Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

rau củ ăn dặm 5

5 món bột rau củ ăn dặm hấp dẫn cho bé yêu

Đa số trẻ nhỏ đều rất lười ăn rau củ. Do đó, để giúp con yêu có thói quen và sở thích ăn rau củ mẹ cần tập cho con ăn rau củ ngay từ những tháng ăn dặm đầu tiên. Hãy cùng tham khảo cách chế biến 5 món bột rau củ thơm ngon, giàu dinh dưỡng dưới đây để bổ sung vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé mẹ nhé.

rau củ ăn dặm 1
Bột cà rốt nghiền, nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời cho bé

1. Bột cà rốt nghiền cho bé 4 tháng tuổi

Bột cà rốt nghiền không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà còn là nguồn cung cấp beta-caroten, vitamin A, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác giúp phát triển trí não, thị lực và tăng khả năng miễn dịch cho bé.

Để chế biến bột cà rốt nghiền cho con, mẹ cần chuẩn bị khoảng 500g cà rốt tươi, gọt vỏ, cắt khoanh. Cho cà rốt vào nồi hấp trong khoảng 20 phút rồi lấy ra, để nguội bớt. Cho phần cái cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, chế từ từ nước hấp cà rốt vào khi xay để cà rốt đạt độ đặc vừa phải. Dùng bột cà rốt cho bé ăn hoặc trộn bột cà rốt với các loại thực phẩm khác để tạo thành bột dinh dưỡng thơm ngon cho bé.

rau củ ăn dặm 2
Màu xanh mướt của đậu hà lan nghiền mang đến sự mới lạ cho khẩu vị của con

2. Đậu Hà Lan nghiền cho bé từ 7 tháng tuổi

Bột ăn dặm từ đậu Hà Lan rất giàu sắt và vitamin C, B6 và acid folic tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch và hệ tim mạch của bé. Hơn nữa, đậu Hà Lan chứa ít calo và giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Để chế biến món đậu Hà Lan nghiền cho bé, mẹ cần chuẩn bị 500g hạt đậu Hà Lan. Cho đậu vào nồi hấp hoặc hấp cách thủy trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 phút để đậu chín mềm. Sau khi đậu chín, lấy phần hạt đậu cho vào máy xay xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp vào đậu đến khi đạt độ loãng như ý muốn. Mẹ cũng có thể áp dụng cách làm này đối với bông cải xanh, mận, lê và táo nữa nhé. Đối với táo, mẹ nên chọn loại táo ngọt. Còn đối với lê, mẹ cần gọt và cắt lê ngay trước khi chế biến để tránh lê bị chuyển màu nâu.

rau củ ăn dặm 3
Sinh tố bơ nghiền không chỉ hấp dẫn với người lớn mà còn rất thu hút đói với trẻ nhỏ

3. Sinh tố bơ nghiền cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên

Với vị ngọt và bùi ngậy đặc trưng, trái bơ thường rất dễ hợp với khẩu vị của các bé. Hơn nữa, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển lành mạnh của bé.

Riêng đối với bơ nghiền, mẹ không cần nấu qua lửa nên rất dễ để mang theo và chế biến cho bé ăn khi đi chơi hay du lịch. Để làm bơ nghiền cho bé, mẹ chỉ cần chuẩn bị ½ quả bơ chín và khoảng 30ml nước hoặc sữa. Mẹ lấy phần thịt bơ cho vào bát dùng thìa dằm nhuyễn hoặc cũng có thể xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố và thêm sữa để làm loãng bơ theo ý muốn rồi cho bé ăn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng thìa xúc trực tiếp thịt bơ chín cho bé ăn vì bơ rất mềm nên bé có thể nhai, nuốt dễ dàng.

Ngoài ra, bơ nghiền còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác như táo, lê, chuối, pho mát, khoai tây, khoai lang, bí ngô… . Do đó, quả bơ thực sự là lựa chọn số 1 trong bảng thực đơn ăn dặm cho bé yêu của bạn.

rau củ ăn dặm 4
Hương vị thơm ngon của chuối nghiền cũng rất hấp dẫn với bé yêu

4. Sinh tố chuối nghiền

Chuối là một loại trái cây giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.

Theo một số nghiên cứu mới đây, chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.

Cho con ăn chuối là cách tự nhiên và đơn giản nhất giúp mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Mẹ có thể dùng ½ quả chuối tiêu chín nghiền nhuyễn với 30ml sữa rồi đem lọc qua rây cho mịn và cho bé ăn thay một bữa ăn trong ngày. Mỗi tuần cho bé ăn sinh tố chuối khoảng 1 đến 2 lần.

rau củ ăn dặm 5
Bí đỏ nghiền cũng rất giàu dinh dưỡng cho bé

5. Bí đỏ nghiền cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.

Để chế biến món bí đỏ nghiền, mẹ dùng khoảng 450g bí đỏ đã hấp chín cho vào máy xay xay nhuyễn là được. Mẹ cũng có thể sử dụng khoảng 15 đến 20ml sữa để đun với bí đỏ trước khi xay nhuyễn nhằm cung cấp thêm dưỡng chất từ sữa công thức cho con yêu và làm tăng hương vị của món ăn này. Các mẹ cũng nên chú ý đừng đun hầm bí đỏ quá lâu sẽ làm giảm thiểu lượng vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng có thể áp dụng cách làm tương tự đối với khoai lang.

Lưu ý: Với các loại rau củ, mẹ nên hấp thay vì luộc vì hấp sẽ giúp giữ lại lượng vitamin lớn nhất có thể, trong khi luộc làm rau củ tiếp xúc với nước sẽ khiến vitamin bị hòa tan vào nước.

Không chỉ chăm sóc bữa ăn cho bé, mẹ hãy chú ý tới sức khỏe làn da của bé nhé. Làn da nhạy cảm sẽ khiến bé khó chịu, biếng ăn nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào. Mẹ hãy chọn Kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, an toàn, chuyên biệt cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giải pháp cho các vấn đề trên da bé: Rôm sảy, Chàm sữa, Hăm da hay Muỗi đốt nhé!

dạy con thông minh kiểu Nhật

Học mẹ Nhật cách dạy con thông minh ngay từ 3 tháng đầu đời

Giai đoạn 0 – 3 tháng là “giai đoạn vàng” để con phát triển. Mọi hoạt động của bé đều hướng vào 5 giác quan chính là: thị giác, thính giác, xúc giác, vị khác và khứu giác. Bố mẹ nên tận dụng cơ hội này để dạy và rèn trí thông minh cho bé. Đây cũng là “bí quyết” dạy con thông minh ngay từ những tháng đầu đời của các mẹ Nhật thông thái.

dạy con thông minh
Một em bé thông minh được lớn lên từ nền tảng nuôi dạy tốt của cha mẹ​

Phát triển thị giác cho bé

Mẹ đừng nghĩ em bé mới sinh chưa biết gì hết nhé! Bé có thể tập trung ánh mắt vào những vật gây chú ý cho bé. Thế nên, mẹ hãy dán ảnh những cảnh quan nổi tiếng thế giới xung quang giường bé hoặc treo bóng bay, đồ chơi trên giường của bé để vừa có cái cho bé chơi, vừa rèn cho bé khả năng tập trung cao độ nhé.

Theo kinh nghiệm của các bà mẹ Nhật: Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka- rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.

dạy trẻ thông minh
Mẹ hãy cùng đồng hành với con ngay từ những tháng đầu đời để giúp con thông minh hơn

Phát triển thính giác cho trẻ

Âm nhạc là một yếu tố quan trọng trong “bí quyết” dạy con thông minh ở giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi của mẹ Nhật. Nên để trẻ lắng nghe âm nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn khoảng 15 phút mỗi ngày. Khi em bé nghe nhạc, mẹ đặt bé nằm gọn trên hai đầu gối mẹ, nhẹ nhàng đu đưa trẻ theo nhịp của âm nhạc. Cahcs này vừa giúp bé thư giãn vừa kích thích não bộvà thính giác của trẻ phát triển.

Phát triển xúc giác cho trẻ

Kể từ khi được sinh ra, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng trong bộ nhớ của trẻ những gì trẻ nhìn thấy, những gì trẻ nghe được để hình thành tư duy rõ ràng trong não của trẻ.

Bú sữa mẹ – đây là bài học đầu tiên phát triển xúc giác của trẻ. Hãy cẩn thận quan sát một đứa trẻ bú mẹ và chuyển động của trẻ tìm vú mẹ, giữ núm vú trong miệng của trẻ và mút sữa – quá trình này có sự tiến bộ nhanh chóng.

Ở lần đầu tiên, trẻ thường chạm cằm hoặc mũi của mình để tìm vú mẹ và rất khó để trẻ đưa núm vú mẹ vào miệng của mình một cách chính xác. Nhiều bà mẹ phải dùng tay để giúp đỡ trẻ nhưng thực tế bé có thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng.

Nhiệm vu của mẹ là đặt núm vú ở vị trí khác trên khuôn mặt em bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải – trái. Không chỉ với núm vú như trên, các bà mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay, khăn xô để chà nhẹ vào hàm trên, hàm dưới của trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ biết cảm giác khi liếm và cắn những thứ này.

Thêm vào đó, mẹ hãy để trẻ nắm các ngón tay của mẹ. Trẻ sinh ra đã có phản xạ nắm lấy mọi thứ ngay lập tức. Lúc mới sinh, trẻ có phản xạ nắm mọi thứ có trong tay nhưng phản xạ này sẽ mất đi một cách nhanh chóng. Để phản xạ nắm ở bé không bị mai một, mẹ hãy giúp bé thực hành phản xạ này một cách thường xuyên. Hãy cho bé thứ đồ chơi nhỏ bé và an toàn để bé thực hành kỹ năng nắm nhưng mẹ phải để mắt tới bé đấy, bởi bé có thể đập đồ chơi đang nắm vào đầu, vào mặt và cả vào người bé

dạy con thông minh kiểu Nhật
Mọi giác quan của trẻ đầu cần được kích thích để phát triển

Phát triển vị giác cho trẻ

Mẹ hãy cho nhúng khăn xô lần lượt cùng với một ít nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua; mỗi chiếc khăn thử một kiểu vị giác ở trẻ. Và đây cũng là cách rất tốt để kích hoạt vị giác cho trẻ.

Phát triển khứu giác cho trẻ

Hãy để em bé ngửi hương thơm của nhiều loại hoa. Trẻ sẽ quay đầu về phía có các mùi thơm này. Càng cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại mùi thơm thì khứu giác của trẻ càng có cơ hội phát triển tốt.

trẻ ăn kiểu nhật

Lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật đang là xu hướng mà nhiều mẹ muốn thực hiện cho bé. Nhưng để thành công với phương pháp này mẹ cần biết một số thông tin cũng như lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn cho hệ tiêu hóa của bé yêu nhé!

trẻ ăn kiểu nhật
Rất nhiều mẹ Việt đã và đang áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật cho con yêu

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi được 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Việc ăn dặm ở giai đoạn này chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm bằng cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
– Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
– Mẹ không cần thêm gia vị vào thức ăn của bé.
– Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn đúng bữa.
– Khi bé đã biết ngồi thì mẹ hãy để cho con ngồi ăn chung với ba mẹ và tập cho mẹ tự xúc đồ ăn. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
– Mẹ hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của bé chứ đừng thúc ép con ăn
– Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

ăn kiểu nhật
Với chế độ ăn này, mỗi giai đoạn bé sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau

Tập cho bé ăn dặm

Đối với trẻ mới bắt đầu chế độ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
  • Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
  • Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây
trẻ ăn dặm
Độ đặc và thô của bột ăn dặm cũng được tăng lên theo từng giai đoạn ăn của bé

Đối với trẻ ăn dặm giai đoạn hai tức là trẻ từ 7 đến 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cháo đặc và thô hơn giai đoạn 1.

Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn,…

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc
  • Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
  • Vitamin: nấm

Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.
Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Gi ý thực đơn ăn dặm 28 ngày cho bé 5-6 tháng

thực đơn ăn dặm

Bôi gì cho con khi bị côn trùng đốt

Bị côn trùng cắn là chuyện xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt, làn da nhạy cảm của con còn bị sẹo thâm xấu xí mỗi khi bị côn trùng đốt.

Xem thêm:

 

 

côn trùng đốt
Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị tổn thương do côn trùng đốt

Hiểu lầm của mẹ – tai hại cho con

Hầu hết các mẹ vẫn thường nghĩ côn trùng đốt thì loại nào cũng giống loại nào. Chính vì tâm lí đánh đồng này mà nhiều mẹ vẫn thường sử dụng thuốc cho con theo cảm tính, thói quen hoặc “nghe hơi nồi chõ” mà không thực sự hiểu hay không tìm hiểu về thuốc trước khi sử dụng, gây ra những tai hại khó lường cho con. Chính vì thế, khi đứng trước câu hỏi bé bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, trong khi nhiều mẹ còn lúng túng chưa tìm ra câu trả lời thì cũng có rất nhiều mẹ đã đọc vanh vách tên một số loại thuốc, kem bôi trị côn trùng thông dụng được rỉ tai từ bạn bè, hàng xóm…với lời quảng cáo hiệu quả thần kì.

Nhưng mẹ không biết rằng thành phần hoạt chất chủ yếu trong các thuốc đó là corticoid. Và mẹ cũng không hiểu rằng Corticoid là hoạt chất chống viêm rất mạnh. Dùng lâu ngày sẽ có nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và còn có thể gây ức chế trục đồi dưới- tuyến yên- thượng thận ở trẻ, gây ra những hậu quả khôn lường với sức khỏe của con.

bé bị rôm sảy
Mẹ không nên lạm dụng thuốc bôi trị côn trùng đốt cho con khi chưa tìm hiểu kĩ sản phẩm

Cũng có nhiều mẹ vì mong muốn phòng tránh cho con khỏi bị muỗi đốt nhiều mẹ đã lạm dụng kem bôi, thuốc xịt muỗi cho con mà không biết điều này có thể gây kích ứng, dị ứng, tổn thương da cho bé. Bởi các loại kem bôi da chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé. Bên cạnh đó, một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi hoặc kem bôi trị muỗi đốt có thể nguy hiểm, gây phản ứng dị ứng cho cơ thể khi chúng xâm nhập vào bên trong da và dẫn đến những tác dụng phụ khó lường cho sức khỏe con yêu.

Dùng gì an toàn cho con

Nếu vậy, khi trẻ bị côn trùng đốt mẹ phải làm gì? Các chuyên gia khuyên mẹ, khi bé bị côn trùng đốt điều đầu tiên nên làm là mẹ phải vệ sinh sạch sẽ vết côn trùng đốt và tránh để bé gãi làm vết ngứa chầy xước và lan rộng. Sau đó, mẹ có thể sử dụng một số cách giảm ngứa tự nhiên cho bé. Nếu sử dụng kem bôi trị côn trùng đốt, mẹ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, dịu nhẹ, an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ.

kemembe
Nên sử dụng các sản phẩm có thành phần chiết xuất xuất thiên nhiên, dịu nhẹ, an toàn cho bé

Với thành phần chính là nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu, kết hợp cùng tinh chất cúc la mã và các thảo dược thiên nhiên giàu hoạt chất kháng viêm, dưỡng ẩm tự nhiên, Kem EmBé là sự lựa chọn phù hợp, giúp mẹ chăm sóc làn da bé yêu. Bởi tinh nghệ nano có trong kem em bé được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, có tính kháng viêm mạnh, làm giảm phản ứng viêm, sưng tấy. Đồng thời ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước, tổn thương.

Ngoài ra, tinh nghệ nano còn kích thích tái tạo tế bào da, giúp nhanh liền sẹo, ngừa vết thâm do côn trùng đốt. Bên cạnh đó, tinh chất cúc la mã trong thành phần sản phẩm cũng là thảo dược chứa các thành phần dược chất như: Tinh dầu Volatile, Flavonoid tự nhiên và Chamozulence đặc hiệu giúp nhanh hết mẩn ngứa ở da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, các thành phần hoạt chất tự nhiên khác trong kem cũng giúp kích thích sự phát triển các tế bào da, làm mềm da, dưỡng da, chống oxy hóa, giữ độ ẩm, giảm các kích ứng trên da, mau chóng giúp da phục hồi như ban đầu mà không làm khô da hay bong vẩy, cho làn da bé luôn mịn màng.