Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị khô da

Nguyên nhân làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt

Trẻ sơ sinh vốn không có sức đề kháng cao như người lớn. Vì thế những ngày đầu mới chào đời khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay khắc nghiệt của thời tiết da bé rất dễ bị ảnh hưởng đặc biệt là ở vùng mặt. Trước tình trạng đó, người lớn thường hay thắc mắc lí do gây khô da cho con. Dưới đây sẽ là một vài thông tin nêu rõ được nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị khô da mặt.

1. Thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất chiếm 80% làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt. Nước ta nằm trong khu vực chịu tác động của khối không khí lạnh và hướng gió mùa. Mùa đông tới, sương gió độc hại dễ khiến trẻ không  thể nhanh chóng kịp thích ứng được nên bong da, nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy. Phần lớn trẻ nhỏ bị khô da vào mùa này lúc mà nhiệt độ đã giảm đi và độ ẩm còn lại ít hơn trên cơ thể các bé. Nếu ra ngoài trời vui chơi để con tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không có khẩu trang, quần áo bảo vệ thì trẻ rất dễ bị chi phối.

bé bị khô da

Bé sơ sinh bị khô da là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Da của trẻ

Da của bé cũng không có khả năng giảm thiểu được tình trạng khô da tốt như người lớn chúng ta. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có một lớp bao phủ màu vàng hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây. Khi ra đời lớn lên dần dần lớp bảo vệ đó sẽ không còn tồn tại mà sẽ tự mất đi khiến cho cơ thể trẻ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chính vì thế mà da mặt trẻ dễ bị khô, bong vảy, nổi mần, nhăn nheo thậm chí là có những kẽ nứt gây đau rát, rỉ máu. Hiện tượng bé sơ sinh bị khô da mặt không phải là bệnh lý về da quá nghiêm trọng nên cách điều trị nó cũng không tốn nhiều thời gian và công sức.

bé sơ sinh bị khô da mặt

Khô da khiến bé vô cùng khó chịu

3. Không chăm sóc trẻ đúng cách

Nhiều khi sự quan tâm và chăm sóc không đúng cách hay có thể là thờ ơ với con cũng làm cho bé sơ sinh bị khô da mặt. Hàng ngày thói quen ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cho trẻ thường qua loa không kĩ lưỡng đã vô tình gây ra nhiều hệ quả không như mong muốn. Bố mẹ thường kéo dài thời gian tắm rồi dùng nước quá nóng. Trong nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đã đun sôi đã nguội hơi ấm để lau mình cho bé. Bên cạnh đó nên cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm dầu gội đầu, bánh xà phòng tắm có chiết xuất từ tự nhiên giúp trẻ không bị dị ứng, viêm da. Người lớn nên chọn cho con các loại quần áo có chất vải mềm mịn, thoáng mát không cọ xát vào da. Thỉnh thoảng có thể rửa mặt cho bé bằng nước muối nhưng pha thật loãng để giữ ẩm cho da, làn da đỡ khô nhưng không được dùng quá nhiều nếu không sẽ bị phản tác dụng.

4. Lạm dụng điều hòa quá nhiều

Không giống người lớn, trẻ nhỏ có sức đề kháng rất kém khi tiếp xúc với các thiết bị nhiệt điện đặc biệt là điều hòa. Không nên để nhiệt độ quá thấp so với nền nhiệt độ ở ngoài trời mức ổn định trung bình tốt nhất cho sức  khỏe là 28 độ c, như thế trẻ sẽ không bị sốc nhiệt và có thể dễ dàng thích nghi khi đi ra ngoài mà bố mẹ không cần phải lo lắng. Buổi sáng nên mở cửa sổ đến trưa nắng hãy bật khoảng 30 phút đến một tiếng để phòng ngủ của con được thoải mái, dễ chịu hơn.

Chúng ta nên bật điều hòa trước khi cho bé ngủ khoảng một tiếng , sau đó điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho con. Điều hòa là thiết bị dễ sử dụng nhưng sử dụng nó như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe là việc làm mà mỗi người cần nắm rõ. Nên tắm và lau sạch mồ hôi  trước khi đưa trẻ vào phòng ngủ. Cần cài đặt cho bé một chế độ điều hòa hợp lí nhất ,tắt khi không cần đến.

Ngoài những nhân tố chủ quan và khách quan cơ bản trên còn có vô vàn yếu tố bên cạnh khác gây nguy hại cho da mặt trẻ. Dù là ở góc độ nào thì chúng ta cũng phải kịp thời phát hiện để tránh mắc vào. Hi vọng thông tin nêu trên đây đã giúp các ông bố, bà mẹ có thêm những kĩ năng để chăm sóc cho làn da của bé.

bé bị khô da phải làm sao

Tìm hiểu bé bị khô da phải làm sao?

Dạo gần đây, rất nhiều mẹ đặt ra câu hỏi bé bị khô da phải làm sao?. Đây là câu hỏi không quá khó khăn để trả lời song các mẹ cần thực hiện theo đúng cách và phải nắm rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân khiến người lớn phải đưa ra thắc mắc bé bị khô da phải làm sao sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.

1. Thời tiết là nguyên nhân gây nên tình trạng khô da ở trẻ

Thời tiết ở miền Bắc Việt Nam rất khắc nghiêt nhất là trong mùa đông lạnh giá, sương gió đây chính là nguyên nhân làm cho da trẻ bị khô. Khi bé ra ngoài mà không được trang bị quần áo, gang tay, tất chân cẩn thận sẽ khiến sương bám vào làn da của trẻ từ đó gây khô da. Hoặc gió cũng làm cho độ ẩm bị bay đi mất. Chính vì thế mà trước những sự thay đổi của thời tiết bất thường chúng ta cần bảo vệ hết sức cẩn thận và hạn chế đưa trẻ ra ngoài nhất là vào sáng sớm cũng như buổi tối. Đây là hai thời điểm dễ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

bé bị khô da phải làm sao

2. Tắm cho bé bằng nước quá nóng

Mùa đông nước lạnh nên mẹ thường tắm cho bé bằng nước nóng nhưng nếu  nhiệt độ trong nước quá cao sẽ làm da bé trở nên khô hơn. Khi tắm cho bé , mẹ nên kiểm tra thật chắc chắn là nước đã đủ độ ẩm hay chưa? Có thể dùng tay để cảm nhận mức nước. Lưu ý nên pha nước tắm bằng nước đã đun sôi để nguội để diệt bỏ vi khuẩn trong nước, ngăn ngừa sự lão hóa và tổn thọ của da. Trước khi đặt bé vào chậu cần kết hợp dung dịch muối loãng hoặc vài lát chanh mỏng rồi sau đó dùng một chiếc khăn sạch dưới đáy chậu tránh tình trạng khi tắm bé bị té. Như vậy quá trình tắm cho trẻ bằng nước quá nóng sẽ không đem lại lợi ích tốt cho da dẻ của bé.

3. Sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp

Da trẻ sơ sinh thường hay nhạy cảm nếu mẹ bôi cho trẻ các loại kem dưỡng ẩm không đúng hay không phù hợp với làn da sẽ gây ra những kích ứng để lại hậu quả như dị ứng, đau xót, chảy máu, mưng mủ,… Trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau mẹ hãy chọn các loại kem có thành phần không làm cho bé bị dị ứng. Bên cạnh đó cũng không nên lạm dụng thuốc nhiều vì thói quen đó thường làm cho lỗ chân lông không thể giãn nở bình thường.

bé bị khô da phải làm sao

4. Lạm dụng quạt sưởi, điều hòa, nhiệt độ

Các thiết bị nhiệt điện như quạt sưởi, đèn sưởi, điều hòa,…. là tác nhân chính gây khô da cho trẻ. Mẹ không nên bật đèn sưởi khi đang tắm cho con mà nên sử dụng khi đã mặc quần áo cho bé khoảng 10-15 phút. Trước khi ra khỏi phòng mẹ cũng nên tắt điều hòa từ 15-20 phút giúp bé có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường bên ngoài.

5. Không dưỡng ẩm cho da bé

Da bé non nớt nên cần được chăm sóc nhất là cung cấp đủ độ ẩm. Sau một thời gian dài, lớp nhờn dưới da làm cho da bé bị khô. Mẹ nên dưỡng ẩm da bằng cách thoa các loại thuốc, kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên không gây mẫn cảm cho bé. Hoặc cũng có thể thông minh khi dùng dầu dừa, mật ong, oliu,..để hạn chế hiện tượng bé bị khô da phải làm sao?

Trên đây là một số thông tin về khô da ở trẻ nhỏ. Thay vì luôn đặt ra những câu hỏi như bé bị khô da phải làm sao thì mẹ có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến da từ đó biết cách phòng chống cho con mình nhé! Chúc các mẹ sẽ thành công.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Những điều nên làm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi rất quan trọng cần có sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn. Làn da của bé sơ sinh non yếu chính vì thế mà giai đoạn mới ra đời bé chưa thể thích nghi được với môi trường mới. Trẻ bị hăm tã là một trong những nỗi lo của các mẹ. Khi bị hăm mẹ nên cần làm những gì để có thể nhanh chóng trị hăm cho con dứt điểm.

1. Tìm hiểu những thông tin về hăm da ở trẻ

Bước quan trọng nhất khi muốn chữa trị bất kì một loại bệnh lí nào chính là hiểu rõ được về gốc rễ, triệu chứng và hệ lụy của bệnh và hăm da cũng thế. Đây là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng, bẹn, kẽ ngón bàn tay, bàn chân,… biểu hiện của nó là nổi các u hạt lan tỏa, mần đỏ, ngứa ngáy, da bị bong tróc,… nghiêm trọng nhất là đau rát, lở loét, đọng dịch. Hăm da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc cũng có thể ở những ai có cơ địa suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường. Đối với trẻ sơ sinh, hăm da chủ yếu có nguồn gốc từ kích ứng tã, bỉm. Môi trường chất thải là tác nhân chính gây hăm da ở trẻ sơ sinh. Cũng có thể là do mẹ và bé dùng thực phẩm lạ chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị ỉa chảy thường xuyên, viêm nấm,… Khi đã có những kiến thức căn bản về hăm da chắc chắn chúng ta sẽ có thể đưa ra những cách chữa tốt nhất cho trẻ.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

2. Chú ý đến việc thay tã, bỉm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Hăm da là bệnh lành tính vì thế không khó chữa chúng ta cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh thay tã, bỉm cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và thay bỉm. Trước khi mặc bỉm chỉ nên sử dụng một lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã tạo nên lớp màng có khả năng bảo vệ cho vùng nhạy cảm của trẻ. Vì thế khi mua tã, bỉm cho trẻ chúng ta cần lựa chọn loại phù hợp với da bé, không dùng hàng không có nguồn gốc rõ ràng. Chú ý bôi kem chống hăm cho trẻ 2-3 lần/ngày không dùng ngón tay của bàn tay đã thoa thuốc lên vết hăm để lấy thuốc tiếp để đảm bảo an toàn vệ sinh. Lau khô thân hình trước khi bôi thuốc chống hăm cho trẻ. Trường hợp nặng tốt nhất là nên đưa bé đến các cơ sở y tế để có thể điều trị kịp thời và đúng cách.

chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Điều mà chúng ta có thể giúp các bé ngăn ngừa được tình trạng hăm da trước hết vẫn là phòng bệnh. Qua thói quen ăn uống, vui chơi sinh hoạt hàng ngày mẹ có thể chăm sóc để bé không bị hăm da. Hăm da hay bị vào mùa hè như vậy nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thay đổi thường xuyên. Nên giặt quần áo ngay sau khi thay ra, tránh đồ ẩm ướt. Hạn chế việc dùng chung đồ cá nhân với các trẻ cũng bị hăm để tránh lây lan. Khi da tiết ra nhiều mồ hôi có thể lấy phấn rôm thoa lên cơ thể trẻ. Tùy từng trường hợp mà không nên lạm dụng phấn quá nhiều có thể làm bệnh ngày càng lở loét nghiêm trọng hơn.

Như vậy với những điều nên làm khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh ở trên thì các mẹ đã yên tâm hơn rồi chứ. Chúc các mẹ thành công trong việc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh.

Mẩn ngứa sau Tết ở trẻ trên quê hương sông nước

Không giống như các thành phố thưởng thức vị Tết trong không khí ồn ào, náo nhiệt , cái Tết của những người dân miền Tây sông nước lại rất yên bình và lặng lẽ. Đây cũng là dịp hiếm hoi mọi người trong gia đình tập trung đầy đủ với nhau, vui nhất chính là những đứa trẻ thơ.

Vui bởi có lẽ, đây là khoảng thời gian chúng được nghỉ dài ngày nhất. Vui bởi ngày tết là những ngày chúng được mặc đồ mới, được lì xì, được cười thả ga, được vui chơi thỏa thích mà không bị la rầy. Những nụ cười hồn nhiên, trong veo như nụ cười của Tết.

Ngày Tết trên miền quê sông nước

Đối với trẻ nhỏ, vui là vậy nhưng với người lớn, những bậc làm cha mẹ, thì thời gian này có lẽ là giai đoạn tất bật và lo toan nhiều nhất sau suốt một năm làm lụng. Ngoài công việc, tất bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị các nghi lễ cho Tết, còn luôn phải để ý trông chừng con nhỏ, bởi “miền Tây sông nước, không để ý cẩn thận con dễ gặp nguy hiểm”.

