Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Độc chiêu trị hăm tã cho cặp sinh đôi của mẹ Hà Nội

“Có khoảng thời gian đêm nào hai vợ chồng cũng phải thức để xoa ngứa, đau cho con. Mỗi người bế một bé đi dong khắp nhà mà con vẫn quấy khóc suốt khiến hai vợ chồng ngày đêm mệt mỏi, không còn tâm trí làm gì”

Đó là chia sẻ của chị Trịnh Thu Huyền (32 tuổi) tại Hà Nội. Chị Huyền lập gia đình từ năm 23 tuổi nhưng phải đến 6 năm sau chị mới hạ sinh một cặp sinh đôi bụ bẫm đặt tên là Ngân Hà và Ngân Khánh.

Con bị hăm tã, mẹ lo lắng không yên

Niềm vui nhân đôi khi sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, gia đình chị Huyền được đón hai cô công chúa nhỏ đáng yêu. Có lẽ vì thế, những khó khăn, vất vả của vợ chồng chị Huyền trong quá trình nuôi con đều tăng lên gấp nhiều lần. Chăm hai cô con gái nhỏ đã vất vả, con bị bệnh lại càng vất vả hơn bởi cứ một đứa bị làm sao, đứa còn lại cũng sẽ không tránh khỏi.

Sinh đôi là cảm giác tuyệt vời nhưng chăm sóc 2 con cùng lúc rất vất vả

“Khổ nhất là vào những ngày mùa đông, trời rét buốt nên buộc mình phải đóng bỉm cho con 24/24, rửa vệ sinh cho con cũng phải cẩn thận vì sợ con nhiễm lạnh. Cũng vì thế mà hai con bị hăm da cấp độ 3, các nốt đỏ trên da con cứ thể đậm lên, con đau rát, khó chịu nên quấy khóc suốt” – chị Huyền kể về những ngày đầu khi con bị hăm tã.

Chia sẻ về cách trị hăm tã cho hai bé ngày đó, chị cho biết: “Khi ấy, con mới được 4 – 5 tháng, hăm da nổi đỏ khắp, rồi còn bị cả chàm sữa, con khó chịu nên cứ ngọ ngậy và khóc um cả ngày. Hai vợ chồng thay phiên nhau bồng bế, dỗ dành rồi xoa cho con nhưng cũng không hiệu quả là bao, mệt quá con mới nín khóc và thiếp đi nhưng giấc ngủ không sâu.

Rồi vô tình được người bạn làm trong ngành dược đến chơi, thấy hai bé bị hăm da, nên giới thiệu cho sản phẩm Kem EmBé đã được chứng minh an toàn và có thành phần thảo dược là Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã về thoa cho con vì nó hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy, mẩn ngứa, … Từ đó, mình mua về để thoa cho con”.

Kem EmBé  – Địa chỉ đáng tin cậy của mẹ

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả, chị còn chia sẻ thêm, nếu trẻ bị rôm sảy hay muỗi đốt, mẩn ngứa, chỉ cần thoa lên vùng da bị tổn thương của con 3 – 4 lần/ ngày, da của bé sẽ nhanh chóng trở lại mịn màng như trước.

Hai bé yêu nhà chị Huyền luôn vui vẻ tinh nghịch chẳng còn lo các vấn đề về da!

Chị Huyền cũng chia sẻ một lưu ý đặc biệt khi vệ sinh cho bé lúc bị hăm tã. Chị nói: “Cần ngưng dùng sản phẩm vệ sinh da hay phấn hàng ngày khi con bị hăm tã. Vì có lần tắm cho hai bé xong, chỗ con bị hăm nó sưng đỏ lên, con khóc suốt cả buổi tối, hoảng quá sáng 2 vợ chồng bồng con lên viện khám thì bác sĩ nói không được dùng sản phẩm vệ sinh da hàng ngày và phấn khi da con đang tổn thương, vì trong đó có chất tẩy rửa, kháng khuẩn, tạo mùi,… làm da dị ứng nặng hơn, da khoẻ mạnh mới dùng lại để tắm rửa hàng ngày cho bé. Cho nên từ đó, sau khi vệ sinh da sạch sẽ cho con xong, mình chỉ dùng Kem EmBé để thoa. Chất kem có mùi thơm dịu nhẹ, dễ sử dụng nên con thích dùng.

