói

Nhiều lần trẻ cáu giận, bực bội vì không đủ từ diễn đạt mong muốn của mình. Vì thế, trong hoàn cảnh đó, bố mẹ hãy quan tâm đầy đủ đến trẻ, giúp trẻ tìm ra từ để nói về cảm nghĩ của mình.

10. Hiểu rõ trẻ

Không ai hiểu rõ con hơn bạn, vì thế hãy nghĩ tới những điều có thể khiến trẻ căng thẳng. Khi bạn biết con muốn gì, bạn có thể giúp bé chuẩn bị cách phản ứng đúng đắn.

11. Hãy tạo cho bé một từ bí mật

Bố mẹ hãy tạo một từ bí mật mà các bé có thể dùng khi cần cho người lớn biết điều gì đó quan trọng. Bằng cách này, bạn và trẻ có thể trò chuyện bí mật ngay cả khi đang ở cạnh những người khác. Thay vì la hét để thu hút sự chú ý của bố mẹ, trẻ chỉ cần nói một từ bí mật là đủ.

12. Bố mẹ hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình

Khi bố mẹ đã biết nguyên nhân khiến trẻ giận dữ, hãy giải thích cho bé hiểu vấn đề bằng giọng điệu ngây ngô như một đứa trẻ. Phương pháp này sẽ giúp các con quên mất cơn giận và ngăn chặn việc giận dữ trở thành thói quen.
Ngoài 12 điều trên, khi đối mặt với cơn cáu giận của trẻ, bố mẹ cũng cần nhớ:

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ cáu giận

Không phải bỗng nhiên trẻ đang chơi vui vẻ lại quay ra hờn dỗi, ăn vạ, vì thế những lúc ấy, bố mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng hỏi han để tìm ra nguyên nhân khiến con cáu giận. Chỉ khi biết được nguồn cơn vấn đề, bạn mới có thể giải quyết nó được dễ dàng.

Thông thường, những cơn ăn vạ khá phổ biến ở lứa tuổi 1-3 khi các bé bắt đầu hiểu thế giới xung quanh (Ảnh minh họa)

treanva_2

Không nhượng bộ với cơn cáu giận

Khi trẻ cáu giận, ăn vạ, người lớn đừng bao giờ mang bánh kẹo, đồ chơi ra để kìm nén trẻ bởi vì làm như vậy sẽ khiến trẻ có cách nghĩ sai lệch là: Chỉ cần khóc, chúng sẽ đạt được thứ mình muốn.

Đừng biến con thành trung tâm chú ý của mọi người

Nếu đang ở chỗ công cộng, bạn hãy tìm nơi nào yên tĩnh, ít người để hai mẹ con có thể bình tĩnh nói chuyện.

Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh

Khi một đứa trẻ đang ở giữa cơn giận, điều quan trọng là bạn nên bình tĩnh và không cố gắng giải thích với trẻ. Khi nhận thấy trẻ đã kiểm soát được cảm xúc của mình, lúc đó bạn mới giáo dục trẻ và thiết lập các giới hạn cần thiết.

thoiquengaychetnao_1

5 thói quen của ba mẹ có thể khiến con bị chết não

Dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng không ít ba mẹ chỉ tặc lưỡi và cho rằng ông bà ngày xưa vẫn thường xuyên có hành động này nhưng có ai bị bệnh não đâu.

thoiquengaychetnao_1

Đúng là ngày xưa ông bà vẫn thế nhưng không thể áp dụng trong thời đại này. Ngày xưa đâu có nhiều trường hợp chết não hay bị ung thư, bệnh tim nhiều như hiện nay. Chính vì vậy, ba mẹ à, phòng còn hơn tránh. Có mất gì không khi chúng ta chỉ đang cố gắng để bảo vệ con mình? Dưới đây là 5 thói quen của cha mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ, thậm chí là chết não.

Rung lắc trẻ khi thức lẫn khi ngủ

Nhiều ông bà, ba mẹ có thói quen rung lắc con thật mạnh để con cười nắc nẻ, hoặc con khó ngủ cũng rung lắc để con có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Hoặc đột ngột thay đổi tư thế của trẻ, như bé đang nằm thì bế thốc dậy, nâng lên đặt xuống nhanh chóng và bất ngờ. Hay tung con lên cao và hạ xuống… Những hành động tưởng chừng rất hiệu quả với trẻ này lại nguy hiểm vô cùng khi khiến não bé bị tổn thương nghiêm trọng đó ạ!

