
Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ phải làm gì để khắc phục?

Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ phải làm gì để khắc phục?
Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ nên xử lý như thế nào là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo đó khi bé rơi vào trường hợp này, mẹ hãy thực hiện ngay ba bước sau đừng chậm trễ!
Xem thêm:
- Khi bé sơ sinh bị côn trùng cắn mẹ nên làm gì ?
- Điểm danh những loại côn trùng cắn chết người
- Nguyên nhân và cách điều trị côn trùng cắn sưng đỏ
1. Sơ cứu cho bé bị côn trùng đốt sưng đỏ
Ngay lập tức khi nhận thấy con bị các vết đốt do côn trùng, dù ở mức độ nhẹ hay rất nghiêm trọng thì việc mẹ cần làm đầu tiên vẫn là sơ cứu ngay cho con. Vậy sơ cứu cho bé bị côn trùng đốt sưng đỏ như thế nào mới đúng?
Đầu tiên, mẹ hãy nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vùng da bằng xà phòng hay chất sát trùng.
Sau đó nhớ lập tức chườm đá cho bé để giảm cảm giác ngứa, đau và sưng đỏ. Tránh để bé bị côn trùng đốt sưng đỏ gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Thậm chí nếu gãi quá mạnh khiến da trầy xước sẽ làm vết bị nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân & mức độ nghiêm trọng khi bị côn trùng đốt sưng đỏ
Sau khi đã sơ cứu xong, mẹ hãy bình tình phân tích nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết thương để lựa chọn phương pháp chữa trị tối ưu sau đó.
Xác định xem vết côn trùng đốt sưng đỏ của con là vết đốt hay vết cắn?
Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Tuy nhiên thực tế có nhiều khác biệt lớn giữa 2 loại vết thương này mẹ cần lưu ý. Cụ thể như sau:
2.1. Vết đốt
Nguyên nhân: Do các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi.
Biểu hiện: Vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công rồi giảm dần vài giờ sau đó. Nguy hiểm hơn, nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng thì sẽ chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có biểu hiện sốc phản vệ như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
2.2. Vết cắn
Nguyên nhân: Do các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve… gây ra. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại.
Biểu hiện: Vết cắn côn trùng sưng đỏ và ngứa, thường sẽ hết trong khoảng 24h và không nguy hiểm như vết đốt. Tuy nhiên hãy chú ý vì một số côn trùng sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…
3. Lựa chọn cách xử lý vết côn trùng đốt sưng đỏ
Sau khi đã xác định vết côn trùng đốt sưng đỏ trên cơ thể con là vết đốt hay vết cắn, mẹ hãy lựa chọn phương pháp xử lý vết thương tối ưu nhất.
- Nếu là vết cắn nhẹ, chỉ cần sơ cứu xong, cố gắng giữ gìn là vết thương của con sẽ tự động lành lại sau vài ngày.
- Nếu vết côn trùng đốt sưng đỏ, nghiêm trọng và ngứa. Mẹ hãy dùng các loại kem bôi tiêu viêm, chống sưng ngứa cho bé nhé. Hãy lựa chọn loại kem có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất độc hại cho làn da mỏng manh của bé mẹ nhé!
- Trường hợp xấu nhất, nếu là vết đốt. Bé bị phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chớm xuất huyết; hoặc bé có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được, tím tái… mẹ cần đưa đến bé đến cơ sở y tế gần nhất và nhanh nhất để được cứu chữa kịp thời.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
