Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Có Em Bé là có Tất – Con yêu thỏa thích vui đùa cùng Kem EmBé

Từ ngày 02/04/2019 đến ngày 08/04/2019, nhãn hàng Kem EmBé triển khai trương trình “Có Kem EmBé là có Tất” cực thú vị và hấp dẫn. Các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé!

Cụ thể, khi mẹ mua online 2 hộp Kem EmBé 20gr trong thời gian trên, mẹ sẽ được tặng ngay 01 đôi tất Hàn Quốc cao cấp xinh xắn cho bé yêu của mình. Chất liệu cotton của tất chắc chắn sẽ khiến mẹ hài lòng. Vừa có Kem EmBé để bảo vệ làn da con yêu, vừa có đôi tất xinh nâng bước chân con, giúp con thỏa sức chạy nhảy, vui đùa.

Vì vậy, mẹ hãy nhanh tay để ring ngay phần quà về cho bé cưng của mình nhé! Chi tiết chương trình có tại fanpage Kem embé: https://www.facebook.com/kemembe hoặc liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 8179. Link để mẹ đặt hàng: https://kemembe.com/dat-hang.html . Link hệ thống điểm bán toàn quốc: https://kemembe.com/diem-ban.html

Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt cho bé đầu tiên tại Việt Nam kết hợp hoàn hảo công nghệ y học hiện đại với các bài thuốc dân gian có nguồn gốc thiên nhiên gồm Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã.

Kem EmBé hoàn toàn không chứa Corticoid và Paraben, đảm bảo an toàn, dịu nhẹ cho làn da bé, dùng an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mang đến tác dụng làm dịu nhanh tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo. Chất kem có khả năng thẩm thấu nhanh nên không rây bẩn, tiện lợi và dễ dàng khi sử dụng.

 

Mẹ phải làm gì khi da con bị viêm ngứa, bong tróc, sần sùi?

Hỏi: Con gái tôi năm nay được 3 tuổi, cháu rất trắng, người mạnh khỏe, hồng hào nhưng cứ vào thời tiết lành lạnh, da cháu lại bị khô ngứa, bong tróc, sần sùi. Trong khi tôi chăm cháu rất kỹ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên không có chuyện thiếu nước hay vitamin. Tôi cũng đổi sữa tắm, thoa lotion cho cháu thường xuyên mà không cải thiện là bao.

Tôi rất lo nếu tình trạng này tiếp diễn lâu sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của cháu. Không chỉ khô da, cháu còn bị ngứa rất khó chịu. Xin chuyên mục tư vấn giúp tôi (Thu Hương – Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Đáp

Thân chào bạn Thu Hương,

Theo thông tin bạn miêu tả thì có thể thấy da bé bị khô do thời tiết lạnh và gió nhiều. Tình trạng này không chỉ riêng bé nhà mình mắc mà rất nhiều bé khác, ngay cả người lớn cũng đã và đang gặp phải, nhất là những ai sống ở khu vực phía Bắc.

Khi nhiệt độ thời tiết xuống thấp, gió nhiều, không khí độ ẩm ít kéo dài trong một thời gian sẽ khiến lớp độ ẩm tự nhiên bao bọc bề mặt da bị mất đi. Đồng thời, lượng nước bên trong cũng nhanh chóng giảm xuống, khiến da trở nên khô ráp, sần sùi. Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ bị khô, một số trường hợp nặng da còn bong tróc, căng rát, trẻ gãi nhiều sẽ dẫn đến viêm ngứa trầm trọng hơn, gây khó chịu cho bé.

TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương

Cảm giác ngứa ngáy có thể khá nghiêm trọng và thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ngứa kích thích hành động gãi khiến các vùng da bị nhiễm trùng bởi sự thâm nhập của vi khuẩn hoặc vi rút, dễ để lại vết thâm, sẹo trên da bé, gây mất thẩm mỹ.