Lý do não trẻ thường khá mềm với màng não mỏng, cơ xương cổ yếu không đủ sức để nâng đỡ đầu. Chính vì vậy khi bị rung lắc mạnh não bên trong sẽ bị va đập mạnh gây tổn thương nghiêm trọng.

Nằm võng, đưa nôi

Tương tự hành động chơi đùa rung lắc trên, việc thường xuyên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nằm võng đưa ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của não bộ trẻ. Chưa kể, khi dỗ con ngủ bằng võng sẽ khiến thần kinh của trẻ dễ bị ức chế (bị bắt buộc phải ngủ mà) khiến trẻ ngủ không ngon giấc, không tốt cho sự phát triển trí thông minh và chiều cao.

Ngoài ra, nằm võng còn khiến trẻ dễ bị cong lưng, chậm nở ngực, suy hô hấp… nên ba mẹ không nên cho con nằm võng nhé. Trường hợp không thể không nằm võng ba mẹ nên cho con nằm vọng trong thời gian ngắn thôi nhé!

Cho con tiếp xúc với điện thoại, ti vi quá sớm

Không chỉ rung lắc, cho nằm nôi – võng việc cho trẻ xem tivi, tiếp xúc với các thiết bị thông minh như điện thoại… quá sớm cũng có tác động vô cùng xấu đến não bộ trẻ. Như chúng ta đã biết, những cuộc nói chuyện giữa người này với người kia sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của não, giúp não bộ phát triển tốt hơn và điều này cũng tương tự với não trẻ. Theo đó, khi còn vừa biết nhận thức ba mẹ nên nói chuyện, tiếp xúc với con nhiều hơn để não bộ con phát triển tối ưu nhất, đặc biệt 3 năm đầu đời.
Tuyệt đối không giao con cho tivi, điện thoại nhé. Vì sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí não, trầm cảm, thị lực bị ảnh hưởng thậm chí có thể bị tự kỷ.

Mở wifi suốt ngày suốt đêm

Có nhiều bằng chứng khoa học xác định sóng wifi là rất hại đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là não bộ còn quá non nớt của trẻ. Bởi loại sóng này ảnh hưởng tới sự tổng hợp protein trong các mô tế bào não, ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ vừa khiến não trẻ kém phát triển, vừa ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao và cân nặng của con trẻ.

Theo đó, hạn chế sử dụng wifi nữa, đặc biệt là khi trẻ ngủ ba mẹ nên nhớ tắt wifi nha!

Ba mẹ hút thuốc trong nhà

Những tác hại của thuốc lá đối với cơ thể. Hẳn không cần nói mọi người đều biết nó ảnh hưởng đến tim, phổi, gan và gây ra những bệnh liên quan tới hô hấp hay nội tạng con người. Song bên cạnh đó khói thuốc lá còn ảnh hưởng rất nhiều tới não bộ, đặc biệt là với trẻ nhỏ – những đứa trẻ hút thuốc lá thụ động, đó là nó thể làm hẹp các mạch máu trong não bộ và dẫn đến tình trạng suy giảm hoạt động của não bộ trẻ từ đó dẫn tới chậm phát triển.

Theo các nhà khoa học, trong 3 năm đầu đời não bộ trẻ sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt, hoàn thành gần 70 – 80 % liên kết giữa các tế bào ở sau não. Và đây cũng là quãng thời gian não bộ của trẻ khá non nớt thế nên khi làm bất cứ hành động gì với trẻ như chơi đùa, âu yếm… ba mẹ cần phải lưu ý để tránh gây ảnh hưởng lên não bé mà không hề hay biết nhé!

22 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé mẹ nên biết (P1)

Cháo không chỉ giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà nó còn kích thích vị giác của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy cùng chế biến những món cháo dinh dưỡng thơm ngon dưới đây cho trẻ nhé.

1. Cháo lươn cà rốt

chaoluon
Cháo lươn rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương​

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất nhiều như chất đạm 12,7g, chất béo 25,6g, năng lượng 285 calo. Vì vậy, lươn thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt chẳng hạn.

Chuẩn bị: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.

Cách làm: Sơ chế lươn, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt, bằm nhỏ. Sau khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt (thái nhỏ) thì cho lươn vào nấu tiếp. Khi cháo chín, nêm gia vị vừa phải rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho trẻ ăn.

