Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ bị côn trùng đốt

Bé bị côn trùng đốt – Mẹ ơi phải làm ngay 3 bước này!

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị côn trùng đốt rất phổ biến, từ các loại côn trùng bình thường như muỗi, kiến đến các loại côn trùng có nọc độc: ong, kiến ba khoang,…Dù cho có là vết đốt của loại côn trùng nào, mẹ cũng phải thành thạo các bước sơ cứu sau để bảo vệ tốt nhất làn da nhạy cảm của con mẹ nhé!

Xem thêm:

bị côn trùng đốt

Các triệu chứng lâm sàng khi bé bị côn trùng đốt

Ngay khi phát hiện trên người con có bất kỳ dấu hiệu của việc bị côn trùng đốt nào, mẹ cần xác định xem nguyên nhân của vết đốt đó là từ các loài côn trùng có độc hay không độc để có biện pháp sơ cứu phù hợp và kịp thời nhất!

Cụ thể điểm khác nhau giữa 2 nhóm côn trùng này như sau:.

  • Nhóm côn trùng gây độc tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn.
  • Nhóm côn trùng không độc chỉ cắn da để hút máu, thường chỉ gây ngứa.

Ngoài các biểu hiện ngứa ngoài da, bị côn trùng đốt cũng có thể gây ra một số phản ứng gọi là sốc phản vệ như phù nề, khó thở, nổi mề đay… Tuy nhiên nếu không quá nghiêm trọng mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá đâu.

Mách mẹ cách sơ cứu khi con bị côn trùng đốt

Đối với trường hợp bị côn trùng đốt nhưng chỉ là loại công trùng không có độc:

  • Bước 1: Mẹ hãy dùng đá ăn hằng ngày chườm ngay cho con để nọc bớt tỏa ra xung quanh. Lưu ý chườm nhẹ qua da rồi lại nhấc ngay lên, làm liên tục vì nếu để nguyên trong một thời gian dài con sẽ bị lạnh và buốt.
  • Bước 2: Mẹ lấy nước muối 0,9% rửa cho bé để sát trùng và tránh nhiễm trùng nặng hơn, ngày làm 3, 4 lần là đảm bảo tốt nhất.
  • Nếu sau khoảng 12 đến 24 giờ mà bé đau rát khóc lên thì phải cho đi khám nhé để có thuốc hợp với vết sưng, không nên chủ quan, để lâu có thể để lại biến chứng nặng nề.

Đối với trường hợp bị côn trùng đốt sưng tay bởi loài côn trùng có nọc độc:

Mẹ trước hết hãy lấy ngòi ra khỏi da bằng kim hoặc nhíp. Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề.

Ngoài ra việc sử dụng các loại kem bôi khi bị côn trùng đốt để vết thương mau lành hơn cũng rất được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên phải lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, thận trọng với các loại kem có chứa thành phần corticoid cho các trường hợp bé bị côn trùng đốt sưng tay để không ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con.

Lưu ý – Bé bị côn trùng đốt khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Nếu con bị côn trùng đốt sưng tấy kèm theo các biểu hiện nặng như dị ứng toàn thân, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, mẹ cần khẩn cấp đưa bé đến bệnh viện để được điều trị lập tức. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là một số chia sẻ cho mẹ khi bé bị côn trùng đốt . Mong rằng những chia sẻ này đã giúp mẹ phần nào trong việc xử lý các vết đốt từ côn trùng cho con nhé!

Lác sữa sẽ chẳng còn là vấn đề nếu mẹ nằm lòng 3 điều đơn giản sau

Lác sữa hay còn được gọi là chàm sữa, là một bệnh lý da liễu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Nhưng mẹ ơi đừng lo lắng, chỉ cần trang bị 3 kiến thức đơn giản sau là mẹ đã có thể dễ dàng chiến đấu rồi!

Lác sữa là gì?

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Muốn điều trị tận gốc một căn bệnh, trước hết chúng ta phải thuộc đến từng đường tơ kẽ tóc về đối thủ của mình, bắt nguồn từ tìm hiểu khái niệm, định nghĩa xem nó là gì trước đúng không?

lác sữa

Lác sữa là loại bệnh chàm thể tạng có thể  gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của lác sữa là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má rồi lan sang ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác nhưng có xu hướng lây lan nhanh trên cùng một cơ thể.

Nguyên nhân gây ra lác sữa ở trẻ là gì?

Theo các thống kê của sở y tế, căn bệnh này thường xảy ra ở người có cơ địa dễ dị ứng. Những trẻ có cha mẹ mắc các chứng hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…

Tuy không thể xác định chắc chắn và đích xác nguyên nhân gây bệnh nhưng các nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng lác sữa xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính: cơ địa của bản thân người bệnh dễ bị dị ứng, kích ứng và người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng ở đây thậm chí có thể là chất được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, long mèo, long chó…

Lưu ý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nếu bé đang bú sữa ngoài thì loại sữa bột đang dùng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng lác sữa vì  trong sữa có thể chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng cho chính con trẻ.

Cách phòng tránh lác sữa cho con

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy thay vì tìm cách chữa trị sau khi đã để con bị lác sữa, bố mẹ hãy thật cố gắng áp dụng các biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con. Việc phòng tránh như thế nào sẽ có liên hệ mật thiết với 2 nhóm nguyên nhân đã được phân tích ở trên.

– Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng, chàm sữa. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

.- Ngoài ra, để hạn chế lác sữa, bạn cũng nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị lác sữa

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

5 cách trị sảy cho bé đơn giản có thể làm tại nhà

Rôm sảy những ngày thời tiết nắng nóng khiến con khó chịu luôn là nỗi phiền lòng của mẹ, Mẹ ơi không phải lo lắng nữa khi biết 5 cách trị sảy cho bé đơn giản, có thể làm tại nhà sau đây.

cách trị sảy cho bé

Bài 1: Cách trị sảy cho bé tại nhà bằng gừng tươi

Chuẩn bị 70g gừng tươi còn nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát được dung dịch hỗn hợp cần dùng. Lấy bông gòn thấm vào dung dịch hỗn hợp nước gừng vừa thu được, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Sử dụng 2 đến 3 lần một ngày liên tục trong vòng trong 5 ngày để đẩy lùi rôm sảy cho con mẹ nhé!

Cách khác: Mẹ sử dụng 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm cho con. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm ít nhất trong 3 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt mẹ nhé!

Bài 2: Cách trị sảy cho bé tại nhà bằng lá dâu tằm.

Dâu tằm thường xuyên được ứng dụng làm các bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh đối với các vấn đề da liễu. Lá dâu tằm mẹ chuẩn bị khoảng 200 gram, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì dùng tắm cho bé. Tắm xong lau thật khô người, mẹ có thể dùng thêm bột đậu xanh rắc lên vùng da tổn thương của con hoặc sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cũng rất tốt cho bé.

Lưu ý:

Nên áp dụng từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bài 3: Cách trị sảy cho bé đơn giản bằng lá sài đất.

Mẹ cần chuẩn bị:  20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài.

Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày sẽ đỡ.

Ngoài râ, mẹ cũng có thể áp dụng công thức sau đây: 4-6g hoa kim ngân hoặc 10-12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những là cách trị sảy cho bé vô cùng hiệu quả mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

Bài 4: Dùng rễ cây hẹ trị rôm sảy mụn nhọt cho bé

Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

Thay đổi chế độ chăm sóc con cho khoa học – Cách trị sảy cho bé tận gốc

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rôm sảy mãi không khỏi ở trẻ: Do thời tiết bất lợi và do chế độ chăm sóc con hằng ngày. Trong đó, thời tiết là yếu tố chúng ta không tác động được, hoặc tác động được rất ít, trong khi chế độ chăm sóc bé thì hoàn toàn do mẹ quyết định. Do vậy đây chính là cách trị sảy cho bé mà mẹ có thể chủ động kiếm soát, không phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên hay dịch bệnh. Cụ thể mẹ hãy đảm bảo chăm sóc con như sau:

  • Mẹ hãy chú ý đảm bảo con có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá.
  • Lưu ý tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.
  • Khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… trong khẩu phần ăn hay uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…
bé sơ sinh bị khô da

4 nguyên tắc mẹ phải biết khi trị lác sữa cho con

Muốn trị tận gốc hiện tượng lác sữa ở con, mẹ phải nằm lòng 4 nguyên tắc này!

lác sữa ở con

Nguyên nhân khiến con bị lác sữa

Chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ ra những nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh lác sữa, hay chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên các báo cáo cũng phần nào cho thấy rõ ràng có 2 nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiện tượng da liễu này:

  • Một là cơ địa của bản thân người bệnh dễ bị dị ứng, kích ứng.
  • Hai là người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Chất gây dị ứng ở đây không nhất thiết phải là một loại hóa chất có tính độc hay ăn mòn…Nó thậm chỉ có thể là chất được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, long mèo, lông chó…

Đối với bé đang bú sữa ngoài thì loại sữa bột đang dùng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng lác sữa vì  trong sữa có thể chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng cho chính con trẻ.

4 nguyên tắc chăm sóc con để phòng và trị hiện tượng lác sữa

Có rất nhiều trường hợp lác sữa hoàn toàn biến mất sau khi bố mẹ thay đổi cách chăm sóc con cho khoa học mà không cần phải dùng bất kỳ một loại thuốc bôi hay thuốc uống gì cả. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị chàm sữa cũng là do trê bị tiếp xúc với các chất gây dị ứng nên chăm sóc con là bước cực kỳ quan trọng nếu bố mẹ muốn chữa trị dứt điểm hiện tượng lác sữa.

Nguyên tắc 1:

– Không cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…dịu nhẹ để tránh hiện tượng lác sữa ngày càng nặng do dị ứng với các chất hóa học.

Nguyên tắc 2:

– Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

Nguyên tắc 3:

– Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng là một trong những yếu tố giúp phòng tránh hiện tượng chàm sữa; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

Nguyên tắc 4:

– Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi bé bị lác sữa: tránh cho bé ăn hoặc nếu mẹ đang cho con bú thì mẹ hãy tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men, đậu phộng, đậu nành…

Bệnh lác sữa thường tái đi tái lại nhiều lần nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu, chỉ cần đảm bảo các bước chăm sóc con khoa học là tình trạng da con sẽ được cải thiện rất nhanh. Đối với trường hợp nặng hơn, bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi trị lác sữa có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục của con đấy!