7 điều cần biết về viêm da đầu ở trẻ em
7 điều cần biết về viêm da đầu ở trẻ em
Viêm da đầu ở trẻ em đặc trưng bởi các lớp vảy cứng hay dân gian thường gọi là “cứt trâu” ở vùng đầu. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé và có thể tự khỏi nhưng trong nhiều trường hợp nếu chủ quan điều trị không đúng cách và kịp thời thì bệnh cũng có thể tiến triển nặng hơn.
Xem thêm:
- Các loại viêm da ở trẻ em mẹ không thể bỏ qua
- Góc nhìn tổng quan nhất về viêm da ở trẻ em
- Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
1. Dấu hiệu và triệu chứng
1.1. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ
Tùy mức độ nặng nhẹ và cơ địa mà bệnh có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau trên mỗi bé. Dù vậy, hầu hết mọi ca bệnh viêm da đầu ở trẻ em đều có những dấu hiệu điển hình như sau:
- Vùng da đầu của bé xuất hiện nhiều mảng bám, vảy dày cứng thành từng đám, cụm hoặc phân bố đều trên cả vùng đầu.
- Vùng da đầu xuất hiện các nốt mụn rải rác hoặc tụ lại thành đám. bên trong mụn có chứa mủ màu trắng hoặc vàng.
- Da xuất hiện nhiều gàu hoặc vảy cứng mà chúng ta vẫn thường gọi là “cứt trâu”. Những vùng có xuất hiện gàu và “cứt trâu” đó da thường bị đỏ rát và tóc không mọc được.
1.2. Chẩn đoán phân biệt
Trong số các bệnh gây tổn thương cho da đầu thì viêm da đầu ở trẻ em dễ nhầm lẫn nhất là với bệnh vảy nến ở đầu của trẻ em.
- Nhìn sơ qua 2 bệnh này đều có xuất hiện vảy cứng và dễ bong tróc.
- Tuy nhiên bệnh vảy nến ở đầu của trẻ em có đặc điểm điển hình là vùng tổn thương có giới hạn rất rõ ràng với vùng da lành bệnh.
- Ngược lại bệnh viêm da đầu ở trẻ thì vùng da bệnh và da lành lẫn lộn nhau không có ranh giới rõ ràng.
- Ngoài ra, xét về góc độ mô bệnh học, bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ có hiện tượng xốp bào nhẹ còn bệnh vảy nến ở da đầu của trẻ em thì lại không.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da đầu ở trẻ em
Cho đến hiện nay thì vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm da đầu ở trẻ là gì. Tuy nhiên dưới đây là một số yếu tố góp phần gây bệnh thường gặp được thống kê lại từ nhiều ca bệnh:
- Do di truyền: Nhiều ca bệnh cho thấy một số loại hormone truyền từ mẹ sang con có thể là yếu tố làm cho trẻ tăng nguy cơ bị viêm da đầu.
- Nấm: Nhiều trẻ em bị viêm da ở đầu thường có liên quan đến một loại nấm men tên là malassezia phát triển trong tuyến bã nhờn kèm theo vi khuẩn. Bằng chứng là khi sử dụng các thuốc trị nấm thì bệnh có chiều hướng thuyên giảm.
- Do thời tiết: thời tiết quá nóng bức làm cho các tuyến bã nhờn trên đầu trẻ hoạt động mạnh sinh ra viêm nhiễm cũng là yếu tố góp phần làm cho bệnh xuất hiện nhiều hơn.
- HIV/AIDS – trẻ có cha mẹ bị thì nguy cơ con bị nhiễm viêm da đầu cao hơn.
- Điều kiện thần kinh – Trẻ có vấn đề nhất định về thần kinh, như trẻ bị Parkinson thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
3. Khi nào trẻ cần đi gặp bác sĩ
Tuy viêm da đầu ở trẻ em không phải là bệnh gì quá nguy hiểm và thường sẽ tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên các bố mẹ cũng không nên vì vậy mà chủ quan, xem thường. Các bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu xảy ra một trong 2 hoặc cả 2 trường hợp sau đây:
- Vùng viêm của bé lan từ đầu xuống cả mặt và người.
- Bạn đã thử qua nhiều cách điều trị nhưng bé vẫn mãi không khỏi bệnh.
4. Biến chứng của bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ
Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng.
- Điển hình như vùng viêm lan rộng ra toàn thân gây hiện tượng đỏ da toàn thân.
- Một số trường hợp có thể dẫn đến bội nhiễm, mưng mủ và lở loét.
- Ngoài ra, viêm da đầu ở trẻ em là bệnh rất dễ tái phát trở lại. Nên nếu không cẩn thận, bệnh cũng có thể kế phát thêm các bệnh khác như viêm da cơ địa và vảy nến ở đầu trẻ em.
Xem thêm: Viêm da ở trẻ em có nguy hiểm không, các biến chứng nào có thể xảy ra?
5. Cách điều trị bệnh viêm da dầu ở trẻ nhỏ
Để giúp bé nhanh chóng hết bệnh và dễ chịu hơn, các bố mẹ cũng có thể nghiên cứu và áp dụng các cách điều trị sau.
