Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Cho con ăn bim bim mỗi ngày là mẹ đang tự hại con?

Tác hại khôn lường của bim bim bố mẹ nào cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn.

Bim bim là món ăn vặt khoái khẩu của cả trẻ nhỏ và người lớn. Không chỉ dễ ăn, bim bim còn có rất nhiều loại với nhiều hương vị hấp dẫn khác nhau, khiến trẻ em không bao giờ chán và luôn “mè nheo” đòi bố mẹ cho ăn. Và trên thực tế, nhiều phụ huynh chiều con sẵn sàng mua cho con món đồ ăn vặt này hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết rằng, nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì một năm, cơ thể của trẻ sẽ hấp thu khoảng 5 lít dầu, theo GS Peter Weissberg, giám đốc y tế của BHF.

Bim bim được chiên ở nhiệt độ cao sinh ra các chất độc hại

Dầu mỡ chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng dầu mỡ động vật thì bim bim càng độc hại hơn. Đó là chưa kể trong bim bim còn chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Dù ăn nhiều bim bim có thể mang lại cảm giác no bụng tạm thời nhưng bim bim có giá trị dinh dưỡng gần như bằng 0, trong khi lại chứa lượng lớn calo có hại, dễ gây béo phì, thừa cân.

Điều nguy hiểm nhất là bim bim có khả năng “gây nghiện”. Nó khiến cho trẻ có cảm giác rất khó dừng lại một khi đã bắt đầu ăn. Dù không đầu độc cơ thể như rượu bia, nhưng nếu ngày nào cũng ăn bim bim có thể gây tác hại nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Nguy cơ ung thư

Theo một báo cáo khoa học của Ủy ban các tiêu chuẩn thực phẩm Anh, mức acrylamide tăng cao trong bim bim khoai tây chiên tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chất độc nguy hiểm này được sản sinh khi các loại bột dẻo, bột mì nguyên liệu làm bim bim được làm nóng ở nhiệt độ trên 120 độ C. Ăn nhiều bim bim khả năng bị ung thư cao

Acrylamide khi đi vào cơ thể và hấp thu qua dạ dày sẽ phân tán tới mọi cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa này sẽ sản sinh ra glycidamide, có khả năng hình thành khối u ung thư hoặc gây đột biến gen. Chất acrylamide còn được cho là nguyên nhân gây ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi, ảnh hưởng đến thai nhi…

Dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì

Trẻ ăn nhiều bim bim dễ bị béo phì

Nếu trẻ được ăn mỗi ngày 1 gói bim bim thì mỗi năm sẽ hấp thụ đến 5 lít dầu vào cơ thể. Như vậy, hàm lượng chất béo có hại này, cùng với lượng đường, muối, chất phụ gia có trong tim có thể khiến trẻ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch, nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Bệnh về đường tiêu hóa

Hàm lượng chất béo cùng tinh bột chiên rán có trong bim bim là nguyên nhân khiến trẻ luôn đầy bụng, chán ăn, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, thừa chất béo nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng, các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.

Các thức ăn giàu đạm, béo, chất bột chỉ nên chế biến ở nhiệt độ phù hợp, nếu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe ví dụ như vitamin C, B1. Trong khi đó, bim bim lại được chiên rán ở nhiệt độ cao để đảm bảo độ giòn, thơm. Nhiều người không biết rằng những phần giòn, thơm và vàng nhất chính là nơi có lượng acrylamide cao nhất.

Một số loại bim bim kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng, càng trở nên độc hại do quá trình chiên bằng mỡ động vật hoặc dầu tái sử dụng đã sản sinh chất độc và các chất sinh hóa gây hại cho cơ thể.

Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung

Trẻ mệt mỏi, kém tập trung khi ăn nhiều bim bim

Theo các nhà khoa học, chất acrylamide có trong bim bim không chỉ có khả năng gây ung thư mà còn là tác nhân khiến cơ thể mỏi mệt, kém tập trung, thậm chí gây ra chứng buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu không kiểm soát, đau nhức cơ…

Không những vậy, các nghiên cứu còn cho thấy chất này có thể gây tác hại đối với hệ sinh dục nam, hệ thần kinh, với thai nhi và trẻ sơ sinh.

“Cai nghiện” bim bim cho trẻ

Với các tác hại nguy hiểm kể trên, phụ huynh không nên vì chiều con mà cho con ăn bim bim thường xuyên, gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của các bé. Trong trường hợp bé thích ăn vặt, mẹ có thể tận dụng các loại trái cây tươi ngon cho con ăn nhẹ giữa các bữa chính. Đây cũng là cách làm của một số bà mẹ để con vừa được thỏa mãn sở thích ăn vặt, vừa đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự vào bếp để làm cho con món bim bim bằng nguyên liệu sạch, với quy trình đảm bảo. Nguyên liệu phổ biến là chuối ương. Cách làm rất đơn giản như sau:

– Lấy một bát nước to, vắt 2 quả chanh vào, hòa thêm chút muối.

– Chuối ương lột vỏ, ngâm vào dung dịch trong 2 phút rồi vớt ra, lau khô, sau đó thái mỏng.

– Chiên chuối trên lửa to, vừa chiên vừa đảo nhẹ. Khi chuối vừa giòn thì vớt ra ngay, không để cháy cạnh.

– Vớt chuối vừa chiên lên đĩa có sẵn giấy thấm dầu để thấm hết lượng dầu mỡ thừa.

Như vậy là mẹ đã có ngay món bim bim chuối vừa giòn thơm, vừa đảm bảo an toàn cho con ăn vặt. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý đừng cho trẻ ăn quá nhiều món này nhé, vì đồ chiên rán luôn được các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn nhiều.

XB (Theo emdep)

 

Mách mẹ tuyệt chiêu phòng và trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh phòng và trị như thế nào hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của con bây giờ mẹ nhỉ?

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

4 điều mẹ nhất định phải biết về hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

  1. Bé bị rôm sảy nguyên nhân chính là do bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi dưới da.
  2. Rôm sảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn nhưng trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn vì làn da mỏng manh và nhạy cảm.
  3. Thực chất bé bị rôm sảy lành tính hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần phải tác động bởi một loại thuốc bôi hay thuốc uống nào.
  4. Thời tiết nắng nóng mùa hè là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị rôm sảy ngày càng nặng.

Mách mẹ cách phòng và trị tận gốc hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị rôm sảy, việc đầu tiên bố mẹ cần làm không phải là đi tìm một loại thuốc bôi hoặc thuốc uống trị rôm mà phải thay đổi chế độ chăm sóc bé cho phù hợp. Cụ thể:

  • Hạn chế các đồ ăn quá nhiều đường, nhất là vào những ngày nắng nóng. Lưu ý uống đủ nước, tăng cường bổ sung vitamin C khi thời tiết nắng nóng.
  • Hãy tắm cho con hằng ngày bằng nước mát.
  • Ngoài ra, đối với rôm sảy ở trẻ sơ sinh, khi đã diễn biến một thời gian nhất định, mẹ có thể lau da cho trẻ bằng nước mát thường xuyên. Chú ý luôn giữ cho da khô ráo và sạch sẽ.
  • Về quần áo, bố mẹ nên chọn quần áo rộng rãi sáng màu, có chất liệu thấm và thoát mồ hôi nhanh để hạn chế rôm.
  • Những ngày thời tiết quá nắng nóng đừng e ngại mà hãy sử dụng ngay điều hòa nhiệt độ để làm dịu mát không khí nóng bức bố mẹ nhé. Chỉ cần để nhiệt độ không quá lạnh và quạt gió vừa phải là được!
  • Đặc biệt, không gian phòng ngủ, phòng sinh hoạt nên đảm bảo thoáng mát và thông khí tốt, hạn chế đưa bé ra ánh nắng, đặc biệt là từ 10h-16h nhé vì trong ánh nắng có nhiều chất gây hại cho làn da nhạy cảm, dễ khiến các hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh có cơ hội hoành hành đấy.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh liệu có thể được điều trị bằng phân rôm

Đây là điểm vô cùng đáng lưu tâm cho bố mẹ. HIện nay có nhiều bố mẹ khá lạm dụng phấn rôm trong việc điều trị các hiện tượng da liễu tiêu cực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, về tác dụng của phấn rôm, cho đến nay vẫn có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bố mẹ bởi vậy hãy cân nhắc kỹ, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phấm rôm cho các trường hợp rôm sảy ở trẻ sơ sinh vì làn da con cực kỳ, cực kỳ nhạy cảm đấy nhé. Đừng vì một chút chủ quan mà gây ra những biến chứng khó lường về sau.

Tóm lại, rôm sảy ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng bệnh quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây khó chịu cho con, để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nên mẹ hãy lưu ý một số điểm nêu trên để bảo vệ làn da nhạy cảm của con nhé. Quá trình điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tuy không tốn kém, cũng không quá phức tạp nhưng cần kiên nhẫn, đồng hành cùng con. Chúc các mẹ thành công nhé!

trẻ bị côn trùng đốt

3 sai lầm “chết người” 99% bà mẹ mắc phải khi xử lý vết dị ứng côn trùng đốt của con

Mùa hè thời tiết nóng ẩm làm các loại côn trùng sinh sôi nảy nở là mối đe dọa lớn với các bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ chủ quan với vết dị ứng côn trùng đốt của con, không có cách điều trị côn trùng đốt cho con kịp thời có thể để lại những biến chứng nặng nề.

Xem thêm:

dị ứng côn trùng đốt

Chủ quan với vết dị ứng côn trùng đốt, mẹ cho rằng không cần điều trị mà cứ để tự khỏi

Bố mẹ vốn dĩ cho  rằng con bị muỗi đốt, kiến đốt là chuyện “ngày thường ở huyện”. Lâu dần chủ quan với tất cả các loại vết đốt của con, cho rằng không cần trị muỗi đốt mà con sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi đầu ngành có vẻ không giống như bố mẹ vẫn nghĩ:

Bất kỳ vết cắn hoặc đốt hay vết thương hở nào dù cho bé cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn vô cùng cao bới hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non nớt. Đặc biệt nếu xảy ra trường hợp trẻ gãi nhiều gây xước, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ càng dễ dàng hoành hành.

Bởi vậy việc điều trị vết dị ứng côn trùng đốt là vô cùng quan trọng và cần thiết dù vết thương có bé đến đâu. Đối với vết thương nhỏ, không nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian cực kỳ đơn giản như: sữa mẹ, giấm táo pha loãng, mật ong…

Đối với các trường hợp khó chịu hơn, nên chọn cách điều trị dị ứng côn trùng đốt bằng các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để đảm bảo phần da bị tổn thương của bé được khử trùng, cung cấp dưỡng chất chống sưng, chống viêm và hồi phục nhanh nhất có thể, không tạo điều kiện cho các loại vi trùng, vi khuẩn hoành hành.

Lựa chọn cách điều trị dị ứng côn trùng đốt cho bé, mẹ quá lạm dụng bài thuốc trị côn trùng từ dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị dị ứng côn trùng đốt cho các bé là phương pháp hay được các mẹ tin dùng vô tội vạ, kể cả trong những trường hợp vết đốt sưng to, bé có các phản ứng nguy hiểm. Mẹ nên nhớ các bài thuốc truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong chỉ có tác dụng giúp giảm ngứa chứ không giúp diệt khuẩn, chỉ nên áp dụng với các trường hợp bé bị nhẹ. Các trường hợp nặng hơn nếu cứ cố bám theo cách này còn có thể gây kích ứng, viêm tấy làn da bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở (điển hình là bài thuốc trị côn trùng đốt bằng nước bọt người lớn).

