Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

4 điều cần lưu ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

Trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước là một trong những tình trạng phổ biến và cách điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, vết sưng có thể dẫn đến những vấn đề nhiễm trùng da nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

  • Dấu hiệu bé bị muỗi đốt sưng mọng nước đầu tiên là những rộp nước xuất hiện trên da, đây được xem như một trong những dạng biểu hiện của viêm da do dị ứng.
  • Những mụn nước có kích thước gần bằng hạt gạo và thường mọc lên tại vị trí chân hoặc tay. Tùy vào vị trí khác nhau mà mức độ ngứa và nóng do những mọng nước này gây ra cũng không giống nhau.
  • Sau khoảng thời gian từ 1-2 tuần, chất dịch bên trong mỗi mọng nước sẽ có dấu hiệu tự khô, dẫn tới tình trạng bong da. Mọng nước nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến đau nhức, viêm nhiễm và để lại sẹo trên da của bé.
Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
Dấu hiệu khi bé bị muỗi đốt sưng mọng nước

2. Bị mụn nước có nguy hiểm không?

2.1. Bị mụn nước nhẹ

Nếu trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước ở trường hợp nhẹ, chúng ta có thể dùng một số loại thuốc sau đây để tự điều trị nhằm rút ngắn thời gian và phòng ngừa nguy cơ lây lan:

  • Thuốc viên: Valacyclovir (Valtrex), acyclovir (Xerese, Zovirax), famciclovir (Famvir).
  • Thuốc bôi: Docosanol (Abreva), penciclovir (Denavir),…

Tuy nhiên, bố mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp với làn da và tình trạng muỗi đốt của trẻ.

2.2. Bị mụn nước dạng nặng

Nếu tình trạng trẻ bị nổi mụn nước xuất hiện những dấu hiệu sau đây được xem là trường hợp nặng:

  • Những nốt mụn nước xuất hiện ngày càng dày, lan ra cả một số vùng nhạy cảm như vùng mắt, cổ họng, lưỡi, bên trong má, bộ phận sinh dục,… hoặc thậm chí toàn cơ thể.
  • Kích thước của những nốt mụn nước có sự thay đổi, tình trạng đỏ rát và bong tróc xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Trẻ bị co giật, nóng sốt, bú kém, đau đớn khắp người, mệt mỏi,…

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, các mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Vì đây là những biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng, nên nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những tổn hại nặng nề đối với làn da của bé hoặc thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm đến não, nội tạng và cả tính mạng của trẻ.

3. 5+ phương pháp điều trị khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

3.1. Dùng kem bôi da thảo dược

Khi bị muỗi đốt sưng mọng nước ở giai đoạn còn sưng kèm theo ngứa, bố mẹ có thể sử dụng kem bôi ngoài da để giảm ngứa rát, viêm nhiễm. Bố mẹ nên chọn sản phẩm đã được chứng nhận từ Bộ Y Tế như Kem EmBé Plus. Thành phần sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn, dịu nhẹ:

  • Chiết xuất Thông đỏ Pháp, tinh chất Nghệ Nano, chiết xuất Rau Má, Cúc La Mã giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu vết sưng đỏ, làm lành vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Sữa dê, dầu quả Bơ, Vitamin E cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc trên da của bé và tái tạo tế bào da

Sử dụng Kem EmBé Plus, ngoài việc giảm sưng ngứa do muỗi đốt, các thành phần của kem còn giúp da bé không để lại sẹo hay vết thâm xấu xí. Do vậy, ngay khi phát hiện con bị muỗi đốt, ba mẹ nhớ thoa luôn cho bé để da bé nhanh được phục hồi.

Sử dụng Kem EmBé Plus khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

3.2. Đá lạnh – Phương pháp điều trị trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước đơn giản

Chườm đá lạnh là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm sưng và giảm cảm giác nóng rát khó chịu trên da khi bị mụn nước.

