Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

hoa quả cho bé 1

Cho bé ăn hoa quả thế nào cho đúng

Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho trẻ. Hơn nữa, hoa quả rất dễ ăn và rất dễ kích thích sự ngon miệng của trẻ. Nhưng cho trẻ ăn quả gì và ăn như thế nào là một điều không hề đơn giản. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ ở mỗi độ tuổi lại có những sự khác biệt rõ rệt. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây khi cho con ăn hoa quả.

hoa quả cho bé 1
Bổ sung hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe của trẻ

Độ tuổi nào ăn loại quả gì?

Như đã nói ở trên, ở mỗi độ tuổi khác nhau, hệ tiêu hóa của trẻ lại có sự khác biệt nhất định. Và cha mẹ cần lựa chọn loại hoa quả cũng như cách cho trẻ ăn hoa quả làm sao cho phù hợp nhất.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với mùi vị hoa quả và việc ăn hoa quả thông qua các loại nước ép hoặc hoa quả nghiền. Nên sử dụng nước ép hoa quả tươi, vừa mới vắt xong và đã được pha loãng chứ.
Mẹ có thể cho trẻ uống vào khoảng thời gian giữa 2 bữa sữa. Nếu cho trẻ ăn hoa quả nghiền, mẹ nên chọn táo hoặc lê. Đây là hai loại quả khá ôn hòa và giàu vitamin, ít gây tổn thương cho dạ dày và đường ruột của trẻ.

hoa quả cho bé 2
Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả pha loãng

Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn các loại hoa quả nghiền như: táo, lê, quả kiwi, dưa hấu…Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều trong một lần, khoảng nửa thìa mỗi lần là thích hợp nhất.

Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.

Với trẻ từ 9 tháng trở lên, bé đã có thể nhai, mẹ có thể cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.

hoa quả cho bé 3
Khi bé đã bắt đầu mọc răng. mẹ có thể cho bé ăn hoa quả thái miếng nhỏ để tập nhai

Một số lưu ý khi cho bé ăn hoa quả

Không nên cho bé ăn hoa quả thường xuyên, liên tục

Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100g hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé.

Không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau xanh

Nhiều người cho rằng hoa quả sẽ thay thế được rau xanh, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Vì hàm lượng muối khoáng và chất xơ trong hoa quả ít hơn rau xanh, đồng thời trong rau xanh còn có một số chất mà hoa quả không thay thế được. Cho nên bạn cần kết hợp cho bé ăn kèm rau xanh trong các bữa chính và bổ sung hoa quả ở các bữa ăn phụ.

hoa quả cho bé 4
Mẹ cũng có thể cho bé ăn hoa quả nghiền hoặc sinh tố hoa quả tùy theo giai đoạn để kích thích tiêu hóa

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất

Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.
Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.

Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.

khoai_tron

Bổ sung chất xơ trong khẩu phần của bé nhờ khoai lang

Khoai lang là loại củ lương thực lành tính, giàu tinh bột, vitamin A, C…cùng các khoáng chất thiết yếu như: Kali, photpho, magie, canxi, kẽm… Đặc biệt, trong thành phần của khoai lang rất giàu chất xơ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.

khoai_nuong_1
Khoai nướng, món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho bé

1. Khoai lang nướng

Nướng là cách tốt nhất để giữ mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong khoai lang. Để chế biến món khoai nướng thơm ngon, hấp dẫn cho bé, mẹ nên chọn loại khoai lang mềm, tốt nhất là khoai vàng và khoai nghệ, rửa sạch, để nguyên vỏ và đem nướng trong lò nướng hoặc lò vi sóng (có chế độ nướng). Khoai chín để nguội rồi lột vỏ và dùng thìa xúc phần thịt khoai mịn cho bé ăn.

