Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

caisuachobe_1

Tổng hợp những mẹo cai sữa cực thành công cho bé

Sữa mẹ luôn luôn là nguồn dưỡng chất hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ, không chỉ có bé mê đầu ti của mẹ mà chính mẹ cũng dần dần say sưa và “nghiện” công việc cho con bú. Tuy nhiên, sẽ đến một thời điểm nhất định, mẹ cần phải cai sữa cho con và quá trình cai sữa thường sẽ rất chật vật bởi nghe thấy tiếng con khóc đòi bú, không mẹ nào có thể khoanh tay ngồi yên được.

Dưới đây là một số những mẹo cai sữa cho bé phổ biến được các mẹ áp dụng rất thành công. Mẹ hãy dựa vào đặc điểm, hoàn cảnh của bé yêu nhà mình để cân nhắc xem bé sẽ hợp với cách nào nhất dưới đây:

Bôi mướp đắng vào đầu ti mẹ

Mướp đắng có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất lành, vì thế bé có nếm phải cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Trẻ ngậm ti mẹ vào thấy vị đắng của mướp khác hẳn với vị sữa ngọt ngào nên sẽ nhanh chóng phải nhè ra.

cai sữa cho bé 1
Bôi mướp đắng vào ti mẹ sẽ khiến bé ngậm vào nhưng nhanh chóng nhả ra ngay. (Ảnh minh họa)

Bôi son lên đầu ti mẹ

Cách hóa trang này cũng khiến nhiều em bé tưởng ngực mẹ đang chảy máu nên không dám “ti” mẹ nữa. Ngoài việc dùng son, các mẹ cũng có thể lấy bút dạ đen vẽ những hình thù kì lạ lên bầu ngực để các bé cảm thấy xa lạ, kì quặc và không muốn bú nữa.

Giảm dần giờ bú của bé

Từ từ giảm số bữa bú của bé theo từng ngày sẽ không khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay khóc lóc. Ngoài ra, hãy chơi đùa thật nhiều với con để con quên dần bữa ăn từ sữa mẹ.

Cho bé xa mẹ ít ngày

Nhiều gia đình đã phải thực hiện “chính sách cách ly” tại nhà: bố hoặc ông bà, cô dì ngủ với bé, mẹ ngủ riêng. Cách này cũng khá hiệu quả vì ban đêm là thời điểm các bé thích tìm nơi dựa dẫm, nghỉ ngơi và “lục tìm” bú mẹ nhiều nhất.

caisuachobe_1
Nhiều gia đình đã phải thực hiện “chính sách cách ly” tại nhà: bố hoặc ông bà, cô dì ngủ với bé, mẹ ngủ riêng. (Ảnh minh họa)

Chế biến các món ăn dặm hấp dẫn bé

Mẹ có thể làm thưa dần các cữ bú của bé bằng cách thu hút con ăn những món ăn dặm ngon, hợp khẩu vị. Chẳng hạn như thường ngày bé bú mẹ 6 lần thì có thể giảm dần xuống 4-5 lần/ngày và thêm vào đó 1-2 bữa ăn phụ, đồ uống, hoa quả,… cho bé. Cách làm này khá khoa học nhưng sẽ tốn của mẹ khá nhiều thời gian mới cai được sữa cho bé.

Mẹ ăn nhiều gia vị nặng mùi

Ăn nhiều hành, tỏi, hạt tiêu và những món gia vị nặng mùi khác sẽ khiến sữa mẹ cũng có mùi lạ, làm bé khó chịu và vì thế mà bớt hứng thú với sữa mẹ hơn.

Thực hiện chế độ ăn để làm mất sữa mẹ

Với những trường hợp các bé quá khó để cai sữa, nhiều mẹ đã áp dụng biện pháp dân gian như giã nước lá lốt hoặc lá dâu lấy nước uống để tự động mất sữa. Bé ti mẹ thấy không còn sữa sẽ tự động chán và bỏ.

benhlyvematotresosinh_1

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử trí

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non yếu nên có thể bé sẽ gặp phải một số bệnh thường gặp như rôm sảy, hăm, sốt, nôn trớ… Bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cách nhận biết và xử trí các trường hợp này.

