Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

7 thông tin mẹ cần biết khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Vết cắn của côn trùng có thể khiến cho da của trẻ sưng đỏ, ngứa rát và có thể để lại những tổn thương trên da của trẻ nhỏ. Chính vì vậy dưới đây là 7 thông tin mà các mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Côn trùng cắn thường không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ, một số nguyên nhân dưới đây khiến vết côn trùng cắn gây sưng đỏ, đau đớn ở trẻ:

  • Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó là đối tượng tấn công yêu thích của muỗi và các loại côn trùng khác nhau. 
  • Ngoài ra, với sức đề kháng còn yếu nên những vết cắn của côn trùng thường khiến cho làn da của bé bị sưng tấy.
  • Trẻ thường chưa có ý thức được khi bị côn trùng đốt, nên sau khi bị đốt nếu có biểu hiện ngứa thì bé thường gãi nhiều khiến cho vết cắn bị sưng đỏ lên và thậm chí là nhiễm trùng.
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

2. Cách điều trị bé bị côn trùng cắn sưng đỏ

Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng đỏ. Tuy nhiên việc xử lý sau khi bị côn trùng đốt cần tuân theo trình tự, từ việc xử lý ngay khi bị đốt (sơ cứu) rồi mới tiến hành các biện pháp điều trị khác nhau.

2.1. Xử lý ngay khi vừa bị đốt

Khi trẻ bị côn trùng cắn mẹ chưa nên vội vàng thoa dầu hay sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào mà cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Các bước cần thực hiện khi bé bị côn trùng cắn:

  • Bước 1: Rửa lại vết thương bằng nước sạch nhiều lần.
  • Bước 2: Dùng khăn lạnh đắp lên vết cắn khoảng 20 phút để giảm sưng và giảm ngứa tức thời (nếu có).
  • Bước 3: Với những vết cắn gây đau, sưng đỏ thì sử dụng thuốc điều trị, kem bôi đặc trị để thoa lên vết thương.
  • Bước 4: Theo dõi tình trạng vết cắn trong vài ngày. Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay.

Đặc biệt, đối với những trường hợp trẻ bị buồn nôn, bị sốt hay đau nhức nhiều sau khi bị côn trùng cắn thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Làm sạch vết côn trùng cắn
Làm sạch vết côn trùng cắn

2.2. Phương pháp tự nhiên chữa trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

  • Sử dụng chanh: tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên của chanh sẽ làm dịu vết trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ nhanh chóng. Mẹ hãy lấy vài lát chanh đã thái mỏng đắp lên vết đốt hoặc kết hợp với để chanh vào tủ lạnh cho mát để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Sử dụng bột yến mạch: bột yến mạch có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm nhiễm, làm dịu da. Do đó mẹ hãy pha bột yến mạch với chút nước thành hỗn hợp rồi đắp lên vết đốt trên da trẻ.
  • Mật ong: mật ong có khả năng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa vết thương lan rộng nên rất hữu hiệu để trị vết côn trùng cắn. Mẹ hãy lấy vài giọt mật ong nguyên chất thoa lên vết sưng rồi băng lại với gạc sạch để ngăn ngừa côn trùng ngửi thấy mùi thơm và bay đến.
Mật ong
Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm
  • Cây lô hội (Nha đam): Lô hội có tính mát sẽ làm dịu nhanh chóng ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm da. Mẹ nên dùng lô hội tự nhiên để có hiệu quả tối ưu.
  • Cây húng quế: tinh dầu húng quế rất tốt trong việc giảm viêm nhiễm, giảm sưng đau. Mẹ hãy lấy vài lá húng quế giã nát lấy nước và xoa lên vết đốt.
  • Sử dụng vỏ chuối: cũng như lô hội, vỏ chuối có tác dụng giảm đau nhanh. Mẹ nên dùng vỏ chuối chín, không dùng vỏ chuối xanh vì nhựa chuối có thể dính vào vết thương và khó làm sạch.
Vỏ chuối giúp giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn
Vỏ chuối giúp giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn
  • Tinh dầu hoa oải hương: một vài giọt tinh dầu oải hương cũng là cách giảm đau và viêm nhiễm hiệu quả.
  • Dầu cây tràm trà: dầu cây tràm có nhiều công dụng với sức khỏe, trong đó tác dụng giảm viêm nhiễm đã được chứng minh khá hiệu quả.
  • Giấm táo: các tinh chất trong giấm táo rất hiệu quả giúp trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ nhanh hết đau ngứa.
  • Baking soda: hỗn hợp baking soda với nước có công dụng hạn chế ngứa, đau và an toàn cho trẻ nhỏ.
Bột Baking soda giúp trị vết côn trùng cắn hiệu quả
Bột Baking soda giúp trị vết côn trùng cắn hiệu quả