Cách làm: Chuẩn bị một vài viên đá lạnh và một chiếc khăn sạch để bọc đá lại, đặt lên vùng da bị mụn nước trong khoảng 15 phút. Lưu ý, nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng để tránh gây vỡ các mụn nước trên da.

3.3. Giấm

Trong giấm chứa hàm lượng cao axit axetic có công dụng giảm sưng đau và kháng viêm rất tốt cho những người bị sưng mọng nước.

Cách làm: Dùng một tờ giấy ăn ngâm với giấm sau đó đắp lên khu vực da bị mụn nước, đến khi tờ giấy khô lại thì có thể lấy ra. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong vòng 3-5 ngày để thấy các nốt sưng mọng nước giảm dần.

3.4. Kem đánh răng

Kem đánh răng có thể giảm nóng rát và làm khô các nốt sưng mọng nước hiệu quả.

Cách làm: Sau khi vệ sinh vùng da bị sưng mọng nước, chúng ta thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên. Lưu ý, nên tránh thoa loại kem đánh răng có hương vị quế.

Kem đánh răng chữa muỗi đốt hiệu quả
Kem đánh răng chữa muỗi đốt hiệu quả

3.5 Sử dụng xà bông

Sử dụng các loại xà bông dành cho bé có thành phần dịu nhẹ giúp giúp diệt khuẩn, giảm sưng viêm và hạn chế nhiễm trùng tại các nốt sưng mọng nước.

Cách làm: Tạo bọt xà bông trước, sau đó làm ướt cơ thể bé và nhẹ nhàng thoa bột xà bông lên, xả lại bằng nước sạch. Lưu ý không nên trực tiếp để xà bông lên người bé mà chưa tạo bọt để tránh gây kích ứng da.

4. Chú ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước

4.1. Bảo vệ chân tay

Để bảo vệ chân tay, trước hết bố mẹ cần phải chú ý giữ cho khu vực này được khô ráo. Trong một số trường hợp mẹ có thể sử dụng một ít phấn rôm có thành phần lành tính nhằm giúp giảm tình trạng ra mồ hôi chân, tay.

Mẹ cũng nên cẩn thận và hạn chế để tổn thương tiếp xúc với nước, bột giặt, chất tẩy rửa,… Trong thời gian bị muỗi đốt sưng mọng nước, mẹ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da tay, chân có thành phần lành tính, ít kích ứng hoặc sử dụng các loại kem dưỡng da tay chuyên dụng cho trẻ.

Chú ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
Chú ý khi bé bị muỗi đốt sưng mọng nước

4.2. Không gãi

Khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu nhưng mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi vào vết đốt. Tuy giúp giải tỏa được cảm giác ngứa ngáy tạm thời nhưng gãi ngứa sẽ khiến tình hình sưng mọng nước ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do các nốt mọng nước bị vỡ.

Bên cạnh đó, gãy bằng tay sẽ làm tăng nguy cơ đưa những vi khuẩn tồn tại trong móng tay trực tiếp xâm nhập vào vùng bị sưng mọng nước, khiến nguy cơ lây lan sang những khu vực khác tăng cao. Vì vậy, mẹ hãy làm việc gì đó để trẻ quên đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

4.3. Tránh những thứ gây dị ứng

Trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Trong đó thành phần những chất gây dị ứng cho cơ thể nên được loại tuyệt đối ra khỏi thực đơn.

Khi mua kem bôi cho bé, bố mẹ đặc biệt lưu ý không lựa chọn sản phẩm có corticoid, paraben vì nó gây kích ứng da và làm tổn thương trở nên trầm trọng, khó lành.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý xem cơ thể trẻ có gặp phải tình trạng dị ứng với kim loại hay không. Những trẻ có cơ địa dị ứng với niken(II) sunfat nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với một số kim loại hoặc hợp kim có thành phần niken sunfat, không nên sử dụng những loại trang sức như dây chuyền, vòng tay hoặc khuyên tai có chứa thành phần niken.

Trên đây là những cách và lưu ý với tình trạng sưng mọng nước khi bị muỗi đốt. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, mẹ sẽ có cách chữa phù hợp khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước để hạn chế tối đa cảm giác nóng rát, sưng phồng khó chịu cho các bé.

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Để dịu sưng ngứa, mụn nước khi bị muỗi đốt và ngăn ngừa thâm sẹo, mẹ nên sử dụng thêm cho bé kem bôi da thảo dược chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ sau khi đã xử vệ sinh vết muỗi đốt như Kem Em Bé Plus. Kem Em Bé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector giúp làm dịu nhanh vết ngứa chỉ sau 5 phút.

Sản phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh, mang đến công dụng: 

  • Giảm ngứa nhanh, giảm sưng đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, hăm da, côn trùng đốt,…
  • Dưỡng ẩm, làm dịu mát da và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.

Kem EmBé Plus – Kem bôi da thảo dược đa công dụng

Hướng dẫn sử dụng Kem EmBé Plus

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus  lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp mẩn ngứa và sưng đỏ nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng

Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng cần phải chú ý điều gì?

Vết muỗi đốt thường sẽ lặn đi nhanh và không để lại mẩn đỏ. Tuy nhiên, một số trẻ lại bị muỗi đốt sưng cứng và đau nhức. Vậy trẻ bị muỗi đốt sưng cứng có nguy hiểm không và cần làm gì để chữa nhanh khỏi? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị muỗi đốt sưng cứng?

Khi bị muỗi đốt, muỗi sẽ tiết ra chất dịch để gây tê tức thì và chất dịch đó giúp máu không đông để muỗi dễ dàng hút máu. Cơ thể chúng ta sẽ gửi đi các kháng thể để chống lại chất dịch của muỗi. Quá trình đó sẽ tạo phản ứng miễn dịch gây sưng và đỏ.

Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và da còn nhạy cảm nên phản ứng miễn dịch sẽ mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao bị muỗi đốt sưng cứng và đau nhức. Vết đốt sưng cứng không gây nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc.

Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng
Bé bị muỗi đốt sưng cứng

2. Cách xử lý ngay khi trẻ vừa bị muỗi đốt

2.1. Với bé dưới 3 tháng tuổi:

  • Khi phát hiện trẻ bị muỗi đốt sưng cứng, mẹ vắt một ít sữa mẹ và bôi lên vết muỗi đốt. Trong sữa mẹ có các khoáng chất giúp làm lành da, giảm đau ngứa, giúp vết muỗi đốt nhanh “biến mất”.
  • Mẹ có thể dùng một ít nước bọt thoa lên vết muỗi đốt. Nước bọt chứa vi khuẩn có lợi và tính kiềm cao giúp hạn chế việc sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy.
Xử lý khi trẻ dưới 3 tuổi bị muỗi đốt tránh sưng cứng
Xử lý khi trẻ dưới 3 tuổi bị muỗi đốt tránh sưng cứng

2.2. Với bé trên 3 tháng tuổi:

  • Bôi một ít dấm táo lên vết muỗi đốt để ngăn đỏ và sưng. Do trong dấm táo có độ PH bằng với độ PH trong lớp axit bảo vệ da nên sẽ giúp cân bằng độ PH, làm mềm da, giảm đau ngứa.
  • Sử dụng dầu khuynh diệp để hạn chế sưng và viêm cho trẻ. Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kích thích lưu thông máu, làm “xẹp” vết đốt nhanh chóng.
  • Dùng nước muối sinh lý thoa lên vết muỗi đốt để sát trùng.
  • Cắt 1 lát khoai tây mỏng xoa đều lên vết muỗi đốt và rửa lại bằng nước cũng có tác dụng trị muỗi đốt hiệu quả.