Rôm sảy

Nguyên nhân

Mùa nóng bức sẽ khiến các con đổ mồ hôi, đó là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể nhưng đổ mồ hôi quá nhiều lỗ chân lông sẽ bị tắc, mồ hôi không thoát được ra bên ngoài và rôm sảy sẽ phát triển. Tuy nhiên, một số bé lại xuất hiện rôm sảy vào mùa đông khi cha mẹ ủ quá ấm.

rôm sảy ở trẻ

Khi bé bị ho cũng có thể xuất hiện những mảng rôm ở vùng cổ, do da bé bị chà xát vào cổ áo liên tục qua những cơn ho hoặc có thể do vệ sinh cho bé kém, kiêng tắm cho bé.

Biểu hiện:

Trên da trẻ ở những nơi nếp gấp, hoặc ở tất cả các vị trí xuất hiện các nốt sần đỏ. Trẻ không đau nhưng ngứa ngáy, khó chịu.

Cách xử trí:

– Phòng của bé phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người.
– Cho bé mặc quần áo vải coton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu.
– Tắm cho bé ngày một lần để giữ da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng bạn có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm, hoặc có thể tắm cho bé bằng lactacyd baby.
– Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm rảy.
– Thường xuyên kiểm tra lưng của bé vào mùa đông nếu thấy mồ hôi là bạn đã ủ quá ấm.
– Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ .
– Quần áo của bé phải được giặt bằng loại giặt xả của em bé và được phơi ở nơi không có bụi khói.
– Cần cho bé đi khám khi rôm sảy có dấu hiệu nặng hơn.

Hăm

Nguyên nhân

– Da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài.
– Thiếu sự lưu thông của không khí
– Sử dụng tã vải.
– Mặc bỉm quá lâu không thay cho bé.

Dấu hiệu

Các vết đỏ ở các vùng như mông, bụng dưới, đùi trên. Các vết rát này đỏ tươi, bóng, tiết dịch, gây đau, sau đó có thể bong vảy.

Cách xử trí

– Để thoáng (không nên quấn tã) và làm sạch vùng da bị hăm nhiều lần 3 – 5 lần /ngày bằng nước ấm, sạch và dùng loại khăn lau chất liệu cotton mềm mịn, dễ thấm.
– Lau sạch và khô vùng bẹn và mông sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
– Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần /ngày sau mỗi lần vệ sinh.
– Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.
– Mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước.

Cách phòng

– Chọn loại tã giấy hoặc bỉm mềm thấm hút tốt.
– Thay tã thường xuyên không để khi “nặng trịch “ mới thay.
– Phải vệ sinh sạch và khô trước khi đóng tã mới.
– Dùng kem chống hăm cho bé sau khi tắm.

bebiromsay

Nôn trớ

Nguyên nhân

– Thực quản – dạ dày trẻ sơ sinh gần như một đường thẳng, chưa tạo thành góc cong như người lớn.
– Dạ dày trẻ sơ sinh còn nhỏ các mẹ cho bé ăn quá nhiều.

Biện pháp

– Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy…. nôn trớ xong trẻ lại ăn được bình thường thì các bạn cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít một nhưng ăn nhiều bữa.
– Khi trẻ nôn đột ngột, ngoài nôn còn kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, ho, tiêu chảy …thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sỹ.

Xử trí nhanh khi trẻ bị sạc do nôn trớ

– Đặt trẻ nằm nghiêng.
– Vỗ nhẹ vào lưng trẻ.
– Vệ sinh mũi miệng trẻ.

trẻ nôn trớ

Táo bón

Nguyên nhân

– Chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ, nhiều chất béo.
– Cho trẻ dùng sữa bột, mà loại sữa đó nóng.

