Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé khô da

Cần làm gì khi bé sơ sinh bị khô da mặt

Hiện tượng bé sơ sinh bị khô da mặt ngày nay đang trở thành nỗi ám ảnh cho các bậc cha mẹ. Mùa đông lại chính là thời điểm da trẻ trở nên khô ráp và nứt nẻ nhiều hơn hết. Trước những thay đổi bất thường này, mẹ cần lưu ý một số những điều sau để hạn chế tối đa tình trạng khô da.

1. Không được tắm nước quá nóng

Nguồn nước tắm có ảnh hưởng rất lớn đến việc bé sơ sinh bị khô da mặt cũng như chăm sóc cũng như bảo vệ da trẻ. Vì thế mà hàng ngày tắm quá nhiều cũng không tốt cho bé bởi khi đó sẽ làm bay mất đi chất dầu tự nhiên có khả năng duy trì sự cân bằng độ ẩm trên da. Chỉ cần dùng một lượng nước ấm vừa đủ nếu nóng quá có thể pha thêm nước nguội để tắm cho con. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài không quá 20 phút và một tuần chỉ nên tắm 2-3 lần là đủ. Tại sao lại như vây? Vì cơ thể bé vốn dĩ đã có sức đề kháng sẵn nhưng người lớn lại không biết. Trong nước nóng có chứa nhiều chất clo gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ. Tắm nước nóng gây ra khô rát và cảm giác khó chịu cho con. Các mẹ nên hết sức lưu ý về vấn đề này nhé!

 bé sơ sinh bị khô da mặt

Nên tắm nước vừa phải cho bé

2. Nên điều chỉnh nhiệt độ nơi ở và các thiết bị nhiệt điện

Khi bé sơ sinh bị khô da mặt không nên quá lạm dụng các thiết bị sưởi trong nhà và để trẻ ở nơi có nền nhiệt không thích hợp. Chúng ta chỉ nên dùng quạt sưởi, lò sưởi khi trời quá rét hoặc sau khi tắm cho bé xong. Nếu quá phụ thuộc vào chúng, khi ra ngoài trời con sẽ không thể nhanh chóng thích nghi được với thời tiết bên ngoài dễ bị ốm. Dùng quá nhiều điều hòa cũng có nguy cơ làm cho da trẻ bị khô hơn. Tốt nhất là mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sử dụng điều hòa không quá cao cũng không quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời để trẻ dễ dàng thích nghi hơn.

 bé sơ sinh bị khô da mặt

Tránh tắm đèn sưởi quá nóng cho bé

3. Chọn kem phù hợp cho bé sơ sinh bị khô da mặt

Khác với da của người lớn, trẻ nhỏ có làn damỏng và nhạy cảm nên việc sử dụng các loại kem dưỡng hay xà phòng để tắm cũng cần có nguồn gốc an toàn. Các loại sản phẩm kem có nguồn gốc tự nhiên luôn là nền tảng tạo được niềm tin và ưa chuộng. Trên thị trường có nhiều loại không  rõ xuất xứ, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng vì thế nếu không hiểu rõ được chúng người lớn nên tìm đến các cửa hàng uy tín, có sự tư vấn của bác sĩ và người bán thuốc tốt nhất.

Hơn nữa, không phải da trẻ nào cũng giống nhau nên mỗi mẹ cần phải thông minh chọn cho con mình loại phù hợp nhất không gây ra các triệu chứng mẫn cảm cho bé. Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu vẫn đang bú mẹ nên rất cần có sự cung cấp đầy đủ của các chất lỏng giữ ẩm và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng khi con thiếu chất dẫn tới khô da thời gian đầu nguồn sữa mẹ chính là yếu tố cần và đủ để trẻ phát triển.

4. Hạn chế tiếp xúc thời tiết

Mùa đông là mùa mà trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh như: ho, cúm, sổ mũi, nhức đầu và cả bệnh về ngoài da cho nên mẹ cần hết sức lưu ý. Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời bởi sương muối, gió rét sẽ gây thương tổn cho da đặc biệt là ở vùng nhạy cảm như mặt. Tốt nhất là chúng ta hãy cho con ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Nếu muốn đưa bé ra ngoài thì lựa chọn những khoảng thời gian tốt nhất cho sức khỏe như buổi sang sớm 7-9h để ngồi dưới ánh sáng mặt trời hấp thụ vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Chú ý ăn uống

Trẻ sơ sinh trong thời gian đầu sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất và cũng là yếu tố quan trọng để cung cấp độ ẩm cho da dẻ không bị bào mòn,lão hóa. Khi cho bé bú cần ở trong phòng kín gió, thoáng đãng, có thể cân nhắc đến việc cho trẻ uống thêm sữa khác nếu sữa mẹ không đủ. Ngoài ra trong các bữa ăn cho con từ 6-12 tháng tuổi hãy bổ sung nước cùng các chất vitamin quan trọng. Như thế da dẻ của bé sẽ luôn căng mịn, khỏe khoắn mà không bị thiếu chất dẫn tới tình trạng khô da mặt.