Lạm dụng dầu gió khi điều trị dị ứng côn trùng đốt cho bé

Một trường hợp nữa là bố mẹ điều trị côn trùng đốt cho bé bằng các loại dầu gió, dầu xanh Dầu xanh trong thành phần có chất lỏng Metyl Salicylat với đặc điểm thẩm thấy tốt qua da, có giá trị giảm đau nhưng đặc biệt dễ gây kích ứng, nhất là đối với vết thương hở nên bố mẹ hãy hạn chế sử dụng đến mức thấp nhất.

Trên đây là một số sai lầm mẹ hay mắc phải trong quá trình điều trị côn trùng đốt cho con. Mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ phần nào, giúp mẹ không lúng túng khi con bị côn trùng đốt nữa mẹ nhé!

Cẩm nang các cách trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là  hiện tượng rất thường gặp ở trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không có gì nghiêm trọng nhưng khiến con rất khó chịu, để lâu cũng có thể dẫn đến những biến chứng bất thường. Tham khảo ngay 2 cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả sau.

Xem thêm:

cách trị rôm sảy cho bé

Chăm sóc con khoa học – Đây là cách trị rôm sảy cho bé tận gốc

Hiện tượng rôm sảy ngoài nguyên nhân thời tiết là yếu tố chúng ta không thể tác động được thì chủ yếu do chế độ chăm sóc con hằng ngày của mẹ chưa được khoa học, vệ sinh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoành hành gây nên các bệnh lý về da. Vì thế, muốn loại bỏ dứt điểm tình trạng rôm sảy ở con, việc đi tìm một cách trị rôm sảy cho bé tận gốc chưa chắc đã là việc quan trọng nhất. Hãy thay đổi từ chế độ chăm sóc con theo các bước được khuyến nghị sau đây:

  • Đảm bảo không gian, phòng ngủ, phòng sinh hoạt của con mát mẻ, thoáng, thông khí tốt.
  • Hạn chế cho con ra nắng, nhất là từ 10-16h. Nếu băt buộc phải ra ngoài, nhớ che và chống nắng cẩn thận để phòng tránh bé bị rôm sảy nhé!
  • Về việc sử dụng phấn rôm cho bé bị rôm sảy, có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này nên bố mẹ hãy cẩn trọng khi dùng nhé! Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cũng là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả lắm đấy.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng các bài thuốc dân gian.

Vì làn da của trẻ sơ sinh tương đối nhạy cảm nên cách trị rôm sảy cho bé bằng các bài thuốc từ thiên nhiên luôn được các bà, các mẹ ưu tiên chọn lựa do có hiệu quả tốt, lại an toàn tuyệt đối với làn da con trẻ. Mẹ có thể sử dụng lá trà xanh làm thuốc trị rôm sảy ở trẻ em theo hướng dẫn sau đây.

Cơ sở khoa học:

Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày, tình rôm sảy trẻ em sẽ giảm đáng kể.

Cách làm:

  • Dùng một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun trà xanh cũng phải sạch sẽ và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạch.
  • Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô. Giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày trong những ngày thời tiết nóng bức để đạt hiệu quả cao hơn nhé!

Trên đây là một số cách trị rôm sảy cho bé cực kỳ hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh  và trẻ nhỏ.

Mẹ tham khảo để áp dụng nhé! Lưu ý những mẹo trên chỉ áp dụng khi vùng da hăm chưa có hiện tượng nhiễm trùng nhé. Và dù sao thì đảm bảo chế độ chăm sóc con sao cho khoa học cũng là điều tiên quyết phải làm dù mẹ có lựa chọn cách trị rôm sảy cho bé nào. Chúc các mẹ thành công!