Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị hăm tã bằng dầu dừa

Bật mí cách trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả cho bé

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh Điều trị hăm tã hiện nay có rất nhiều phương pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ một vài thông tin về cách điều trị hăm tã bằng dầu dừa mà mẹ nên biết.

1. Công dụng của dầu dừa

Trước khi tìm hiểu cách trị hăm tã bằng dầu dừa các mẹ cần tìm hiểu công dụng của dầu dừa. Dầu dừa là tinh chất tự nhiên thường được làm từ những quả dừa khô, từ lâu đã không còn xa lạ với các bà mẹ. Dầu dừa có thành phần chính là vitamin E không chỉ giúp làm mềm mô, dưỡng da, mượt tóc và chống rạn da cho các bà mẹ mà còn có tác dụng trị hăm cho bé rất hiệu quả.

Ngoài ra, dầu dừa còn chứa acid lauric, một loại acid có trong thành phần sữa mẹ, giúp phát triển và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Chất Medium Chain Triglyceride trong dầu dừa giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tránh táo bón và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng ở cơ thể con người.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Trị hăm tã bằng dầu dừa được rất nhiều mẹ áp dụng

2. Cách trị hăm tã bằng dầu dừa

2.1. Các bước trị hăm tã bằng dầu dừa

Đầu tiên trong cách trị hăm tã bằng dầu dừa là các mẹ nhẹ nhàng tháo tã cũ của con ra. Rửa sạch khu vực mông, bẹn và bộ phận sinh dục của bé bằng nước ấm với xà phòng dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Dùng khăn mềm lau khô người và quấn tạm một chiếc khăn để bé khỏi lạnh.

Tiếp theo, các mẹ hãy rửa sạch tay với xà bông diệt khuẩn rồi lau khô tay, cho một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay. Xoa đều dầu dừa trong 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vùng da bị hăm của bé. Mẹ vừa xoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để dầu dừa thấm sâu vào da của bé. Lưu ý, sau khi massage cho bé, mẹ không nên mặc tã ngay để vùng da bị hăm được thông thoáng, thoải mái trong vài tiếng.

Thường xuyên massage bằng dầu dừa cho bé không chỉ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng hăm tã hiệu quả, dưỡng ẩm cho làn da mà còn giúp tăng thêm tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và bé. Vì vậy mẹ đừng quên duy trì việc làm này kể cả khi các triệu chứng hăm tã của bé đã biến mất nhé!

2.2. Một số lưu ý trong cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Da của bé vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng với hóa chất. Do đó, trong cách trị hăm tã bằng dầu dừa các mẹ nên chọn loại dầu dừa nguyên chất, tự làm hoặc mua ở những nơi an toàn, uy tín. Tránh sử dụng các loại dầu dừa đã pha, tẩm hóa chất, có thể gây kích ứng da, đe dọa sức khỏe của bé.

Mẹ không nên cho bé đóng bỉm cả ngày vì như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và hăm tã.

Thường xuyên thay bỉm và kiểm tra bỉm cho bé. Các mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi đi vệ sinh, để khô trong khoảng 15 – 30 phút trước khi đóng bỉm và nhớ sử dụng 1 lớp phấn rôm mỏng cho bé.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Thường xuyên thay bỉm cho bé để đẩy lùi bệnh hăm

3. Cách phòng bệnh hăm tã ở trẻ

Bên cạnh việc trị hăm tã bằng dầu dừa, các mẹ cần chú ý đến việc phòng bệnh hăm tã ở trẻ như sau:

– Các mẹ cần giữ phòng ngủ và khu vực ngủ của bé sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi ngủ tránh quấn quá nhiều chăn quanh bé.

– Tã lót của bé nên chọn chất liệu mềm, thoáng mát và thấm mồ hôi như cotton. Giặt sạch và phơi ở nơi thoáng gió. Mẹ nên chọn các loại bột giặt dành cho trẻ em, sữa tắm và dầu gội có thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng da bé.

– Mặc dù phấn rôm có tác dụng phòng ngừa hăm tã cho bé rất hiệu quả nhưng điều này chỉ đúng khi mẹ sử dụng với một lượng phù hợp. Nếu lạm dụng quá nhiều phấn rôm, da của bé sẽ bị bí tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm và tổn thương da.

Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn kem EmBé – giải pháp giúp mẹ loại bỏ các vết hăm da cho bé một cách an toàn, hiệu quả mà không để lại tác dụng phụ. Sản phẩm không chứa Corticoid, dầu hạnh nhân, tinh chất Cúc La Mã và được bổ sung Nano curcumin – tinh nghệ siêu hấp thu bào chế theo công nghệ hiện đại, giúp da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng đẩy lùi bệnh hăm da hiệu quả cho bé mang đến làn da hồng hào, mịn màng.

trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé

Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé có hiệu quả không?

Mùa hè là lúc cơ thể dễ mất nước và gây ra tình trạng nóng bức ngứa ngáy. Do nhiều bé có da nóng khiến trẻ mẫn cảm hơn với thời tiết oi bức và dễ gây ra tình trạng bị rôm sảy. Bên cạnh những loại thuốc trên thị trường như phấn rôm, hoặc các loại thuốc bôi khác. Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cách trị rôm sảy bằng mướp đắng vừa đơn giản lại an toàn cho bé.

Xem thêm:

1. Công dụng của mướp đắng

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé, mẹ cần tìm hiểu công dụng của nó. Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một trong những loại quả có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch sát khuẩn trên da hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của mướp đắng có chứa kháng thể chống lại virut và ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mướp đắng để trị rôm sảy cho làn da nhạy cảm của bé.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng được rất nhiều mẹ áp dụng

2. Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Trong cách trị rôm sảy bằng mướp đắng bước đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 2 quả mướp đắng: Bạn nên chọn những quả tươi, có màu xanh đặc trưng và non. Ngâm vào nước muối 15 phút rồi thái nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt của mướp đắng. Để riêng ra bát tô.

– Nước sạch, chậu tắm sạch: Rửa chậu tắm bằng xà phòng để diệt khuẩn trước và vài hạt muối

2.2. Pha nước tắm cho bé

Pha nước tắm trong cách trị rôm sảy bằng mướp đắng như sau: Bạn pha khoảng 5 lít nước sôi ấm cho vài hạt muối vào. Cho nước cốt mướp đắng vừa xong vào khuấy đều. Đảm bảo nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.

2.3. Cách tắm cho bé

Đây là bước rất quan trọng trong cách trị rôm sảy bằng mướp đắng. Nếu là bé dưới 7 tháng bạn nên có 2 người để tắm cho bé vì bé chưa thể ngồi được và sẽ gây khó khăn cho bạn. Mẹ chỉ cần cho bé vào chậu nước, sau đó dùng khăn mềm lau lần lượt vào các vùng da bị rôm của bé, lưu ý lau kĩ hơn những vùng da này. Đặc biệt mẹ nên xoa nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn chứ tránh làm trầy xước da bé vì đây là những vùng da rất nhạy cảm của bé

Các bạn lưu ý sau khi tắm xong bằng nước mướp đắng, bạn nên tắm lại bằng nước sạch bình thường cho trẻ. Nhớ giữ vệ sinh cho bé khi tắm xong. Tránh để bé vận động nô đùa nhiều dẫn đến ra nhiều mồ hôi.

Nên tắm cho bé vào buổi chiều mát vì lúc này nhiệt độ đã giảm, bé tắm xong sẽ không bị ra mồ hôi nhiều. Cũng không nên tắm quá lâu cho trẻ bởi trẻ ngâm nước lâu sẽ dễ bị cảm.

trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé

Cần chú ý cách tắm cho bé bằng mướp đắng

4. Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

– Bên cạnh việc tìm hiểu cách trị rôm sảy bằng mướp đắng mẹ cần lưu ý cách phòng bệnh rôm sảy cho bé như sau:

– Khi trẻ bị rôm sảy, bạn phải thường xuyên thay áo cho bé nếu bé bị ra mồ hôi. Khi thay áo nhớ lau người qua bằng khăn ướt bởi mồ hôi chính là môi trường thuận lợi để xâm nhập vào da bé. Mặc quần áo thoáng mát bằng chất liệu cotton 100% tạo sự mát mẻ và thoáng dịu cho bé, không nên mặc áo dài tay vào mùa hè.

– Thường xuyên rửa tay chân mặt mũi cho bé nếu dây bẩn hoặc quá nóng. Đó là một cách cân bằng nhiệt cho bé. Các mẹ đừng sợ rửa nước nhiều sẽ khiến con ốm, vì chúng ta chỉ rửa chứ không tắm, mà việc để con ra mồ hôi và con bị bẩn sẽ là nguyên nhân gây mụn nhọt, rôm sảy.

– Cho con ăn nhiều hoa quả mát, thức ăn có tính mát như các loại súp hoặc cháo rau củ. Nếu con đang ăn sữa mẹ thì mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước và không dùng rượu bia, ớt và đồ nóng. Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày ngay cả khi bé đang bú mẹ.

– Tạo không khí thoáng mát cho con như trồng cây, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, bật quạt thoáng trong nhà.

Ngoài ra, mẹ nên sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho em bé đầu tiên có chứa Nano Curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu. Tinh chất quý giá từ củ nghệ vàng, được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, có tính kháng viêm mạnh, làm giảm các triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa, khô da, vết côn trùng đốt. Đồng thời, ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước, tổn thương mang đến làn da mịn màng, trắng hồng.

bệnh rôm sảy

 Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh rôm sảy hiệu quả cho bé

Làn da của trẻ vốn mỏng manh và nhạy cảm, hơn nữa vào mùa hè tuyến mồ hôi còn bị tắc nghẽn nên trẻ rất dễ bị rôm sảy. Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì? Khi trẻ bị rôm sảy điều trị bằng cách nào, cách phòng hiệu quả nhất bằng cách nào? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng da xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và có thể gây ngứa cho trẻ. Vị trí xuất hiện rôm sảy ở trẻ thường là các vùng: da đầu, cổ, vai, ngực và lưng hoặc có thể là ở kẽ nách, háng. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

– Do tắc nghẽn tuyến mồ hôi khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được.

– Do mẹ mặc cho bé quần áo bằng những chất liệu gây bí, nóng và đóng bỉm quá lâu cho bé

– Trẻ bị sốt cao cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi.

Đa số rôm sảy ở trẻ sơ sinh khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp do trẻ ngứa, gãi mạnh làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

rôm sảy ở trẻ

Mùa hè khiến rất nhiều trẻ bị bệnh rôm sảy

2. Cách xử trí và phòng tránh rôm sảy

2.1. Cách xử trí rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất hay quấy khóc, khó chịu nên mẹ cần có những phương pháp xử trí tình trạng này như sau:

Tạo không gian cho phòng của trẻ rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người

Tuyệt đối không cho trẻ mặc quần áo có chất liệu nóng, mẹ nên lựa chọn vải cotton mềm, rộng rãi và thoáng mát

Có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh cho bé hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn. Lưu ý sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé bằng khăn mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ.

2.2. Cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ

Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy giúp khắc phục rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Mẹ nên thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi gây xây sát làm da nhiễm khuẩn

Cho bé uống đủ nước và ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, chè đậu xanh, đậu đỏ, bột sắn dây, uống thêm nước rau má.

Tránh cho bé uống nước đá hoặc trái cây để quá lạnh có thể khiến bé bị viêm họng.

Nếu rôm sảy ở trẻ sơ sinh kéo dài hoặc có một số biểu hiện bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ, sốt, ớn lạnh… thì cần đưa trẻ đi khám ngay

Xem thêm: Mẹ đã biết: cách trị rôm sảy bằng các loại lá hiệu quả cho bé

rôm sảy ở bé

Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên vùng da bị rôm sảy

3. Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các bài thuốc dân gian như:

Mẹ sử dụng 2 quả mướp/lần mướp đắng để tắm cho bé, cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần cho mướp đắng vào máy sinh tố xay nhỏ, vào miếng vải buộc chặt và nấu lấy nước cho bé tắm. Kiên trì thực hiện trong một tuần, các nốt rôm ở trẻ sẽ lặn hết.

Tương tự với lá chè xanh, mẹ chỉ cần rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé đều đặn trong vòng 1 tuần có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.

Trị sảy ở trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

Nên tắm bằng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và vắt thêm một hoặc nửa quả chanh tùy theo lượng nước tắm tạo cảm giác mát mẻ cho bé. Lưu ý không nên cho muối và chanh quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến da bé gây rát và tổn thương da.

Qua bài viết này bạn đã biết nguyên nhân rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp, cách xử trí và phòng tránh bệnh hiệu quả bằng cách nào rồi đúng không. Hi vọng với những kiến thức này giúp bạn phòng tránh và có hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.