2. Cháo thịt cóc củ mài

Chuẩn bị: 5g thịt cóc, củ mài 20g, gạo tẻ, gạo ếp vừa đủ.

Cách làm: Gạo nếp, gạo tẻ, củ mài xay thành bột sau đó nấu chín. Cóc lấy phần đùi và mình, nướng vàng và tán thành bột. Cháo sau khi chín, cho bột cóc vào, nêm gia vị, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Với loại cháo này, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 lần/ngày, hoặc ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dừng lại 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn.

3. Cháo thịt gà nấu bí đỏ

chaothitgabido
Cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng

Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.

Chuẩn bị: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ

Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Lưu ý, cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi.

4. Cháo thịt/ xương nấu cùng đậu cô ve

cháo thịt cô ve
Cháo thịt đơn giản mà giàu dinh dưỡng​​

Nguyên liệu: gạo tẻ 25g, đậu 30g, thịt 20g

Cách làm: Thịt heo và đậu xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu cùng gạo. Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc, cho thịt heo và đậu xay nhuyễn vào nấu khoảng 2 phút, nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp.

Lưu ý, không nên nấu kỹ quá khiến đậu sẽ mất đi vitamin nhé mẹ!

5. Cháo cua

Chuẩn bị: bột gạo 20g, bột bông cải 20g, bột năng 5g, cua.​

Cách làm: Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều. Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.

Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.

6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh

chaotomraucai
Cháo tôm cung cấp canxi cho trẻ

Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.

Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.

7. Cháo cá lóc cà rốt

chaocaloccarot
Đổi món với cháo cá lóc giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Với món cháo này, mẹ có thể kết hợp nấu cùng cà rốt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 20g, cà rốt 10g, cá lóc nhỏ.

Cách làm: Gạo tẻ cho nấu thành cháo trắng đặc. Cá lóc luộc, bỏ xương lấy thịt. Mẹ nhớ là lọc bỏ xương thật kỹ vì cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Sau đó, cà rốt nấu chín, xay nhuyễn, trộn hỗn hợp cá, cà rốt vào cháo trắng, nêm gia vị và nấu thêm 5 phút, tắt bếp.

Mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cá không dậy mùi tanh.

8. Cháo thịt bò

chaothitbo
Cháo thịt bò cung cấp đạm cho trẻ vui chơi cả ngày​

Thịt bò có thể kết hợp với cà rốt, khoai tây để nấu thành món cháo dinh dưỡng cho trẻ.

Chuẩn bị: cà rốt hoặc khoai tây 30g, thịt bò, gạo tẻ.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn. Cà rốt luộc chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và cho cà rốt vào, tắt bếp.
Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.

9. Cháo chim cút cùng vỏ quýt khô

Chuẩn bị: Chim cút 1 con, gạo nếp, gạo tẻ, vỏ quýt 30g.

Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối. Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào bụng chim cút và cho nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp. Đun khoảng 20 phút, thấy cháo chín hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp.

Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.

10. Cháo ếch rau mồng tơi

chaoechmongtoi
Cháo ếch rất tốt cho trẻ còi xương​

Chuẩn bị: Ếch loại vừa, gạo tẻ, rau mồng tơi.

Cách làm: Sơ chế ếch, lấy phần thịt băm nhỏ, sau đó xào qua với hành phi cho thơm. Rau mồng tơi thái chỉ. Gạo cho vào nấu thành cháo trắng đặc. Khi thấy cháo chín mịn, cho rau vào nấu nhừ. Sau khi rau chín, cho thịt ếch vào, nêm gia vị, tắt bếp.

Mẹ nhớ nấu rau mồng tơi kỹ để trẻ ăn không bị đau bụng.

11. Cháo cá lóc khoai tây

Mẹ có thể chế biến món cháo cá lóc kếp hợp với củ khoai tây.

Chuẩn bị: cá lóc 30g, bột gạo 20g, khoai tây 10g.

Cách làm: Cá lóc làm sạch, luộc chín lấy thịt. Khoai tây luộc chín, xay hoặc tán nhuyễn. Sau đó cho hỗn hộp cá, rau củ nấu chín, cho bột gạo vào từ từ, khuấy đều cho mịn. Nêm gia vị vừa đủ, cháo chín tới thì tắt bếp.