Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Đặc điểm cơ thể khiến trẻ bị muỗi đốt

Bé bị muỗi đốt phải làm sao? Những kiến thức mẹ cần biết

Nhà có trẻ nhỏ, mẹ bắt buộc phải học cách chăm sóc bé trong tất cả mọi hoàn cảnh để đảm bảo con luôn được khỏe mạnh. Bé bị muỗi đốt phải làm sao? Những kiến thức cần biết sau đây sẽ giúp mẹ xử lý nhanh chóng và kịp thời khi phát hiện da bé có những vết thâm hoặc sưng tấy do côn trùng cắn.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân tại sao bé hay bị muỗi đốt

1.1. Đặc điểm cơ thể

Khoa học đã chứng minh rằng, đặc điểm trên cơ thể khác biệt nhau là một trong những lý do khiến một số người bị muỗi đốt nhiều hơn hẳn những người khác.

Những người có nhiệt độ cơ thể cao thường bị muỗi đốt nhiều hơn, nhất là phụ nữ mang thai hoặc những người vừa vận động ra mồ hôi. Trẻ em hay đùa giỡn, nghịch ngợm khiến thân nhiệt tăng cao cũng sẽ thu hút muỗi nhiều hơn.

Mùi hương cũng là yếu tố thu hút muỗi. Những nơi có mùi hôi, ẩm thấp thường có nhiều muỗi tụ tập. Những người có mùi mồ hôi cũ do ít tắm hay bị ám mùi khi ăn, nấu nướng cũng bị muỗi đốt nhiều hơn.

Một lý do khác đó chính là phụ thuộc vào nhóm máu của từng người. Thông thường những người có nhóm máu O sẽ dễ bị muỗi đến gần và đốt hơn hẳn các nhóm máu khác. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng lại chính là một trong những nguyên nhân quyết định việc người nào thường thu hút muỗi nhiều hơn.

Đặc điểm cơ thể khiến trẻ bị muỗi đốt
Đặc điểm cơ thể khiến trẻ bị muỗi đốt

1.2. Do môi trường xung quanh

Bên cạnh những đặc điểm từ cơ thể, điều kiện từ môi trường xung quanh cũng là nguyên do tại sao bé hay bị muỗi đốt.

  • Nơi ở ẩm thấp, tối tăm: Những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng thường thu hút một lượng rất lớn côn trùng, trong đó nhiều nhất có thể kể đến muỗi. Càng có nhiều muỗi thì nguy cơ bị bé đốt càng cao, nếu sống trong những môi trường thế này thì có thể bé sẽ có nguy cơ bị sốt xuất huyết hay những căn bệnh truyền nhiễm qua muỗi.
  • Vệ sinh kém: Khi cơ thể trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, trẻ thường xuyên chơi đùa ở bên ngoài dẫn đến việc đổ mồ hôi, xuất hiện các mùi khó chịu cũng là một nguyên nhân tại sao bé hay bị muỗi đốt. Trẻ vệ sinh kém vô tình “chiêu dụ” muỗi đến gần và bị đốt nhiều hơn hẳn những người khác.
  • Màu quần áo: Muỗi còn bị lôi cuốn bởi những màu sắc tối. Vì thế, nếu trẻ đang mặc trên người áo quần tối màu như đen, xanh đen, nâu đậm,… thì cũng sẽ rất dễ bị muỗi “tấn công”.
  • Hơi thở: Muỗi thích những người thở ra nhiều khí CO2, vì thế, phụ nữ mang thai và những người sở hữu trọng lượng cơ thể lớn vô tình thường trở thành “miếng bánh” ngon cho chúng. Bên cạnh đó, cách thở cũng quyết định phần nào việc muỗi có “thích” trẻ hay không, nếu trẻ thường có xu hướng thở nhanh, thở gấp và mạnh thì muỗi cùng nhờ thế mà có thể tìm đường đến với trẻ nhanh hơn.
Do môi trường xung quanh khiến bé thường bị muỗi đốt
Vết muỗi cắn ở chân trẻ

2. Bé bị muỗi đốt phải làm sao?

2.1. Bôi kem

Làm sao để bé không bị muỗi đốt? Bôi kem em bé là một cách đơn giản mẹ có thể áp dụng.