Chị Thuận (ở Thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) hàng ngày buôn bán trên chợ nổi Ngã Năm, bình thường gửi con ở lớp, chị yên tâm buôn bán. Nhưng đến ngày gần Tết, con được nghỉ lớp, bé Lúa (3 tuổi) ngày ngày theo mẹ trên những ghe thuyền bập bềnh chất đầy hoa quả. Sức khỏe của bé thuộc diện đề kháng tốt, nhưng tiếp xúc với nước nhiều, con cũng hay mắc các bệnh về da. Chị Thuận kể: “Bé Lúa quen với sông nước từ khi còn trong bụng mẹ nhưng mỗi lần cùng mẹ đi chợ, con nghịch nước mà nước ở khu vực chợ rất bẩn thành ra con ngứa ngáy khó chịu suốt, rồi mẩn đỏ hết cả vùng da nhưng ngày Tết, ai cũng tất bật lo kiếm chút tiền sắm sang thêm cho nhà nên ít có thời gian quan tâm con đến giờ sau Tết cả chục ngày rồi mà vẫn còn ngứa và để lại vết thâm”.

Từ nhỏ đến lớn, các bé đều khó chịu khi bị muỗi đốt mẩn ngứa làm phiền

Không riêng gì bé Lúa, những đứa trẻ khác ở khu vực sông nước cũng thường mắc các bệnh về da. Ngoài mẩn đỏ, dị ứng, các con còn bị côn trùng đốt, trên người lúc nào cũng có vết thâm. Có lẽ chính sự lo toan, vất vả của người dân nơi đây nên khiến những đứa trẻ đều dạn dĩ hơn tuổi. Chị Liên, mẹ cu Thóc (3,5 tuổi) chia sẻ: “Công việc vất vả nên nhiều khi không để ý đến con, ngày tết mua cho con được tấm áo, manh quần, bé Thóc vui lắm, ôm khư khư chạy đi khoe khắp xóm. Đến khi mặc thử cho con thấy trên người chi chít vết côn trùng đốt rồi cả vết thâm cũ lẫn mới. Bé gãi đến trợt cả da, rớm máu mãi không khỏi. Tết đến mà da con cứ thế này cũng thấy buồn, đến tận giờ vẫn chưa hết được”.

Và, niềm vui chợt đến, “giải cứu” làn da vốn đầy những vết thâm, trầy xước do nghịch ngợm của cu Thóc, dì của bé đi làm trên Sài Gòn, nghe có sản phẩm Kem EmBé chuyên biệt an toàn cho da bé liền mua về cho cu Thóc xài. Chẳng ngờ các vết trầy xước trên da con liền lại nhanh và cũng không để lại thâm sẹo. Muỗi đốt ngứa ngáy khó chịu, cu Thóc tự lấy Kem EmBé để bôi liền hết ngứa và cũng không còn sưng đỏ.

“Thần kỳ thật, xức Kem EmBé vào da con hết ngứa liền, các vết thâm sẹo trên da cũng mờ dần và hết hẳn. Thấy tốt và tiện, tui bảo hàng xóm cho bọn trẻ xài cái này, mẩn ngứa, dị ứng, côn trùng đốt đều dùng được hết. Mà bọn trẻ cũng thích vì vẻ ngoài có hình ngộ nghĩnh, gần gũi và trông rất đáng yêu. Tết này con tha hồ chạy nhảy vui đùa, khỏi lo hư da” – mẹ cu Thóc hào hứng.

Từ giờ các bé yên tâm vì đã có kem EmBé là người bạn đồng hành

Chị Thuận, mẹ bé Lúa cùng quan điểm: “Ngoài tấm áo manh quần ra, năm nay phải sắm thêm tuýp Kem EmBé để bảo vệ da con. Chẳng cứ là dịp Tết, mà từ giờ trở đi, lúc nào cũng sẽ có Kem EmBé này trong nhà, an tâm hơn mỗi khi con bị mẩn đỏ, dị ứng”.

Đối với bọn trẻ nhỏ miền sông nước này, 3 ngày tết tuy không nhiều nhưng lại là những ngày vui nhất mà bất cứ đứa trẻ nào cũng háo hức mong chờ. Vì vậy, hãy cùng Kem EmBé mang lại cho con một cái Tết với niềm vui trọn vẹn, ấm áp bên gia đình.