Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mẹ Gấu chia sẻ cách làm váng sữa cho con chỉ 33 nghìn được 6 hộp to.

Sao phải tốn tiền mua váng sữa cho con khi mình có thể làm cũng thơm ngon không kém các mẹ nhỉ? Hãy tham khảo cách làm váng sũa tại nhà này nhé!

Chỉ 20 phút là có ngay cho con yêu một ly váng sữa béo ngậy rồi, vừa rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh, khỏi lo nghĩ về nguồn gốc của váng sữa. Mách mẹ cách làm váng sữa ngon, bổ, rẻ cho con dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

– 300ml sữa tươi
– 180ml kem tươi (tương đương 3 cây kem ốc quê vị vani hay bán tại các hàng kem tươi hay các tiệm gà rán, thức ăn nhanh).

– 1 hộp váng sữa (Cái này không cần thiết, mình thích hương vani ở hộp váng sữa và màu vàng nên cho vào thôi).

– Bột bắp: 3 thìa ăn cháo

Cách làm:

– Dùng một chiếc nồi vừa phải đặt lên bếp cho nóng. Bạn đổ sữa tươi vào và đun sôi.


– Trong lúc chờ sôi thì bạn hòa bột bắp với 1 chút nước lạnh, sau đó khi sữa sôi thì bạn rót bột bắp vào, quậy đều tay, khi gần chín thì bạn trút nốt kem tươi và váng sữa vào. Khi đảo nặng tay hơn một chút và cảm thấy đã chín thì bạn tắt bếp.

– Rót vào cốc thủy tinh hoặc lọ thủy tinh có nắp. Với từng này nguyên liệu sẽ làm ra được khoảng 6 cốc váng sữa 100ml.

Cho bé ăn váng sữa tại nhà vừa thơm ngon, đảm bảo, không lo hóa chất bảo quản, lại còn tiết kiếm nữa. Thành phẩm váng sữa cho bé có màu vàng tươi và hương vị thơm ngon hấp dẫn không kém gì váng sữa mua ngoài hàng.

Giá thành:

– Sữa tươi: 10.000

– Kem ốc quế tươi: 9.000/3 chiếc

– Váng sữa: 12.000/hộp

– Bột bắp: 2.000

Tổng: 33.000 đồng.

Nguồn: Mẹ Gấu/VTC News

côn trùng đốt bé

Một số sai lầm của người lớn khi trẻ bị côn trùng đốt

Mùa hè và mùa mưa ẩm ướt thường là thời gian côn trùng hoạt động mạnh tìm đến trẻ. Khi trẻ bị côn trùng đốt sẽ khó chịu, mẩn ngứa, đau nhức thậm chí phù nề, viêm da. Vậy làm thế nào để có cách chăm sóc sức khỏe cho bé yêu tốt nhất, người lớn cần lưu ý tránh mắc phải một số sai lầm cơ bản sau:

Xem thêm:

1. Không phân biệt được vết đốt và vết cắn của côn trùng

Sai lầm nghiêm trọng nhất của các ông bố, bà mẹ hiện nay khi trẻ bị côn trùng đốt chính là không thể phân biệt rõ được đâu là vết đốt và vết cắn. Khá nhiều người cho rằng chúng hoàn toàn giống nhau về mặt hệ quả để lại những triệu chứng như: bỏng rát, sưng tấy, sần sùi, mọng nước nhưng trên thực tế thì phản ứng cơ địa của mỗi bé khi bị côn trùng cắn hoặc đốt sẽ để lại nhiều sự khác biệt rất lớn. Đại đa số cả người lớn và trẻ nhỏ đều khó có thể tránh khỏi được việc bị côn trùng cắn. Vết cắn thường không đau tuy nhiên lại gây ra sự khó chịu, ngứa trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Côn trùng cắn để hút máu. Ở nhiều nơi, côn trùng cắn thường tạo ra dịch bệnh như sốt rét, vàng da, viêm não.

Vết cắn tập trung ở những loài có nọc độc như bọ chét, rận, chấy, muỗi, bọ ve,… Còn vết đốt mang tính nguy hiểm hơn so với vết cắn. Nhiều trường hợp vết đốt của côn trùng lan ra toàn thân nổi phù nề môi, mắt, co thắt phế quản hoặc sốc phản vệ nếu không kịp thời đưa đi cấp cứu sẽ đe dọa tính mạng sống còn của bé khi trẻ bị côn trùng đốt. Vết đốt được tạo ra từ các loài ong, bướm, kiến lửa, sâu róm,.. những loài này có nọc độc nguy hiểm khi đốt chúng tiết ra các chất bọt bơm vào cơ thể bé. Như vậy, với việc phân biệt được sự khác nhau giữa vết đốt và vết cắn mẹ sẽ phần nào tìm ra cách điều trị phù hợp để hạn chế được tối đa những tổn thương trên da trẻ.