Các loại kem dưỡng da cho bé như Kem EmBé có mùi hương dễ chịu giúp xua đuổi muỗi. Thành phần hoàn toàn lành tính của Kem EmBé (tinh nghệ Nano Curcumin, tinh chất Cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân, Vitamin E…) còn bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, làm dịu vết đau, ngứa nếu không may trẻ bị muỗi đốt. Đặc biệt, Kem EmBé không chứa corticoid, paraben, không gây ra khả năng dị ứng hoặc tác động xấu đến làn da của bé.

Kem EmBé đã được kiểm chứng an toàn bởi Bộ Y Tế. Sản phẩm có công dụng an toàn, hiệu quả, mẹ nên dùng càng sớm càng tốt để giảm sưng tấy, không gây ngứa ngáy và làm “xẹp” vết muỗi đốt nhanh chóng hơn.

Kem dưỡng da Kem EmBé được ưa chuộng
Bé bị muỗi đốt phải làm sao? Dùng ngay Kem EmBé 

2.2 Dùng các phương pháp dân gian

Nếu vết đốt nhẹ và không quá nghiêm trọng, mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng những loại “thuốc” đến từ tự nhiên để chữa cho con như:

  • Sữa mẹ:

Ít ai biết được rằng, sữa mẹ cũng có thể trở thành một “phương thuốc” đặc biệt để trị vết muỗi cắn cho con thật hiệu quả. Thực hiện rất dễ dàng và đơn giản, mẹ chỉ cần chấm một ít sữa mẹ và thoa nhẹ lên những vết sưng, ngứa ngáy của con do bị muỗi cắn. Chúng sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ không để lại sẹo trên làn da mỏng mạnh của con.

Sữa mẹ chứa kháng thể bảo vệ con yêu khỏi vết côn trùng cắn
Sữa mẹ chứa kháng thể bảo vệ con yêu khỏi vết côn trùng cắn
  • Lô hội:

Bé bị muỗi đốt mẹ có thế dùng ngay lô hội( nha đam). Lô hội có tính mát, làm dịu vết thương nhanh chóng. Các dưỡng chất trong lô hội có khả năng làm giảm những triệu chứng sưng, đau và sát khuẩn rất tốt.

Mẹ chỉ cần lấy một chút gel của lô hội và bôi lên vùng da bị tổn thương. Chú ý tránh đụng đến phần nhựa màu vàng của lô hội vì chúng rất độc, có thể gây ngứa ngáy, sưng tấy nhiều hơn.

Sử dụng cây lô hội hay nha đam chữa vết côn trùng cắn sưng cứng
Sử dụng nha đam chữa vết muỗi cắn cho bé
  • Dầu dừa:

Dầu dừa cũng là nguyên liệu có hiệu quả trong việc điều trị vết muỗi đốt cho con. Bôi dầu dừa lên phần da bị muỗi đốt sẽ giảm ngứa, sưng và vết đối sẽ chóng khỏi hơn nhiều.

  • Nước đá:

Nước đá giảm ngứa và sưng ngay lập tức. Khi phát hiện con bị muỗi đốt mẹ có thể nhúng khăn vào nước đá lạnh và chườm vào vùng da đó.

Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt
Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt
  • Nước muối:

Nước muối có tính chất sát khuẩn, làm vết thương mau khô, mẹ chỉ cần pha nước muối hơi loãng rửa lên vết muỗi đốt của con thường xuyên sẽ giảm đau, ngứa hiệu quả.