2. Khoai nghiền

Khác với khoai tây nghiền, khoai lang nghiền cơ hương vị thơm ngon hơn hẳn và cũng giàu chất xơ hơn rất nhiều. Để chế biến khoai lang nghiền, mẹ dùng 1 củ khoai lang nhỏ, gọt vỏ, thái khoanh hoặc xắt hạt lựu rồi hấm chín với 1 chút nước. Khoai chín thì cho ra bát và dùng thìa dầm nhuyễn, để nguội rồi cho bé ăn mà không cần thêm sữa hoặc đường gì cả.

khoai_tron
Mẹ cũng có thể trộn khoai với sữa hoặc bột ăn dặm để đổi khẩu vị cho bé

3. Hỗn hợp khoai lang và táo

Mẹ dùng ½ quả táo và 1 củ khoai lang nhỏ đã gọt vỏ đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cho đến khi cả hai đã chín mềm. Để hỗn hợp nguội rồi nghiền nhỏ cho bé ăn hoặc để bé ăn trực tiếp. Mẹ cũng có thể biến tấu các món ăn hấp dẫn với khoai lang cho bé mỗi ngày bằng cách trộn khoai lang chung với bột ăn dặm của bé; táo, lê, đào; carrot, đậu xanh, bí ngô; thịt gà, thịt bò, thịt cừu; sữa chua hoặc sữa công thức để tạo khẩu vị mới lạ mà vẫn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

bo-sung-day-du-dinh-duong-cho-tre-85170

Thực đơn ăn dặm hợp lí cho bé 7 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7 khi xương trẻ đã cứng cáp, trẻ đã bắt đầu biết bò, các bà mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, để giúp trẻ làm quen với nguồn dinh dưỡng dưỡng mới. Dưới đây, Kem EmBé xin gửi đến mẹ một vài thông tin hữu ích về thực đơn ăn dặm hợp lí cho bé nhé!

be_an_1

Nhóm thực phẩm nào bé cần?

Trong giai đoạn này bé cần được bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng thiết yếu để bé phát triển cơ thể. Ngoài việc áp dụng thực đơn ăn dặm thông thường thì bé từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên cần bổ sung các loại rau củ nhiều hơn cũng như chất đạm từ các loại thịt, vitamin và khoáng chất có trong sữa chua, váng sữa…Đây là giai đoạn cần cung cấp các chất dinh dưỡng tiêu chuẩn và cân bằng để tránh tình trạng bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Khi nấu cháo, mẹ cùng cần lưu ý là phải nấu cháo loãng và điều chỉnh thực đơn hợp lý như thay đổi các loại rau củ, thịt, trứng linh hoạt để cho bé tập làm quen với các vị mới. Đối với những bé dễ ăn có thể đây là yếu tố mới và kích thích bé ăn nhiều hơn. Đối với những bé ăn ít thì bạn phải kiên trì theo dõi để biết bé hợp với khẩu vị nào nhất và điều chỉnh hợp lỹ cho bé, với những vị mà bé không thích bạn có thể cho bé thử ít một chứ không nên ép bé phải ăn hết xuất của mình, vì nếu ép bé ăn, bé sẽ bị trớ ra ngoài.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bạn cần phải cung cấp cho bé đó là:
– Năng lượng: 100 kcal/kg/ngày
– Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày
– Lipid: 3 – 4g/kg/ngày
– Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

Nếu bạn muốn cho bé uống thêm các nước ép từ trái cây thì nên cho bé uống sau khi đã ăn cháo dinh dưỡng hoặc bú sữa mẹ, tuy nhiên không cho bé uống quá nhiều vì hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, mỗi lần chỉ 2 – 3 muỗng nước ép.

Gợi ý thực đơn hợp lí cho bé, an tâm cho mẹ

Mặc dù ở giai đoạn này, trẻ đã có thể ăn bột mặn được nấu với thịt, cá… Tuy nhiên, rong các chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt, cá không nên quá mức vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thận và co thể gây đến chức năng gan của bé. Thế nên các bà mẹ cần lên thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là thực đơn ăn dặm dành cho bé 7 tháng tuổi được gợi ý bởi các chuyên gia thuộc Viện Dinh Dưỡng.

thucdonandamdayduchatdinhduongchobethangtuoi

 

Mẹ biết gì về rôm sảy?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi thường rất dễ gặp phải các bệnh ngoài da do ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là rôm sảy. Tuy nhiên, rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ thường nhầm lẫn giữa rôm sảy với dị ứng và viêm da cơ địa nên thường lúng túng, không biết cách xử lí tình trạng này cho con.