Cả gia đình luôn hạnh phúc bên hai cô công chúa đáng yêu

Nhìn hai đứa bé khỏe mạnh vui đùa cùng nhau, người làm mẹ như chị Huyền không giấu nổi niềm hạnh phúc. Chị cũng chia sẻ về cách điều trị hăm tã của con cho người thân, bạn bè, hàng xóm và đều thấy phản hồi tốt. Giờ, dù hai bé đã không còn hăm tã nữa nhưng Kem EmBé vẫn luôn hiện diện trong tủ thuốc gia đình chị để mỗi khi hai con bị vấn đề về da, chị cũng có “vũ khí” giúp da con luôn khỏe mạnh.

 

bé bị nẻ mặt

Làm thế nào để biết bé bị nẻ má hay chưa?

Sinh con, nuôi con và chăm sóc cho trẻ luôn có được sự phát triển toàn diện về tất cả mọi mặt là vấn đề quan trọng được các bậc cha mẹ quan tâm. Bên cạnh đó những lo ngại từ các bệnh lí mà bé thường gặp cũng gây trở ngại rất lớn. Trong chúng ta đã có ai tìm hiểu việc bé bị nẻ má là do những nguyên nhân từ đâu và cách nhận biết nó chưa? Dưới đây chính là câu trả lời đấy!

1. Nguyên nhân khiến cho bé bị nẻ má

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc bé bị nẻ má. Tại sao lại nói như thế? Sự thay đối bất thường của khí hậu cùng với mùa rét hại, rét đậm của trời vào đông thường vô cùng độc hại cho da bé. Khi ra đường bé không đeo khẩu trang dưới làn sương mù dày đặc và môi trường hanh khô trẻ rất dễ bị nẻ má. Có những ngày nhiệt độ còn dưới 9 độ c thậm chí là âm độ chứng tỏ khối không khí lạnh không hề tốt đối với sức khỏe của bé. Bé thường bị nứt nẻ má, bong môi, hai má đỏ ửng.

bé bị nẻ má

Thói quen ăn uống hàng ngày của bé cũng là một nhân tố tác động đến nẻ má ở trẻ mẹ nhé! Bữa ăn hàng ngày của bé không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý từ 4 nhóm thực phẩm: chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin, các khoáng chất cơ thể trẻ rất dễ bị thiếu chất và mắc các bệnh như thiếu máu, suy dinh dưỡng, trí nhớ không thông minh, khô da,… Vì thế mà chúng ta cần lưu ý đến việc cho trẻ ăn mỗi bữa cần khoa học, hợp lý.

Tất cả các cơ quan trong bé phát triển chưa đầy đủ có chăng chỉ là sự mỏng nhẹ, non nớt và yếu kém. Vì thế khi gặp sự chi phối của bất cứ một thứ gì cơ thể bé khó có thể thích nghi đế phản kháng lại.

Quá trình tắm giặt, vệ sinh cơ thể không đúng cách cũng làm cho bé bị nẻ má. Không chỉ ở má, bé còn bị nẻ môi, nẻ chân, nẻ tay và khắp cơ thể thậm chí là các kẽ nứt nẻ còn rỉ máu gây đau rát. Khi tắm mẹ thường tắm quá lâu, nước quá nóng, rửa mặt cho bé không sạch làm cho da càng khô hơn. Nếu không chăm sóc kĩ da bé sẽ không được mềm mịn, hồng hào sần sùi không khác gì da của những người lớn khi phải lao động vất vả.

bé bị nẻ mặt đau rát

2. Dấu hiệu nhận biết bé bị nẻ má

Các hiện tượng thay đổi bên ngoài của da nhất là vùng má chính là cơ sở để chúng ta khẳng định bé bị nẻ má. Khi nẻ má, trẻ sơ sinh bị khô da dẫn đến nẻ, hai má hồng đỏ, ngứa bong da và đau rát nặng hơn là chảy máu. Nếu ở mức độ nặng, bé sẽ mắc phải các bệnh khác về da như chàm, da liễu, vảy cá,…. ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mĩ của bé.

