Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

chăm sóc da bé 1

4 lời khuyên giúp mẹ chăm sóc da bé hoàn hảo

Làn da mỏng manh, mềm mại của bé yêu rất dễ bị kích thích, nhạy cảm với nhiệt độ và ánh nắng mặt trời. Sự thay đổi của thời tiết khiến da bé dễ bị dị ứng, phát ban hoặc mẩn ngứa. Mẹ hãy cùng tham khảo một vài lưu ý dưới đây để chăm sóc cho làn da của con yên luôn ẩm mướt, khỏe mạnh nhé.

chăm sóc da bé 1
Vào mùa đông, mẹ nên hạn chế tắm cho bé nhiều lần để tránh làm khô da bé

1. Hạn chế tắm bé nhiều lần trong ngày

Cha mẹ vẫn nghĩ, khi thời tiết nóng nực thì việc tắm cho con nhiều lần sẽ giúp bé cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng việc tắm bé quá thường xuyên và nhiều lần sẽ khiến da bé bị khô. Hơn nữa, việc tắm cho bé cũng cần phải tuân thủ những lưu ý nhất định từ độ ấm của nước, mực nước trong bồn tắm đến việc lau khô bé sau khi tắm…

Mẹ có thể kiểm tra nước ấm bằng cổ tay của mình để đảm bảo rằng nó ấm, chứ không nóng. Bên trong cổ tay của mẹ là chỗ có da giống với da em bé nhất. Thế nên khi pha nước tắm cho con mẹ hãy dùng phần da cổ tay phía trong để thử độ ấm của nước nhé. Ngoài ra, mẹ cũng cần để ý tới mực nước trong bồn tắm. Chỉ nên để nước tới ngang ngực của bé. Làm sạch da bé bằng những động tác massage nhẹ nhàng chứ không chà xát mạnh. Dùng khăn bông mềm để thấm khô nước thừa trên da con sau khi tắm, chỉ thấm nhẹ chứ không lau mạnh, tránh làm tổn thương da của con.

chăm sóc da bé 2
Mẹ cũng không nên cho con dùng quá nhiều xà phòng để tránh gây kích ứng da

2. Hạn chế dùng xà phòng

Đối với trẻ sơ sinh, xà phòng được sử dụng ở những bộ phận như: Khuôn mặt, da đầu, cổ, tay, chân và vùng bẹn. Chất tẩy rửa nhẹ nhàng dùng cho trẻ sơ sinh là tốt nhất. Sữa tắm truyền thống toàn thân hoặc xà phòng thanh có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé. Mẹ nên tìm kiếm những sản phẩm có nhãn: Xé tự do, độ PH trung tính, không màu nhuộm, không có mùi thơm.

3. Bảo vệ đúng cách dưới ánh mặt trời

Da của trẻ sơ sinh nhạt màu, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, và hấp thụ kem chống nắng nhanh hơn so với bạn. Cần che đậy các bé dưới sáu tháng tuổi khỏi các tia. Nếu chúng hoàn toàn cần ra ngoài nắng, bạn có thể dùng một lượng nhỏ kem chống nắng.

Đối với trẻ lớn tuổi hơn và trẻ mới biết đi, kem chống nắng có rào chắn, có chứa oxit kẽm và titan dioxit là tốt nhất. Chúng có tác dụng như những chiếc gương chặn ánh nắng mặt trời đến da.

Bất kì cái gì bạn sử dụng, tìm kiếm những công thức nhẹ nhàng với SP30 hoặc cao hơn và áp dụng hai giờ mỗi lần. Tránh ánh nắng mặt trời vào buổi trưa, nhớ coi chừng sự phản xạ khỏi nước và tuyết.

chăm sóc da bé 3
Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp cũng là cách bảo vệ da bé trong mùa đông

4. Dưỡng ẩm là cần thiết

Các loại kem và thuốc mỡ dùng cho trẻ sơ sinh là sự lựa chọn tốt nếu đứa con bé bỏng của bạn cần kem dưỡng ẩm. Chúng dày và kết cấu phong phú có thể giữ ẩm tốt hơn so với các sản phẩm nhẹ hơn. Cũng giống như sữa tắm hay xà phòng, với kem dưỡng ẩm mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, công thức dịu nhẹ, an toàn cho da bé. Và để tiết kiệm chi phí, mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có khả năng bảo vệ toàn diện cho da bé đồng thời khắc phục được các vấn đề về da thường gặp ở trẻ như: mẩn ngứa, hăm da, côn trùng đốt…

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn các phương pháp chăm sóc, bảo vệ da bé cũng như các loại kem dưỡng ẩm tối ưu cho bé, mẹ có thể gọi tới tổng đài miễn phí 18001796, các chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về da của bé một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.

thay tã cho trẻ 2

Bí quyết đơn giản giúp bố thay tã cho bé dễ dàng hơn

Một ông bố tâm lý là một ông bố yêu con và luôn biết cách đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng thiên thần nhỏ của gia đình. Chẳng có trở ngại nào có thể làm khó bố. Ngay cả việc thay tã cho bé yêu bố cũng có thể làm thành thục nếu nắm được những bí quyết dưới đây.

thay tã cho bé 1
Bố sẽ không còn cảm thấy khó khăn khi thay tã cho bé nếu…

1/ Thay tã cho bé trước thời gian khuyến cáo

Theo hướng dẫn sử dụng trên các bịch tã, bố nên thay tã cho bé sau mỗi 3-4 tiếng/ lần. Tuy nhiên, bố không cần quá nguyên tắc với cột mốc thời gian này đâu nhé!

Nếu cảm thấy con đang khó chịu vì tã bẩn, bố có thể linh động thay tã cho bé càng sớm càng tốt. Tốt nhất, sau mỗi lần bé “ị đùn”, bố nên thay tã cho con ngay. Bỏi việc đeo tã bẩn không chỉ khiến con khó chịu mà thành phần amoniac trong phân và nước tiểu tích tụ lâu còn là nguyên nhân gây tình trạng hăm tã khiến da con bị tổn thương.

2/ Đặt bé trên mặt phẳng để thay tã dễ hơn

Thay vì chi một khoản tiền đáng kể cho chiếc bàn thay tã đẹp mắt, bố có thể cho con nằm trên sàn nhà hoặc nằm giữa giường để thay tã. Biện pháp này có tác dụng tránh gây ra bất kỳ nguy cơ nào khiến bé yêu rơi khỏi một bề mặt cao.

thay tã cho trẻ 2
Bố chủ động chuẩn bị sẵn mọi thứ cùng một mặt phẳng êm ái cho con…

3/ Chuẩn bị sẵn mọi thứ

Một mặt phẳng sạch và êm ái cùng một chiếc tã sạch đã được mở sẵn sẽ giúp bố thay tã cho con nhanh chóng hơn, nhất là khi cục cưng đang không ngừng ngọ nguậy. Hơn nữa, cách này cũng giúp bố chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình trạng bé ị ngẫu hứng.

4/ Tâm lý vững vàng

Đừng hoảng hốt nếu thấy bộ phận sinh dục của bé trai cương cứng. Điều này hoàn toàn bình thường và chỉ là một dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của trẻ đang hoạt động đúng chức năng. Không có gì bí ẩn hay liên quan đến vấn đề sinh lý trong trường hợp này. Có thể nó chỉ mang ý nghĩa trẻ đang cần đi tè, cũng giống như tình trạng “giương cờ sáng sớm” của bố thôi mà.

thay tã cho trẻ 3
Và vui đùa với bé để quá trình thay tã trở nên vui vẻ, nhanh chóng hơn

5/ Đùa vui với bé

Không cần quá nghiêm túc hay gồng mình, bố cứ thoải mái làm những chuyện ngớ ngẩn suốt quá trình thay tã, chẳng hạn như chuyện trò, ca hát, bĩu môi và cả tạo ra những tiếng ồn nhộn nhạo khác. Dần dần bé sẽ tự nhiên đánh đồng mỗi lần thay tã là một lần vui đùa cùng bố của mình.

Trị rôm sảy hiệu quả cho bé trong mùa nắng

Những ngày hè nắng nóng, nền nhiệt cao rất dễ khiến trẻ nhỏ bị rôm sảy, mụn nhọt. Các nốt rôm sảy khiên bé ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm nang lông, mụn nhọt, thậm chí nhiễm trùng da.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

TS.BS Nguyễn Như Lan, Trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Viện Da liễu TW cho biết, nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Xử trí và phòng tránh rôm sảy

Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người; nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy. Đặc biệt trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm là gì hiệu quả cũng được các bố mẹ quan tâm nhưng cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp này để tránh các biến chứng không đáng có.

Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da. Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh. TS.BS Nguyễn Như Lan cũng khuyến cáo, trong dân gian có nhiều loại thuốc hay để điều trị rôm sảy ở trẻ, tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng phương pháp, các mẹ có thể làm cho tình hình rôm sảy của bé nặng hơn, có khi dẫn đến viêm nhiễm da, nhiễm trùng máu v.v…

Những năm gần đây, y học trong nước đã có những bước tiến vượt trội trong việc nghiên cứu, bào chế thành công các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để cho ra đời những sản phẩm chăm sóc da cho bé chuyên biệt, mang lại hiệu quả cao.

Đi đầu trong dòng sản phẩm này phải kể đến kem EmBé. Có mặt trên thị trường chưa đầy một năm nhưng kem EmBé đã nhận được hàng ngàn những phản hồi tích cực về hiệu quả đặc biệt “dịu cơn ngứa, hết nhanh rôm sảy”. kem EmBé với các thành phần chính hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho trẻ như Nano curcumin, Tinh chất Cúc la Mã, Kẽm, Vitamin E…giúp hết ngứa, ngừa thâm vết muỗi đốt, hăm da, lành vết trầy xước, đặc biệt là rôm sảy.

Chị Trần Thanh Nga 33 tuổi trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ niềm vui của mình sau chuỗi ngày lo lắng tìm mua một sản phẩm trị rôm sảy cho con: “Con tôi hiện đang được 19 tháng tuổi. Thời điểm tháng 3, tháng 4 khi mới bước vào hè, thời tiết nóng bức, bé hay bị rôm sảy, quấy khóc nên biếng ăn, cả gia đình rất lo lắng. Sau đó chồng tôi có tham khảo một vài người bạn và mua kem EmBé về sử dụng. Bôi cho con độ 2,3 ngày tôi thật sự bất ngờ khi bé không còn gãi ngứa, các nốt đỏ mờ dần, ngoan hơn, chịu ăn hơn. Từ đó trong nhà tôi lúc nào cũng có kem EmBé, còn bé thì ngày nào cũng đòi mẹ bôi “Em bé”. Tôi thực sự hài lòng về sản phẩm này”.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm kem EmBé tại website: kemembe.vn hoặc gọi đến tổng đài miễn cước: 1800 1796.

cho con bú 1

Có nên cho bé bú khi mẹ bị sốt?

Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh. Và nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Thế nhưng… không phải trong suốt quá trình cho con bú lúc nào mẹ cũng khỏe mạnh. Có đôi lúc mẹ bị ốm, sốt cao thì phải làm sao?

1. Mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú?

Nhiều mẹ nghĩ rằng, cứ ốm sốt là không nên cho con bú vì như vậy sẽ truyền sốt cho bé. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia y tế, trong một số trường hợp mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú. Bởi khi mẹ sốt, các chất gây sốt có rất nhiều trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ.

cho con bú 1
Mẹ bị sốt vẫn có thể cho bé bú

Thế nhưng khi vào cơ thể bé chúng lại không thể gây ra hiện tượng sốt. Các chất gây sốt không được hấp thu ào ạt đến mức có thể gây sốt cho bé như ở mẹ. Do đó bé sẽ không bị sốt theo. Nhưng để đảm bảo an toàn cho con yêu, mẹ cần cẩn thận hơn khi cho con bú nếu đang bị sốt.