  • Mật ong:

Mật ong cũng là phương thuốc hay giải đáp câu hỏi của mẹ: Bé bị muỗi đốt phải làm sao? Mật ong bôi có tính chất kháng viêm, làm mềm da, giữ cho da không bị tổn thương nghiêm trọng. Mẹ chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết sưng tấy do muỗi đốt. 

Mật ong trị muỗi đốt mưng mủ
Mật ong là một trong những bài thuốc dân gian dễ áp dụng trị vết muỗi cắn
  • Hành tỏi:

Cắt một vài lát hành và tỏi đắp lên vùng da bị muỗi đốt trong vài phút và rửa lại với nước sạch, đây là cách chữa vết muỗi chích cực kỳ hiệu quả theo dân gian. Tuy nhiên, vì hành tỏi có tính nóng nên mẹ hãy chú ý và cân nhắc khi sử dụng.

Dùng hành tây trị muỗi đốt
Dùng hành tây trị muỗi đốt hiệu quả nhanh

3. Mẹ phải làm sao để bé không bị muỗi đốt

  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở: Muỗi không thích những nơi sạch sẽ, thoáng mát, vì thế, mẹ nên dọn dẹp thật vệ sinh ngăn nắp chỗ ở của gia đình. Tránh để môi trường xung quanh bé tồn đọng nhiều nước, nơi ở ẩm thấp, tối tăm sẽ thu hút muỗi đến nhiều hơn.
  • Vệ sinh cho bé: Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, mẹ cũng nên vệ sinh thân thể cho bé thật kỹ càng. Không nên để bé mặc áo bẩn, thấm mồ hôi quá lâu, nhất là khi con mới hoạt động ở bên ngoài về.
  • Mặc đồ sáng màu: Hạn chế cho bé mặc quần áo tối màu, chỉ mặc những màu tươi sáng, có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt để hạn chế sự chú ý của muỗi.
  • Mặc quần áo dài khi ra ngoài: Càng có nhiều khoảng da thịt được “phơi” ra ngoài thì muỗi sẽ càng bị thu hút và tìm cách để đốt bé hơn. Chị em nên cho con mặc quần áo dài thường xuyên, nhất là vào buổi tối và khi ra ngoài để bảo vệ phần nào cho bé trước sự tấn công của muỗi.
Vệ sinh nơi ở để tránh các loại côn trùng cắn
Vệ sinh nơi ở để tránh các loại côn trùng cắn

Qua những thông tin vừa nêu trên, chắc chắn mẹ sẽ không còn băn khoăn về câu hỏi bé bị muỗi đốt phải làm sao. Mẹ hãy áp dụng những cách này để bảo vệ con trước nguy cơ tấn công, gây bệnh của những con muỗi đáng ghét.

Làm sao để giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt ?

Bất kỳ một tác động nhỏ nào lên làn da của bé cũng rất dễ gây ra tổn thương và làm bé khó chịu. Thậm chí những tổn thương này còn để lại thâm sẹo nếu mẹ không chữa trị kịp thời. Khi thấy những vết muỗi đốt trên da em bé, mẹ hãy áp dụng ngay 5 cách sau để giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt

Xem thêm:

1. Nhấn hoặc vỗ vào vùng da bé bị muỗi đốt

Thay vì gãi dễ gây trầy xước, tổn thương da bé, mẹ nên nhấn hoặc vỗ nhẹ nhẹ liên tục vào vùng da của trẻ. Cách này vừa giúp con giảm ngứa, vừa bảo vệ được làn da mỏng manh của bé.

2. Nhấn một chiếc thìa ấm vào chỗ bé bị muỗi đốt

Bước 1: Làm sạch vùng da bị muỗi đốt

  • Sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng cho bé để làm sạch vùng da có vết muỗi đốt
  • Sau khi làm sạch, dùng khăn mềm lau khô vùng da đó.

Bước 2: Đun sôi nước, ngâm thìa trong nước sôi để khử khuẩn và làm nóng thìa

Bước 3: Nhúng thìa đã ngâm nước sôi vào trong nước lạnh từ 15-20 giây để làm giảm độ nóng của thìa, tránh làm bỏng da trong quá trình tiếp xúc.

Áp mặt sau của thìa vào vết muỗi đốt cho đến khi chiếc thìa hết nóng. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các protein gây ngứa khiến bé sẽ cảm thấy đỡ khó chịu và vết muỗi đốt cũng chóng xẹp hơn.

Nhấn một chiếc thìa ấm vào vị trí muỗi đốt giúp giảm ngứa
Nhấn một chiếc thìa ấm vào vị trí muỗi đốt giúp giảm ngứa

3. Đặt một viên đá khoặc chườm khăn đá vào vết đốt

Để vài viên đá vào một chiếc khăn bọc lại rồi chườm lên vùng da bé bị muỗi đốt. Thoa đều trong một thời gian ngắn sẽ có tác dụng giảm ngứa, khó chịu và vết đốt không còn sưng tấy.

Chườm khăn đá để giảm ngứa khi bé bị muỗi đốt
Chườm khăn đá để giảm ngứa khi bé bị muỗi đốt

4. Dùng sữa mẹ bôi vào vết ngứa

Một đặc tính của sữa mẹ đó là kháng khuẩn và cực kì lành tính. Vì làn da của trẻ sơ sinh còn non nớt và nhạy cảm, nên khi bị muỗi cắn, mẹ có thể vắt một ít sữa rồi thoa trực tiếp vào vết muỗi đốt đó. Sữa mẹ sẽ giúp da trẻ không bị sưng và không để lại vết thâm nào trên làn da của trẻ.

Dùng sữa mẹ giảm vết muỗi cắn ở trẻ
Sữa mẹ làm dịu vết muỗi cắn ở trẻ

5. Kem EmBé

Sử dụng các cách trên tuy có hiệu quả nhưng tốn nhiều thời gian và không tiện dụng. Đôi khi các bé không chịu hợp tác khiến trẻ ngày càng ngứa ngáy, khó chịu hơn,…. Bên cạnh đó còn để lại các vết thâm, sẹo xấu xí trên da bé.

Một cách đơn giản và hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng đó là dùng sản phẩm có chức năng đặc trị vết muỗi, côn trùng đốt phù hợp với làn da bé. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm Kem Em Bé đang được các mẹ bỉm thông thái tin dùng vì tác dụng nhanh và an toàn với trẻ.

5.1. Thành phần và công dụng

  • Kem EmBé có thành phần thảo dược lành tính, tinh chất nghệ siêu thẩm thấu Nano curcumin kết hợp Cúc La Mã và các thành phần chuyên biệt an toàn cho bé như: Kẽm oxyd, Lanolin, Dầu hạnh nhân, Allatoin, Vitamin E giúp chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, ngừa thâm sẹo, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
  • Kem EmBé là sự lựa chọn phù hợp, giúp mẹ chăm sóc da bé yêu. Đồng thời ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước, tổn thương.
  • Tinh nghệ nano còn kích thích tái tạo tế bào da, giúp nhanh liền sẹo, ngừa vết thâm do côn trùng đốt, không làm khô da hay bong vẩy, cho làn da bé luôn mịn màng.
  • Ngoài các công dụng trên, thì Kem EmBé còn trị triệu chứng rôm sảy ở trẻ, tái tạo tế bào da ngăn ngừa thâm sẹo.
Sử dụng kem em bé để giảm ngứa cho bé khi bị muỗi đốt
Sử dụng kem em bé để giảm ngứa cho bé khi bị muỗi đốt

5.2. Hướng dẫn sử dụng:

  • Sản phẩm Kem EmBé dạng tuýp, nhỏ gọn, tiện lợi khi mang theo bên mình, dễ sử dụng
  • Mẹ chỉ cần rửa sạch và lau khô nhẹ nhàng vùng da bé bị côn trùng đốt, sau đó bôi một ít Kem EmBé lên da đó rồi xoa nhẹ nhàng cho kem thấm sâu vào da.

6. Phòng tránh muỗi đốt cho bé 

  • Luôn mắc màn cho bé ngủ: Việc mắc màn sẽ giúp muỗi không tiếp xúc với trẻ khi ngủ.
  • Tránh sử dụng các loại nước hoa, kem có mùi thơm nồng cho bé vì muỗi dễ hấp dẫn bởi mùi hương.
  • Tranh mặc quần áo màu tối hoặc quần áo in hình hoa lá cho bé vì đó là nơi muỗi hay tập trung sinh sống.
  • Tắm cho bé hằng ngày: Nhiều nghiên cứu cho thấy, loài muỗi rất nhạy cảm với mùi mồ hôi của cơ thể con người. Vì thế, bạn nên giữ cơ thể bé sạch sẽ và không bị dính mồ hôi bằng cách tắm rửa, thay quần áo với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt nhất cho bé hằng ngày.
  • Loại bỏ nước đọng xung quanh nhà: Muỗi thường đẻ trứng dưới nước bởi vậy hãy loại bỏ nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

5 cách trên đây đã giúp mẹ không còn băn khoăn, lo lắng làm sao để giảm ngứa cho bé khi bị muỗi đốt. Mẹ hãy áp dụng ngay khi vết đốt chưa bị xước, mưng mủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu vết đốt bị xước, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở tay

Chuỗi hình ảnh bé bị muỗi đốt mà các mẹ thấy đều xót xa

Vết muỗi đốt và côn trùng đốt đôi khi có nhiều điểm tương đồng khiến mẹ khó phân biệt. Hình ảnh bé bị muỗi đốt sau đây sẽ giúp mẹ sớm nhận biết và áp dụng cách phù hợp giúp bé nhanh khỏi.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu và nguyên nhân bé bị muỗi đốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ con cũng như người lớn bị muỗi đốt, từ chủ động đến thụ động. Chủ động là những nguyên nhân xuất phát từ việc ở lâu hoặc chơi đùa trong những nơi có ổ muỗi như vùng rậm, ẩm thấp, nơi chứa nhiều đồ đạc, tối,…

Nguyên nhân bị động là do mùi cơ thể, do nhóm máu, do thân nhiệt, thậm chí là do cả quần áo đang mặc trên người. Mọi người cần biết những nguyên nhân phổ biến này để phòng ngừa bị muỗi đốt cho trẻ nhỏ, gia đình và cho chính chúng ta.

nguyên nhân bé bị muỗi đốt
Nguyên nhân bé bị muỗi đốt

Hình ảnh bé bị muỗi đốt rất dễ nhận biết được bằng mắt thường. Tuy nhiên, với một số trường hợp bé bị muỗi đốt nặng, cha mẹ rất có thể nhầm đó là vết bỏng hay đỏ do va chạm mạnh, té, cháy nắng,…

Thường thì vết muỗi đốt sẽ sưng và ngứa, có dấu hiệu nổi đỏ trên da. Triệu chứng bị ngứa sau khi bị muỗi đốt chính là do phản ứng của hệ thống miễn trong cơ thể người với kháng nguyên có trong nước bọt của muỗi.

Đặc biệt ở trẻ em, vết muỗi đốt thường sưng to hơn và ngứa nhiều hơn vì da em bé thường nhạy cảm và hệ miễn dịch của trẻ thường phản ứng mạnh hơn.

Dấu hiệu bé bị muỗi đốt
Dấu hiệu bé bị muỗi đốt

2. Hình ảnh bé bị muỗi đốt

Da em bé thường mỏng và nhạt màu, nên nhìn thấy vết muỗi đốt mẹ sẽ nhận ra ngay. Các bậc phụ huynh nên chú ý những hình ảnh trẻ bị muỗi đốt này để nhận biết bé đang thuộc trường hợp nào.