Ngoài những nguyên nhân và dấu hiệu cơ bản đã nêu trên còn có rất nhiều những yếu tố trực tiếp và gián tiếp khác ít nhiều chi phối đến việc bé bị nẻ má. Điều cốt yếu là các mẹ cần phải nắm rõ được gốc rễ của nẻ má để kịp thời điều trị cho bé nhanh khỏi.

Mật ong là cách giúp trẻ sơ sinh bị khô da mặt hiệu quả

Các phương pháp chữa trẻ sơ sinh bị khô da mặt

Khô da mặt là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết trẻ nhỏ đều bị khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa đông. Khi đó da mặt của bé luôn bị khô ráp, sần sùi và có cảm giác ngứa ngáy. Bởi vậy mà bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ những cách làm đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị khi trẻ sơ sinh bị khô da mặt nhé!

1. Dùng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu để bổ sung cho trẻ nhưng bên cạnh đó nó cũng có khả năng chữa khô da cho trẻ rất tốt. Sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin giúp dưỡng ẩm và ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn độc hại cho da của bé. Tuy nhiên, cũng chỉ nên dùng một vài giọt để bôi lên mặt trong 10-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bằng việc lấy sữa mẹ để điều trị cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt chắc chắn bé sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng.

dùng sữa mẹ là cách giúp trẻ sơ sinh bị khô da mặt

2. Dầu dừa

Dầu dừa là sản phẩm tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Theo các chuyên gia dầu dừa có tính chống oxi hóa cao, có khả năng diệt khuẩn và kháng viêm. Chính vì thế nó được nhiều người dùng để chăm sóc cho da mặt bé. Chỉ cần thoa một ít dầu dừa lên da mặt bé vào các buổi tối trước khi đi ngủ trong 2-3 ngày chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt của da trẻ trước và sau khi dùng dầu dừa.

3. Mật ong

Rất ít người lại biết được mật ong cũng có khả năng chống khô da. Trong mật ong có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da bé. Mật ong cũng có tác dụng bảo vệ được làn da của trẻ nhỏ khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên đối với những trẻ có làn da nhạy cảm hoặc sức đề kháng yếu thì nhiều khi sử dụng mật ong lại có thể bị dị ứng, nổi mụn, mần ngứa. Đó là do bé bị kích ứng với sản phẩm này. Nếu trường hợp như thế thì tốt nhất ngưng sử dụng và đi khám để chuyển sang phương pháp trị liệu khác.

Mật ong là cách giúp trẻ sơ sinh bị khô da mặt hiệu quả

4. Củ đậu

Một trong các loài củ quả có đặc tính trị nứt nẻ, khô da chính là củ đậu. Khi tiết trời chuyển mùa hanh khô, se lạnh chúng ta có thể thái lát các miếng củ đậu đắp, ép lấy nước hoặc làm mặt nạ để chăm sóc da mặt bé được trắng hơn, căng mọng hơn.

5. Bột yến mạch

Bột yến mạch là biện pháp hiệu quả nhất trong các cách để chữa cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt đồng thời hạn chế tối đa tình trạng bong tróc da ở trẻ nhỏ. Sử dụng bột yến mạch và tốt hơn có thể trộn với một vài thìa mật ong để pha lẫn. Sau đó có thể nhẹ nhàng thoa hỗn hợp này lên da mặt bé và các vùng da khác nếu bị khô hoặc nứt. Thời gian để tiến hành phương pháp này là 10 phút và tối đa 2 lần trong tuần.

