7 lưu ý khi chữa chàm sữa bằng khoai tây
7 lưu ý khi chữa chàm sữa bằng khoai tây
Chữa chàm sữa bằng khoai tây khá lành tính, đơn giản, giúp làm mát, xoa dịu kích ứng ngay tức thì khiến cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Để đạt hiệu quả điều trị tối đa mẹ cần đặc biệt lưu ý tới điều nào? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để nắm rõ 7 lưu ý khi chữa chàm sữa bằng khoai tây nhé.
Xem thêm:
- Chàm sữa tắm lá gì an toàn và hiệu quả ?
- Khi bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì ?
- [Hỏi – Đáp] Chàm sữa có tự hết không ?
1. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng khoai tây
Khoai tây không chỉ là nguyên liệu trong nấu nướng mà nó còn là một cách làm đẹp hữu hiệu được rất nhiều mẹ ưa chuộng. Không những thế, mẹ có thể sử dụng khoai tây để điều trị chàm sữa cho bé.
Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây được xem là lành tính và dễ thực hiện. Mẹ có thể áp dụng ngay cách này cho con mà không cần lo ngại bất cứ điều gì. Tuy nhiên, để phát huy được hết tác dụng chữa bệnh của phương pháp này mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Phương pháp này chỉ phù hợp với những vùng da bị chàm nhẹ, diện tích nhỏ, dễ băng. Nếu chàm lan rộng ra mẹ nên áp dụng biện pháp khác theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
- Mẹ nên lựa chọn những củ khoai tây có màu vàng, da không bị xanh và không mọc mầm. Đảm bảo các khâu làm sạch phải được xử lý kỹ càng nhằm hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn lây nhiễm sang vùng da không bị chàm của bé.
- Trước khi thực hiện, mẹ nên áp dụng cách này lên một vùng da nhỏ của bé. Quan sát và theo dõi, nếu thấy không bị dị ứng thì tiếp tục bôi lên các vùng da bị chàm khác.
- Không bôi lên vết thương hở, ngưng dùng khi bé bị dị ứng hoặc bệnh không có dấu hiệu tiến triển sau vài ngày sử dụng.
- Mẹ nên hạn chế các loại xà phòng tắm hay các loại sữa tắm để tắm cho trẻ. Vì rất có thể các thành phần hóa học có trong sản phẩm sẽ làm cho da bị kích ứng hoặc làm vết chàm nặng hơn.
- Tránh để bé cào, chà xát hoặc gãi vào vùng da bị chàm, hạn chế tình trạng chàm da tiến triển xấu hơn, gây trầy xước, viêm nhiễm trên da.
- Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách, áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp để bảo vệ da bé. Lựa chọn các loại trang phục thoải mái, có khả năng thấm hút tốt. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da bé.
2. Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây
2.1. Chuẩn bị
Mẹ lựa chọn 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm.
2.2. Cách thực hiện
- Khoai tây tươi đem rửa sạch, loại bỏ bớt bụi bẩn, sau đó để ráo nước. Mẹ có thể giữ nguyên phần vỏ mà không cần gọt
- Cho khoai tây vào nồi nước đun đôi trong vòng 1 phút để loại bỏ các vi khuẩn còn bám trên bề mặt vỏ khoai tây.
- Sau khi vớt khoai tây ra ngoài, mẹ cắt khoai tây thành từng lát mỏng rồi cho vào cối giã, đến khi khoai tây mịn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng nước, lau khô bằng khăn mềm sạch trước khi dùng khoai tây.
- Mẹ đắp khoai tây đã giã thành lớp mỏng lên vùng da bị chàm, tránh vết thương hở.
- Dùng gạc sạch hoặc khăn sạch băng vùng da bị chàm này lại, tránh bé gãi làm xây xước, nhiễm trùng. Chờ khoảng 30 – 40 phút sau thì rửa lại với nước sạch. Làm 2-3 lần/ngày
2.3. Thời gian áp dụng
Mẹ kiên trì thực hiện chỉ sau 3 ngày là thấy hiệu quả. Nên áp dụng từ 10-15 ngày để điều trị đạt kết quả tốt nhất.
3. Ưu nhược điểm khi trị chàm sữa bằng khoai tây
3.1. Ưu điểm khi dùng khoai tây trị chàm cho bé
- Đây là phương pháp an toàn, lành tình đối với làn da em bé, nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm. Các bước thực hiện khá đơn giản, không mất nhiều công sức, thời gian và chi phí cho các mẹ.
- Khoai tây chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt dành cho da như: các vitamin nhóm B, các khoáng chất như sắt, magie, canxi, kẽm, cacbonhydrat, nước …
- Khoai tây giúp kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, săn da, làm lành các vết thương và thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng.
- Có tác dụng làm mát, dịu nhanh các vết ngứa kích ứng trên da, đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho bé ngay tức thì.
3.2. Nhược điểm của chữa chàm sữa bằng khoai tây
Bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp trị chàm sữa bằng khoai tây gặp một số điểm bất lợi như sau:
- Chủ yếu là xoa dịu, cải thiện triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân tận gốc của bệnh chàm sữa. Vì vậy sau quá trình điều trị có thể tái phát nhiều lần.
- Phát huy tác dụng ở bé bị chàm ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp chàm lan rộng hoặc bội nhiễm có tác dụng không đáng kể và có thể kéo dài thời gian điều trị cho bé.
- Tùy thuộc vào cơ địa của bé. Nếu mẹ thấy không có hiệu quả, thậm chí bé bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, kéo theo chàm bội nhiễm. Mẹ nên ngừng ngay lập tức, có thể áp dụng cách khác hiệu quả hơn hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu như quá trình làm sạch không được thực hiện kỹ càng, cẩn thận. Bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất còn sót lại sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, gây nhiễm trùng da, kéo dài thời gian điều trị chàm sữa ở bé.
>>Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?
4. Đánh giá chung
Chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em bằng khoai tây không phải là biện pháp mới. Phương pháp này đã được nhiều mẹ áp dụng từ lâu nhờ hiệu quả nhanh chóng, nguyên liệu phổ biến và các thao tác thực hiện khá đơn giản.
Khi sử dụng khoai tây để chăm sóc và chữa bệnh chàm cho bé, me nên lưu ý thực hiện đúng chỉ dẫn và áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc da bé một cách phù hợp.
Hy vọng các thông tin hữu ích về cách chữa chàm sữa bằng khoai tây sẽ giúp mẹ nhanh chóng giải quyết hàm sữa trên da bé. Chúc bé mau chóng lấy lại làn da mịn màng, trắng hồng.