2.3. Các sản phẩm chữa sưng đỏ

Tùy thuộc vào tình trạng vết cắn như thế nào mà việc sử dụng sản phẩm điều trị sẽ khác nhau. Về cơ bản sản phẩm điều trị côn trùng cắn sưng đỏ có 2 dạng chính là kem bôi tại chỗ và thuốc uống.

2.3.1. Kem bôi tại chỗ

  • Hồ nước là dung dịch làm mát da, dịu da với thành phần chủ yếu là oxit kẽm và bột talc, glycerin. Mẹ chỉ cần dùng để bôi hoặc đắp lên vùng côn trùng cắn sưng đỏ, hồ nước sẽ làm giảm ngứa, mát da.
  • Dung dịch Jarish có thành phần là acid boric, glycerin với công dùng làm sạch và khô vùng da bị côn trùng cắn lở loét. Chống chỉ định với vết thương khô, dày sừng, liken hóa.
  • Dung dịch màu sát khuẩn bao gồm milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng có tác dụng chống viêm nhiễm.
  • Kem chống ngứa từ thiên nhiên. Các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên luôn là lựa chọn an toàn và dịu nhẹ cho trẻ. Mẹ nên chọn sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn như Kem EmBé.

2.3.2. Kem EmBé

Là kem bôi ngoài da thiết yếu dành cho trẻ nhỏ. Thành phần bao gồm Nano curcumin, tinh chất Cúc La Mã, Kẽm Oxyd, D-panthenol, Allatonin, Vitamin E, Lanolin, dầu hạnh nhân rất an toàn và dịu nhẹ. Đặc biệt, Kem EmBé không có corticoid, không paraben, không gây kích ứng da.

Kem EmBé mang lại tác động toàn diện: chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng ngứa do muỗi và côn trùng cắn, tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. 

Kem EmBé trị côn trùng cắn sưng đỏ hiệu quả
Kem EmBé trị côn trùng cắn sưng đỏ hiệu quả

2.3.3. Thuốc uống

  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorpheniramin, promethazin, hydroxyzin… hoặc thế hệ 2 như loratadin, cetirizin, fexofenadin… hoặc kết hợp cả 2 loại có thể được sử dụng trong điều trị khi bị côn trùng cắn.
  • Đối với trường hợp bị côn trùng cắn nặng, phải sử dụng corticoid toàn thân thì dùng methylprednisolon đường uống hoặc đường tiêm.
Thuốc trị côn trùng cắn
Thuốc trị côn trùng cắn

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc để điều trị khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ cần tham khảo ý kiến và sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bởi thuốc điều trị thường gây ra các phản ứng phụ không đáng có. Đặc biệt là các loại thuốc uống gây ra nhiều phản ứng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.

3. Các biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Vết côn trùng cắn có thể rất nhỏ song trong nhiều trường hợp có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như:

  • Nổi mề đay
  • Sưng phù nề
  • Co thắt phế quản
  • Nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng

Nguyên nhân là bởi một số loại côn trùng có nọc độc, khi cắn sẽ truyền nọc độc lên cơ thể người bị cắn.

Ngoài ra trong nhiều trường hợp khi bị côn trùng cắn thường điều trị không đúng phương pháp hoặc gãi quá nhiều khiến tình trạng vết thương bị hở, bị nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm làm cho vết thương trở nên trầm trọng.

Biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn
Biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn

4. Phòng tránh côn trùng cắn cho bé

Trẻ có thể bị côn trùng cắn ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy việc phòng tránh côn trùng cắn cho bé là hết sức cần thiết để giảm thiểu việc con bị côn trùng cắn cũng như những tác hại, biến chứng có thể gặp phải.