Biểu hiện

– Số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần /ngày.
– Trẻ đỏ mặt, có vẻ khó chịu trước khi đi tiêu.
– Theo dõi thấy phân bé rắn không hoa cà hoa cải.

Cách xử trí

– Thay đổi chế độ ăn của mẹ, mẹ ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước.
– Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3 – 4 lần trên ngày.
– Có thể dùng tăm bông chấm mật ong pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ.
– Việc phải thụt hậu môn là bất đắc dĩ và không nên làm sẽ gây phản xạ không tốt cho bé, tuy nhiên cũng là cần thiết để giải quyết táo bón cho bé.

trẻ táo bón

Viêm da

Nguyên nhân

– Mẹ đẻ đường dưới âm đạo sẽ có vi khuẩn.
– Vệ sinh cho bé kém.
– Trời nóng mồ hôi nhiều mà bé không được tắm.

Biểu hiện

– Thường thấy ở vùng nách cổ, nếp lằn bẹn, lưng, sau tai.
– Lúc đầu là những nốt nhỏ li ti mầu đỏ sau đó phát triển thành những nốt to màu trắng.
– Để tự vỡ nó sẽ lan rất nhanh.
– Những mụn mủ này tiến triễn rất nhanh lây lên khắp người nếu không được điều trị.

Cách xử trí

– Dùng tăm bông chọc thủng những mụn mủ, lau sạch mủ.
– Dùng bông khô tẩm dung dịch sát khuẩn.
– Bôi dung dịch xanhmetylen vào vùng mụn mủ vừa sát khuẩn.
– Vẫn tắm cho bé ngày một lần.

Cách phòng

– Tắm rửa thường xuyên cho bé , khi tắm bạn nên chú ý những vị trí nếp lằn như nách, cổ .., dùng sữa tắm phù hợp, tốt nhất nên dùng lactacyd baby.
– Mặc quần áo thoáng mát, thoát mồ hôi, chất liệu cotton.
– Quần áo của bé phải được giặt bằng dung dịch giặt xả của bé để đảm bảo an toàn cho bé.

viemdamuotre

Sốt

Nguyên nhân

– Do virut: phần lớn là do vi khuẩn hoặc virut nào đó gây ra.
– Mặc quá nhiều quần áo: trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt nếu bị ủ quá kín hoặc ở trong môi trường nóng, nguyên nhân là do bé chưa điều tiết được thân nhiệt.
– Tiêm phòng: sốt là phản ứng của cơ thể.

bé sốt

Những điều bạn nên làm khi bé bị sốt

– Thường xuyên đo nhiệt độ cho bé.
– Mặc quần áo rộng thoáng.
– Cho bé bú mẹ nhiều hơn.
– Lau bằng nước ấm 38-40 độ ở trán, nách, tay chân.
– Theo dõi và mang bé đi khám.

meo_giup_tre_han_che_dung_khang_sinh

Mẹo giúp trẻ hạn chế dùng kháng sinh

Khi trẻ bị bệnh, mẹ phải xác định con có bị nhiễm khuẩn hay không, sau đó mới dùng kháng sinh cho con theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y dược tư vấn.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, trẻ càng dùng nhiều kháng sinh càng dễ mắc và tái bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, phải đến năm 6 tuổi mới tương đối hoàn thiện như người lớn. Thế nhưng trong 5 năm đầu đời, trẻ dùng lượng kháng sinh nhiều bằng tổng những năm sau này. Chính việc dùng kháng sinh bừa bãi khi cơ thể ở giai đoạn tự xây dựng hệ miễn dịch, sẽ làm trẻ mất đi sức đề kháng tốt nhất. Miễn dịch yếu khiến trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn: mắc bệnh, dùng kháng sinh, kháng thuốc, nhiễm trùng nặng.

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các chủng vi khuẩn kháng thuốc sinh ra. Trẻ có thể đáp ứng tốt với kháng sinh trong vài lần đầu, nhưng nhanh chóng nhờn thuốc bởi vi khuẩn đã biến thể. Kháng sinh là phát minh y học vĩ đại, nếu được sử dụng đúng cách sẽ cứu sống hàng triệu người mỗi năm, thay vì chết vì vi khuẩn kháng thuốc.

Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn sức khỏe kém và kháng kháng sinh ở trẻ, bác sĩ Thúy đưa ra 3 lưu ý giúp cha mẹ hạn chế lạm dụng kháng sinh sau đây:

meo_giup_tre_han_che_dung_khang_sinh

Không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không cần thiết

Những bệnh phổ biến không cần sử dụng kháng sinh đó là cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Thậm chí, các trường hợp viêm phế quản, viêm tai – mũi – họng ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn ăn uống bình thường, vẫn chơi, không có biểu hiện khó thở nặng lên… thì cha mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh.

Thay vào đó, cha mẹ nên chăm sóc tích cực, hạ sốt bằng chườm mát, giảm ho bằng các liệu pháp thảo dược, tăng cường uống nước, ăn các chất lỏng giàu dinh dưỡng… Sau một vài tuần bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp sau khi có kết luận chính xác trẻ nhiễm virus hay vi khuẩn.

meo_giup_tre_han_che_dung_khang_sinh_1

Dùng kháng sinh đúng bệnh, đúng cách

Trong trường hợp bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng về thời gian, liều dùng, các lưu ý khi kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy tối đa tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn sẽ không có cơ hội phát triển các thể kháng thuốc.

kháng sinh cho bé

Tăng cường miễn dịch để trẻ hạn chế dùng kháng sinh

Miễn dịch là vũ khí lợi hại nhất mà cơ thể dùng để chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus. Hệ miễn dịch mạnh khỏe cũng là hàng rào bảo vệ giúp trẻ phòng tránh hoặc vượt qua dễ dàng các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ cần được tăng cường miễn dịch thường xuyên bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp gồm bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vui chơi ngoài trời nơi không khí trong lành.

Các biện pháp trực tiếp gồm tiêm văcxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, bổ sung chất tăng cường miễn dịch như Beta-(1.3/1.6)-D-glukan thuộc nhóm betaglucan. Chất này khi vào đường ruột sẽ hoạt động như một kháng nguyên khởi phát các đáp ứng miễn dịch tại ruột, bao gồm gia tăng số lượng tế bào miễn dịch, tăng cường hoạt động của kháng thể miễn dịch. Sau đó hoạt hóa chuỗi phản ứng miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh mạnh mẽ hơn.

chăm móng tay bé 3

Chăm sóc tóc và móng tay cho trẻ

Việc chăm sóc tốt cho trẻ từ những thứ nhỏ nhất như tóc vả móng tay trong những năm đầu đời ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ khi trưởng thành.

1. Chăm sóc tóc

Khi nào bắt đầu cắt tóc cho bé?

Thời gian cho việc này ở mỗi em bé khác nhau, có bé sinh ra đã có mái tóc dày, bé khác thì gần một tuổi tóc chỉ mới lơ thơ như râu ngô. Ngoài ra tóc của trẻ trong năm đầu còn mọc chậm, tóc trẻ sơ sinh mỏng và mềm
vì thế thường việc cắt tóc chỉ cần thiết sau sáu tháng tuổi. Thời gian sau đó, tóc bé thay đổi vài lần và trở nên cứng hơn, mọc nhanh hơn người lớn.