3. Cách chữa khi trẻ bị muỗi đốt sưng cứng

3.1. Sử dụng phương pháp tự nhiên chữa muỗi đốt sưng cứng

  • Sử dụng chanh: lấy một ít nước cốt chanh thoa lên vết muỗi đốt. Dùng chanh sẽ hạn chế bé bị muỗi đốt sưng cứng, viêm đỏ và ngứa ngáy.
  • Sử dụng bột yến mạch: bột yến mạch giúp loại bỏ tình trạng sưng đỏ và để lại thâm rất tốt. Các mẹ dùng một ít bột yến mạch pha với nước ấm, dùng hỗn hợp này bôi lên vết muỗi cắn.
  • Mật ong: đây là loại thực phẩm tự nhiên có tính sát khuẩn cao. Bôi mật ong sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm sưng, đau nhức và thâm sẹo ở vết muỗi đốt.
  • Cây lô hội (Nha đam): gel nha đam là thần dược trong việc kháng viêm và giảm sưng. Một ít gel nha đam sẽ giúp vết muỗi đốt giảm sưng tức thì.
  • Cây húng quế: húng quế ngoài việc giảm đau nhức và ngứa ngáy thì còn giúp muỗi tránh xa bé nhà bạn. Bạn dùng tay vò nát lá húng quế sau đó bôi lên vết muỗi đốt trên da bé.
  • Sử dụng vỏ chuối: vỏ chuối cũng rất tốt cho việc giảm sưng và viêm. Bạn dùng vỏ chuối rửa sạch xoa đều lên vùng da trẻ bị muỗi đốt sưng cứng.
Phương pháp tự nhiên chữa cho trẻ bị muỗi đốt sưng cứng
Phương pháp tự nhiên chữa cho bé bị muỗi đốt sưng cứng
  • Tinh dầu hoa oải hương: Dầu oải hương giúp đuổi muỗi và giảm tình trạng ngứa ngáy cho da. Tinh chất oải hương còn giúp da bé mềm mịn và hạn chế thâm sẹo.
  • Dầu cây tràm trà: Dầu tràm trà cực kỳ tốt cho trẻ bị muỗi đốt sưng tấy. Mẹ bôi một ít dầu nguyên chất lên da bé hoặc pha loãng với nước sạch.
  • Dấm táo: Bạn sử dụng vài giọt dấm táo pha vào nước sạch, nhẹ nhàng bôi hỗn hợp này lên vết muỗi đốt. Dấm táo sẽ giúp kháng viêm và giảm sưng đau cho bé.
  • Baking soda: Dùng một ít baking soda pha với nước rồi bôi lên vết muỗi đốt, bé nhà bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.

3.2. Các sản phẩm trị ngứa

Kem dưỡng da chữa sưng ngứa

Một số loại kem dưỡng da cho em bé không chỉ có tác dụng bảo vệ, giữ ẩm cho da mà còn có tác dụng giảm viêm ngứa, sưng đau, điển hình như Kem EmBé Plus. Thành phần trong Kem EmBé Plus được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như

  • Chiết xuất Thông đỏ Pháp, tinh chất Nghệ Nano, chiết xuất Rau Má, Cúc La Mã giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu vết sưng đỏ, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Sữa dê, dầu quả Bơ, Vitamin E cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc trên da của bé và tái tạo tế bào da.

Kem EmBé Plus là sản phẩm chuyên biệt cho làn da của trẻ nhỏ đã được chứng nhận bởi Bộ Y Tế, nên mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.

Mẹ chỉ cần thoa một ít kem lên vùng da trẻ bị muỗi đốt sưng cứng ngày 3-6 lần sẽ có tác dụng nhanh chóng.

Kem EmBé - Thuốc bôi cho bé khi bị muỗi đốt hiệu quả
Kem EmBé Plus – Kem bôi cho bé khi bị muỗi đốt hiệu quả

Kem đánh răng – cách chữa quen thuộc khi bé bị muỗi đốt sưng cứng

Trong kem đánh răng chứa nhiều tinh chất bạc hà giúp giảm sưng và kháng viêm tốt. Mẹ dùng ít kem đánh răng bôi lên vết muỗi đốt, khi kem đã khô thì rửa lại với nước sạch và lau khô.