Việc bé sơ sinh bị khô da mặt là hiện tượng chung xảy ra ở tất cả các trẻ ngay cả người lớn cũng thường hay gặp phải. Khi phát hiện những dấu hiệu khác lạ trên da của con nên đưa đi khám và lắng nghe những tư vấn của chuyên gia y tế. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp các mẹ có thể giúp ích các mẹ trong việc nuôi dạy trẻ.

hăm da ở trẻ

Những điều cần biết về hăm tã ở trẻ

Hăm tã là bệnh lý ngoài da tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Hăm tã có thể xảy ra khi các mẹ dùng tã giấy hay tã vải. Thông thường, dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã là do lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

1. Nguyên nhân gây hăm tã

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã ở trẻ, nhưng thông thường nhất là do:

– Vùng da tiếp xúc với tã bị ẩm trong suốt thời gian dài. Nước tiểu là vô trùng, tuy nhiên những vi khuẩn trên da bé có thể sẽ bị phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây dị ứng cho da khiến da bé mẩn đỏ.

– Tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Bởi khi bị tiêu chảy nếu các mẹ không thay kịp thời có thể ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên. Chính vì vậy, đây chính là cơ hội để những vi khuẩn gây hăm tã xuất hiện và phát triển.

– Do da bé quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn thực phẩm làm bé dị ứng và gây nên tình trạng hăm tã.

– Tã mẹ dùng cho bé là các loại tã có chất liệu thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.

– Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.

hăm tã ở trẻ là căn bệnh phổ biến

Hăm tã ở trẻ rất hay gặp đặc biệt là trẻ sơ sinh

2. Các triệu chứng hăm tã ở trẻ

– Bé khó chịu, ngủ không thẳng giấc và quấy khóc.

– Phần da tiếp xúc trực tiếp với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, xuất hiện những nốt li ti màu trắng và nổi mẩn đỏ.

– Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt tùy vào cơ địa mỗi bé

– Xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây khiến bé sẽ rất đau và khó chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

3. Các cách chữa hăm tã ở trẻ

a. Chữa hăm ở trẻ bằng lá chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong các cách trị hăm tã ở trẻ. Kể cả trà túi hay trà xanh là một trong những cách giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương vô cùng hiệu quả.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc bôi trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc các mẹ có dùng nấu nước trà xanh rồi tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước sạch. Trong trà xanh có chất có tính sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh hiệu quả bám trên da của trẻ.

hăm tã ở trẻ chữa bằng trà xanh

Trà xanh có công dụng chữa hăm tã ở trẻ hiệu quả

b. Chữa hăm tã bằng cây mã đề

Cây mã đề chữa hăm tã ở trẻ rất tốt, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Dùng một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối để ráo. Sau đó vò nát, hoặc dùng cối giã nát rồi thoa nhẹ nước lên da bé. Tác dụng cây nước cây mã làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

c. Chữa bằng búp Ổi non

Đây là cách trị hăm tã ở trẻ được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần lấy 2-3 búp ổi, sau đó rửa sạch và giã nhuyễn, rồi đắp lên vùng da hăm của bé. Kiên trì thực hiện ngày 2-3 lần trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy những dấu hiệu hăm tã ở trẻ thay đổi đáng kể

d. Chữa hăm tã ở trẻ bằng lá trầu không

Trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí. Trầu không có rất nhiều tác dụng như: kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 4 – 5 lá trầu không đem rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch thấm qua nước lá trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé. Các mẹ nên liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng 3-4 lần, chắc chắn chứng hăm tã ở trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.

Những mối nguy hiểm khi bé bị muỗi đốt mà các mẹ nên biết

Có rất nhiều loại côn trùng khác nhau có thể tấn công trẻ nhỏ vì các bé chưa có khả năng tự bảo vệ. Đặc biệt là vào mùa hè thời tiết thuận lợi cho côn trùng sinh sôi, nảy nở thì bé càng dễ gặp nguy hiểm hơn. Loại phổ biến và hay gặp nhất ở nước ta là muỗi.

Muỗi có ở tất cả mọi nơi từ thành thị cho tới nông thôn, càng những khu vực không đảm bảo vệ sinh thì chúng càng có nhiều. Vậy khi bé bị muỗi đốt bé sẽ gặp những mối nguy hiểm nào, bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Các triệu chứng khi bị muỗi đốt

Thông thường triệu chứng sau khi bị muỗi đốt, da bé có những dấu hiệu như: ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau vài ngày.

