Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

vesinhchobe_2

5 bước vệ sinh cơ thể bé sơ sinh đúng cách

Vệ sinh cho trẻ sơ là vô cùng quan trọng bởi làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm. Chỉ 1 sơ xuất nhỏ thôi cũng làm cho làn da của con bị tổn thương.

Ngoài việc tắm rửa hàng ngày cho trẻ, bạn cần vệ sinh cho trẻ nhiều hơn ở các vùng cơ thể khác nhau. Và hãy chú ý xem cách vệ sinh cho con của bạn đã đúng và an toàn chưa. Bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức chăm con thực tế này.

Làm sạch vùng mặc tã, bỉm

Mỗi khi thay tã cho bé, điều quan trọng nhất là phải làm sạch phần mông của bé để tránh phát ban và nhiễm trùng . Hãy dùng khăn mềm, sạch để lau chùi cho bé. Nếu bé đi ị, tốt nhất bạn nên dùng nước để rửa khu vực này và làm khô đúng cách trước khi thay tã hoặc bỉm mới. Điều này sẽ giúp bé tránh khỏi hăm tã. Còn có 1 mẹo nữa để hăm da không xuất hiện đó là Kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, an toàn cho trẻ sơ sinh.

Mẹ chỉ cần bôi 1 lớp mỏng kem EmBé sau khi vệ sinh sạch cho bé, kem sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ ngăn cản khuẩn xâm nhập vào da bé yêu.

vesinhchobe

Làm sạch mũi

Bạn có thể sử dụng tăm bông để lau mũi cho trẻ. Để làm sạch sâu bên trong mũi, bạn có thể nhúng tăm bông vào nước và làm sạch lỗ mũi trẻ nhẹ nhàng. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, hãy dùng xi-lanh bằng cao su và dung dịch nước muối pha loãng để rửa mũi cho trẻ, cũng như làm sạch các chất nhầy trong khoang mũi.

Thao tác rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn nhỏ một ít dung dịch nước mũi vào lỗ mũi bị tắc. Nhẹ nhàng cho ống vào mũi, bóp ống nhẹ nhàng để hút chất nhầy ra ngoài cho đến khi mũi được thông.

vesinhchobe_1

Làm sạch tai

Bạn không nên nhét bất cứ vật gì vào ống tai của bé, ngoại trừ sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý chỉ vệ sinh ở phần vành tai và lau nước lọt vào tai trẻ. Tuyệt đối không cho tăm bông vào sâu bên trong lỗ tai. Bên cạnh đó, chú ý không lấy hết ráy tai vì ráy tai chứa các chất kháng khuẩn và diệt côn trùng nhỏ tấn công sâu vào bên trong tai trẻ.

vesinhchobe_2

Làm sạch rốn

Rốn là bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh và dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sau khi trẻ sinh, mẹ cần vệ sinh vùng rốn của trẻ sạch sẽ vì khu vực này trũng và dễ giữ vi trùng, vi khuẩn gây hại cho trẻ.

Tăm bông là dụng cụ vệ sinh rốn trẻ tiện lợi và an toàn nhất. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm hết phần nước và đẩy nhẹ bụi bẩn cũng như vẩy rốn ra ngoài.

vesinhchobe_3

Làm sạch móng tay

Móng tay và móng chân của trẻ đã mọc đầy đủ trong quý cuối của thai kỳ. Khi ra đời, móng thường đã dài và cần được cắt tỉa ngay. Sau đó, móng của trẻ vẫn tiếp tục dài và cần được cắt thường xuyên.

vesinhchobe_4

Bạn không nên dùng dụng cụ cắt móng của người lớn cho trẻ con, và càng không nên dùng kéo to hoặc dao sắc nhọn để cắt móng cho bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dụng cụ cắt móng dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho con mình.

Mẹo hay “thổi bay” vết côn trùng đốt trên da bé

Làn da thơm tho, láng mịn luôn là “miếng mồi” ngon cho lũ côn trùng. Chúng có thể tấn công con bạn bất cứ lúc nào và để lại sưng, ngứa, đỏ và thâm sẹo rất lâu lành. Ba mẹ hãy áp dụng mẹo này để trị vết côn trùng đốt sưng tấy cho con nhé!

Xem thêm:

1. Cách xử lí nhanh vết đốt của côn trùng

kem EmBé
Kem EmBé được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho bé

Côn trùng đốt thường có 2 loại là côn trùng có nọc độc và côn trùng không có nọc độc. Với đa số các trường hợp bị côn trùng đốt, các bé sẽ gặp phải những triệu chứng nhẹ như ngứa, hơi đau, sưng đỏ… Đối với những trường hợp này, cha mẹ cần ngăn không cho bé gãi hay chà xát vết thương vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Để giảm các triệu chứng khó chịu cho bé, mẹ có thể rửa sạch vết thương cho bé và bôi lên đó một ít kem đánh răng bạc hà, một ít nước cốt chanh hoặc chườm lên đó một cục đá lạnh. Sau vài giờ, vết đốt côn trùng có thể sẽ dịu bớt.