4.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

Đối với việc phòng tránh côn trùng cắn trong nhà cho con thì các mẹ nên:

  • Vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà và trong nhà không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ là môi trường – là điều kiện thuận lợi để côn trùng, đặc biệt là muỗi sinh sôi, phát triển.
  • Sử dụng đèn tinh dầu sả, tinh dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương để ngăn ngừa côn trùng.
  • Sử dụng xịt diệt côn trùng để tiêu diệt côn trùng trong trường hợp phát hiện nhà có các loại côn trùng có thể cắn, gây hại cho con.
  • Nên mắc màn khi đi ngủ cho bé để hạn chế tối đa việc có thể bị côn trùng đốt.
Cách phòng tránh vết côn trùng cắn ở trẻ
Cách phòng tránh vết côn trùng cắn ở trẻ

4.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

Để phòng tránh côn trùng cắn khi đi dã ngoại, đi chơi ngoài trời cho bé thì trước khi để con ra ngoài mẹ nên mặc quần áo dài tay cho con. Đồng thời mẹ cũng nên thoa các loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm… để tránh sự tấn công của muỗi hoặc một số loại côn trùng nguy hại khác. 

Trong trường hợp ngủ đêm ngoài trời nhất thiết phải có túi ngủ, hoặc căng màn để hạn chế sự tấn công của côn trùng. Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng, chống côn trùng cắn.

Trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ có thể giảm nhanh chóng khi mẹ phát hiện sớm và áp dụng cách chữa kịp thời. Vết côn trùng cắn nhanh xẹp sẽ không gây đau đớn và không để lại sẹo trên làn da mịn màng của bé.

Ưu điểm của phương pháp trị chàm sữa bằng khoai tây

Cách trị chàm sữa bằng khoai tây đơn giản, dễ làm

Khoai tây không chỉ là một loại nguyên liệu trong chế biến những món ăn ngon mà khoai tây còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác nhau. Một trong những công dụng tuyệt vời là trị chàm sữa bằng khoai tây mang lại sự an toàn và hiệu quả tốt, được nhiều mẹ tin tưởng.

Xem thêm:

1. Lợi ích của khoai tây với da

Khoai tây chứa lượng vitamin C dồi dào có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể hiệu quả hơn.

Vitamin C có trong khoai tây còn hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà làn da trở nên săn chắc, ngăn ngừa lão hóa, chống chảy xệ và nếp nhăn.

Đồng thời trong khoai tây còn chứa một lượng vitamin B và một số khoáng chất khác như kali, magie, phốt pho và kẽm. Đây là những thành phần tốt cho da, giúp da trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn.

Chính nhờ những công dụng tuyệt vời đó mà khoai tây được sử dụng để làm đẹp và điều trị một số bệnh lý trên da, trong đó có bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Khoai tây là một trong những cách dân gian chữa chàm hiệu quả
Khoai tây là một trong những cách dân gian chữa chàm hiệu quả

2. Cách trị chàm sữa bằng khoai tây

Chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng khoai tây sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh cũng như hỗ trợ quá trình hồi phục trên da nhanh chóng.

2.1. Chuẩn bị

  • Để thực hiện, trước hết mẹ cần chuẩn bị 3, 4 củ khoai tây.
  • Mẹ nên lựa chọn những củ khoai tây có màu vàng, không mọc mầm và tránh những củ khoai tây bị xanh, dập nát.
  • Mẹ cũng cần chuẩn bị thêm gạc sạch hoặc khăn sạch để phục vụ quá trình điều trị thuận lợi hơn.
Khoai tây trị chàm sữa ở trẻ nhỏ
Cách trị chàm sữa bằng  khoai tây đơn giản tại nhà

2.2. Cách thực hiện

Cách thực hiện chữa chàm sữa bằng khoai tây đó là:

  • Bước 1: Rửa sạch khoai tây, nhớ là giữ nguyên vỏ và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi một nồi nước sạch, khoảng 2 lít thì cho cho khoai tây vào khoảng 1 phút để loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn bám trên bề mặt vỏ khoai tây.
  • Bước 3: Vớt khoai tây ra để ráo nước rồi thái thành từng lát mỏng, sau đó cho vào cối hoặc máy xay xay cho đến khi khoai tây nhuyễn và mịn thì dừng lại.
Bột min làm từ khoai tây nghiền(xay)
Bột min làm từ khoai tây nghiền(xay)
  • Bước 4: Rửa sạch vùng da bị chàm sữa của con bằng nước muối sinh lý.
  • Bước 5: Đắp khoai tây đã giã/xay nhuyễn ở trên lên vùng da bị bệnh.
  • Bước 6: Dùng gạc sạch hoặc khăn sạch băng bó vùng da đã được đắp khoai tây lại. Sau khoảng 30 – 40 phút thì tháo băng ra và rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý: với cách trị chàm sữa bằng khoai tây kể trên thì mẹ nên thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.

3. Thời gian áp dụng

Với phương pháp chữa chàm sữa bằng khoai tây này mẹ có thể thực hiện mỗi ngày cho con và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Để hiệu quả điều trị tốt nhất thì mẹ nên thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày.

Các tinh chất có trong khoai tây sẽ giúp vết chàm sữa khô se, kích thích lên da non, đồng thời giúp cho làn da mềm mại, tăng cường dưỡng ẩm và giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bé.

Trị chàm sữa bằng khoai tây
Chữa chàm sữa bằng khoai tây trong vòng 3 ngày liên tục

4. Ưu nhược điểm khi trị chàm sữa bằng khoai tây

Một số ưu, nhược điểm khi trị chàm bằng khoai tây dưới đây sẽ giúp các mẹ đánh giá được có nên thực hiện phương pháp này hay không.

4.1. Ưu điểm

Khoai tây là nguồn nguyên liệu tự nhiên, do đó khá an toàn khi sử dụng, ít gây kích ứng da hay có tác dụng phụ không đáng có.

Đặc biệt khoai tây là nguồn nguyên liệu rất phổ biến, mẹ có thể dễ dàng tìm thấy và mua ở các chợ, siêu thị với giá thành tương đối rẻ.

Ngoài ra cách thức chữa bệnh bằng khoai tây khá đơn giản, mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

Ưu điểm của phương pháp trị chàm sữa bằng khoai tây
Ưu điểm của phương pháp trị chàm sữa bằng khoai tây

4.2. Nhược điểm

Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây này chỉ thích hợp đối với vùng da bị chàm sữa nhỏ, diện tích chưa lan rộng, mức độ bệnh còn nhẹ.

Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, bé nào hợp thì hiệu quả điều trị sẽ cao và ngược lại.

5. Lưu ý khi trị chàm sữa bằng khoai tây

Một số điều cần lưu ý khi trị chàm sữa ở trẻ bằng khoai tây:

  • Thứ nhất, nên lựa chọn những củ khoai tây có màu vàng, da không bị xanh, không mọc mầm hay có bất kỳ hiện tượng hư hỏng nào.
  • Thứ 2, mẹ cần giữ cho cơ thể của bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn để dưỡng da cho bé, tránh tình trạng để da bị khô sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thứ 3, không sử dụng các loại xà bông hay sữa tắm hóa học để tắm cho con vì các thành phần hóa học sẽ làm gây kích ứng da, làm cho da bị nổi mẩn nhiều hơn.
Không nên sử dụng xà bông tắm cho trẻ bị chàm sữa
Không nên sử dụng xà bông tắm cho trẻ bị chàm sữa
  • Thứ 4, mẹ cần đảm bảo bổ sung nước cho cơ thể của bé thông qua việc cho bé uống nhiều nước hoặc nước ép hoa quả tươi. Tránh cho con ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ cay nóng…
  • Cuối cùng, trong trường hợp con bị chàm sữa nặng, điều trị bằng khoai tây không đem lại hiệu quả như mong muốn thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Đánh giá chung

Cách chữa trị chàm sữa bằng khoai tây là phương pháp điều trị được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, hiệu quả điều trị bệnh tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ và phương pháp điều trị này chỉ thích hợp với chàm sữa mức độ nhẹ, vùng bệnh nhỏ.

Trong quá trình sử dụng mẹ cần thực hiện đúng cách cũng như áp dụng các biện pháp dưỡng da, chăm sóc da cho bé phù hợp.

Trên đây là nhiều điều cần biết về trị chàm sữa bằng khoai tây ở trẻ nhỏ. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt thì mẹ nên tuân thủ đúng quy trình cũng như các bước thực hiện và các bước vệ sinh, chăm sóc da cho bé sau điều trị.

Chàm sữa có chữa khỏi không? Giải đáp – Tư Vấn

Chàm sữa có chữa khỏi không và cách phòng tránh chàm sữa như thế nào? Các mẹ cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia da liễu dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Chàm sữa có chữa khỏi không?

Chàm sữa hay còn được biết đến với tên gọi như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng cơ bản là khô da, đỏ da và ngứa.

1.1. Dấu hiệu

Trẻ bị chàm sữa ban đầu sẽ xuất hiện mẩn đỏ, khi chạm vào da sẽ có cảm giác thô ráp và có vảy nhỏ li ti bong ra kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, các nếp gấp ở tay, chân. Chàm sữa nếu bị nặng sẽ có thể bị khắp người, xuất hiện mụn nước nhỏ và chảy dịch vàng.

1.2. Có gây nguy hiểm cho bé không?

Chàm sữa không gây nguy hiểm tới sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bé. Tuy nhiên rất may mắn là chàm sữa có thể chữa khỏi được.

Thông thường thì chàm sữa có thể tự khỏi đối với trẻ sau 2 tuổi nếu như sức đề kháng của con tốt, ổn định.

Trong nhiều trường hợp khác thì chàm sữa không thể tự khỏi được hoặc thường hay bị tái phát do sức đề kháng của con yếu. Lúc này bé cần đến các biện pháp điều trị khác nhau thì mới khỏi bệnh được.

Trẻ bị chàm sữa ở mặt
Trẻ bị chàm sữa ở mặt

2. Cách phòng tránh chàm sữa

Chàm sữa là bệnh dễ tái phát, chính vì vậy để phòng ngừa bệnh chàm sữa tái phát cho bé mẹ nên:

  • Trong thời gian bé bú mẹ nên mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng ARA giúp bé chống lại dị ứng. Ngoài ra mẹ nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn để tránh dị ứng cho con.
  • Giữ độ ẩm cho da bé, tránh để da của con bị khô ráp.
  • Khi tắm cho con nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho con ở chậu tắm riêng biệt.
  • Cho trẻ mặc những quần áo thoải mái, làm bằng chất liệu vải tự nhiên thay vì sợi hóa học.
  • Nếu trẻ đang bị chàm sữa thì không được để vùng da bị bệnh bị trầy xước vì khi bị tổn thương, vùng da bị bệnh dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
  • Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm và lớn hơn thì nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng như sữa bò, trứng, hải sản…
  • Ngoài ra mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo và các tác nhân dễ gây dị ứng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, đệm, gối của con để con có môi trường sống sạch sẽ hơn.
Cách phòng tránh chàm sữa cho trẻ
Cách phòng tránh chàm sữa cho trẻ

Như vậy, chàm sữa hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc chữa khỏi được nếu các mẹ điều trị đúng cách. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Chàm sữa có chữa khỏi không?” Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc điều trị bênh chàm sữa cho bé. Chúc mẹ thành công và bé luôn khỏe mạnh!

Mẹ nên chọn lá trầu quế để đạt hiệu quả cao

Bí quyết trị chàm sữa bằng lá trầu không cho bé mẹ nên biết

Lá trầu không là loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về da. Đặc biệt phải kể đến các cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không rất hiệu quả, được nhiều mẹ tin tưởng và sử dụng.

Xem thêm:

Lợi ích của lá trầu không với da

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong 100g lá trầu không có:

  • 84.5% độ ẩm3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ, 6.1% carbohydrate.
  • Hàm lượng các khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe như canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…  có công dụng tốt trong việc tái tạo và phục hồi các tổn thương của da do chàm, kích thích các tế bào da mới phát triển.
  • Ngoài ra trong lá trầu không có chứa cả tanin, diataza là chất hỗ trợ hồi phục và tái tạo làn da cho bé.
  • Đồng thời lượng tinh dầu dồi dào, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm và kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại và các tế bào nấm cực kỳ hiệu quả.
  • Đặc biệt trong lá trầu còn chứa 1 dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt, ngăn cản sự lây lan của mầm bệnh. 
Trị chàm sữa bằng lá trầu không
Trị chàm sữa bằng lá trầu không

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để trị chàm sữa cho con rất đơn giản với nhiều cách thực hiện khác nhau.