Kem đánh răng chữa muỗi đốt sưng cứng hiệu quả
Kem đánh răng chữa muỗi đốt sưng cứng hiệu quả

Sử dụng xà bông chữa muỗi đốt sưng cứng

Dùng xà phòng khô thoa lên da sẽ rửa trôi chất dịch của muỗi và loại bỏ sự ngứa ngáy cho bé.

Trẻ bị muỗi đốt sẽ thường xuyên mè nheo và quấy khóc vì khó chịu và đau ngứa. Ba mẹ hãy hạn chế tình trạng sưng tấy và ngứa ngáy cho trẻ bằng những cách phù hợp và an toàn trên đây. Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng sẽ nhanh khỏi khi mẹ tìm đúng phương pháp.

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Để dịu sưng ngứa, mụn nước khi bị muỗi đốt và ngăn ngừa thâm sẹo, mẹ nên sử dụng thêm cho bé kem bôi da thảo dược chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ sau khi đã xử vệ sinh vết muỗi đốt như Kem Em Bé Plus. Kem Em Bé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector giúp làm dịu nhanh vết ngứa chỉ sau 5 phút.

Sản phẩm hội tụ các thành phần từ thiên nhiên, mang đến công dụng: 

  • Giảm ngứa nhanh, giảm sưng đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, hăm da, côn trùng đốt,…
  • Dưỡng ẩm, làm dịu mát da và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.

Kem EmBé Plus – Kem bôi da thảo dược đa công dụng

Hướng dẫn sử dụng Kem EmBé Plus

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus  lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp mẩn ngứa và sưng đỏ nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

Dùng bột nghệ đắp khi bé bị muỗi đốt sưng môi

Điều trị cho bé bị muỗi đốt sưng môi bằng phương pháp tự nhiên

Bé bị muỗi đốt sưng môi không thể bú mẹ hoặc ăn uống như bình thường. Bé đau và quấy khóc không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của bé mà còn làm bố mẹ mệt mỏi.

Xem thêm:

1. Triệu chứng bé bị muỗi đốt sưng môi

Khi bị muỗi đốt, bé sẽ thường cảm thấy khó chịu vì ngứa và đau rát. Thế nên, các bé sẽ bật khóc, dùng tay gãi vào vết đốt và ở chỗ muỗi đốt sẽ để lại các vết sưng đỏ. Vì da của em bé rất mẫn cảm và lớp bảo vệ kém hơn người lớn nên phần da bị muỗi đốt sẽ sưng đỏ và hiện lên rõ ràng.

Triệu chứng khi bé bị muỗi đốt sưng môi
Triệu chứng khi trẻ bị muỗi đốt sưng môi

2. Xử lý muỗi đốt sưng môi bằng phương pháp tự nhiên

Mẹ có thể áp dụng một vài cách xử lý khi bé bị muỗi đốt sưng môi bằng sản phẩm tự nhiên để làm giảm bớt sưng tấy và chống viêm, chống khuẩn.

2.1. Đá lạnh

Cách dùng đá lạnh để giảm sưng tấy là một cách làm phổ biến. Vì nhiệt độ của viên đá sẽ làm giảm lượng máu đến vùng bị sưng đỏ, làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Cách làm rất đơn giản:

  • Chuẩn bị vài viên đá nhỏ và một chiếc khăn mềm.
  • Cho đá vào khăn mềm và chườm nhẹ lên chỗ sưng trên môi khoảng 9 – 10 phút.
  • Sau 10 phút nghỉ, tiếp tục chườm đá như lúc đầu.
  • Và có thể thực hiện tiếp tục sau vài giờ nếu vết sưng chưa bớt.
Dùng đá lạnh để chườm cho bé khi bị muỗi đốt
Dùng đá lạnh để chườm cho bé khi bị muỗi đốt

2.2. Nước ấm – xử lý bé bị muỗi đốt sưng môi đơn giản

Dùng nước ấm để loại bỏ vết sưng ở môi cũng là một cách hữu hiệu và đơn giản không kém. Nhiệt độ sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn, giảm đau, ngứa hiệu quả.