 

Những điều cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, bệnh viêm da xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết khô hanh, bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết sau sẽ chia sẻ những điều cần biết về căn bệnh này cho các mẹ cùng biết để có cách phòng và điều trị phù hợp.

1. Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện vào mùa đông thời tiết khô hanh. Bệnh thường xuất hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi, riêng những bộ phận như mông và vùng quần tã lót hoàn toàn không bị bệnh mà bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em lúc đầu là những nốt ban đỏ ngứa trên hai má sau đó lan sang thành những mụn nước li ti như rôm rất ngứa và rát, khi những vùng mụn bị vỡ nó sẽ lan sang những vùng khác như là cằm, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân.

Với những trẻ không được điều trị kịp thời bệnh sẽ bị nặng và có thể lan sang toàn thân, trẻ thường gãi nhiều tạo thành những mảng da rất dày rất khó chữa. Những tia cực tím có tác dụng chữa bệnh và các mẹ cũng nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho bệnh viêm da nặng lên như thức ăn từ tôm, cá, trứng, sữa.

bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể lây lan toàn thân

2. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trong thời gian trẻ bị bệnh ở tuổi sơ sinh mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì nó sẽ tái phát khi trẻ lớn lên, da trẻ bị khô có những mảng da dày, bị bong vảy ở phía sau tai, mi mắt, cổ khuỷu tay và khoeo chân.., ngứa làm trẻ gãi, xây xước và tạo thêm lớp vảy da lại dày hơn bệnh thường xuất hiện vào mùa đông vì thế áo len, dạ hay lông thú càng khiến bé bị ngứa nhiều hơn.

Đối với tất cả các đối tượng thì yếu tố làm cho bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em trở nên nặng hơn là:

– Trẻ ăn phải thức ăn bị dị ứng, hay các đồ chơi như thú nhồi bông

– Chất kích thích như xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len dạ

– Khí hậu quá nóng hay quá lạnh, thời tiết hanh khô

– Da khô do tắm rửa lâu nhiều lần

3. Các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Có 3 giai đoạn:

– Cấp tính: đỏ da , nổi mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, rất ngứa

– Mạn tính: bé cảm thấy rát và có những mảng da dày, khô, ráp và tróc vảy, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

– Bán cấp: sang thương trung gian ở giữa giai đoạn cấp tính và mạn tính.

bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em khiến bé đau rát và khó chịu

4. Bệnh biểu hiện ở các lứa tuổi

Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp ở trẻ và biểu hiện của bệnh viêm da ở trẻ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau

Viêm da ở bé mới sinh từ 2 tháng – 2 tuổi: dấu hiệu của bệnh thường sần đỏ có những mảng hồng ban có mụn nước, mụn nước chảy dịch, đóng mày. Vị trí phát bệnh ở 2 má, cằm, da đầu, trán và mặt, khuỷu, đầu gối, và nếu trẻ bị viêm nặng có thể lan tỏa toàn thân.

Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Bệnh thường nặng hơn có các mảng da khô ráp, những mụn nước chảy dịch, đóng vảy và dày da. Xuất hiện  ở những vùng gấp của cơ thể như: mặt trước của khuỷu tay, cổ tay, cổ chân.

Trẻ lớn hơn 10 tuổi: Có những mảng da dày, khô,  và nhám, tăng sắc tố da. Vị trí thường xuất hiện ở vùng gấp, bàn tay, bàn chân, mặt, cổ, quanh mắt và một số bệnh nặng gây đỏ da toàn thân.

5. Những ảnh hưởng của bệnh gây ra ở trẻ

– Bệnh hay tái phát nhiều lần, ngứa rát rất nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý cũng như quá trình học tập của trẻ

– Bị nhiễm trùng gây ra viêm da mụn mủ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Khi phát hiện trẻ bị những biểu hiện như trên hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị cho trẻ, bạn thường xuyên dưỡng ẩm những vùng tổn thương của trẻ, chữa trị càng sớm thì trẻ càng khỏe mạnh phát triển đều đặn.

Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn sản phẩm kem bôi chăm sóc da dành riêng cho bé được chiết xuất từ các thành phần dưỡng chất tự nhiên như Kem EmBé. Đây là sản phẩm kem bôi da chuyên dụng cho bé được chiết xuất chủ yếu từ nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu kết hợp với tinh chất cúc la mã giúp làm lành tổn thương da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho bé.