Nếu bé bị các loài côn trùng có ngòi như: Ong vò vẽ, ong bắp cầy và kiến lửa đốt, để xử lí vết đốt, mẹ cần nhanh chóng dùng kim hoặc nhíp lấy ngòi ra khỏi vết đốt. Sau đó, rửa sạch vết côn trùng đốt bằng xà bông, sát khuẩn với nước muối loãng. Bạn cũng có thể chườm lạnh để giảm đau hoặc sưng nề. Sau các bước này, mẹ cần dùng thuốc trị côn trùng đốt chuyên biệt theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc mẹ có thể dùng sản phẩm Kem EmBé – sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chiết xuất thiên nhiên và là sản phẩm đầu tiên có chứa nano curcumin – tinh nghệ nano được bào chế theo công nghệ mới kết hợp với tinh chất cúc la mã và tinh dầu hạnh nhân giúp làm dịu nhanh vết ngứa, ngăn ngừa vết thâm và làm lanh da bé. Đặc biệt, Kem EmBé không chứa corticoid và paraben, không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn với làn da và sức khỏe của trẻ nhỏ. Sản phẩm sử dụng được trong nhiều trường hợp thường gặp như: côn trùng đốt, hăm da, rôm sảy, chàm sữa, mẩn ngứa,…

2. Cách phòng tránh côn trùng đốt

côn trùng đốt
Cách phòng tránh côn trùng đốt

Ngoài việc khắc phục muỗi đốt hay vết côn trùng đốt cho con yêu, mẹ cũng cần chú ý tới việc hạn chế tối đa nguy cơ có thể khiến con bị côn trùng đốt bằng các biện pháp như:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không gian của bé và của gia đình luôn sạch sẽ, thoáng mát… để côn trùng không có nơi trú ngụ và phát triển.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng phun định kì trong nhà và quanh không gian sống của gia đình để tiêu diệt chúng. Nên phun thuốc khi trong nhà không có người và đóng kín cửa để đạt hiệu quả cao.
  •  Mẹ cũng có thể hạn chế côn trùng và làm cho không gian sống của gia đình thêm xanh tươi, trong lành bằng cách trồng các loại cây kị côn trùng như: chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng phong lữ… Các loại cây thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sâu bọ đến gần chúng ta.
  • – Bôi thuốc chống côn trùng cho con khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các vườn cây, đi dã ngoại… Nhưng mẹ phải lưu ý lựa chọn loại thuốc an toàn cho bé và chỉ sử dụng với lượng phù hợp khi cho bé ra ngoài. Tránh lạm dụng thuốc để không gây tác dụng phụ ngoài ý muốn cho sức khỏe của trẻ.
thoatcumnhanh_2

10 cách giúp bé thoát khỏi cúm và cảm lạnh nhanh nhất

Thuốc là biện pháp cuối cùng để chữa cúm và cảm lạnh cho trẻ nhỏ, trong khi đó nước là phương thuốc đơn giản và hữu hiệu nhất giúp trẻ bình phục sức khỏe nhanh.

Mùa lạnh đang đến và các mẹ lại có thêm mối bận tâm về sức khỏe của con nhỏ, trong đó có các bệnh về cúm và cảm lạnh. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, với những mẹo dưới đây, tình trạng sức khỏe của bé sẽ được kiểm soát và con bạn sẽ khỏi ốm, cúm nhanh hơn.

1. Nhỏ mũi bằng nước muối

Chảy nước mũi thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần. Nước mũi từ màu trong suốt chuyển sang màu vàng và đục một vài ngày sau đó. Cúm cũng gây ra chảy nước mũi nhưng không hay xảy ra như cảm lạnh. Nhỏ dung dịch nước muối pha loãng có thể làm giảm tình trạng nước mũi chảy nhiều cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể mua sẵn chai nước muối sinh lý để nhỏ cho bé.

2. Ăn súp gà

Khi bị cúm hoặc cảm lạnh, dịch nhầy trong phổi của trẻ nhiều hơn bình thường. Ăn đồ nóng như súp gà có thể làm phổi tiêu bớt dịch nhầy. Do đó, đờm trong cổ họng và nước mũi của trẻ cũng ít đi. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm phun sương hoặc tắm xông hơi cũng giúp trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm, cúm.

3. Uống mật ong

Cúm lâu ngày có thể dẫn đến viêm phổi và ho. Nếu bạn lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc ho trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, hãy cho trẻ uống mật ong vài lần/ngày, mỗi lần một thìa cà phê. Chú ý, chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

mật ong chống cúm

4. Ngậm thuốc ho

Một số loại thuốc ho thảo mộc có thể giúp cổ họng của trẻ bớt ngứa rát và an toàn cho bé. Bạn có thể cho trẻ dùng các loại thuốc ho này, nhưng đừng quên cung cấp cho bác sĩ biết độ tuổi của bé trước khi mua thuốc.

5. Uống thuốc giảm đau

Cảm cúm có thể khiến trẻ bị đau đầu hoặc cơ bắp của trẻ bị đau nhức. Để phòng ngừa các triệu chứng xấu hơn và giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ nên cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, theo dõi diễn biến bệnh tình của trẻ.

6. Kiểm tra tai

Tình trạng cảm cúm trầm trọng có thể gây tổn thương tai giữa của trẻ. Tình huống xấu nhất là viêm tai giữa và khiến trẻ bị tử vong. Để yên tâm hơn, bạn nên đưa trẻ đi khám tai và uống thuốc điều trị kịp thời, phòng ngừa các diễn biến xấu hơn của bệnh.

thoatcumnhanh_1

7. Uống nhiều nước

Cúm và cảm lạnh thường đi kèm sốt cao và mất nước. Uống nhiều nước giúp bù nước và hạ sốt đơn giản, hiệu quả hơn. Chú ý, luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng cặp nhiệt độ. Nếu trẻ sốt cao quá 40 độ C hoặc sốt cao hơn 2 ngày đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay để kiểm soát bệnh tình của trẻ.

8. Cho trẻ nghỉ ngơi

Khi bị ốm, sốt, nhức đầu, đau mỏi chân tay và mất khả năng tập trung, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Mẹ nên tạo môi trường thoải mái tốt nhất để trẻ nghỉ ngơi thoải mái như tắt đèn sáng, không gây tiếng ồn và chuẩn bị cho trẻ giường ấm hoặc thoáng mát.

thoatcumnhanh_2

9. Uống trà hoặc nước trái cây

Rất nhiều trẻ bị chán ăn khi ốm, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và đắng miệng. Chắc chắn, trẻ không thể ăn nhiều như mọi ngày, nhưng nước thì không thể thiếu với trẻ đang bị sốt và mệt mỏi. Một tách trà hoa cúc, nước trái cây ép hoặc kem lạnh có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn và làm mất cảm giác buồn nôn của trẻ.

10. Cẩn trọng trong lựa chọn thuốc

Trẻ nhỏ có sức khỏe và sức đề kháng yếu hơn người lớn, liều lượng thuốc và loại thuốc cho trẻ nhỏ do đó cũng khác với người lớn. Để trẻ nhanh khỏi ốm, cúm, mẹ nên cẩn trọng trong việc kê đơn thuốc cho bé và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc với liều lượng không xác định.

cho con bú

14 điều mẹ không bao giờ được quên để luôn đủ sữa cho bé bú

Mẹ hãy nhớ những nguyên tắc sau đây để bé được hưởng dòng sữa mẹ tuyệt vời, nhiều dưỡng chất thay vì phải dùng sữa công thức nhé!

Sau cơn vượt cạn vất vả, mẹ lại bước vào một hành trình mới – nuôi con bằng sữa mẹ. Có nhiều mẹ may mắn sữa về ngay sau sinh, con được bú bữa đầu đời no nê ngon lành. Nhưng cũng có những mẹ do cơ địa mà sữa chưa về, hoặc về rất ít. Để nuôi con bằng sữa mẹ thành công, mẹ cần kiên trì, tự tin và đừng bao giờ lo lắng sẽ không đủ sữa cho con. Mẹ hãy nhớ những nguyên tắc sau đây, để bé được hưởng dòng sữa mẹ nhiều dưỡng chất thay vì phải dùng sữa công thức nhé!

Cho con bú thường xuyên

Cho con bú thường xuyên, liên tục ngay cả khi ít sữa là cách đơn giản mà hiệu quả nhất giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn. Mẹ đừng lo con sẽ cáu kỉnh khi mút cật lực mà chỉ ra vài giọt sữa. Thực ra bé rất thích cảm giác được mẹ ôm vào lòng và “tu ti” của mẹ. Bản năng mút bú của bé được hình thành sẵn ngay từ trong bụng mẹ. Bé sẽ vẫn hì hục, kiên trì và chờ đợi sữa mẹ về nhiều.

Không lo lắng

Rất nhiều người lần đầu làm mẹ luôn cho rằng mình ít sữa và không đủ sữa cho con bú. Trên thực tế, mẹ nào cũng đủ sữa cho con nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Thông thường phải mất vài ngày sau sinh sữa mới về nhiều. Vì thế mẹ đừng lo lắng mà hãy tự tin rằng mình sẽ là người mẹ tuyệt vời nhất.

Nghỉ ngơi nhiều

Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu. Tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tránh mất ngủ để cơ thể hồi phục nhanh, ăn ngon miệng hơn từ đó tăng khả năng tiết sữa.

Tránh stress

Stress không làm giảm khả năng tiết sữa, nhưng nó lại làm sữa tiết ra chậm, gây khó khăn cho bé bú. Vẫn biết sau sinh mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về tâm lý. Nhưng hãy biết cách tự lên dây cót tinh thần cho chính mình. Nghe nhạc, nói chuyện với người thân, ngắm nhìn “thành quả” đứa con bé bỏng của mình và không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài việc nghỉ ngơi, ăn nhiều và chăm con. Nếu con quấy khóc nhiều mẹ hãy kiểm tra xem con có bị vấn đề gì trên da không nhé. Hăm tã hay rôm sảy sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ chỉ cần sử dụng Kem EmBé – Sản phẩm an toàn từ thiên nhiên, dành riêng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ xả “xì trét” ngay.

Nhờ sự giúp đỡ của mọi người

Hãy tham gia những hội nuôi con bằng sữa mẹ, gặp gỡ những bà mẹ để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm cho con bú. Nếu mẹ ít sữa, hãy tham khảo ý kiến của bạn bè hoặc những bà mẹ có kinh nghiệm khác. Đôi khi có người để hàn huyên, than thở cũng khiến mẹ bớt tự trách mình phần nào.

cho con bú

Không uống rượu bia

Rượu bia là kẻ thù nguy hiểm khiến mẹ giảm khả năng tiết sữa, thậm chí mất sữa. Tránh xa rượu bia vì sức khỏe và tương lai của con mẹ nhé.

Uống nhiều nước

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ uống càng nhiều nước càng tốt. Có thể uống nước lọc, nước mía, nước dừa, sữa… Ngoài ra mẹ nên ăn thực phẩm chứa nhiều nước như hoa quả, trái cây.

Chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày

Để duy trì lượng sữa tiết ra và để cơ thể có đủ năng lượng mẹ cần khoảng 300- 500 calo một ngày. Nhiều hơn so với thời kỳ mang thai. Chế độ ăn hợp lý nhất cho mẹ trong giai đoạn này là chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, các loại thịt nạc, cá, ngũ cốc và sữa.

Đừng vội sử dụng máy vắt sữa

Vắt sữa, trữ sữa vào bình và cho con bú bình là một thói quen rất văn minh, phù hợp với nhiều bà mẹ vừa đi làm vừa nuôi con nhỏ. Nhưng vài tuần đầu sau sinh, mẹ đừng vội sử dụng máy vắt sữa. Hãy để bé tự mút, bú theo đúng bản năng của mình. Bé bú mẹ sẽ bú được nhiều hơn và cũng kích thích tiết sữa hiệu quả hơn máy hút sữa.

Các sản phẩm lợi sữa

Có rất nhiều thuốc lợi sữa được bày bán trên thị trường với cam kết giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tuy nhiên cũng không cần thiết sử dụng các sản phẩm lợi sữa này, chỉ cần tránh trầm cảm, stress, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ là có đủ sữa cho con. Mẹ không cần thiết phải ăn nhiều một loại thực phẩm nào đó để sữa về nhiều hơn. Một chế độ ăn cân bằng, đa dạng là đủ để có sữa cho bé bú.

Lưu ý khi vắt sữa

Nếu mẹ lựa chọn cho con bú bình thay vì bú mẹ, mẹ có thể dùng máy vắt sữa. Lưu ý khi vắt sữa sử dụng dụng cụ tiệt trùng, trữ sữa, bảo quản sữa đúng quy cách. Dán nhãn ngày tháng trên mỗi bình sữa để tiện theo dõi và sử dụng.

Mát xa ngực

Mát xa ngực cũng là biện pháp hiệu quả giúp tăng tiết sữa. Mẹ có thể mát xa ngực vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, hoặc ngay cả khi bé đang bú mẹ. Cách đơn giản nhất là dùng bốn đầu ngón tay xoay thành hình tròn quanh ngực.

Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú
Khi cho con bú, mẹ nên cẩn trọng mỗi khi sử dụng các loại thuốc vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm, thuốc tránh thai. Chỉ sử dụng nếu có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.