trẻ bị côn trùng đốt

Côn trùng đốt bé vô cùng nguy hiểm

2. Sử dụng sản phẩm thuốc không đúng khi trẻ bị côn trùng đốt

Trẻ nhỏ có làn da không khỏe mạnh như người trưởng thành nên nếu có con bị côn trùng đốt, chúng ta nên lựa chọn cho bé loại sản phẩm an toàn và hiệu quả nhất, tránh sai thuốc. Hãy tìm tại các cửa hàng thuốc uy tín, chất lượng có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, người bán không tùy tiện  sử dụng khi không hiểu rõ về thuốc đặc biệt là thành phần trong thuốc khiến cho nhiều trẻ bị dị ứng, dẫn tới vết đốt lại càng nặng hơn.

Hãy trang bị cho bé những sản phẩm chứa vitamin e, hàm lượng vừa đủ kẽm oxit, allantoin, có tính năng làm mềm da, dưỡng ẩm tốt, tái tạo lại các tế bào da, không làm da bị bào mòn, lão hóa. Các loại thuốc dạng mỡ, kem, chứa chất corticoids có nhiều tác dụng phụ gây ức chế các cơ quan bên trong cơ thể bé vì thế mẹ đừng chủ quan mà không chịu tìm hiểu. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, chúng ta không nên bôi trực tiếp lên da vì độ nhạy cảm ở da các con rất cao.

côn trùng đốt bé

Sử dụng các loại kem an toàn cho da bé 

3. Chủ quan trong việc vệ sinh cá nhân và nơi ở của bé

Mẹ có biết rằng, những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày và các nhân tố như: môi trường sống, nguồn nước, quần áo cùng vô số tác nhân khác là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ thu hút côn trùng nhiều hơn. Vì vậy để côn trùng không có cơ hội tìm đến bé mẹ hãy vệ sinh cho con và nhà ở thật tốt. Sử dụng nguồn nước sạch, thay nước bẩn đã chứa lâu ở trong thùng, bể chứa. Phòng ngủ của con phải sạch sẽ, thoáng mát, không được nồm, ẩm ướt.

Hạn chế dùng các loại bánh xà phòng, nước hoa có mùi hương quyến rũ để hấp dẫn chúng. Phun thuốc diệt chuột, gián, muỗi, ruồi,… xung quanh nhà, bếp, vườn, đống củi,… để côn trùng không có điều kiện ẩn náu, cư trú. Thường xuyên giặt và thay ga trải giường loại bỏ bẩn bụi bám vào, quét nhà, mắc màn cho trẻ chống muỗi và các côn trùng khác. Trước khi đi ngủ, hãy thoa thuốc chống côn trùng cho bé, bảo vệ kín cơ thể không để hở da nhưng cũng không được bao bọc quá kĩ sẽ khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.

Khi trẻ bị côn trùng đốt, tùy mức độ tổn thương mà có cách xử lí khác nhau. Càng phát hiện được sớm vết đốt không để lại biến chứng xấu cho da bé yêu. Chúc mẹ thành công!

Muỗi đốt và những tác hại khôn lường mà các mẹ nên biết

Vết đốt của muỗi thường gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm tình trạng sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bên cạnh cách dùng thuốc, kem bôi chống muỗi ngày nay cũng có rất nhiều mẹo nhỏ có thể điều trị được sự tấn công của muỗi. Cùng tham khảo bài viết sau để thực hiện cho bé yêu nhà mình nhé các mẹ.

Xem thêm:

1. Tỏi

Là một loại thực vật thuộc họ hành, thường dùng làm gia vị trong các bữa ăn quen thuộc của mọi nhà, tỏi còn có công dụng xua đuổi muỗi rất tốt. Tỏi có vị cay nồng, sau khi bỏ vỏ, chúng ta đem giã lấy nước cốt bôi lên vùng da bé bị đốt. Trong một thời gian ngắn sau đó vết sưng tấy sẽ không còn. Cảm giác ngứa ngáy sẽ vơi bớt tạo cho con thoải mái. Tỏi có mùi mà muỗi không thích, khi hít mùi hương đó vào chúng vô cùng khó chịu và bay đi. Như vậy, dùng tỏi để ngăn ngừa muỗi đốt là một sự lựa chọn đúng đắn.

tỏi là cách trị muỗi đốt hiệu quả

Tỏi là cách trị muỗi đốt hiệu quả

2. Đá

Những viên đá ở trong tủ lạnh nhà bạn là thần dược kì diệu nếu bé bị muỗi đốt. Muỗi đốt chủ yếu để lại vết thâm, mần đỏ, viêm da. Lúc này hãy nhanh chóng dùng đá lạnh để vào trong một mảnh vải sạch rồi chườm lên vùng da tổn thương trong thời gian 5-10 phút. Ngay sau đó cơn ngứa sẽ không còn và các vết sưng đồng thời giảm thiểu đáng kể. Tính chất mát lạnh của đá tăng khả năng sáng mịn, hồng hào, tái tạo làn da bạn đầu, se khít lỗ chân lông, giảm bớt các chất bã nhờn, bụi bẩn như vi khuẩn mà muỗi truyền vào. Ngoài ra đá còn xóa tan các vết thâm loại bỏ tế bào chết, giảm mụn. Phương pháp này rất đơn giản và tiết kiệm.

3. Khoai tây

Một trong những lợi ích của khoai tây mang lại là làm đẹp và chữa khỏi muỗi đốt. Thực phẩm tin dùng của ngành nông nghiệp ngắn ngày, chứa tinh bôt. Khoai tây chứa 100g giá trị dinh dưỡng và 76% lượng calo. Không chỉ dùng chế biến món ăn, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể khoai tây còn trị bỏng, chống ung thư, lở loét dạ dày      và các thành phần trong khoai tây cô cùng bổ ích: vitamin, A, B,C canxi, sắt, kali, photpho, chất xơ, protein. Dùng khoai tây, gọt sạch vỏ, ngâm nước clo vào xay nhuyễn. Có thể vắt vài giọt chanh vào để thoa vào nơi muỗi đốt bé. Thời gian thực hiện cách làm này là từ 25 – 30 phút. Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm sạch. Hãy đắp khoai tây càng sớm càng tốt để nốt muỗi đốt không lan tỏa thành sẹo cho con.

khoai tây là cách trị muỗi đốt hiệu quả

Cách trị muỗi đốt từ khoai tây

4. Giấm

Khi bé bị muỗi đốt, chúng ta hãy vệ sinh và sát khuẩn cho con rồi lấy dấm để chữa trị. Giấm là chất lỏng, có vị chua mạnh, được hình thành từ men rượu etylic. Thành phần trong giấm có nồng độ 5% là dung dịch axit axetic chiếm 100g giá trị dinh dưỡng. Có nhiều loại giấm: giấm trắng, giấm gạo, giấm hồng, giấm đen, … Các loại giấm nó kích thích hệ tiêu hóa trong quá trình ăn uống, hấp thụ canxi, phòng xơ cứng động mạch, chữa đau bụng, giúp dễ ngủ. Pha giấm thật loãng với nước ấm rồi dùng bông gòn thấm nhẹ lên nốt muỗi đốt.Từ từ cảm nhận hiệu quả mà nó mang lại. Hoạt động này làm liên tục 2 – 3 lần/ngày đến khi nào khỏi hẳn thì thôi. Không dùng giấm với trẻ bị dị ứng với thành phần của nó.

5. Húng quế

Mùi thơm của lá húng quế không hề tốt cho loài côn trùng muỗi. Trong lá có đặc tính chống viêm, khử trùng tốt. Loại lá này có bán nhiều ngoài chợ nên mẹ không mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Vừa rẻ lại vừa an toàn cho sức khỏe của con. Có thể trực tiếp lấy lá chà vào vùng bị sưng hoặc giã nát lấy nước cốt massage nơi bị đốt. Chắc chắn cảm giác ngứa dịu đi tức thì. Ngoài ra nó hạn chế được nước bọt của muỗi tiêm vào mình trẻ. Thành phần trong lá này hoàn toàn chiết xuất 100% tự nhiên.

Vậy là không cần đi đâu xa, người lớn chỉ cần dùng các nguyên liệu sẵn có chúng ta đã chữa được khỏi hoàn toàn vết muỗi đốt. Hi vọng trên đây là những bài thuốc thú vị để các mẹ bỉm sữa áp dụng.

Làm thế nào để trẻ không bị muỗi đốt

Ở nước ta, muỗi là một trong những loài côn trùng nguy hiểm thường xuyên sinh sôi, phát triển nảy nở vào mùa hè nắng nóng. Chúng tìm đến trẻ nhỏ và người lớn để hút máu gây ra bệnh cho sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để trẻ không bị muỗi đốt, xin mời các mẹ bỉm sữa tham khảo bài viết sau:

Xem thêm:

1. Một số điều cần biết về loài muỗi

Những kiến thức, thông tin cơ bản về loài muỗi là cẩm nang cần thiết nhất đối với ai  có con nhỏ trong quá trình chăm sóc trẻ khi muỗi đốt. Là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng, bộ hai cánh. Chúng có tuổi thọ hơn một tháng thậm chí là hai tháng.

Có hai loại muỗi đực và cái nhưng muỗi đực có chu kì sống rất ngắn. Chúng có thân hình mỏng, chân dài, khoảng 150 loài muỗi đang tồn tại trên khắp thế giới nhưng không phải loài nào cũng gây bệnh. Muỗi là loài côn trùng mang đến nhiều bất lợi tạo ra vô vàn dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết trong những năm gần đây.

muỗi đốt
Hình ảnh muỗi đốt ở người
  • Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Trẻ nhỏ lại là một trong những đối tượng mà muỗi hay tìm đến nhất vì sức đề kháng của bé rất yếu nên khi muỗi đốt sẽ làm tổn thương nặng nề cho chúng. Muỗi sốt rét, muỗi vằn, muỗi zika, muỗi aedes, muỗi culex,… và nhiều loài muỗi khác là loài độc hại nhất.

Khi muỗi đốt, chúng bơm nước bọt, hút máu, virut sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể gây ra các bệnh viêm não dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó nó còn là tác nhân truyền bệnh sốt rét, sốt vàng da, gây dị ứng cho bị mẫn cảm. Muỗi đực không cắn, không hút máu nhưng ngược lại muỗi cái lại thầm lặng đốt bé. Đa số  vết muỗi đốt vô hại và triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày.

Có thể nhận biết một số những dấu hiệu khi bị muỗi đốt: nổi nốt đỏ, sưng tấy, mụn nước phồng rộp, xuất hiện đốm đen, viêm da, hen suyễn, gây ngứa, khó chịu.

Vết muỗi đốt tăng khả năng nhiễm trùng thứ cấp, biến đổi sinh lí của cơ thể. Quần áo, hơi người, môi trường, nhiệt đô, thói quen sinh hoạt cùng các tác nhân xung quanh là điều kiện để muỗi đốt.

Một số trẻ bị muỗi đốt nhiều hơn so với bạn khác là do: ở bé đó thở ra nhiều khí co2, thuộc nhóm máu o, có gen lạ, cơ thể tiết ra một số hợp chất hấp dẫn đốt. Vì vậy việc nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và những hệ lụy gây ra cho con mẹ cần bỏ ngay vào túi để giúp trẻ tránh xa được vòng tay của muỗi.

2. Cách phòng tránh khi bị muỗi đốt

Để tránh bị muỗi đốt mẹ cần có một số cách phòng tránh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo ổn định sự phát triển toàn diện của bé.

  • Chúng ta hãy luôn giữ cho trẻ có nhiệt độ cơ thể mát mẻ giúp trẻ không bị muỗi đốt
  • Muỗi hay tìm đến nơi tối tăm vì vậy tránh cho con mặc quần áo màu đen, xám cần cho bé mặc quần áo sáng màu để đánh lừa muỗi
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích bia rượu.
  • Về đêm hoặc ban ngày khi ngủ cần mắc màn để bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng.
  • Mẹ có biết rằng dùng vitamin b1, chanh và tỏi cũng tạo ra mùi khó chịu cho khứu giác của muỗi. Hãy thường xuyên bỏ vào tủ lạnh, bếp, quanh nhà nhiều tỏi, vitamin b1 để muỗi không tồn tại trong nhà của bạn.
buông màn là cách phòng muỗi đốt hiệu quả
Mắc màn trước khi đi ngủ là cách chống muỗi đốt hiệu quả cho bé

Phòng bệnh bao giờ cũng mang tính cấp bách hãy chú ý tới nguồn nước sử dụng:

  • Loại bỏ các đồ vật: thùng, bể chứa nước cũ, bẩn
  • Vệ sinh nơi ở của con sạch sẽ, thoáng mát
  • Hạn chế dùng nước hoa và các sản phẩm mùi hương thu hút muỗi
  • Theo định kì hãy phun thuốc trừ muỗi để cuộc sống sinh hoạt được thoải mái
  • Khi bị muỗi đốt không nên gãi, phải nhanh chóng rửa vết thương bằng xà phòng, dùng đá để chườm rồi dùng thuốc kem bôi giảm sưng ngứa
  • Trường hợp vết muỗi đốt có biểu hiện khác lạ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.

Muỗi đốt dù nhẹ hay nặng cũng đều mang đến cho người lớn những cảm giác lo lắng khi con nhỏ bị đốt. Tốt hơn hết mẹ cần chú ý tới những biểu hiện diễn ra hàng ngày của con, thay đổi thói quen ăn uống, duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ không bị muỗi cắn. Chúc các con khỏe mạnh!