  • Chuẩn bị một ít nước ấm đủ để ngâm khăn mềm.
  • Sau khi ngâm khăn mềm vào nước ấm, vắt khô nước và đắp lên mặt khoảng 3-5 phút.
  • Nếu cần thiết thì có thể lặp lại cách này sau một giờ nghỉ.

2.3. Bột nghệ

Tinh bột nghệ có chứa dưỡng chất Curcumin giúp chống viêm hiệu quả. Nhưng với cách xử lý này thì khâu chuẩn bị phức tạp hơn dùng đá lạnh và nước nóng.

  • Một ít bột nghệ khô, một muống đất sét hấp thụ dầu và nước lạnh.
  • Trộn đều hỗn hợp và đắp lên chỗ bị sưng trên môi của bé.
  • Để đến khi lớp hỗn hợp khô thì rửa mặt bằng nước ấm.
  • Một ngày nên làm 2 lần thì mới thấy được hiệu quả.
Dùng bột nghệ đắp khi bé bị muỗi đốt sưng môi
Dùng bột nghệ đắp khi bé bị muỗi đốt sưng môi

2.4. Dùng lô hội

Giống như nghệ, lô hội cũng là nguyên liệu có tác dụng kháng viêm.

Cách làm cũng khá đơn giản:

  • Chuẩn bị một lá lô hội, lấy phần gel bên trong lá để bôi lên chỗ bị sưng, giữ càng lâu càng tốt.
  • Mỗi ngày cũng nên làm hai lần để thấy được hiệu quả.
Dùng lô hội bôi lên vết muỗi đốt
Dùng lô hội bôi lên vết muỗi đốt

2.5. Baking soda – Chống viêm và dịu phần da bị muỗi đốt

Baking soda ngoài tác dụng làm trắng răng thì còn tác tác dụng chống viêm và làm dịu phần da bị sưng.

  • Chuẩn bị một muỗng baking soda, cho thêm một lượng nước vừa đủ để trộn hỗn hợp.
  • Sau đó đắp lên chỗ sưng trên môi.
  • Giữ trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước lạnh.
  • Nếu vẫn chưa thấy vết sưng giảm thì nên đắp thêm vài lần trong ngày.

2.6. Mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu thiên nhiên tốt cho da mà khi bé bị muỗi đốt sưng môi mẹ có thể sử dụng. Bởi mật ong có thể làm lành vết thương, bớt thâm, liền sẹo,… nhanh chóng và dịu nhẹ. 

  • Chuẩn bị một miếng bông y tế hoặc cây tăm bông sạch.
  • Sau đó chấm vào mật ong và bôi lên vết sưng trên môi.
  • Giữ khoảng 20 – 30 phút rồi rửa mặt bằng nước lạnh.
  • Trong ngày có thể làm nhiều lần để vết sưng đỏ mau hết
Bôi mật ong giúp mau khỏi vết muỗi đốt
Bôi mật ong giúp mau khỏi vết muỗi đốt

2.7. Chiết xuất cây phỉ

Chiết xuất từ cây phỉ có tác dụng làm dịu và làm sạch da. Vì thế, khi bé bị muỗi đốt sưng môi thì chiết xuất cây phỉ cũng rất hữu hiệu.

  • Trộn hỗn hợp với 1 muỗng chiết xuất, 2 muỗng muối.
  • Sau đó dùng tăm bông sạch hoặc bông y tế chấm hỗn hợp thoa lên vùng da cần làm.
  • Giữ trong vòng 30 phút và rửa lại với nước lạnh.
  • Cách này cũng nên áp dụng vài lần để thấy rõ hiệu quả.

2.8. Tinh dầu tràm trà – Kháng khuẩn và phòng muỗi đốt hiệu quả

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn mạnh nên được dùng làm để giảm sưng đỏ, kháng viêm, phòng muỗi đốt hiệu quả.