Để cải thiện tình trạng da khô do thời tiết nhanh chóng và giảm đáng kể những di chứng mà nó đem đến như thâm, sẹo, bạn cần giữ ẩm da cho bé thật tốt. Tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày không quá 10 phút, sau đó thoa một lớp kem dưỡng ẩm trên da để giúp nhanh chóng lấy lại làn da hồng hào, mịn màng của bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho bé ra ngoài vì gió sẽ khiến da bé bị khô đi. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng máy sưởi bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da trẻ bị khô sần, bong tróc gây ngứa rát.

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da bé bạn cần chú ý lựa chọn loại kem phù hợp, thành phần thiên nhiên an toàn. Da trẻ rất mong manh và nhạy cảm nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn. Thay vì việc sử dụng sản phẩm chứa corticoid, parabel gây đau đớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, công dụng trong kem có khả năng tác động vào lớp hạ bì của da để giảm nhanh triệu chứng sưng, đỏ, ngứa da, kích thích tái tạo tế bào da. Đồng thời tăng cường khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da để trẻ hết khô da, nứt nẻ.

Để đáp ứng được điều này, bạn có thể tham khảo sản phẩm Kem EmBé có tác động toàn diện trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ cũng như tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo. Với thành phần chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, vitamin E, kẽm oxyd,… Kem EmBé sẽ tăng cường độ ẩm cho da để da được ẩm mượt, mịn màng hơn.

Đặc biệt, sản phẩm Kem EmBé lành tính nên an toàn với làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. BạnThu Hương có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng kem mỗi khi con bị các vấn đề về da.

Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc đang gặp phải.

Chúc cho em bé của bạn sớm lấy lại làn da mềm mại, mịn màng.

Giữ ẩm làn da bé những ngày hanh khô

Khí hậu thay đổi là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng khô da ở bé. Làn da mỏng manh rất khó để chống đỡ lại tác động mạnh mẽ này. Vậy làm thế nào để giữ ẩm cho bé, phòng tránh hiện tượng da bỗng trở nên khô ráp?

Cách tốt nhất vẫn là phòng hơn tránh. Nếu tình trạng vẫn không mấy tiến triển, bạn nên cần đến những sản phẩm hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục hiện tượng khô da cho bé.

Khí hậu hanh khô ảnh hưởng đến da bé thế nào?

Với bất cứ sự thay đổi mạnh mẽ nào từ môi trường cũng ảnh hưởng đến làn da của bé. Trời quá nóng gây bí bách khiến trẻ toát mồ hôi nhiều, phát sinh hiện tượng rôm xảy, hăm tã. Nhưng, thời tiết quá lạnh và hanh khô càng đe dọa mạnh mẽ hơn đến làn da của bé. Làn da không đủ độ ẩm để chống lại áp lực to lớn đó sẽ nhanh chóng trở nên khô, mẩn đỏ, sau đó là sần sùi, bong chóc. Thậm chí nặng nề hơn có thể xuất hiện nứt nẻ, gây đau đớn cho trẻ.

Bảo vệ toàn diện làn da của bé

Phòng tránh nổi mẩn: Cha mẹ nên phòng chống hiện tượng da mẩn đỏ, rôm xảy (thường xảy ra vào mùa Hè) cũng vẫn sẽ dễ dàng gây ngứa ngáy cho bé vào mùa Đông. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi bị bít tắc bởi quá nhiều lớp quần áo.

Cha mẹ nên mặc những trang phục bằng chất liệu thấm hút (cotton, bông len…) tốt cho trẻ. Theo dõi con trẻ thường xuyên, nếu trẻ nóng cởi bớt lớp quần áo để làn da có chỗ “thở”.

Phòng tránh nứt da: Vào mùa hanh khô, làn da thường xuất hiện những vấn đề như khô ráp, mẩn đỏ, thậm chí nứt nẻ ở những vùng da thường được chà xát như mặt, các nếp gấp… Sở dĩ da bị vậy là do những khu vực khô đã bị viêm chứ không phải hoàn toàn do những tác nhân môi trường như gió, ma sát từ quần áo, chãy nước dãi, nước mũi hay tã quá ẩm ướt.