Bên cạnh những cách thực hiện nêu trên chúng ta có thể tham khảo các thông tin chữa khô da mặt cho trẻ ở các chuyên mục cẩm nang chăm sóc sức khỏe khác. Hi vọng rằng với nguồn kiến thức đó mẹ đã nhanh chóng lưu lại cho mình bí quyết để có thể chăm con tốt nhất mỗi khi trẻ sơ sinh bị khô da mặt.

bé bị khô da phải làm sao

Giải đáp thắc mắc của mẹ bé bị khô da phải làm sao?

Bé bị khô da phải làm sao là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Đặc biệt là trong mùa đông trời lạnh giá, nhiều sương và gió. Các mẹ rất lo lắng khi thấy làn da của con không còn mịn màng mà trở nên khô ráp thậm chí là nứt nẻ, chảy máu. Hiện tượng này làm cho bé khó chịu, ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy bé bị khô da phải làm sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Cho bé tắm bằng nước ấm có nhiệt độ phù hợp

Việc cho bé tắm bằng nước ấm sẽ giúp bé không bị khô da. Các mẹ hãy tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội pha với nước nóng. Lưu ý nước không được quá nóng bởi nếu tắm cho bé như vậy sẽ khiến cho da bé bị khô. Nước nóng có nhiệt độ quá cao gây bốc hơi trên da bé làm xuất hiện hiện tượng khô da. Khi các mẹ tắm cho con bằng nước ấm có nhiệt độ phù hợp sẽ giữ được độ ẩm cho da trẻ.

bé sơ sinh bị khô da

2. Tắm rửa cho trẻ bằng nước không chứa clo và muối

Tắm rửa cho bé bằng nước không chứa clo và muối sẽ giúp trẻ tránh khả năng bị khô da. Clo, muối là hai chất làm tăng khả năng bị khô da ở bé. Để loại bỏ clo trong nước, mẹ chỉ cần đun sôi nước, sau đó để nguội. Khi tắm mẹ có thể pha thêm nước ấm vào. Nhớ rằng, không nên tắm rửa cho bé bằng nước muối khi da bé đang bị khô.

3. Không lạm dụng các thiết bị tăng nhiệt độ

Chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị tăng nhiệt độ như điều hòa, quạt sưởi, đèn sưởi,… Sử dụng các thiết bị này quá nhiều sẽ làm cho da trẻ bị khô. Các mẹ chỉ nên sử dụng chúng sau khi tắm xong. Trước khi ra khỏi phòng cần tắt các thiết bị này khoảng 10-15 phút để bé không bị sốc nhiệt.

4. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé chính là câu trả lời cho câu hỏi bé bị khô da phải làm sao? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên hoàn toàn phù hợp với mọi làn da của trẻ. Nguồn sản phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm  trên da bé nhất là vào ngày hanh khô. Các mẹ nên lựa chọn loại kem không gây kích ứng cho bé.

bé bị khô da phải làm sao

5. Sử dụng các biện pháp truyền thống để chống khô da cho bé

Nhiều biện pháp truyền thống như dùng dầu dừa, mật ong, dầu oliu,.. cũng có hiệu quả cao trong việc trị khô da. Với nguồn gốc có sẵn ở trong tự nhiên, nguyên liệu an toàn chúng ta cũng không quá khó khăn để tìm kiếm.

6. Massage trên da cho bé

Thói quen mát xa cho bé hàng ngày giúp trẻ thoải mái tinh thần, da dẻ luôn được mịn màng.Mỗi ngày mẹ chỉ cần bỏ ra 10-15 phút để massage cho trẻ chắc chắn việc làm này sẽ đem lại những bất ngờ không thể tin nổi đấy!

Trên đây là một số giải đáp cho câu hỏi bé bị khô da phải làm sao? Hi vọng rằng các mẹ đã lưu lại trong trí nhớ những mẹo vặt thông dụng đó. Da trẻ có bị khô hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của các bậc phụ huynh. Hãy thực hiện các cách làm trên để tránh khô da cho con mình nha!.