1.Chuẩn bị

Trước tiên mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và để ráo nước. Lưu ý, nên chọn những lá trầu không còn xanh, không quá già và cũng không nên non quá để đảm bảo các chất có trong lá trầu được tối đa. 

Trong thực tế có nhiều loại lá trầu khác nhau như lá trầu mỡ, lá trầu quế. Tốt nhất mẹ nên chọn lá trầu quế sẽ cho hiệu quả điều trị cao nhất. Trường hợp không có lá trầu quế thì cũng có thể sử dụng lá trầu mỡ, tuy nhiên cần tăng thêm số lượng lá hơn so với lá trầu quế.

Mẹ nên chọn lá trầu quế để đạt hiệu quả cao
Mẹ nên chọn lá trầu quế để đạt hiệu quả cao

2.Cách thực hiện

Mẹ có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau đây để trị chàm sữa cho con.

  • Cách 1: Vò nát lá trầu không

    • Mẹ dùng 1 nắm lá trầu không đã sửa sạch, để ráo nước vò nát đến khi ngửi thấy mùi trầu nồng nặc là lúc tinh dầu trên lá trầu đã tiết ra đủ rồi chà lên vùng lá bị chàm sữa của bé. 
    • Lưu ý, cần rửa sạch, lau khô vùng da bị chàm sữa trước khi thực hiện. Mẹ nên chà xát nhẹ nhàng lá trầu trong vòng khoảng từ 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
    • Thực hiện cách làm này hàng ngày thì chàm sữa sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Cách 2: Sử dụng nước lá trầu không

    • Lá trầu không sau khi rửa sạch, để ráo nước thì cho vào cối giã nhuyễn, chắt lấy nước.
    • Mẹ chấm nước lá trầu không lên vùng da bị chàm của con, để khô tự nhiên.
    • Với cách làm này, mẹ nên thực hiện vào buổi đêm, trước khi bé đi ngủ rồi để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch để có hiệu quả tốt nhất.
    • Mẹ nên thực hiện cách này từ 3 – 5 lần/tuần.

      Trị tràm sữa bằng nước lá trầu không
      Trị tràm sữa bằng nước lá trầu không
  • Cách 3: Tắm bằng nước lá trầu không

    • Với cách làm này, mẹ đun thành nước tắm cho bé. Sau đó pha loãng với một lượng nước vừa đủ để nước âm ấm rồi tắm cho con. Trong quá trình tắm nên dùng bã trầu để chà nhẹ đến vùng da bị bệnh để tăng hiệu quả. 
    • Tắm bằng nước trầu không không chỉ giúp điều trị chàm sữa mà còn rất tốt cho sức khỏe làn da của bé. Chính vì vậy mẹ có thể thực hiện cách làm này hàng ngày, ngay cả khi chàm sữa của con đã khỏi.

Thời gian áp dụng điều trị chàm sữa bằng lá trầu không

Như đã chia sẻ ở trên, với mỗi cách làm khác nhau thời gian áp dụng, thời gian điều trị cũng sẽ khác nhau. Có cách làm có thể thực hiện hàng ngày nhưng cũng có những cách làm giới hạn số lần thực hiện trong 1 tuần. Bên cạnh đó thời gian thực hiện của mỗi cách điều trị cũng khác nhau, có thể là vào buổi tối, có thể lúc tắm cho con… Vì vậy tùy thuộc vào từng phương pháp mà sẽ có thời gian điều trị, thời gian thực hiện khác nhau.

Ưu nhược điểm khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Trị chàm sữa bằng lá trầu có nhiều ưu điểm song cũng có những nhược điểm nhất định. Dưới đây là những ưu, nhược điểm khi sử dụng lá trầu điều trị chàm sữa các mẹ cần biết để áp dụng đúng trường hợp, mang lại hiệu quả điều trị cao.