5.1. Điều trị bằng phương pháp dân gian
5.1.1. Chải đầu trị viêm da đầu ở trẻ em
- Cách 1: Khi gội đầu hằng ngày cho bé, các mẹ có thể dùng 1 chiếc bàn chải mềm và nhẹ nhàng chải đầu cho bé để các mảng vảy bong ra dần, tuyệt đối không được mạnh tay.
- Cách 2:
- Trước khi gội đầu, mẹ xoa một ít dầu dừa lên vùng bị viêm da đầu
- Chờ một lúc cho mảng vảy ngấm dầu, dễ bong thì mẹ lấy lược chải nhẹ nhàng theo chiều từ trán lên đỉnh đầu để bong vảy.
- Sau đó gội sạch đầu cho trẻ bằng nước ấm
5.1.2. Vaseline
Để làm mềm lớp vảy giúp chúng bong ra nhanh hơn, mẹ cũng có thể bôi cho bé một lớp vaseline trước khi bé đi ngủ và đến sáng mai khi chúng mềm hơn mẹ có thể giúp bé chải hoặc gội chúng ra dần. Lặp lại một vài lần sẽ thấy giảm dần các triệu chứng viêm da đầu ở trẻ em
5.1.3. Nước chè mạn, bồ kết
- Gội đầu cho bé bằng nước chè mạn hay nước bồ kết cũng là một trong những cách đã được nhiều mẹ áp dụng thành công.
- Nhưng mẹ phải đảm bảo nguồn gốc của các loại lá, không chứa thuốc bảo vệ thực vật, sạch sẽ.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ gội đầu để tránh trình trạng viêm nhiễm, di ứng cho làn da mỏng manh của trẻ
5.1.4. Sữa mẹ
Nhiều mẹ còn truyền tai nhau dùng sữa mẹ làm ẩm vùng da bị viêm cho bé rồi từ từ gỡ những lớp vảy ra khỏi đầu nhưng cách làm này cũng bị không ít mẹ phản đối do lo ngại có thể gây viêm nhiễm trầm trọng hơn cho trẻ.
5.2. Điều trị bằng dầu gội, kem bôi ngoài da
- Dùng dầu gội y tế: dầu gội y tế là những loại dầu gội có chứa thêm các thành phần thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh được bác sĩ tư vấn, chỉ định để gội đầu hằng ngày cho bé.
- Steroid cho vùng da đầu (dạng dung dịch, dạng gel): mẹ cũng có thể dùng các loại kem bôi có chứa steroid để giúp bé giảm viêm ngứa.
- Kem tar – là một loại kem bôi ngoài da: mẹ có thể bôi lên vùng có nhiều vảy trên đầu của trẻ sau đó vài giờ thì gội đầu lại cho trẻ thật sạch.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn có nên dùng hay không. Tuyệt đối không tự mua về dùng mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Top 10+ loại thuốc điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất
5.3. Điều trị bằng đường thuốc uống
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, bé buộc sẽ phải dùng đến một số loại thuốc tây, thuốc uống như thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm. Tuy nhiên mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị đúng phương pháp.
6. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da đầu
Song song với việc chữa bệnh, cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da đầu cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định việc trẻ có nhanh khỏi bệnh hay không. Dưới đây là một số lưu ý cho các bố mẹ trong quá trình chăm sóc con bị viêm da đầu:
- Tắm và gội đầu hằng ngày cho trẻ đúng cách: Tắm bằng nước ấm (không quá nóng hoặc lạnh), không chà xát quá mạnh lên vùng da bị viêm, sau khi tắm gội xong dùng khăn mềm và sạch lau khô vùng đầu và toàn thân cho bé.
- Khi gội đầu có thể dùng tay hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng để vảy bong tróc ra.
- Dùng dầu gội dành riêng cho trẻ để gội đầu mỗi ngày 1 lần, trong quá trình gội có thể dùng một chiếc bàn chải mềm để làm vảy tróc ra sau đó xả sạch lại với nước. Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa và tính kích ứng quá mạnh cho trẻ.
- Khi các vảy biến mất, các mẹ vẫn nên duy trì gội đầu thường xuyên cho trẻ khoảng 2 ngày 1 lần để tránh việc bệnh tái phát.
7. Cách phòng tránh
- Gội đầu thường xuyên cho trẻ và luôn giữ cho da đầu của trẻ được khô ráo sạch sẽ.
- Sử dụng các loại dầu gội dành riêng cho trẻ để giúp da đầu loại bỏ chất nhờn và các tế bào chết tốt hơn.
- Chọn loại mũ đội đầu có chất liệu cotton mềm, thoáng.
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải đội mũ cho trẻ (nhất là trẻ sơ sinh) vì nếu đội mũ quá nhiều sẽ làm cho da đầu của trẻ bị bí hơi gây ẩm da và dễ dẫn đến viêm da.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh viêm da đầu ở trẻ em, từ đó có thể chủ động hơn trong thực tế nếu con mình gặp phải trường hợp nào như trên. Đồng thời cũng giúp các bố mẹ chủ động hơn trong việc phòng tránh và chăm sóc cho bé ngay từ đầu.
Xem thêm: