Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh thế nào

Nên làm gì khi trẻ bị hăm cổ

Với trẻ bị hăm cổ thì những bài thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu bởi trẻ còn quá nhỏ để sử dụng kháng sinh. Làn da của bé còn non nớt và mỏng, chính vì vậy giai đoạn đầu khi mới bắt đầu môi trường sống mới. Các mẹ hãy tham khảo mẹo chữa khi trẻ bị hăm cổ nhanh và an toàn để có hiệu quả nhất nhé.

1. Dùng lá khế khi trẻ bị hăm cổ

Khi trẻ bị hăm cổ lá khế chính là bài thuốc tuyệt vời bởi lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy dùng lá khế chữa hăm cổ cho bé rất hiệu quả và an toàn các mẹ nhé.

Cách làm: Lấy lá khế rửa sạch rồi ngâm nước muối 15 phút. Sau đó cho vào cối giã nát, cho một ít nước giã cùng lá khế. Tiếp theo dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Bạn nhớ là dụng cụ làm phải đều được khử trùng sạch sẽ.

Cách dùng: Cho vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. Sau đó, lấy khăn xô sạch rồi ngâm vào nước khế rồi rồi bôi lên phần hăm trên cổ. Ngoài ra, nếu như bé bị hăm ở mông và đùi bạn hoàn toàn có thể dùng bài thuốc này để chữa hăm cho bé. Rửa xong rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Mỗi ngày rửa từ 3 – 4 lần sẽ giảm thiểu vùng da bị hăm trông thấy.

lá khế là cách chữa hiệu quả khi trẻ bị hăm cổ

2. Dùng lá trầu không khi trẻ bị hăm cổ

Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Vậy nên dùng lá trầu không để chữa khi trẻ bị hăm cổ rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy một nắm lá trầu không khoảng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước đun sôi khoảng 5 phút rồi bắc ra. Để nguội.

Cách dùng: Lấy khăn sạch thấm nước trầu không đã đun để nguội thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ. Các mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé trong thời gian bị hăm cổ

sử dụng lá trầu không rất tốt khi trẻ bị hăm cổ

3. Bài thuốc từ trà xanh khi trẻ bị hăm cổ

Trà xanh là nguyên liệu chứa rất nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Kiên trì dùng lá trà xanh vài ngày, tình trạng trẻ bị hăm cổ sẽ giảm đáng kể.

Cách làm: Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch rồi đun lên. Sau đó khi đun sôi nước rồi để nguội. Lưu ý nồi đun trà xanh và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạch vì da bé rất nhạy cảm

Cách dùng: Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm ở cổ của bé. Và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 2 – 3 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn nhé.

Ngoài ra trong thời gian trẻ bị hăm các mẹ có thể dùng túi trà được nghiền nhỏ, buổi tối dấu vào tã hoặc bỉm để hút ẩm. Túi trà khô hút ẩm rất nhanh và lành tính vì vậy vùng da tổn thương sẽ sớm được phục hồi.

7 HÓA CHẤT CỰC ĐỘC GÂY UNG THƯ, TEO NÃO Ở TRẺ NHỎ MÀ NHIỀU GIA ĐÌNH VẪN ĂN MỖI NGÀY

Theo các chuyên gia sức khoẻ, phoóc môn, hàn the, tinopal, bột săm pết, thuốc kích hoạt rau, dehp là 6 hóa chất vẫn bị ngấm ngầm sử dụng để làm giò chả, bún, phở… để bán ngoài chợ.

1. Phoóc môn

Các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát hiện nhiều thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng nhưng được bảo quản bằng chất phoóc môn như bánh phở, nầm lợn, cá khoai… Khi phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột… Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.


Phoóc môn có tên hóa học là formaldehyde (công thức hóa học HCHO), tồn tại ở dạng khí hoặc dạng lỏng. Ở thể dung dịch phooc môn có tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất anbumin tạo ra chất chống thối rữa, bảo quản.

2. Hàn the

Hàn the, tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric. Đây là một chất sát khuẩn và nấm yếu, được dùng trong y tế để làm săn, dùng ngoài để diệt khuẩn và nấm nhẹ. Do có tính năng giữ thực phẩm tươi lâu, làm chậm quá trình phân rã, nhất là làm cho thực phẩm trở nên giòn, dai, nên hàn the đang được những người buôn bán sử dụng như một chất không thể thiếu trong việc bảo quản thực phẩm… Các loại tôm, cá, thịt tươi bày bán ở các chợ hiện nay được phơi nắng, phơi gió suốt cả ngày mà vẫn giữ màu tươi nguyên chính nhờ kĩ thuật bảo quản như tẩm ướp hóa chất độc hại (hàn the).


Một lượng hàn the rất thấp (khoảng 5 gram trở lên) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn. Triệu chứng dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư.

3. Tinopal

Tinopal là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp có tác dụng làm tăng trắng quang học (OBA) sử dụng cho giấy. Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều sản phẩm bún, bánh phở, bánh ướt, hủ tiếu… trên thị trường nhiễm chất tinopal. Đây cũng là loại chất không có trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.


Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư. Ngoài ra, tùy theo lượng độc tố tinopal vào cơ thể với hàm lượng bao nhiêu mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

4. Bột săm-pết

Đây là một loại phụ gia được khá nhiều người buôn bán sử dụng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới, có tính độc hại cao nhưng bù lại giá thành rẻ và được nhiều người sử dụng để tẩy thịt bẩn. Theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, trong một mẫu bột săm-pết mới được kiểm nghiệm cho thấy hóa chất này có tên là Natri sunphat (Na2SO4), là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

Tại Việt Nam, bột săm-pết là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nghiêm trọng nhất là tăng nguy cơ gây ung thư ở cả người lớn và trẻ em. Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm-pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao (blue baby), ung thư, thậm chí tử vong.

5. Thuốc điều hoà kích thích sinh trưởng

Loại thuốc điều hoà kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, giá đỗ, cây su su có hoạt chất chủ yếu thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins. Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.


6. Thuốc “kích phọt” rau

Tình trạng sử dụng thuốc kích thích rau mọc nhanh, thu hoạch sớm, sản phẩm đẹp mắt nhưng lại chứa nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe đã và đang tiếp tục được dư luận lên án và cảnh tỉnh đối với người tiêu dùng. Điển hình loại thuốc được các hộ kinh doanh sử dụng để kích thích các loại rau (muống, mồng tơi…) mọc nhanh chỉ trong một đêm nhìn tươi ngon nhưng lại không có chất dinh dưỡng lại chứa chất axit gibberellic là chất gây loãng tế bào, dị ứng với mắt.

7. DEHP

DEHP là một hóa chất hữu cơ ở dạng chất lỏng khan, trong suốt, gần như không có màu, có mùi khó nhận biết. Chất này tan rất tốt trong dầu (mỡ) và tan rất ít trong nước nên nó có khả năng tạo độ nhớt, đục, đặc cho các chế phẩm nước giải khát, nước uống, thạch… Năm 2011, Cục an toàn thực phẩm mở rộng đã phát hiện chất này có ở nhiều nhóm thực phẩm nhập khẩu từ Đài Loan như bánh kẹp, sữa, thạch, nước rau câu, đặc biệt là các nhóm nước giải khát (bột dùng để pha chế trà chanh).

Đây là chất gây giảm khả năng sinh dục của nam, thậm chí còn khiến “của quý” teo lại. Ngoài ra, DEHP còn gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, về lâu dài rất nguy hại đến sức khỏe. Chất này còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.

Dù rất nhiều loại thực phẩm không những ăn rất ngon mà còn là món khoái khẩu của cả nhà nhưng việc ăn chúng quá nhiều hàng ngày chắc chắn sẽ khiến sức khỏe cơ thể bạn phải gánh chịu hậu quả. Hãy tìm kiếm những thực phẩm thay thế mà không chỉ ngon miệng, còn phải an toàn và lành mạnh nữa. Đừng bao giờ quên rằng, cái miệng có thể hại cái thân đến mức nào bạn nhé.

Bát nháo thị trường mỹ phẩm, lựa chọn kem bôi da cho trẻ như thế nào để an toàn và phù hợp?

Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, do đó việc chuẩn bị cho con một loại kem bôi da phù hợp không những hỗ trợ điều trị các bệnh về da mà còn có cả chức năng chăm sóc, bảo vệ da hàng ngày để da bé không bị nứt nẻ, thô ráp là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn kem bôi ngoài da cho trẻ như thế nào là tốt và an toàn là điều các mẹ vẫn luôn băn khoăn.

Khi nào mẹ cần dùng kem bôi da cho trẻ

9 tháng 10 ngày, bé đã quen sống với môi trường an toàn trong bụng mẹ nên khi ra ngoài, sự tác động từ nhiều yếu tố khiến trẻ chưa thể thích nghi kịp, nhất là làn da non nớt và nhạy cảm của trẻ. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy dựa vào những biểu hiện trên da trẻ. Mùa hè nắng nóng, trẻ dễ mắc các bệnh như rôm sảy, muỗi đốt, mẩn ngứa. Sang mùa đông lạnh, chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay hăm tã cũng rất dễ gặp phải… Hay những lúc thời tiết giao mùa, không khí bắt đầu trở nên hanh khô hơn, độ ẩm giảm sút dễ khiến da khô ráp, nứt nẻ khó chịu. Đây được xem như những “sát thủ” hàng đầu khiến da bé bị tổn thương. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả ảnh hưởng đến bé về sau.

Những năm tháng đầu đời, làn da trẻ rất dễ bị tổn thương

Hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc da cho con nên ngoài việc thủ sẵn cho mình những kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dân gian, các gia đình còn trang bị sẵn những tuýp kem bôi da trong tủ thuốc. Tác dụng là để khi con có bất cứ vấn đề gì về da mẹ đều có thể dùng để cung cấp cho làn da của bé đầy đủ các chất cần thiết, giúp da con luôn khỏe mạnh.

Có phải kem bôi da nào cũng phù hợp với trẻ?

Song thực tế, không phải mẹ nào cũng “tinh tường” trong việc lựa chọn các sản phẩm bôi da cho con. Không ít mẹ tin vào những lời tiếp thị quảng cáo mùi mẫn, mua các sản phẩm kém chất lượng về sử dụng cho con. Ngược lại, cũng không ít mẹ phải chi rất nhiều tiền để chọn loại kem bôi da “hảo hạng” vì suy nghĩ “của đắt là của tốt” mà không kiểm tra trên nhãn xem loại kem bôi da đó có nước hoa hay paraben hay không, vì đây đều là những chất không tốt cho làn da của bé.

Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm không an toàn với làn da trẻ

Mặt khác, nhiều mẹ còn tốn công đặt mua các dòng bôi da của nước ngoài như Pháp, Nhật, Hàn,… về cho con sử dụng. Sính đồ ngoại là lựa chọn của các mẹ nhưng nhiều mẹ không nghĩ đến việc các nhà sản xuất đã nghiên cứu rất kỹ đến điều kiện khí hậu, môi trường cũng như con người để cho ra đời sản phẩm phù hợp. Việc “chuộng đồ ngoại” của mẹ đôi khi lại là “lợi bất cập hại” với làn da con.

Giải pháp thông minh giúp da con xinh, khỏe

Như đã mói, làn da trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài, với trẻ sơ sinh lại càng phải cẩn trọng hơn. Song, dù phòng tránh cẩn thận thế nào thì trẻ vẫn không thể tránh được các bệnh ngoài da ấy. Điều cần thiết cha mẹ cần làm đó là tạo lớp màng bảo vệ vững chắc để da con luôn khỏe mạnh. Trong trường hợp con mắc phải vấn đề về da như rôm sảy, mẩn ngứa, chàm sữa, hăm da,… cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có thành phần tự nhiên là thảo dược không chứa chất phụ gia, hóa học để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Các dược chất tự nhiên có trong Kem EmBé giúp bảo vệ da con luôn khỏe mạnh

Nhận thấy những băn khoăn của bậc làm cha mẹ cùng mong muốn tìm được giải pháp an toàn cho da bé. Từ nghệ vàng truyền thống, các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát triển thành công Nano Curcumin với kích thước siêu nhỏ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Từ sự chuyển giao đề tài khoa học về Nano Curcumin, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã thương mại hóa thành công sản phẩm Kem EmBé. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển trong việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên truyền thống với thành phần chính là Nano Curcumin phát huy tối đa tác dụng của các hoạt chất curcumin có trong nghệ tươi kết hợp tinh chất Cúc La mã – chế phẩm được lựa chọn hàng đầu tại Đức để chăm sóc và chữa trị những bệnh lý về da của trẻ nhỏ. Sự kết hợp này giúp đánh bay cơn ngứa và các vết mẩn đỏ, đồng thời tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa và làm mờ vết thâm sẹo hiệu quả.

Chưa dừng lại ở đó, Kem EmBé còn còn chứa Kẽm oxyd, D-panthenol& Allatonin, vitamin E,… giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện tốt ưu để làn da mỏng manh của trẻ phục hồi. Đặc biệt, Kem EmBé không chứa bất cứ chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản nào có thể gây nguy hại đến làn da mỏng manh của trẻ nên sẽ tạo được lớp áo giáp vững chắc giúp bảo vệ làn da con yêu luôn được an toàn. Vì thế mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Kem EmBé cho bé yêu của mình trong mọi hoàn cảnh.

 

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Cẩm nang cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tận gốc

Bệnh hăm da (Intertrigo) là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng (bẹn), kẽ ngón của bàn tay, chân…thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nào hiệu quả nhất và cần chú ý gì khi con bị hăm?

cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh

Hiểu nguyên nhân và các kiểu hăm da để chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp

Có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Do làn da trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn, cấu trúc da chưa hoàn thiện nên khả năng hồi phục khi bị tổn thương cũng kém hơn.
  • Do trẻ sơ sinh phải mặc tã trong một thời gian dài dễ gây hầm bí dẫn đến hiện tượng trẻ bị hăm. Ngoài ra, loại bỉm mẹ dùng không phù hợp, gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
  • Do chế độ chăm sóc bé không hợp lý: Trẻ bị hăm da còn có thể do mẹ mặc đồ quá chật, đồ làm bằng chất liệu quá cứng, không lưu ý lau rửa người thường xuyên cho bé.

Các kiểu hăm tã thường gặp

Các kiểu hăm da thường gặp là hăm tã và hăm cổ. Hăm tã vốn là do bé phải tiếp xúc quá nhiều với bề mặt tã hầm bí. Còn hăm cổ hay xảy ra với các bé mũm mĩm, có nhiều ngấn ở cổ, lại hiểu động nên lúc chơi thường ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi này lưu lại các ngấn ở cổ khiến trẻ bị hăm da ở cổ. Mẹ nên lưu ý vệ sinh thật tốt cho con để tình trạng da con sớm được cải thiện.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng kem bôi da

hăm da là gì

Ưu điểm của cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh này là cho hiệu quả nhanh hơn các bài thuốc từ thiên nhiên, lại vô cùng tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên nếu không lựa chọn cẩn thận sản phẩm kem bôi này không những không trị khỏi cho trẻ bị hăm mà còn khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương trầm trọng.

Vì vậy bố mẹ hãy đảm bảo tuân thủ đúng một số nguyên tắc sau đây để lựa chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất.

  • Mẹ hãy nhớ đặc biệt chú ý thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đã được chứng nhận và kiểm nghiệm lâm sàng như KemEmbe.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi của người lớn bôi bừa bãi cho trẻ bị hăm cổ vì làn da của các bé rất nhạy cảm, dùng bừa bãi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Không lạm dụng phấn rôm, không bôi phấn rôm như cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vì thành phần của phấn rôm khá phức tạp, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng có nhiều chất gây ung thư.

Lưu ý: Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Mặc dù tình trạng hăm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung, hăm da có thể tự hết sau 7-10 ngày nếu được các mẹ chăm sóc cẩn thận, đúng cách và lựa chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp. Thế nhưng nếu như làn da trẻ bị hăm mãi không đỡ mà lại xuất hiện các dấu hiệu: sốt, phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da, chảy máu, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt!