Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Bảng chuẩn Chiều cao– Cân nặng– Lượng sữa– Giấc ngủ của trẻ

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn cũng như thời gian ngủ và ăn sữa của trẻ từ 0 đến 12 tháng các mẹ có thể tham khảo để yên tâm về chỉ số tăng trưởng của con.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 0 – 12 tháng tuổi

bangchieucao
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi

– Để hiểu rõ hơn về các chỉ số trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ, các mẹ lưu ý những điều sau:

+ Bảng các chỉ số này chỉ áp dụng cho những em bé sinh đủ tháng, có cân nặng trung bình 2,9 – 3,8kg; chiều dài trung bình 50cm.
+ Về cân nặng: Mức tăng trung bình mỗi tuần của trẻ 0 – 6 tháng từ 125gr – 600gr. Từ 7 – 12 tháng trẻ tăng trung bình 500gr/tháng.
+ Về chiều cao: Mức tăng trung bình của trẻ 0 – 6 tháng là 2,5cm/tháng. Từ 7 – 12 tháng trẻ tăng trung bình 1,5cm/tháng.

– Tips nhỏ cho mẹ khi đo để so sánh với bảng chiều cao và cân nặng của trẻ:

+ Mẹ nên cân, đo mỗi tháng một lần để biết tình hình phát triển của con.
+ Khi cân nên trừ trọng lượng quần áo, tã của trẻ (chừng 200 – 400gr), khi đo chiều cao nên bỏ mũ, giày nón của con ra để các chỉ số chính xác.
+ Nên đo chiều cao của trẻ vào buổi sáng (trẻ dưới 1 tuổi đo ở tư thế nằm ngửa), nên cân cho bé sau khi vừa đại tiện, tiểu tiện xong.
+ Trọng lượng, chiều cao của bé trai có thể nhỉnh hơn bé gái.

Bảng thời gian ngủ, ăn sữa – ăn dặm của trẻ 0 – 8 tháng tuổi

banguongsua
Bảng thời gian ngủ, chế độ ăn cho trẻ

– Còn dưới đây là bảng biểu về lượng sữa trung bình một ngày mẹ cần cho trẻ bú. Với bảng giấc ngủ, các mẹ cần lưu ý mỗi bé sẽ có thời lượng ngủ khác nhau, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với bảng này. Theo đó:

+ Trong tháng đầu mới sinh trẻ hầu như ngủ suốt ngày, đêm, theo đó để đảm bảo bé không bị đói, phát triển đều đặn sau 3 – 4 tiếng mẹ nên đánh thức trẻ dậy để ti.
+ Khi bé bước sang tháng thứ 3 các mẹ nên thiết lập thời gian ngủ hợp lý để dần hình thành thói quen ngủ tốt ở trẻ. Nên tập cho trẻ ngủ nhiều vào ban đêm, giảm thời gian ngủ ban ngày.
+ 6 tháng tuổi bé có thể ngủ xuyên đêm do đó mẹ không cần đánh thức trẻ dậy để bú.

Mẹo nhỏ giúp mẹ biết lượng sữa bé bú như thế nào là đủ

Giai đoạn từ 0 – 6 tuần tuổi

+ Căn cứ vào cân nặng: bé tăng 1kg so với cân nặng lúc mới sinh ra.
+ Căn cứ vào lượng tã: bé dùng từ 6 – 9 cái trong ngày (vì có bú đủ thì trẻ ới vệ sinh nhiều như thế).
+ Giấc ngủ: trẻ ngủ ngon giấc, không quấy khóc, mỗi cữ ngủ kéo dài từ 2 – 3 tiếng.

Giai đoạn trên 6 tuần tuổi – 12 tháng

+ Căn cứ cân nặng: Tăng từ 150 – 210gr/tuần đối với bé 6 tuần tuổi – 4 tháng; tăng từ 120 – 150gr/tuần đối với bé 4 – 6 tháng; tăng 60 – 120gr đối với bé 6 – 12 tháng.+ Lượng tã: bé dùng 4 – 6 tã trong ngày.
+ Giấc ngủ: bé ngủ ngon giấc, không quấy khóc.

Nếu trẻ 0 – 12 tháng tuổi đạt được các chỉ số tăng trưởng trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ cũng như thời gian ngủ và ăn sữa trên, chúc mừng mẹ vì đã nuôi con rất khéo. Làm mẹ một đứa trẻ thật không đơn giản chút nào nhưng khi thấy con khỏe mạnh, lớn lên từng ngày rất vui phải không các mẹ?

Theo Webtretho

Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chỉ ra 2 sai lầm mẹ Việt hay mắc phải

Chắc chắn khi đọc qua hai câu chuyện này, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm về việc chăm sóc, nuôi dạy con nhỏ.

Chị Phan Hồ Điệp được rất nhiều người biết đến với tên gọi gần gũi là “mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam”. Đây là người phụ nữ được rất nhiều “mẹ bỉm sữa” Việt hâm mộ, yêu quý bởi mẹ của Đỗ Nhật Nam luôn có những quan điểm dạy con đúng, hợp lý.

đỗ nhật nam
Thần Đồng Đỗ Nhật Nam và cha mẹ

Cũng giống như hàng triệu bà mẹ khác, chị Phan Hồ Điệp đã từng trải qua giai đoạn nuôi con vất vả, gặp nhiều khó khăn ở Nhật Bản. Chị cũng rất khiêm tốn khi thừa nhận mình là người không phải biết tất cả, phải học hỏi từ những người xung quanh.

Mới đây, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân hai câu chuyện nhỏ về cách dạy con lúc còn bé. Chắc chắn khi đọc qua hai câu chuyện này, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm về việc chăm sóc, nuôi dạy con.

1. Điều thứ nhất: Không giải thích cho con

Hồi Nam còn nhỏ cũng hay bị ốm, sốt.

Con đường từ nhà đến bệnh viện đẹp mê man. Nhưng mình vẫn gọi là “con đường đau khổ”.

Rất nhiều năm sau mình vẫn nhớ cảnh hai mẹ con bồng bế nhau đến bệnh viện. Có khi vừa đi nước mắt vừa rơi lã chã. Hồi đó mình còn trẻ quá, chưa có kinh nghiệm gì nên cứ con ốm là lo, là sợ.

Mình rất nhớ ông bác sĩ già thường khám cho Nam. Lúc nào nhìn thấy hai mẹ con, ông cũng nở một nụ cười thật hiền. Mỗi Nam phải tiêm, ông đều cầm cái xi-lanh lên, giải thích: Đây là ống tiêm nhé, nó có cái đầu kim hơi nhọn, khi bác cắm vào người con sẽ đau đấy nhưng rất nhanh thôi. Xong xuôi, bác sẽ dán một hình sticker vào chỗ tiêm. Giờ con chọn hình đi.

Có lần, Nam đang thiu thiu ngủ. Mình nghĩ thầm, thôi cứ để vậy tiêm vèo một cái cho con khỏi khóc.

Nhưng không, ông bác sỹ vẫn lay vào người Nam rồi chỉ vào cái xi-lanh nói: Bác tiêm nhé.

Thấy mình có vẻ băn khoăn, ông giải thích rằng ông không muốn Nam sẽ sợ việc ngủ trên tay mẹ nếu bị tiêm bất thình lình…

2. Điều thứ 2: Không thông báo với con

Năm Nam 2 tuổi, mình có cho Nam đến tham gia một nhóm trẻ gia đình, do các bà mẹ trong khu tự tổ chức. Mỗi lần chia tay mẹ, Nam hay mếu máo, thương lắm. Vì thế, ngày thứ ba đến lớp, nhân thể lúc con đang chơi, mình nhẹ nhàng mở cửa sau định về. Cô giáo (mà thực ra là một bà mẹ) thấy vậy nói: Em ơi, trước khi em về, em nói cho bé đi. Mình suỵt suỵt ra hiệu là để cho con chơi và nói thầm: Sợ là Nam biết mẹ về Nam sẽ khóc.

Nhưng cô ấy mỉm cười và nói: Không, chị nghĩ là em vẫn nên nói cho bé biết là em sẽ về, rồi hẹn con giờ mẹ đến đón. Mình nghe theo lời cô, quay lại, ôm Nam từ phía sau và nói: Nam chơi vui nhé, mẹ về nhà. 3h mẹ sẽ quay lại đón em…

Hai câu chuyện tuy nhỏ nhưng mình luôn ghi nhớ trong quá trình nuôi dạy Nam rằng đừng nghĩ là trẻ con thì không biết gì, chưa hiểu gì, có nói cũng vô ích. Không đâu, trẻ con cũng cần được tôn trọng.

Trẻ con cần được giải thích để không có cảm giác bị “lừa”. Để biết rằng, tiêm có thể gây đau, để không lo sợ khi nằm ngủ trên tay mẹ mà không an toàn, để không sợ hãi vì thấy mẹ đột nhiên biến mất khỏi lớp học.

Trẻ con chưa biết thể hiện tất cả mọi điều chúng nghĩ bằng lời nói. Nhưng người lớn không vì thế mà vô tình. Đừng vì sợ tiếng khóc của con mà gây cho con nỗi hoang mang trong lòng. Trẻ cần tin tưởng vào cuộc sống, để bước vào đời tự tin, bao dung.

Mình luôn ghi nhớ điều đó!

Vậy còn các mẹ? Mẹ có tôn trọng bé không?

noikhongvoinhungthucphamnaytrongkhauphanandamcuabe

Nói KHÔNG với những thực phẩm này trong khẩu phần ăn dặm của bé

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Khi bé đến tuổi ăn dặm thường các mẹ quan tâm đến việc cho bé ăn thực phẩm gì để chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bỏ qua những đồ ăn không nên cho bé ăn. Chọn thực phẩm không đúng trong quá trình ăn dặm có thể là nguyên nhân của tiêu chảy, biếng ăn, chậm phát triển,…

Mật ong

Mật ong tuy tốt nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây độc đối với trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ nên loại bỏ hoàn toàn mật ong trong dinh dưỡng hay bất cứ mục đích sử dụng nào với trẻ dưới 1 tuổi.

ăn dặm 1
Không sử dụng mật ong trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi

Các loại hạt

Ngô, lạc, hạt điều, hạnh nhân… là những thực phẩm dễ gây dị ứng đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu mẹ muốn cho con ăn, mẹ nên thử dị ứng cho bé bằng cách ăn 1 ít trước và theo dõi xem bé có phải ứng không nhé!

Muối

Khi nấu cháo/bột ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi các mẹ tuyệt đối không sử dụng gia vị. Vì hàm lượng muối nhiều sẽ gây hại cho thận cũng như sự phát triển lâu dài của bé. Đã có rất nhiều mẹ chia sẻ rằng: “Nhạt thế này thì con ăn làm sao được”. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng các bé mới bắt đầu ăn dặm không phân biệt được thế nào là mặn, thế nào là nhạt. Tất cả sự phân biệt đó đều do cha mẹ xây dựng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên tạo thói quen ăn nhạt, ít gia vị để tốt cho tiêu hoá và sức khoẻ của bé.

muoi
Không sử dụng muối trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi

Không cho bé ăn đồ ăn khô hay rau sống

Mẹ không nên cho bé dưới 2 tuổi ăn các loại hạt nhỏ như nho khô, bắp rang hay rau sống.
Không sử dụng các loại rau đóng hộp cho khẩu phần ăn của bé vì chúng có thể chứa rất nhiều hàm lượng natri, chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu bắt buộc, mẹ nên kiểm tra nhãn mác trước khi chế biến thức ăn cho bé.

Các lưu ý cực kỳ quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

  • Mẹ không nên sử dụng lò vi sóng để làm nóng thức ăn. Thêm vào đó, mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ thức ăn bằng cách chạm vào một thìa ra bên ngoài của môi trên của bạn trước khi cho con ăn.
  • Mẹ không nên cho bé ăn thức ăn pha loãng vào ban đêm. Điều này có thể tạo thói quen xấu gây ra tổn hại cho răng và dạ dày của bé.
  • Mẹ không nên cho bé ăn hoa quả có hàm lượng axit cao nhiều trong một ngày như: quýt, cam, dứa với các bé dưới một tuổi. Điều này sẽ gây ra tổn thương cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Khi chế biến trứng, mẹ nên nấu chín lòng trắng trứng trước khi cho bé ăn. Lòng trắng trứng chưa chín chính là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Khi bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với một hoặc hai muỗng thức ăn và hãy tập cho bé quen dần trong mỗi khẩu phần ăn của bé. Tuyệt đối không nên ép trẻ khi ăn dặm. Đây chính là nguyên nhân khiến bé biếng ăn bởi chính cha mẹ đã làm cho bé ghét ăn thức ăn dặm và coi các món ăn dặm là không ngon
  • Mẹ không nên nấu cháo để bé ăn cả ngày mà nên nấu theo từng bữa. Nếu bận rộn mẹ có thể nấu một nồi cháo (bột) trắng và đến bữa của bé mẹ nấu rau, thức ăn và cháo.
chamsua_3

Tái phát chàm sữa liên tục, làm thế nào để hết?

Tiết trời vào đông kèm theo thời tiết hanh khô khiến nhiều mẹ lo lắng vì vết chàm sữa của con lại xuất hiện. Vì xót con, các mẹ thường lên diễn đàn và mạng xã hội để tìm cách chữa. Mặc dù nhận được nhiều lời khuyên, nhiều cách chữa từ dân gian nhưng vết chàm sữa thì vẫn cứ tái phát.

Các mẹ đã quên một điều rất quan trọng, đó là tìm ra nguyên nhân gây ra chàm sữa. Trong trường hợp chàm sữa là do dị ứng, nếu không tìm được nguyên nhân, mẹ có tìm ra cách chữa khỏi thì chàm sữa vẫn cứ tái phát mà thôi.

Cùng bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân của chàm sữa các mẹ nhé

chamsua_1
Chàm sữa tái phát do nhiều nguyên nhân

Tuỳ vào từng cơ thể, tình trạng của bé mà có thể có những nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Da thiếu độ ẩm: nguyên nhân hàng đầu của bệnh chàm sữa là khô da. Chính vì lý do này, bệnh chàm sữa thường biến chuyển nặng hơn vào mùa đông, khi không khí thường lạnh và khô.

Yếu tố gia đình: những gia đình mà bố mẹ có tiền sử bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao.

Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…

Chế độ ăn uống: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò, hải sản…

Quần áo: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Hoặc trẻ bị dị ứng với hóa chất (bột giặt) còn đọng lại trên quần áo.

Vậy có cách nào hạn chế tái phát chàm sữa?

chamsua_2
Hạn chế tái phát chàm sữa giúp con không còn khó chịu

Bổ sung độ ẩm cho da:

Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm tại các vùng da đã bị chàm sữa, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Điều này giúp cho da bé không khô ngứa, các vết chàm không lan rộng ra và làm bé khó chịu.
Sản phẩm như Kem EmBé giúp duy trì độ ẩm trên da, làm mềm da, giảm ngứa nhanh chóng với các thành phần kháng viêm tự nhiên giúp điều trị chàm sữa ở bé đặc biệt hiệu quả.

Tích cực tìm nguyên nhân dị ứng để tránh cho trẻ

Mẹ cần kiên nhẫn tìm xem trẻ dị ứng với thức ăn hay tác nhân nào gây nên chàm sữa để tránh cho trẻ.
Đầu tiên, mẹ nên điểm lại những đồ trẻ đã ăn mà có nguy cơ gây dị ứng, mẹ có thể liệt kê theo danh sách và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bé trong vòng hai tháng, sau đó từ từ cho bé thử từng thứ một. Khi thử, mẹ cho bé ăn từng món một trong danh sách và theo dõi khoảng 1 tuần.

Qua nghiên cứu và phản hồi của các bệnh nhân, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây mẫn cảm (có thể không phải dị ứng) bao gồm: sản phẩm từ sữa, cà chua, nho, trái cây khô, cam, quýt, dâu tây, quả kiwi, quả hạch, nước tương, trái bơ, nấm, rau chân vịt, sôcôla , bơ, mứt, nước sốt có chứa hóa chất, và các chất phụ gia như phẩm màu thực phẩm (đặc biệt là màu vàng và đỏ), hương vị nhân tạo và chất bảo quản.

Nếu thấy bé vẫn bị mẫn cảm, bạn nên hạn chế các thực phẩm này và tham khảo ý kiến một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ đã nghiên cứu về dinh dưỡng.

Vệ sinh cho trẻ: Mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo thấm hút tốt.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.

Tránh các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài: Mẹ nên cho bé tránh dùng các loại xà phòng của người lớn dễ gây kích ứng da. Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

KEM EMBÉ – Giải pháp TỐI ƯU, GIẢM NHANH triệu chứng Chàm sữa ở trẻ thông qua 3 cơ chế: Bù độ ẩm, Kháng viêm và Giảm ngứa.

Kem EmBé – Sản phẩm chăm sóc da đầu tiên tại VIỆT NAM kết hợp các thành phần:

Chống viêm, giảm ngứa tự nhiên: Nano Curcumin, Cúc La Mã.
Dưỡng ẩm: Dầu hạnh nhân, lanolin, vitamin E.

HẾT NHANH TRIỆU CHỨNG, AN TOÀN CHO DA BÉ