Xem thêm:

rom
Trẻ em dưới 3 tuổi rất dễ bị rôm sảy tấn công khi tiết trời nắng nóng​

Mẹ đã thực sự biết rôm sảy là gì?

Rôm sảy là một bệnh lí ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vào mùa hè nóng nực. Rôm sảy chủ yếu tấn công ở các vùng hay đổ mồ hôi và các vùng nếp gấp trên thân thể. Bệnh đặc trưng bởi các nốt bam đỏ nổi thành đám trên da bé kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ rối loạn giấc ngủ, hay quấy khóc. Rôm sảy tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, bệnh dễ biến chứng nhiễm trùng.

Nguyên nhân là gì và có các dạng rôm sảy nào?

Mặc dù có thể định nghĩa được rôm sảy là gì nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào có thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rôm sảy cho trẻ. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được có những yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến việc hình thành rôm sảy ở trẻ bao gồm:

– Sự ảnh hưởng của cấu trúc da: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm khí hậu oi bức, nóng ẩm khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều, gây ứ đọng trong ống bài tiết.

– Sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài như: quần áo làm từ sợi tổng hợp gây hạn chế sự bài tiết mồ hôi trên da, các loại dầu thoa da gây bít tắc lỗ nang lông khiến sự bài tiết mồ hôi bị tắc nghẽn….

Rôm sảy ở trẻ thường gặp với 3 dạng chính gồm: rôm sảy kết tinh, rôm sảy đỏ và rôm sảy nâu. Trong đó, rôm sảy kết tinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Rôm sảy đỏ thường gặp trong những tháng đầu tiên sau sinh. Rôm sảy nâu ít gặp, xảy ra ở đối tượng bị rôm sảy đỏ tái phát nhiều lần.

trẻ bị rôm sảy
Nhiều mẹ còn lúng túng chưa biết chăm sóc thế nào khi con bị rôm sảy

Cách để mẹ chăm sóc con tốt nhất

Đa phần rôm sảy ở trẻ đều có thể tự biến mất. Tuy nhiên, để hạn chế cảm giác khó chịu cho con mẹ nên dùng các cách trị rôm sảy cho bé sau:

+ Tạo một môi trường thông thoáng, mát mẻ và chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.

+ Sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ em có khả năng kháng khuẩn tốt để tắm cho trẻ.

+ Hạn chế dùng phấn rôm để tránh gây bít lỗ chân lông của trẻ.

+ Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, tránh tuyệt đối các thức ăn nhiều dầu mỡ và ngọt.

Xem thêm: 3 cách “diệt sạch” rôm sảy ở trẻ mùa nắng nóng

kemembe
Sử dụng kem bôi trị rôm sảy chiết xuất thiên nhiên hiệu quả mà an toàn cho bé

Hạn chế rôm sảy bằng cách nào

+ Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng, rộng, nhạt màu, chọn các chất liệu sợi tự nhiên, thường xuyên lau khô mồ hôi ở các vùng cổ nách, các nếp gấp trên da của trẻ. + Hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

+ Tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, không khí nóng bức và ngột ngạt.

+ Không dùng xà bông có nhiều hương liệu và có tính sát khuẩn cao cho da bé. Mẹ nên chọn các loại dung dịch tắm rôm sảy phù hợp có chiết xuất từ thành phần tự nhiên để tắm cho bé mỗi ngày.

+ Vào mùa hè, mẹ nên dùng các dung dịch tắm rôm sảy chuyên dụng để giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn.

+ Sử dụng kem bôi trị rôm sảy chuyên dụng cho bé. Tuy nhiên, việc lựa chọn kem bôi phải thực sự kĩ lưỡng. Mẹ nên chọn các loại kem bôi có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như kem EmBé để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng và không gây tác dụng phụ cho làn da cũng như sức khỏe của con yêu. Với tinh nghệ nano và tinh chất Cúc La Mã, kem EmBé giúp giảm ngứa và trị viêm hiệu quả trong trường hợp rôm sảy.