Một vài cách để giảm sợ hãi cho bé khi cắt tóc

– Hãy cắt tóc cho bé sau khi bé vừa ngủ dậy được một lúc vì khi mệt mỏi và buồn ngủ bé sẽ không làm theo yêu cầu của người cắt tóc.
– Hầu hết các bé đều khóc trong khi cắt tóc, vì vậy nói chuyện với bé bằng giọng điệu vui tươi là cách tốt nhất để trấn an và giúp bé giảm stress.
– Bạn hoặc ai đó hãy nắm tay bé trong khi cắt tóc để trẻ cảm thấy an toàn hơn và chịu hợp tác hơn.
– Nhiều người cho rằng, cắt tóc trong lúc bé đang ngủ thì dễ dàng hơn vì bé không biết chuyện gì xảy ra nhưng cách này chỉ khiến bé hoảng sợ và cáu kỉnh nếu chẳng may thức giấc.
– Mẹ hãy chọn một chiếc khăn choàng thật thoải mái cho bé khi cắt tóc, đừng nên chọn loại quá chật sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi và bạn sẽ không thể thực hiện được công việc này.
– Các mẹ không nên cắt tóc cho con khi bé không được khỏe nhé cho dù bé chỉ bị sổ mũi hay ho nhẹ.

Một số lưu ý khi cắt tóc cho trẻ

– Để bảo đảm an toàn khi cắt tóc bé, các mẹ nên dùng loại kéo sắc và đầu kéo tròn đều.
– Các mẹ nên nhớ, trẻ nhỏ chưa đủ kiên nhẫn để bạn có thời gian cắt một mái tóc đẹp cho con. Vì vậy, mẹ hãy hoàn thành việc cắt tóc một cách nhanh chóng.
– Sau khi cắt tóc, bạn hãy tặng cho bé thật nhiều lời khen để bé cảm nhận cắt tóc là việc tốt và không có gì đáng lo ngại cả.

cắt tóc cho bé 1

Không cắt tóc khi trẻ còn quá nhỏ

Rất nhiều bà mẹ đã truyền nhau kinh nghiệm là nên cắt tóc sớm cho trẻ để khi bé được một tuổi, tóc bé sẽ mọc nhanh và dài hơn. Trên thực tế, việc làm này hoàn toàn không cần thiết, bởi vì:
Khi trẻ còn quá nhỏ, trẻ sẽ không ý thức được lời người lớn nói. Trẻ sẽ không chịu ngồi yên cho bạn cắt tóc dễ dàng, có thể trẻ sẽ ngọ nguậy trong khi cắt tóc và chiếc kéo trong tay bạn rất có thể sẽ làm tổn thương tới làn da của trẻ.

Hơn nữa, tóc của trẻ chịu yếu tố di truyền của cha mẹ. Trong 6 tháng đầu khi nằm trong bụng mẹ, tóc trẻ lúc đó mới bắt đầu phát triển. Khi trẻ chào đời, tóc trẻ sẽ tương đối ít. Đây là hiện tượng sinh lý tạm thời, vậy nên cha mẹ không nên quá lo lắng.

cắt tóc cho bé 2

Không dùng dầu gội đầu cho trẻ

Da đầu và nang tóc của trẻ sơ sinh rất yếu, vì thế những loại dầu gội có chứa nhiều hóa chất sẽ gây ảnh hưởng tới nang tóc, kích thích tuyến bã nhờn đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngay cả khi bạn đã gội sạch thì những hóa chất đó vẫn tác động ít nhiều tới trẻ.

Vì thế, bạn không nên sử dụng dầu gội đầu người lớn để gội cho trẻ. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh và khi đó, tìm đến bác sĩ tư vấn và những người biết về sản phẩm này.

Chữa rụng tóc cho trẻ bằng gừng

Theo dân gian, nước gừng tươi có thể chữa rụng tóc. Tuy nhiên, điều này lại là không đúng và bạn tuyệt đối không được áp dụng ở trẻ sơ sinh. Việc dùng gừng tươi để chữa rụng tóc cho trẻ là hoàn toàn không đúng, thậm chí nó sẽ đe dọa tính mạng của trẻ.

Nếu việc mọc tóc của trẻ quá ít hay bị rụng quá nhiều, thì tốt hơn hết, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

cắt tóc cho bé 3

Chăm sóc tóc cho bé như thế nào

Trẻ sơ sinh vốn mỏng manh và yếu ớt, nên cần được sự chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc tóc cho trẻ cũng giống như chăm sóc làn da. Tốt nhất, bạn nên “rửa” da đầu cho con hàng ngày bằng nước ấm ở 36 đến 40 độ là thích hợp. Bạn có thể pha loãng nước cùng với một chút giấm và dùng tay nhẹ nhàng xoa da đầu của trẻ, tuyệt đối không dùng móng tay để gãi da đầu cho trẻ vì điều này có thể gây tổn thương da bé.

Sau khi dùng nước làm sạch da đầu trẻ, bạn nên lấy khăn bông mềm để lau khô tóc cho trẻ. Điều này sẽ giúp máu lưu thông, thúc đẩy tóc bé phát triển.

Trẻ thiếu ngủ thì cơ thể sẽ mất cân bằng sinh lý gây ảnh hưởng không tốt đến sự mọc tóc của trẻ. Vì thế, bạn hãy tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt với những điều kiện như ánh sáng không quá mạnh, không tiếng ồn…để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Việc tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm cũng là việc được khuyến khích để giúp trẻ mọc tóc tốt hơn. Vì ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào giúp tóc trẻ mọc tốt hơn, tránh nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên để tránh hiện tượng tóc trẻ bị cháy nắng thì bạn chỉ nên đưa trẻ đi tắm nắng vào sáng sớm, khi ánh nắng còn chưa quá mạnh,tốt nhất là trong khoảng từ 6h – 8h sáng mùa hè hoặc 7h – 9h sáng mùa đông, mỗi lần tắm không quá 15 – 30 phút. Tuyệt đối không đưa trẻ đi vào buổi trưa vì ánh nắng quá gay gắt sẽ khiến tóc trẻ bị cháy nắng.
Ngoài ra, để kích thích cho tóc mọc tốt, bạn hãy chú ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho con các chất protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự tăng trưởng tóc.

Giai đoạn trẻ từ từ 0 – 6 tháng cần được ăn sữa mẹ là tốt nhất. Trẻ ngoài 6 tháng, bạn có thể bổ sung các chất như ngũ cốc, lòng đỏ trứng và trái cây vào thực đơn cho trẻ. Những loại thực phẩm này sẽ kích thích giúp tóc phát triển nhanh hơn.

cắt tóc cho bé 4

2. Chăm sóc móng cho bé

Móng tay bé cần được chú ý từ khi nào?

Việc cắt chúng thường cần mấy tuần sau khi bé chào đời. Vấn đề không chỉ vì móng được cắt trông gọn gàng mà với móng nhọn, bé có thể tự làm xước mình. Để mọi chuyện an toàn cần có một chiếc kéo có đầu tròn và một cái giũa trẻ em nhỏ đặc biệt.

Cho dù móng tay của bé khá mềm và dễ uốn nhưng các mẹ đừng để chúng quá dài. Lý do là do những móng tay đó rất mỏng, sắc trong khi bé chưa kiểm soát được chân tay của mình, bé có thể tự cào xước mình bởi chính những móng tay đó. Ngoài ra, móng tay bé mọc tương đối nhanh nên bạn cần cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.

chăm móng tay bé 1

Tiến hành cắt móng cho trẻ vào lúc nào?

Tốt nhất là cắt móng tay cho bé sau khi tắm, chúng mềm hơn và dễ cắt hơn. Thời điểm tốt nữa để cắt móng tay cho trẻ là khi trẻ ngủ say. Tại thời điểm ngủ này, chân tay của trẻ thả lỏng hoàn toàn, bàn tay mở rộng. Hãy chắc chắn bật đủ đèn để có đủ ánh sáng.

chăm móng tay bé 2

Tránh cắn móng tay của trẻ

Một số cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ sợ cắt móng tay cho trẻ, thường dùng phương pháp cắn móng tay. Mặc dù việc này dễ hơn việc sử dụng bấm móng tay nhưng các bác sĩ không khuyến cáo. Bất kỳ khi nào bạn đặt ngón tay của trẻ vào miệng mình thì bạn đang làm tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ miệng vào những vết đứt rất nhỏ trên tay trẻ mà có thể bạn không để ý. Điều này sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc nhiễm trùng.