Một số trường hợp vết đốt mọng nước, ngứa, bé gãi dẫn đến trầy da khiến vết muỗi đốt lâu lành, đôi khi thành sẹo, một thời gian dài mới hết. Bị muỗi cắn, ngoài bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ… bé có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, viêm não…

trẻ bị muỗi đốt

Muỗi cắn có thể dẫn đến sốt xuất huyết

2. Cách phòng ngừa muỗi đốt

Những vết cắn của côn trùng thường khiến làn da mỏng manh của bé sưng đỏ, viêm tấy… Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, phòng ngừa muỗi đốt cho con là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Một số cách phòng tránh như sau:

  • Mặc quần áo sáng màu cho bé: Muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối, do đó, mặc quần áo sáng màu cho bé là phương pháp phòng trừ bị muỗi đốt đơn giản, hiệu quả.
  • Tránh các mùi thơm: Muỗi cũng bị thu hút bởi một số mùi hương cơ thể. Vì lý do này mà muỗi thường lựa chọn đốt một số cá nhân hơn những người khác trong đám đông. Vì vậy, không nên sử dụng xà phòng thơm, dầu gội… nước hoa cho trẻ.
  • Luôn giữ cho bé sạch sẽ: Những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công bởi thế nên lưu ý luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ.
  • Mắc màn và kiểm tra trước khi đi ngủ là cách phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả nhất.

triệu chứng muỗi đốt

Mắc màn trước khi đi ngủ là cách phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả

3. Cách trị khi bị muỗi đốt

Những nốt muỗi đốt trên da trẻ, có thể áp dụng những phương pháp dân gian an toàn dưới đây để đặc trị hiệu quả.

3.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh làn da còn non nớt và dễ dị ứng với các loại côn trùng bởi sức đề kháng của trẻ kém, chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Nếu lỡ để muỗi cắn trẻ thì mẹ có thể chữa trị bằng một số mẹo chữa muỗi đốt cho bé an toàn như sau:

  • Dùng sữa mẹ: Bạn vắt chút sữa mẹ rồi bôi trực tiếp lên nốt muỗi đốt và xoa nhẹ, một lúc lại bôi, bôi nhiều lần nốt muỗi đốt sẽ dịu đi.
  • Dùng mật ong nguyên chất: Bạn thoa trực tiếp mật ong vào chỗ muỗi đốt cho bé và mát xa nhẹ, mật ong có khả năng kháng viêm hiệu quả, những nốt mẩn đỏ sẽ dần biến mất.
  • Dùng sữa ong chúa (nếu có): Bạn bôi trực tiếp sữa ong chúa lên vùng da của bé, sữa ong chúa cũng có chứa nhiều kháng thể giúp chữa trị và ngăn ngừa viêm nhiễm cho bé.
  • Dùng kem đánh răng có chứa bạc hà: Thoa chút kem đánh răng vào nốt muỗi đốt cho bé, bạc hà trong kem đánh răng sẽ giúp bé không bị ngứa và giảm phù nề, sưng đỏ do muỗi gây ra.

3.2. Với những bé lớn hơn

Với trẻ lớn hơn thường vui chơi trốn tìm, hoặc tìm tòi những đồ dùng vật dụng trong nhà để làm đồ chơi, đó là cơ hội dễ dàng để những chú muỗi đói meo bụng tấn công bé. Mẹ hãy áp dụng một vài mẹo chữa muỗi đốt cho bé đơn giản sau:

  • Dùng đá viên: Lấy viên đá trong tủ, trườm luôn vào nốt muỗi đốt. Cách này giúp bé không bị ngứa và nổi cục.
  • Dùng dầu khuynh diệp hoặc nước muối tinh pha đặc: khi muỗi đốt xong các mẹ xoa càng sớm càng tốt dầu khuynh diệp hoặc nước muối, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch đi.
  • Dùng khoai tây, nước cốt chanh, lá bạc hà, lá tía tô: Với khoai tây, lá bạc hà và lá tía tô, bạn vò nát rồi đắp trực tiếp lên chỗ muỗi đốt, nước cốt chanh xoa trực tiếp lên chỗ muỗi đốt.
bé bị nẻ mặt bôi gì

Các mẹ đã biết: bé bị nẻ mặt bôi gì?

Bé bị nẻ mặt bôi gì là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh đặc biệt là vào thời tiết giá lạnh. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc có tính năng phòng chống được bệnh lí này nhưng không phải bé bị nẻ mặt bôi thuốc gì cũng khỏi. Dưới đây là 4 cách trị nẻ mặt cho bé được phần đại đa số người lớn tin dùng, mời các mẹ có thể tham khảo.