Cha mẹ nên mặc quần áo, đeo bao tay, bao chân cho bé khi đi ra ngoài trời lạnh. Sử dụng kem giữ ẩm như Kem EmBé,… cho vùng má của bé (hoặc các vùng da đang có dấu hiệu khô nứt) để tạo “hàng rào” tự nhiên phòng tránh hiện tượng da nứt nẻ.

Phòng chống ung thư da: Cha mẹ đừng quên bôi kem chống nắng dành cho trẻ trước khi đi ra ngoài. Bởi dù trong điều kiện thời tiết mùa Đông trời ít nắng thì tia UV vẫn hoạt động mạnh mẽ.

Lựa chọn kem chống nắng phổ rộng với SPF 30 trở lên. Trẻ trong sáu tháng đầu, nên sử dụng sản phẩm chống nắng chứa chất chẹn vật lý như kẽm ô-xít và titanium dioxide.

Thời gian tắm cho bé

Hiện tượng khô da: Da mẩn đỏ, bong tróc có thể xuất hiện bất cứ khu vực nào trên cơ thể của bé, đặc biệt là trên mặt. Hiện tượng này rất phổ biến trong mùa Đông vì không khí lạnh thường có độ ẩm thấp.

Bạn vẫn có thể duy trì việc tắm cho bé mỗi ngày. Nhưng không nên pha nước quá ấm. Tránh xa xà phòng hoặc dầu gội có chứa mùi hương hoặc rượu.

Phòng bệnh Eczema: Da trở nên khô ngứa có thể xuất phát từ nguyên nhân do di truyền. Trẻ mắc eczema sẽ có lớp “lá chắn” không đủ dày để duy trì độ ẩm và chống lại các tác động bên ngoài. Giống như da khô, eczema cũng có xu hướng bùng phát bệnh trong mùa Đông.

Tắm cho bé với nước hai lần một ngày sẽ giúp da được duy trì độ ẩm. Khi bạn tắm cho bé, dùng một chất tẩy rửa không chứa xà phòng như Cetaphil cho vùng nách, lưng, háng và bàn chân nhưng dùng nước để tắm phần còn lại của cơ thể.

Lưu ý, tránh xa những sản phẩm sữa tắm có màu hoặc mùi thơm. Trong vòng hai phút sau khi tắm xong, mẹ nên thoa kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ như Kem EmBé, petroleum jelly để giúp da giữ nước.

Hiện tượng hăm tã: Ngay cả khi bé được mặc nhiều quần áo, bạn cũng nên kiểm tra tã thường xuyên. Khu vực da ở vùng “tam giác” rất dễ bị hầm nóng và kích ứng, gây mẩn đỏ, hăm tã. Ngoài ra, nếu trẻ vừa bước vào giai đoạn ăn dặm, sự thay đổi tính chất phân cũng có thể khiến vùng da này phản ứng.

Mùa hanh khô sắp đến gần, hy vọng bài viết này sẽ trang bị thêm cho cha mẹ vũ khí để bảo vệ làn da con trẻ chống lại những tác động của thời tiết.

 

 

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm sữa được tổng hợp trong bài viết này, sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về các loại sản phẩm này.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm?

Chưa có khẳng định cụ thể và rõ ràng về nguyên nhân gây chàm sữa, nhưng gen di truyền từ bố mẹ có thể đóng một vai trò nhất định.

Khi bị chàm sữa, hầu như lúc nào da bé cũng bị khô và ngứa. Nhưng trong thời gian “bùng phát”, những vùng này trở nên xấu đi và bị viêm nặng hơn. Điều này xảy ra bởi hệ thống miễn dịch của bé phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng.

Đôi khi chàm sữa trên da bé có thể bị kích thích bởi các hóa chất như chất tẩy rửa trong lúc bé tắm, khi da bé tiếp xúc với xà phòng, dầu gội đầu, bột giặt và chất làm mềm vải. Hãy sử dụng các cách khác để tắm cho bé thay vì xà phòng và chất tẩy rửa như thông thường.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cần nhanh chóng điều trị bệnh giúp bé.

