Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Các triệu trứng nhận biết côn trùng đốt bé

Có nên sử dụng kem trị côn trùng đốt cho bé

Với làn da nhạy cảm của trẻ sau khi bị côn trùng đốt, da bé bị ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Dấu hiệu bé bị côn trùng đốt thường xuất hiện, ngoài bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ, bé có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số mẹo trị côn trùng đốt không cần dùng kem trị côn trùng cho bé.

Xem thêm:

1. Không nên làm dụng kem trị côn trùng đốt cho bé

Ngày nay có rất nhiều kem trị côn trùng đốt cho bé được bán trên thị trường được các mẹ sử dụng để giảm nốt sưng tấy cho bé. Nhưng mẹ không nên lạm dụng kem trị côn trùng đốt cho bé. Vì dùng kem bôi da bé có thể gây kích ứng, dị ứng, tổn thương da bởi làn da của bé lúc này rất nhạy cảm. Hoặc có thể bé sẽ quơ quẹt vào mắt, mũi, miệng gây tổn thương mắt, mũi hay ngộ độc do nuốt.

Mẹo không cần dùng kem trị côn trùng đốt cho bé

2. Các phương pháp dân gian không cần dùng kem trị côn trùng đốt cho bé

– Với những bé sơ sinh, khi bị côn trùng đốt, mẹ có thế vắt sữa mẹ bôi lên. Với cách làm này da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.

– Với bé lớn hơn, mẹ có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt côn trùng đốt, rồi đắp lên đó một miếng gạc. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

–  Có thể bôi kem đánh răng lên chỗ côn trùngi đốt. Nốt côn trùng đốt sẽ tịt liền.

– Sau khi bé bị côn trùng đốt trong vòng 5 phút, mẹ có thể bôi dầu khuynh diệp hoặc dùng bông thấm nước muối đặc, xoa cho bé trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé. Nốt muỗi đốt sẽ không bị sưng và đỡ ngứa.

– Lấy một viên đá trong tủ lạnh, trườm vào nốt côn trùng đốt một lát. Nốt côn trùng đốt sẽ không bị ngứa và nổi cục. Cách này rất an toàn và hiệu quả với các bé.

– Các mẹ có thể cắt lát/miếng khoai tây, xoa vào chỗ côn trùng đốt cho bé càng sớm càng tốt. Sau 5 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa vào vùng côn trùng cắn cho bé. Nốt côn trùng đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.

– Có thể dùng nước cốt chanh hoặc tỏi đập giập xoa vào chỗ côn trùng cắn cho bé để trị ngứa và sưng.

– Sử dụng lá bạc hà, tía tô, lá cà chua thích hợp vò nát lấy nước rồi bôi lên da cho bé, muỗi và côn trùng sợ mùi không dám lại gần bé.

Các triệu trứng nhận biết côn trùng đốt bé

3. Lưu ý tránh côn trùng đốt 

Mẹ nhớ mắc màn cho bé ngủ, vệ sinh môi trường xung quanh nhà thật sạch sẽ, không để nơi có nữa đọng, làm côn trùng sinh sôi. Mẹ nên sử dụng lưới muỗi đóng vào tất cả các cửa sổ. Khi ra vào, chú ý đóng cửa chính.

Nếu có điều kiện, phun thuốc diệt côn trùng thường xuyên theo đợt là cách tốt nhất. Khi đốt hương muỗi hay xịt thuốc, mẹ cần đưa bé ra ngoài, đậy kín đồ ăn…

Với các sản phẩm kem trị côn trùng đốt cho bé mẹ nên dùng đúng hãng được nhập khẩu đàng hoàng. Nên thử lên da mẹ xem có bị kích ứng không trước khi bôi cho bé.

Bôi kem hay dùng các phương pháp dân gian trị nốt côn trùng đốt cho bé chỉ là giải pháp tạm thời. Cách tốt nhất là mẹ giữ cho bé khỏi bị côn trùng đốt.

 

kem trị côn trùng đốt cho bé

Những lưu ý khi dùng kem trị côn trùng đốt cho bé

Ngày nay có rất nhiều loại kem trị côn trùng đốt cho bé vừa hữu hiệu vừa an toàn. Các loại kem này nhanh chóng làm mát, làm dịu nhanh vết côn trùng cắn, chống ngứa, chống nhiễm khuẩn, giảm khó chịu tức thời. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những lưu ý khi dùng kem trị cô trùng đốt cho bé mà các mẹ nên biết.

Xem thêm:

1. Triệu chứng khi trẻ bị côn trùng đốt

-Khi bị côn trùng đốt nhẹ là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, sưng đỏ. Nặng hơn là đau nhức, bỏng da, thậm chí nọc độc một số loại có thể gây loét da, hoại tử da và các triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn, phù, mệt mỏi, ù tai, đông máu nội mạch rải rác, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp …

– Với những biểu hiện nhẹ như ngứa, sưng đỏ ít, khó chịu vùng bị đốt mẹ có thể tự xử lý tại nhà cho bé. Còn nếu xảy ra những biểu hiện nặng như bỏng rộp, loét da, sốt, nôn….mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý phù hợp. Tránh trường hợp để bệnh bé quá nặng rồi mới đưa đi khám gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé.

lưu ý khi sử dụng kem trị côn trùng đốt cho bé

2. Các bước khi dùng kem trị côn trùng đốt cho bé

Bước 1: Loại bỏ vòi, hàm răng trên vết cắn

Vòi chích hay hàm răng để lại trên vết cắn có thể giải phóng thêm các chất độc hoặc để lại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn do vậy mẹ cần loại bỏ các bộ phận này nếu nó còn sót lại trên da bé.

Bước 2: Vệ sinh vết cắn

Trước khi dùng kem trị côn trùng đốt cho bé các mẹ nên vệ sinh vết côn trùng cắn bằng nước sạch hoặc dùng xà phòng rửa sạch với nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn từ các loại côn trùng. Nên dùng nước lạnh để vệ sinh.

Bước 3: Làm vết chích không bị ngứa, sưng hoặc nổi mẩn

– Dùng một cục nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút.

– Dùng các kem bôi da thích hợp với da bé

kem trị côn trùng đốt cho bé

3. Những lưu ý khi lựa chọn kem trị côn trùng đốt cho bé

Thuốc bôi ngoài da phổ biến ở các dạng như: Các loại dung dịch làm mát da, dung dịch màu sát khuẩn như xanh methylen, thuốc tím pha loãng… Điều đáng báo động là hiện nay, rất nhiều mẹ truyền tay nhau sử dụng các thuốc, kem bôi trị côn trùng có chứa corticoid như hydrocortisone, betamethason, dexamethason với lời quảng cáo là tác dụng nhanh, ngay tức thì.

Mẹ không biết rằng việc sử dụng các loại kem này một cách vô tội vạ lại chính là việc làm “lợi bất cập hại” đối với sức khỏe của con. Bởi với làn da nhạy cảm của bé corticoid có thể dễ dàng thẩm thấu sâu qua da và gây những biến chứng nguy hiểm. Các loại corticoid nếu lạm dụng nhiều sẽ làm teo da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng.

Không những thế, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân như: làm loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc phòng cũng như cách sử dụng các loại kem trị côn trùng đốt cho bé môt cách hiệu quả nhất

 

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Một hiện tượng diễn ra khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh là nổi rôm sảy và thường hay xuất hiện trên mảng đỏ ở bẹn cổ nách dấu hiệu khi trẻ bị hăm. Dưới đây là 1 số cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh đơn giản và vô cùng hiệu quả mà các mẹ nên tham khảo.

1. Hăm cổ là gì?

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọ, da sẽ bị trầy sướt, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt thường các bé khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng hay gặp.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

2. Các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

a. Chọn quần áo

Nên chọn loại vải nhẹ, mềm, thoáng khí, thấm mồ hôi, không có thành phần gây dị ứng. Nên giặt sạch sẽ thường xuyên quần áo, tã lót, khăn tay. Chúng cũng nên được phơi dưới ánh nắng để diệt khuẩn. Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh đơn giản và vô cùng hiệu quả mà các mẹ nên lưu ý

b. Vệ sinh

  • Giữ cho da bé luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa cho bé thường xuyên tất cả các bộ phận, đặc biệt với vùng cổ phải được lau khô hoàn toàn bằng vải mềm để thoáng khí.
  • Nên sử dụng nước đun sôi để nguội, tránh nhiệt độ quá cao.
  • Có thể dùng nước lá trà tươi khi tắm. Hoặc thêm baking soda, bột yến mạch vào nước tắm

c. Dùng bột bắp

Là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Các mẹ chỉ cần rắc một ít bột bắp vào vùng da bị hăm ở cổ bé sau khi tắm. Nó giúp làm khô vùng da ẩm ướt dưới cổ của bé và không dề gây dị ứng gì cả.

d. Dùng dầu dừa

Mát xa vùng da bị hăm bằng dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan, sau nửa giờ thì lau sạch. Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da, giúp da sạch sẽ, mềm mại. Tuy nhiên, nó cũng dễ gây bít lỗ chân lông nếu không được lau sạch sẽ.

dầu dừa là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

e. Dùng gạc lạnh

Ngâm một miếng vải cotton sạch trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.

g. Sử dụng kem bôi

  • Những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone thường được dùng khá hiệu quả để chữa hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh.
  • Bạn nên chú ý các thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại kem này.
  • Việc phòng ngừa và chữa trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là phải chú ý đến vấn đề vệ sinh.