1. Dầu dừa

Dầu dừa chính là câu trả lời cho câu hỏi bé bị nẻ mặt bôi gì. Đây là một trong các loại sản phẩm thiên nhiên an toàn nhất, dễ kiếm, dễ dùng để mẹ bỉm sữa có thể trị nẻ mặt cho bé. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương cho da của trẻ là từ những thay đổi bất thường từ thời tiết. Thay vì băn khoăn tìm kiếm cho con thuốc chữa nẻ mặt chúng ta có thể tuyệt đối tin tưởng vào công dụng mà dầu dừa mang lại. Mẹ chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ rồi thoa đều trong lòng bàn tay và bôi lên toàn bộ vùng mặt của trẻ nhất là môi, hai má. Mỗi ngày nên dùng dầu dừa từ 1-2 lần để giữ độ ẩm cho da trẻ. Tác dụng lớn nhất mà dầu dừa mang đến là chống oxy hóa, kháng viêm, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho da mặt bé.

bé bị nẻ mặt bôi gì

Dầu dừa là nguyên liệu không thể thiếu cho da bé

2. Sữa

Sữa cũng là một trong những giải pháp được các mẹ lựa chọn bé bị nẻ mặt bôi gì? Xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa, sữa mẹ và các loại sữa có nguồn gốc từ động vật cũng có khả năng trị nẻ mặt khá hữu ích. Sữa mẹ có tác dụng thần kì trong việc thay thế thuốc, mỹ phẩm hay thực phẩm. Mùa đông đến khiến nhiều mẹ phải kêu trời vì nứt nẻ. Hãy thoa nhẹ sữa mẹ lên mặt bé giúp da con được mềm mịn, dưỡng ẩm tốt. Sữa mẹ hoặc các loại sữa chua, sữa không đường có thể trộn hỗn hợp cùng mật ong, yến mạch sẽ nhanh chóng giúp làm mềm và trắng da.

3. Cà chua

Cà chua vốn dĩ không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà còn là thần dược để đắp lên da bị nẻ cho bé nhất là trẻ sơ sinh. Đây là loại quả chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể duy trì được độ đàn hồi của da nhất là với các bé gái cà chua còn có thể tái tạo hồng cầu, các thành mạch máu và làm đẹp cho các con. Sau khi thái lát mỏng mẹ hãy đắp trực tiếp lên mặt trong khoảng thời gian từ 10- 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Mặt nạ từ cà chua cung cấp các chất quan trọng cho da mặt nhất là bổ sung vitamin để trẻ không bị khô da, bong vảy hoặc rỉ máu. Bên cạnh đó nước ép từ cà chua có thể cho bé uống đấy nha! Đây cũng là gợi ý hoàn hảo cho câu hỏi bé bị nẻ mặt bôi gì?

bé bị nẻ mặt bôi gì

Cà chua là nguyên liệu cho da bé

4. Mật ong

Mật ong là bài thuốc không thể không nhắc tới cho câu hỏi bé bị nẻ mặt bôi gì. Nếu bé bị nẻ mặt mẹ đừng lo lắng chỉ với 3 thìa sữa tươi và 1 thìa mật ong pha loãng rồi đắp lên những vùng da trẻ bị tổn thương từ 10-15 phút. Không nên lạm dụng quá nhiều hỗn hợp này trong tuần chỉ nên thoa 2-3 lần là vừa đủ. Nhiều trẻ thường hay bị dị ứng với mật ong khi đó nên ngưng sử dụng và chuyển sang phương pháp trị liệu khác.

5. Nha đam

Nha đam là một trong những nguyên liệu cho làn da khô, nứt nẻ. Nhựa của nha đam có thể hơi ngứa vì thế trước khi dùng nha đam để đắp lên mặt hãy đảm bảo rằng mẹ đã rửa sạch lá bằng nước muối loãng đồng thời diệt vi khuẩn. Các mẹ có thể lấy bột nghệ, sữa chua hoặc đu đủ để trộn lẫn thành hỗn hợp làm đẹp. Mẹ chỉ cần cho một chút gel lô hội( nha đam) vào đu đủ nghiền nhuyễn nhiên liệu để tạo thành mặt nạ không bị nhão hay quá khô. Thoa đều lên mặt trẻ trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm để làm sạch mặt và các tế bào chết trên da.

Hi vọng với những thông tin đã nêu ở trên giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bé bị nẻ mặt bôi gì? Mong rằng các mẹ sẽ biết áp dụng đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất như mong muốn. Chúc các bé sẽ luôn mạnh khỏe.