  • Trộn 1 muỗng gel lô hội với vài giọt tinh dầu tràm trà.
  • Sau đó thoa lên vết sưng, massage và để yên trong khoảng 10 phút.
  • Rửa mặt lại với nước lạnh ngay sau khi đắp và có thể làm vài lần để hết hẳn.

2.9. Dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm mềm da, kháng khuẩn, nấm và virus. Dầu dừa là một trong những nguyên liệu làm đẹp vừa tốt lại an toàn và có sẵn. Trong trường hợp bé bị muỗi đốt sưng môi thì mẹ chỉ cần thực hiện như sau:

  • Bôi một ít dầu dừa lên chỗ sưng.
  • Để trong vài giờ và rửa mặt sạch sau đó.
  • Cách này cũng có thể làm đi làm lại để thấy được hiệu quả.
Dầu dừa trị muỗi đốt
Dầu dừa trị muỗi đốt

Với các cách xử lý bằng thành phần và sản phẩm từ tự nhiên thì bố mẹ nên kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả tốt nhất. Và khi bé bị muỗi đốt sưng môi, mẹ cũng lưu ý không để bé lấy tay gãi để có hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Triệu chứng khi bé bị muỗi đốt sưng mắt

Cách xử lý nhanh khi bé bị muỗi đốt sưng mắt

Bé có thể bị muỗi đốt ở tay, chân, mặt, thậm chí là khu vực vùng mắt. Bé bị muỗi đốt sưng mắt gây đau đớn, khó chịu, làm bé quấy khóc. Chính vì vậy, việc xử lý và điều trị mẹ cần phải hết sức cẩn trọng để tránh những trường hợp không mong muốn.

Xem thêm:

1. Triệu chứng bé bị muỗi đốt sưng mắt

Nếu muỗi đốt vào mí mắt và đốt vào mắt bé, mẹ sẽ nhận thấy trẻ có những biểu hiện và triệu chứng sau đây:

  • Mắt bé bị ngứa và đau đớn.
  • Đỏ rõ rệt trong khu vực vết cắn và xung quanh cả hai mắt.
  • Mắt bé có biểu hiện phù nề và sưng to hơn bình thường, nhất là ở khu vực bị muỗi đốt.
  • Sự xuất hiện của mủ trong mắt gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, bé hay dùng tay dụi mắt để nhìn rõ hơn.
Triệu chứng khi bé bị muỗi đốt sưng mắt
Muỗi đốt vào mắt khiến mắt bé bị sưng

2. Trẻ bị muỗi đốt sưng mắt có nguy hiểm không?

Mắt là bộ phận rất quan trọng và chỉ một vài sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến đôi mắt và thị lực. Vì vậy, khi bé bị muỗi đốt sưng mắt bố mẹ cần phải thận trọng khi xử lý để tránh xảy những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Gây phù nề mạnh: Khi bị muỗi đốt, con muỗi sẽ truyền một số chất dịch độc lên vùng da bị đốt, khiến vùng da đó bị sưng lên. Khu vực vùng mắt có làn da rất mỏng manh nên vết đốt sẽ sưng to và có thể gây phù nề khó chịu.
  • Mắt đỏ lên và khó nhìn: Mắt bé bị sưng do tăng khối lượng mô trong phần mí mắt, có thể dẫn tới tình trạng mắt bé bị nhắm khít lại và không thể nhìn thấy rõ. Khi đó quan sát thấy mắt bé đỏ rõ rệt trong khu vực vết cắn và xung quanh cả hai mắt.
  • Ngứa và đau nhức mắt: Vết muỗi đốt ngay mắt bé có thể làm cho bé ngứa và đau nhức mắt. Khi đó, bé cố gắng chạm và gãi vào khu vực mắt, điều này có thể làm cho mắt bé nhiễm trùng, mắt bị tổn thương do kích ứng niêm mạc mắt.
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng: Phản ứng tự nhiên của cơ thể là tác động, chạm vào mắt để giảm đau ngứa. Nhưng lại làm cho mắt bị tổn thương, trầy xước. Những tổn thương này có thể bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn, gây ra tình trạng mắt bị nhiễm khuẩn, mắt sưng lên và có mủ.
Hậu quả tiêu cực khi bé bị muỗi đốt sưng mắt
Trẻ bị muỗi đốt sưng mắt có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường

3. Xử lý khi bé bị muỗi đốt vào mí mắt, xung quanh mắt

Trong trường hợp bé muỗi đốt phần da quanh mắt gây nên tình trạng sưng mắt nhẹ, bé không đau đớn mà chỉ ngứa. Nếu xác định được vết đốt ở vùng mí hoặc da khu vực mắt thì bố mẹ có thể xử lý nhanh bằng các phương pháp tự nhiên sau đây:

3.1. Sử dụng đá lạnh xử lý bé bị muỗi đốt sưng mắt

Dùng đá lạnh là một trong những cách an toàn, phổ biến và dễ thực hiện nhất giúp bé giảm tình trạng sưng nhẹ và ngứa. Bởi độ lạnh của đá làm giảm lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm sưng nhanh.

  • Chuẩn bị: 1, 2 viên đá lạnh nhỏ sạch cùng một chiếc khăn sạch, mềm và mỏng.
  • Cách làm: Dùng khăn gói những viên đá lại và chườm nhẹ lên vùng da quanh mắt bé bị muỗi đốt trong khoảng 2- 3 phút. Nghỉ 5 phút sau đó chườm đá tiếp tục.

Nếu bé cảm thấy dễ chịu và vùng da hay mí mắt đỡ sưng thì bạn có thể lặp lại cách làm này trong 30 phút hoặc 1h sau đó. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng đá lạnh trực tiếp áp lên vùng mắt và không để nước đá chảy vào mắt vì có thể làm mắt bé bị tê cóng hoặc viêm.

Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt
Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt

3.2. Sử dụng nước ấm

Nước ấm cũng là một cách rất hiệu quả để làm giảm tình trạng sưng của mắt khi bị muỗi đốt. Nhiệt độ của nước ấm giúp phần da quanh mắt thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Cách này cũng giúp cho mắt bé giảm đau và đỡ sưng hơn nhanh chóng.

  • Chuẩn bị: Nước ấm 30 – 40 độ và một chiếc khăn sạch mỏng, mềm.
  • Cách làm: Ngâm khăn sạch vào ngấm đều trong nước ấm. Lấy khăn ra và vắt khô nước. Dùng khăn này đặt nhẹ lên vùng mắt bé trong 4 đến 5 phút. Mẹ có thể thực hiện lại cách chườm khăn ấm này sau 30 phút đến 1h nếu tình trạng mắt bé đỡ đỏ và sưng.

4. Xử lý khi bé bị muỗi đốt sưng mắt ở bên trong

Trường hợp quan trọng cần lưu ý là khi mắt bé có dấu hiệu sưng, đỏ và đau đớn sau khi bị muỗi đốt mà không thấy vết đốt ở vùng mí hoặc da quanh mắt. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức, bởi vì rất có thể muỗi đã đốt trực tiếp vào trong mắt bé. Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng và các nguy cơ khác.

Bé bị muỗi đốt trong mắt bố mẹ nên đưa đi kiểm tra
Bé bị muỗi đốt trong mắt bố mẹ nên đưa đi kiểm tra

Bé bị muỗi đốt sưng mắt là một trong những trường hợp khá nghiêm trọng, cần được các bậc phụ huynh quan tâm, theo dõi và biết cách xử lý kịp thời. Để tránh tình trạng bé bị muỗi đốt, bố mẹ nên áp dụng các biện pháp bảo vệ bé như mắc màn khi ngủ, giữ môi trường sạch, thoáng mát, phòng ốc gọn gàng…