3. Những lưu ý về cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Trước khi dùng đến bất kỳ loại kem chống hăm cổ hay sữa tắm đặc biệt nào, mẹ nên sử dụng nước ấm để làm sạch vùng da bị hăm. Dưới đây là số lưu ý khi sử dụng cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh mà các nên chú ý:

  • Lau rửa vùng cổ của bé mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Sau khi rửa nước, mẹ nhẹ nhàng dùng khăn thấm khô. Lưu ý lau rửa nhẹ nhàng không kì mạnh vào da bé sẽ khiến da bé bị hăm nặng hơn.
  • Chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Đặc biệt nên tránh các loại nước có nhiều chất tẩy và pha hương nặng vì có thể gây hại cho làn da bé.
  • Giúp bé cưng luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát hoặc dùng máy lạnh trong phòng trong những ngày oi bức.
trẻ bị hăm cổ rất khó chịu và đau rát

Những điều cần biết khi trẻ bị hăm cổ

Hăm cổ là hiện tượng diễn ra rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở các trẻ sơ sinh. Trẻ bị hăm cổ không được xử lý đúng cách rất dễ phát triển thành vết loét làm bé đau và khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ mách nhỏ các cách chữa khi trẻ bị hăm cổ an toàn và hiệu quả.

1. Trẻ bị hâm cổ là hiện tượng phổ biến

Trẻ sơ sinh thường phát triển rất nhanh ở những tháng đầu đời. Tốc độ phát triển này làm cho bé dễ hình thành những ngấn ở cổ, tay, chân, đùi và mông. Chính nếp gấp da này là nơi trú ẩn của bụi bẩn, mồ hôi, bông vải từ áo quần và cả các loại vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng hăm da xất hiện. Trẻ bị hăm cổ là vấn đề dễ gặp ở các bé bụ bẫm, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ em bé nào.

trẻ bị hăm cổ là hiện tượng phổ biến của trẻ

2. Vì sao trẻ bị hăm cổ?

Những vết hăm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực của bé thường là kết quả của tình trạng ứ đọng mồ hôi. Vết hăm dạng này thường bằng phẳng, có màu hơi đỏ, thỉnh thoảng đi kèm tình trạng nổi các mụn nước li ti.

Nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi dính vào phần cổ cũng có thể gây ra tình trạng hăm nếu bé không được vệ sinh kỹ càng.

Trong một số trường hợp, các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ, gây ra tình trạng tổn thương da cho bé.

Việc cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo cũng là một nguyên nhân gây ra các vết hăm.

Nhìn chung, làn da của bé sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, nên một điều kiện nào đó không thuận lợi cũng dễ làm phát sinh tình trạng hăm da, dị ứng da hay viêm loét.

trẻ bị hăm cổ rất khó chịu và đau rát

3. Khi trẻ bị hăm cổ nên làm gì?

Trước khi dùng đến bất kỳ loại kem chống hăm hay sữa tắm đặc biệt nào, mẹ nên sử dụng nước ấm để làm sạch vùng da bị hăm. Dưới đây là các bước vệ sinh đơn giản hàng ngày giúp mẹ trị hăm cho bé.

Bước 1: Lau rửa vùng cổ của bé mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Sau khi rửa nước, mẹ nhẹ nhàng dùng khăn thấm khô. Tránh kỳ cọ mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng hăm càng nặng hơn.

Bước 2: Bôi một lớp mỏng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh. Mẹ lưu ý, chỉ cần bôi một lớp mỏng để giúp làn da bé thẩm thấu tốt. Kem chống hăm sẽ tạo thành một lớp bảo vệ cho vùng da của bé.

Bước 3: Khi tắm bé, mẹ dùng một loại xà bông hay sữa tắm dịu nhẹ nhất bôi lên vùng da trẻ bị hăm cổ. Sữa tắm cho bé nên là loại không có hương thơm và độ pH 5.5 là lý tưởng nhất.

Bước 4: Chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Tránh các loại nước giặt có pha hương liệu mạnh, có nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.

Bước 5: Giúp bé cưng luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát hoặc dùng máy lạnh trong phòng trong những ngày oi bức.