2.1. Muỗi đốt ở tay

Tay là vị trí thường xuyên bị muỗi đốt nhất trên cơ thể em bé, vì trẻ con hay dùng tay để nghịch rất nhiều. Những nơi bụi rậm cũng là chốn “lui tới” thường xuyên của muỗi, trẻ em thì hiếu động, thích tò mò khám phá.

Gia đình và cha mẹ cần chú ý quan sát con mình thật kỹ khi thấy bé chơi ở những nơi có bụi rậm hoặc góc chứa nhiều đồ đạc, ẩm thấp, tối. Muỗi đốt ở tay nếu không xử lý kịp thời có thể khiến bé bị nhiều hơn, gãi nhiều và gây trầy xước ở tay.

Bé bị muỗi đốt ở bắp tay
Bé bị muỗi đốt ở bắp tay
Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở tay
Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở tay

2.2. Muỗi đốt ở chân

Khi ngủ bé hay cựa quậy, vung chân tay ra khỏi màn nên dễ bị muỗi đốt. Vết đốt lâu ngày không khỏi có thể để lại vết thâm trên da, ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này.

Khi cho con mặc quần áo, cha mẹ cần chú ý đến chất liệu vải cũng như màu sắc của bộ đồ. Bố mẹ nên chọn quần áo có màu sắc tươi sáng vì quần áo màu tối rất thu hút muỗi.

Áo dài quần dài luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những khi đi ra ngoài, những lúc hoạt động ngoài trời hoặc đi ngủ vào buổi tối. Lúc bé ngủ cũng là thời gian hoạt động mạnh nhất của muỗi. Chính vì thế, chọn quần áo dài luôn là điều cha mẹ nên quan tâm.

Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở chân nổi mẩn đỏ
Bé bị muỗi đốt ở chân nổi mẩn đỏ
Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở chân
Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở chân
Chân là vị trí bé hay bị muỗi đốt
Chân là vị trí bé hay bị muỗi đốt

2.3. Muỗi đốt ở mặt

Muỗi đốt ở mặt có thể gây nguy hiểm, bởi bé sẽ dùng tay gãi ngứa để giảm khó chịu. Điều đó vô tình làm vỡ miệng vết thương, làm xước và làm vết thương lan rộng càng khiến bé khó chịu nhiều hơn.

Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý không để muỗi đốt lên mặt bé và không nên sử dụng kem chống muỗi bôi lên da mặt. Vì bé có thể dùng tay quẹt lên mắt, vào miệng hay vào mũi bé gây nên những hậu quả khó lường.

Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở mặt
Bé bị muỗi đốt ở mặt

2.4. Hình ảnh bé bị muỗi đốt sưng môi

Muỗi cắn ở môi sẽ khiến cho bé bị đau, việc ăn uống cũng bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, vùng môi màu đỏ nên khiến việc phát hiện vết muỗi đốt càng khó khăn hơn.

Cha mẹ nên tránh, hạn chế cho bé ăn đồ ngọt hoặc để thức ăn dính trên môi, vì mùi thơm có thể thu hút muỗi.

Hình ảnh bé bị muỗi đốt sưng môi
Bé bị muỗi đốt sưng môi

2.5. Muỗi đốt sưng mắt

Những ảnh hưởng đến vùng mắt thật sự rất nguy hiểm. Nếu chẳng may bị muỗi cắn ở vùng mắt, bé sẽ phản ứng với ngứa bằng cách dụi và gãi liên tục. Từ đó, vùng mi và giác mạc có thể bị ảnh hưởng. Chưa kể đến những ảnh hưởng khác có thể dẫn đến các bệnh về mắt, hoặc nặng hơn là mù lòa. Vì thế, khi thấy bé bị muỗi đốt sưng mắt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Hình ảnh trẻ bị muỗi đốt sưng mắt
Hình ảnh trẻ bị muỗi đốt sưng mắt

3. Cách phòng tránh muỗi đốt cho em bé

Hình ảnh bé bị muỗi đốt thật sự là một nỗi ám ảnh cho bậc làm cha mẹ. Chú ý những mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ có thể hạn chế được muỗi đốt con em mình:

  • Bố mẹ có thể dùng 1 trong các cách sau để giảm sưng ngứa cho bé nhanh chóng: Bôi sữa mẹ, giấm, xà bông khô, đá lạnh, chanh, mật ong, hành tỏi, kem đánh răng ….
  • Hạn chế cho con chơi trong những vùng tối, rậm rạp, chứa nhiều đồ ẩm thấp.
  • Nên mặc quần dài và áo tay dài, có màu sắc tươi sáng.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tránh để con chảy quá nhiều mồ hôi hoặc quần áo bị ẩm ướt.
  • Giăng màn cho bé, mở quạt nhẹ nhàng trong lúc ngủ.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây.
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt

Đừng để những hình ảnh bé bị muỗi đốt xảy đến với con em của bạn. Ngay hôm nay hãy phòng tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt, bảo vệ làn da và cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

7 điều cần lưu ý khi bé bị muỗi đốt vào môi

Những vết muỗi đốt sưng đỏ trên da làm bé ngứa ngáy, quấy khóc cả đêm khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. “Bỏ túi” ngay 3 mẹo xử lý khi bé bị muỗi đốt vào môi sau đây để bé và bố mẹ cùng ngủ ngon giấc nhé.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu bé bị muỗi đốt vào môi

Bị côn trùng đốt là vấn đề khó tránh khỏi nhưng cũng khiến các bố mẹ đau đầu nhất khi chăm trẻ vì gây nên sự khó chịu cho bé đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Khi trẻ bị muỗi đốt vào môi sẽ có nhiều biểu hiện khó chịu như môi đỏ sưng tấy, ngứa ngáy nên sẽ thường dùng tay gãi, nặng hơn có thể gây nên đau nhức, trẻ khóc lóc biếng ăn, sốt cao…

Tùy vào cơ địa của bé mà biểu hiện sẽ khác nhau nên bố mẹ phải quan tâm đến từng cử chỉ cũng như biểu hiện khác thường của trẻ. Nhìn vào môi bé nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì bố mẹ nên kiểm tra kỹ hơn để xác định tình trạng và có cách xử lý kịp thời.

Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt vào môi
Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2. Cách xử lý khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2.1. Chườm nước ấm

Nước ấm sẽ giúp quá trình máu tuần hoàn tốt hơn và từ đó giúp vết sưng giảm từ từ, nếu bé bị muỗi đốt vào môi mẹ có thể áp dụng cách này để giúp trẻ nhanh khỏi. Ngâm một chiếc khăn sữa sạch trong nước ấm rồi vắt cho khô chườm lên môi bé khoảng 2 – 3 phút, lặp đi lặp lại trong khoảng 1h đồng hồ sẽ thấy hiệu quả.

Chườm nước ấm khi bé bị muỗi đốt vào môi
Chườm nước ấm khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2.2. Đá lạnh cũng là phương pháp tốt

Cách thứ hai mà ba mẹ có thể dùng để giúp giảm sưng viêm chính là chườm đá lạnh. Hơi lạnh sẽ làm giảm vết sưng, giảm máu lưu thông đến vết thương nhờ đó giúp giảm đau ngứa hiệu quả.

Mẹ dùng 1 – 2 viên đá lạnh rồi bọc trong khăn sữa sạch mềm, chườm lên vùng môi, tránh chườm đá trực tiếp. Giữ khoảng 5 phút rồi nghỉ, sau 10 phút lại tiếp tục chườm. Nếu tổn thương nặng hơn thì cách vài giờ chườm lạnh một lần để vết đốt đỡ sưng và nhanh khỏi.

Sử dụng đá lạnh để trị muỗi đốt vào môi
Chờm đá lạnh khi bé bị muỗi đốt vào môi 

2.3. Mật ong nguyên chất

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt và an toàn nên khi trẻ bị muỗi đốt vào môi mẹ không nên bỏ qua cách làm này.

Mẹ hãy nhúng khăn sữa sạch hoặc bông gòn sạch vào mật ong nguyên chất rồi thấm đều trên vùng môi của bé, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện từ 2 hoặc 3 lần trong ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

2.4. Dầu dừa tự nhiên – Trị bé bị muỗi đốt vào môi hiệu quả

Dầu dừa là một trong những dược liệu thiên nhiên có nhiều công dụng hữu ích và rất an toàn. Dầu dừa sẽ làm dịu vết sưng nhanh chóng, làm mềm da, giảm ngứa rát khi bị muỗi đốt. Mẹ hãy bôi 1 lớp dầu dừa mỏng lên vết muỗi đốt, cách vài giờ bôi lại 1 lần.

2.5. Bột nghệ nguyên chất

Trong bột nghệ có chứa curcumin là hợp chất kháng viêm rất tốt, giúp bảo vệ da và phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Mẹ dùng tinh bột nghệ pha với nước và đất sét hấp thụ dầu đắp lên môi bé khoảng 2 lần trên 1 ngày, rửa lại với nước ấm.

Hoặc mẹ có thể dùng kem dưỡng cho em bé có chứa tinh nghệ nano (Nano Curcumin). Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đắp tinh bột nghệ nguyên chất là một phương pháp trị muỗi đốt
Đắp tinh bột nghệ nguyên chất là một phương pháp trị muỗi đốt

2.6. Tinh dầu tràm trà kết hợp nha đam

Khi bé bị muỗi đốt vào môi mẹ có thể dùng tinh dầu tràm trà để chữa cho bé. Hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên sẽ là dược liệu tự nhiên để giúp vết thương bớt sưng đau, khó chịu. Kết hợp tinh dầu tràm trà và gel nha đam để bôi lên vết muỗi đốt rồi massage nhẹ nhàng, khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Tùy vào tình trạng của vết muỗi đốt mẹ có thể thực hiện 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả.

Dầu tràm kết hợp nha đam trị muỗi đốt
Dầu tràm kết hợp nha đam trị muỗi đốt

3. Cách phòng tránh bé bị muỗi đốt vào môi

Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên trước khi để bé bị muỗi đốt rồi tìm cách chữa thì bố mẹ nên chú ý phòng tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt.

  • Mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị côn trùng, muỗi đốt dù ban ngày hay cả ban đêm và không được chủ quan dù chỉ ngủ trưa hay ngủ giấc ngắn.
  • Sau khi cho bé ăn đồ ngọt mẹ nên lau sạch tránh để côn trùng “nghe” được mùi ngọt tìm cách tấn công cơ thể bé.
  • Không ẵm bồng bé vào khu vực nhiều nước đọng, cây cối um tùm để tránh bị muỗi đốt vì cơ thể bé còn yếu và muỗi thì thường sinh sôi ở những nơi ao tù nước đọng.
  • Không nên bôi bất kỳ mùi hương nào để tránh kích thích muỗi tấn công trừ khi biết rõ hương đó giúp xua muỗi.
  • Dọn dẹp gọn gàng khu vực sinh sống, nhất là nơi bé nằm ngủ, vui chơi để hạn chế muỗi đốt bé.
  • Tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ để bé sinh hoạt thoải mái hơn, không còn nỗi lo muỗi đốt.
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt

Bảo vệ bé khỏi bị muỗi đốt không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe mà còn giữ làn da của bé luôn mịn màng và không bị thâm sẹo. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ tìm được cách giúp bé bị muỗi đốt vào môi nhanh khỏi và không còn lo bị muỗi đốt.