2. Mẹ không nên cho bé bú trong trường hợp nào?

Tuy việc mẹ bị sốt thông thường khi cho con bú không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Thế nhưng, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân gây sốt của mình và không nên cho con bú mẹ nếu:

2.1. Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các hóa chất độc hại

Mặc dù vi rút sốt không truyền trực tiếp qua sữa mẹ, nhưng hóa chất độc hại có thể ngấm vào sữa mẹ và truyền cho bé, gây độc cho bé. Thế nên nếu mẹ xác định chính xác mình bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất độc hại thì tuyệt đối không cho con bú.

2.2. Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng

Nếu bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng mẹ cũng không nên cho bé bú. Lúc này mầm bệnh đã vào máu, di chuyển đến tuyến vú và hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ, sẽ gây những triệu chứng khó chịu cho bé. Ngoài ra, các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp như virus cúm, virus corona sẽ lây cho bé nếu mẹ sờ hoặc hôn bé.

Bạn không nên cho bé bú khi gặp các triệu chứng sốt dưới đây:

  • Sốt do tiêu chảy
  • Sốt có kèm theo nôn và tiêu chảy nặng không cho con bú.
  • Sốt do viêm tuyến vú
  • Sốt cao từ 39,5˚C trở lên cũng không cho bé bú. Khi đó việc cho trẻ bú sẽ làm bạn rất khó chịu và sốt cao thêm.

Gặp các triệu chứng sốt trên, dù nhiễm khuẩn hay không, mẹ cũng không nên cho bé bú. Nguyên nhân do các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm có thể làm rối loạn vi khuẩn đường ruột, làm hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc.

cho con bú 2
Trong một số trường hợp, nếu mẹ bị sốt có kèm theo biến chứng thì không nên cho bé bú

2.3. Nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ bị nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng (hai cơ quan, nội tạng trở lên) hoặc nhiễm khuẩn huyết thì không nên cho bé bú. Do chưa có bằng chứng chứng minh nồng độ kháng thể ở sữa mẹ có thể chiến thắng mầm bệnh, hoặc lượng kháng thể tăng đủ cao trong những ngày mẹ bị sốt.

2.4. Nhiễm cúm có biến chứng

Nhiễm cúm có biến chứng như viêm não, màng não hay viêm phổi cũng không cho con bú.

2.5. Nhiễm HIV, viêm gan B, C

Nhiễm HIV, viêm gan B, C. Những virus này có thể lây cho bé khi có sự cố viêm loét miệng, lợi ở bé

2.6. Đang uống thuốc có chứa aspirin

Mẹ đang uống thuốc có chứa aspirin cũng không nên cho bé bú.

3. Các nguyên tắc cho bé bú khi mẹ bị sốt

  • Rửa sạch tay trước khi cho con bú
  • Vệ sinh đầu vú với nước ấm.
  • Luôn đeo khẩu trang khi bế bé và khi cho bú.
  • Những ngày sốt cao, mẹ giảm số lần cho bé bú.
  • Uống nhiều nước, có thể uống thêm nước trái cây. Uống trước khi cho bú để tăng thể tích sữa.
  • Khi cho bé bú lúc sốt, mẹ không nên trò chuyện với bé nhiều. Tránh sờ tay vào môi và mũi bé vì sẽ khiến bé lây bệnh rất nhanh do đó là 2 cơ quan xâm nhập của mầm bệnh.
  • Không nên hôn khi cho bé bú, dù đó là hôn má, hôn tay, hay hôn chân bé.
  • Tránh cho bé bú lúc mẹ đang sốt cao.

Click VÀO ĐÂY để tải Ebook 1001 câu hỏi dành cho người lần đầu làm mẹ