1.Ưu điểm

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Cách Chữa chàm sữa bằng lá trầu không khá an toàn

Những ưu điểm mà lá trầu không mang lại khi sử dụng để điều trị chàm sữa:

  • Lá trầu không là nguyên liệu phổ biến trong thiên nhiên, rất dễ tìm thấy, giá thành rẻ nên chi phí điều trị rẻ.
  • Là dược liệu thiên nhiên nên khá an toàn, không gây dị ứng hay phản ứng phụ khi điều trị.
  • Khả năng giảm ngứa, giảm viêm, sát khuẩn hiệu quả.
  • Có thể sử dụng lá trầu để điều trị toàn thân cho bé, không giới hạn ở bất kỳ vùng nào nhờ tính an toàn của nó.
  • Không những có tác dụng điều trị bệnh mà lá trầu không có diệt được cả mầm bệnh trên da.

2.Nhược điểm

Nhược điểm trị tràm sữa bằng lá trầu không
Trường hợp nặng khó có thể mang ljai hiệu quả

Ngoài những ưu điểm kể trên thì việc sử dụng lá trầu không để trị chàm sữa cũng có những nhược điểm như:

  • Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của từng bé.
  • Trên lá trầu cũng chứa các tạp chất, bụi bẩn, trứng côn trùng, do đó nếu sơ chế không kỹ khi sử dụng để điều trị bệnh có thể xảy ra hiện tượng kích ứng da.
  • Tuy khá an toàn khi sử dụng song cũng cần tránh sử dụng ở tai, mắt, mũi, miệng vì lá trầu có vị cay, nóng sẽ làm tổn thương con.
  • Hiệu quả điều trị của lá trầu tại các vùng da kín, vùng mông, bẹn không mang lại hiệu quả tốt.
  • Lá trầu chỉ có tác dụng tốt với các vết chàm sữa nhẹ, dưới 20 – 30cm. Đối với chàm sữa nặng hay mức độ lan rộng thì việc sử dụng lá trầu để điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý khi trị chàm sữa bằng lá trầu không

  • Mặc dù lá trầu khá an toàn và lành tính, tuy nhiên trước khi sử dụng mẹ nên thử nghiệm trước ở một vùng da nhỏ của bé để xem con có bị dị ứng hay không.
  • Ngoài ra mẹ cũng không được tự ý sử dụng thêm kem bôi ngoài da, kem dưỡng ẩm… mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì nhiều loại kem bôi kỵ với lá trầu không.
  • Bên cạnh đó mẹ nên rửa sạch lá trầu trước khi dùng để tránh bụi bẩn, tạp chất, trứng côn trùng…
Khi áp dụng phương pháp này mẹ nên tham vấn ý kiến từ bác sỹ
Khi áp dụng phương pháp này mẹ nên tham vấn ý kiến từ bác sỹ

Ngoài cách dùng lá trầu không để trị chàm sữa ở bé thì các bạn có thể dùng sữa mẹ để chữa chàm cho bé. Chi tiết cách chữa chàm bằng sữa mẹ xin mời các bạn xem TẠI ĐÂY

Đánh giá chung về cách chữa tràm sữa bằng bằng lá trầu không

Như vậy, việc trị chàm sữa bằng lá trầu không tùy thuộc vào cơ địa từng bé mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Ngoài ra thì trong những trường hợp dưới đây việc áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng lá trầu cũng sẽ không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn:

  • Bé bị chàm sữa ở vùng kín, mông, háng, bẹn,…
  • Vết chàm sữa to hơn 20 – 30cm, chàm lây lan quá nặng.
  • Bé bị chàm mãn tính.
  • Bé bị dị ứng với hải sản, tôm, cua, cá, ốc, hến, thịt gà, bia, rượu, sữa…. việc điều trị bằng lá trầu sẽ không thể chữa khỏi được nếu không kiêng kỵ đúng cách.

Trên đây là những cách điều trị chàm sữa bằng lá trầu không cũng như ưu, nhược điểm và những điều nên biết khi sử dụng. Trong trường hợp bé bị chàm sữa nặng thì mẹ không nên điều trị ở nhà mà nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.