Bệnh chàm sữa này có thể khiến bé trở nên rất đau bởi thực sự rất khó để bé không gãi (do ngứa), do vậy da bé dễ bị trầy xước và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bệnh chàm có thể làm phiền giấc ngủ của trẻ và nếu trẻ có nhận thức rõ ràng, còn gây ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.

3. Điều trị chàm sữa như thế nào

Các mức độ trị chàm sữa khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trong của bệnh. Nếu bé con chỉ bị chàm nhẹ với một vài vùng đỏ và ngứa, bạn có thể chỉ cần sử dụng kem dưỡng da, kem hoặc thuốc mỡ làm mềm da, đôi khi kết hợp với một loại kem steroid có độ bền thấp.

Giữ ẩm làn da của em bé để tránh tình trạng “bùng phát” của chàm sữa là rất quan trọng. Tất cả trẻ em bị chàm sữa đều cần làm mềm da nhiều lần trong ngày, ngay cả khi không có các vết chàm trên da bé, bởi việc này ngăn không cho da bị khô quá nhiều.

Bạn có thể phải sử dụng một lượng lớn kem dưỡng da bé một cách thường xuyên. Kem nước là chất làm mềm tốt nhất bạn nên… tránh, bởi nó có thể chứa chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da bé nhà bạn đấy.

Ngoài ra có thể điều trị bệnh chàm sữa bằng lá trầu không, lá khế …. nhưng những phương pháp này đơn giản và đã có từ lâu đợi. Được sử dụng rộng rãi từ thơi xưa được đúc rút kinh nghiệm từ các lớp cha ông đi trước.

4. Việc sử dụng steroid có gây hại cho da bé không?

Các bác sĩ thường khuyên rằng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ steroid, như một chất làm mềm cho da. Steroid dạng kem và thuốc mỡ an toàn nếu bạn có thể sử dụng đúng cách. Tác dụng phụ chính của chúng là làm mỏng da bé nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Khi sử dụng kem steroid, chỉ sử dụng nó trên các khu vực bị chàm thôi mẹ nhé, không quá hai lần một ngày, và hãy nhớ luôn sử dụng nhiều kem làm mềm da. Bạn có thể thoa nhiều chất làm mềm theo nhu cầu của da bé.

Việc sử dụng các kem dưỡng để điều trị chàm sữa cho trẻ em khá là hay và cần thiết để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu khu vực bị chàm sữa lan ra?

Chàm sữa có thể phức tạp do nhiễm trùng da, thường do bé ngứa quá, gãi cho đến khi da bị xước, vỡ. Nếu nốt chàm sữa của em bé bị nhiễm trùng, nó có thể chảy máu, bong lớp da trên hoặc chảy nước. Nếu chỉ có một khu vực nhỏ bị chàm, em bé có thể cần dùng một loại kem kháng sinh. Nếu một khu vực rộng lớn bị nhiễm bệnh, bé sẽ cần dùng thuốc kháng sinh mạnh hơn bằng đường miệng.

6. Làm gì để ngăn da bé bị chàm sữa?

cho con bú là cách phòng bệnh chàm sữa khá hiệu quả

Cho em bé bú là các phòng bệnh khá tốt

Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng ít nhất 4 tháng đầu, điều đó có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh chàm và các dị ứng khác.

Một số trẻ bị bệnh chàm da có thể bị dị ứng với sữa bò. Nếu em bé bú sữa công thức, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thử một công thức protein thủy phân. Ngoài ra, sữa đậu nành và sữa dê không được khuyến khích sử dụng.

Không có bằng chứng chắc chắn nào về việc tránh các loại thực phẩm nhất định trong khi đang cho con bú hoặc trong khi mang thai sẽ ngăn bé bị chàm sữa. Nhưng bạn nên tham khảo kĩ hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú và ăn một loại thực phẩm nào đó có vẻ sẽ gây phản ứng dị ứng với đứa trẻ.

Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng probiotic (hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung, hoặc thực phẩm như sữa chua) trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị bệnh chàm, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

7. Những biện pháp khác

Một vài biện pháp khác để hạn chế sự khó chịu cho bé mà mẹ có thể thử tại nhà:

  • Nếu tinh tế, mẹ có thể viết tại nhật kí chăm sóc da cho bé để xem điều gì có thể là nguyên nhân gây chàm sữa cho bé nhà mình.
  • Một số chuyên gia tin rằng tiếp xúc với một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm sữa. Vậy nên hãy tham khảo bác sĩ về chế độ ăn của bạn.
  • Một số bác sĩ tin rằng ve bụi nhà gây ra một số trường hợp bệnh chàm, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn. Vì không thể loại trừ hoàn toàn ve bụi, nhiều bác sĩ tin rằng tốt hơn là nên tập trung vào điều trị bệnh chàm.
  • Quần áo cotton có thể giúp, trong khi đó, len và sợi tổng hợp có thể làm cho bé quá ấm, và làm cho bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng quần áo xếp lớp cho bé để bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ của bé dễ dàng hơn.
  • Giữ cho móng tay của bé ngắn để giúp ngăn ngừa kích ứng da do bị trầy xước.

Chàm sữa là bệnh có cơ chế dị ứng và nó không liên quan gì nhiều tới chuyện đề kháng và nhiễm khuẩn. Vậy nên, mẹ bé đừng đợi cơ thể không chống đỡ được mới điều trị. Bạn cần phải xử lý ngay bởi chàm sữa càng để càng nặng. Hãy cho bé bôi thuốc hoặc uống thuốc ngay.

Nếu không điều trị tốt, chàm sữa sẽ lan rộng, bé sẽ cào gãi, chảy nước, lúc đó từ một bệnh vô khuẩn thành một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da hệ trọng và sẽ khiến bé rất đau và ngứa. Đây là những dấu hiệu của bệnh chàm sữa nặng nhất cần phải có biện pháp điều trị bệnh.

8. Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi bé bị chàm sữa

Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể bé với một loại protein có trong thức ăn. Khi vào hệ tiêu hóa thì chúng sẽ được vận chuyển lên máu, và kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu, sau đó làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin, từ đó gây ra dị ứng.

Đặc biệt, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng, vậy nên mẹ càng phải chú ý.

chàm sữa ở má trẻ

Làn da bé đang hồi phục sau khi bị chàm sữa

Khi bé bị chàm sữa, mẹ nên tránh những thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm từ sữa: Bao gồm tất cả các loại sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua hay phomai, kem,… Đây là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. 
  • Đậu nành: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh bị dị ứng với đậu nành mặc dù đậu nành rất lành tính và giúp cung cấp một lượng lớn estrogen cho phụ nữ cho con bú.
  • Trứng: Một quả trứng trung bình chứa đến 6-7gr protein, thế nên mẹ bỉm sữa cần hạn chế ăn trứng (cả 2 loại lòng) khi con bị chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng sẽ gây nên cơ chế phản ứng, khiến hệ miễn dịch của bé giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Không chỉ nên ngừng ăn trứng gà.
  • Lạc (đậu phộng): Dị ứng lạc hay đậu phộng là hiện tượng thường gặp, thế nên để đảm bảo cho bé yêu, mẹ cũng nên tránh các món ăn từ lạc.
  • Hải sản và thịt bò: Đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm khá cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Chất đạm khi ăn vào, sẽ được tiêu hóa thành axit amin trước khi được hấp thụ vào máu nguy cơ tạo thành chuỗi peptit – đây chính là tác nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Nội tạng động vật: Đây cũng là một “thủ phạm” bởi có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao, dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa. 

yêu thương và chăm sóc bé nhiều hơn để khỏi bệnh chàm sữa

Cho bé bú sữa mẹ là phương pháp phòng bệnh tốt nhất

Chốt lại, chàm sữa hay viêm da dị ứng là bệnh mà không bà mẹ bỉm sữa nào muốn con mình mắc phải. Da bé vẫn còn non nớt, yếu đuối, mẹ đâu nỡ để con bị khô, ngứa và đau đến vậy.

Tìm hiểu thêm về chàm sữa: Tổng hợp thông tin chàm sữa