Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trở sơ sinh bị khô da

Các mẹ nên làm gì khi da trẻ sơ sinh bị khô

Dù có đầy đủ các cơ quan, bộ phận như người trưởng thành nhưng ở trẻ sơ sinh tất cả đều vô cùng non nớt và cần có bàn tay chăm sóc, bảo vệ của các bậc phụ huynh. Da của trẻ sơ sinh là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Trong mùa đông, da trẻ sơ sinh bị khô là hiện tượng rất phổ biến. Các bậc phụ huynh rất lo lắng về điều này. Phải làm gì khi da trẻ sơ sinh bị khô?

Làn da của trẻ vô cùng mong manh dễ bị tổn thương, bên cạnh đó nó cũng không có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân bên ngoài. Các mẹ hãy chú ý những điều sau đây khi da trẻ sơ sinh bị khô.

1. Nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước có nhiệt độ phù hợp

Việc tắm cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự khô da của trẻ, chính vì vậy các mẹ nên tắm cho con với nhiệt độ thích hợp nhất. Nên dùng nước vừa đủ ấm để loại bỏ clo( một chất làm khô da) ra khỏi nước. Có thể đưa tay vào thử sờ nước xem còn bỏng rát hay không nếu có thì pha thêm ít nước lạnh cho đến khi cảm thấy ổn thì dừng lại. Ngoài ra có thể kết hợp với muối loãng và chanh để loại bỏ vi khuẩn. Trong tuần tối đa tắm 5 lần cho trẻ, những ngày còn lại thì lấy khăn ấm để vệ sinh cơ thể bé.

2. Chọn sản phẩm sữa tắm phù hợp với làn da trẻ

Thị trường có rất nhiều loại sữa tắm vì thế mẹ cần chọn lựa cho con mình loại sữa tắm phù hợp nhất để không làm dị ứng da ở trẻ. Sau khi tắm xong cho con bằng nước trắng pha muối và chanh. Chúng ta có thể lấy một ít lượng sữa tắm để làm cho trẻ sạch da, mịn da và trắng da hơn. Thời gian tắm không được nhiều hơn 10 phút.

trở sơ sinh bị khô da

3. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé

Kem dưỡng ẩm có tác dụng giữ lại nước dưới da trẻ, làm tăng độ ẩm cho da, khuyến khích dùng các loại kem này. Da trẻ sơ sinh bị khô rất cần được dưỡng ẩm. Hãy thật thông minh khi tìm cho bé nhà mình những sản phẩm tốt nhất, đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng nha!

4. Thực hiện các phương pháp truyền thống để chống khô da

Một số phương pháp truyền thống thường được áp dụng rộng rãi như: thoa dầu dừa, dầu oliu, mật ong,… giảm tình trạng khô da ở trẻ. Đây là những cách làm an toàn, phổ biến giúp bé không có bất kì một vết da khô nào hay kích ứng nào. Vừa tiết kiệm lại dễ làm thế thì tại sao chúng ta lại không thử áp dụng nhỉ?

da trẻ sơ sinh bị khô

5. Mặc quần áo kín cho trẻ khi đi ra ngoài

Thời tiết mùa đông dễ làm cho da trẻ sơ sinh bị khô bởi gió, sương và sự giá lạnh. Trước khi đi ra ngoài mẹ nên mặc thật kín đáo cho trẻ để trẻ có thể dễ dàng thích nghi được với sự khác biệt khi ở ngoài với trong phòng… Bước trang bị này là không thể thiếu đối với trẻ nhất là những em nhỏ mới sinh.

Trên đây là một số cách mà chúng ta nên làm khi da trẻ sơ sinh bị khô. Hãy nhanh chóng lưu lại ngay cho mình những thông tin quan trọng này vào cuốn cẩm nang nuôi dạy trẻ nhỏ nha các mẹ.

 

 

em bé bị nẻ má

Mẹo chữa em bé bị nẻ má hiệu quả

Một trong những vấn đề các bà mẹ có con nhỏ hiện nay đang rất quan tâm và lo ngại đó là việc em bé bị nẻ má. Vậy làm thế nào để cho con em mình luôn luôn có một tình trạng sức khỏe tốt đồng thời có một sự phát triển cân đối về mọi mặt nhất là làm sao để em bé không bị nẻ má?

1. Một số nguyên nhân khiến em bé bị nẻ má

Hiện tượng nẻ má không phải là chỉ diễn ra với các bé mà nó còn thường gặp ở cả người lớn. Có nhiều cách lí giải cho nguyên nhân về nẻ má trong đó yếu tố thời tiết và yếu tố chăm sóc vệ sinh cho các bé là mấu chốt chủ đạo:

– Quá trình tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày không được kĩ lưỡng và đúng cách mà đối với làn da của em bé thì rất hay bị nhạy cảm nhất là trẻ mới sinh trong 3 tháng đầu. Nguồn nước để vệ sinh má quá nóng dễ làm da khô và bị ảnh hưởng.

– Do làn da của các bé nó đã khô sẵn nên rất dễ bị nẻ, bong da và thậm chí những trẻ bị nặng thì có thể là nứt da má và chảy máu.

– Các mẹ nghĩ là em bé bị nẻ má không nghiêm trọng và tưởng chừng như nó là một hiện tượng bình thường.

– Sự thay đổi về khí hậu, thời tiết có tác động xấu tới cơ thể và sự thích nghi của trẻ. Nó luân chuyển theo các mùa trong năm tùy từng vùng, từng miền cũng gây ra nẻ má cho các bé. Đặc biệt là cái lạnh hanh khô của mùa đông cũng như là những đợt gió rét hại, rét đậm.

– Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng và góp mặt của một vài yếu tố khác như là: môi trường sống, ăn uống, do dùng các loại thuốc cho vùng mặt, má dế khiến người dùng thuốc bị dị ứng gây ra nẻ má,…

em bé bị nẻ má

2. Phương pháp cho các bà mẹ bỉm sữa khi bé nẻ má

Nếu con em mình bị nẻ má các mẹ cứ yên tâm rằng có rất nhiều bài thuốc có thể xóa tan tất cả những lo âu đó:

– Điều đầu tiên khi mà em bé bị nẻ má các mẹ có thể ra hiệu thuốc mua các loại thuốc và kem bôi theo sự hướng dẫn và chỉ định cách dùng của bác sĩ. Thuốc phải đảm bảo chất lượng,uy tín và có công dụng tốt với người dùng.

– Luôn để trẻ vui chơi, nghỉ ngơi trong môi trường, khí hậu sạch sẽ, nguồn nước vệ sinh thì phải đảm bảo không gây kích ứng cho làn da vùng má của các bé. Quá trình vệ sinh vùng má cho bé cần phải đúng cách không dùng các loại sữa tắm hay xà phòng có ảnh hưởng đến bé.

– Khuyến cáo cho bé ăn uống đầy đủ các chất nhất là vitamin,những chất từ rau củ quả để cơ thể bé có thể đảm bảo và cân bằng mọi thứ.Các chất dinh dưỡng là yếu tố cần và đủ để các bé có thể thích ứng được với bên ngoài (cam,quýt,…).

Hoa quả giàu Vitamin C là phương pháp trị em bé bị nẻ má

– Không nên bật điều hòa và các thiết bị sưởi ấm quá nóng trong mùa hanh khô.

– Chúng ta cũng có thể dùng các loại nguyên nhiên liệu chiết xuất có nguồn gốc tự nhiên để chữa trị cho bé khi bị nẻ má như: cà chua, mật ong, dầu dừa, dầu ô liu, bột yến mạch, sữa mẹ, lá trầu không, lá chè tươi…..Đây đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm mà lại đảm bảo an toàn để chế biến và điều trị.

Đông đến,thời tiết hanh khô một lần nữa lại nhắc nhở các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến làn da mong manh và nhạy cảm của các bé vì nó rất có thể dễ bị nhiễm trùng gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe của các bé. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ góp phần không nhỏ vào cẩm nang nuôi dạy bé của các bà mẹ!.

Bạn đã biết: cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh?

Vùng da cổ là nơi mà các vết hăm thường xuất hiện nhiều nhất, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm dứt điểm sẽ dẫn đến viêm loét da. Các mẹ đã biết cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh cũng như biện pháp phòng tránh chưa. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Hăm cổ là gì?

Hăm cổ là một tình trạng da bị kích ứng thường hay gặp ở bé sau sinh, đặc biệt là dưới 3 tháng tuổi và những bé mũm mỉm. Khi bị hăm, làn da của bé sẽ trở nên ửng đỏ, đậm màu nhất là tại những đường ngấn. Đôi khi ngay tại vết hăm xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc bị nổi phồng lên so với làn da bình thường.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm cổ trong đó phải kể đến:

– Do ma sát: Làn da của trẻ vốn đã rất nhạy cảm kết hợp với việc bị cọ sát khi bé chưa tự giữ thẳng cổ hoặc giữa nếp ngấn khiến cho vùng da nơi đây luôn trong tình trạng ẩm ướt.

– Thời tiết nóng: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cổ trẻ sơ sinh bị hăm. Sự nóng bức rất dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé kết hợp với việc ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho các vết hăm xuất hiện.

– Nhiễm nấm: Vùng cổ của trẻ sơ sinh thường khó vệ sinh hơn những nơi khác, đây cũng là nơi lý tưởng để cho bụi bẩn “cư trú” và phát triển khiến da dễ bị nhiễm khuẩn.

– Đổ sữa ở khu vực cổ: Trong khi bú, sữa có thể bị tràn ra khỏi miệng và chảy xuống cổ hoặc trẻ sơ sinh bị trớ. Sữa đọng nơi cổ nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho da rất dễ bị hăm.

– Chảy nước dãi: Là một “tác dụng phụ” của quá trình mọc răng, sự hiện diện của quá nhiều nước dãi trên cằm bé sẽ chảy xuống cổ. Khiến cho vùng cổ càng trở nên ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ hăm cổ.

3. Các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

a. Sử dụng kem chống hăm

– Ngày nay sử dụng kem chống hăm là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Các mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc Tây hoặc cửa hàng bán đồ cho em bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng những nhãn hiệu có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Cách sử dụng kem chống hăm rất đơn giản, sau khi vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, lau khô rồi bôi một lớp kem mỏng lên da bé là được. Nhưng chú ý không nên dùng quá nhiều vì có thể sẽ phản tác dụng.

b. Các loại lá tắm trị hăm

Sử dụng các loại lá tắm là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh khá thông dụng được nhiều mẹ tin tưởng bởi nó rất an toàn và mang đến hiệu quả lâu dài. Một số loại lá tắm cho trẻ sơ sinh như lá trầu không, lá chè xanh, lá hoặc quả khổ qua, lá búp ổi non… Trong thành phần của những lá này có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu và mát da.

Để có một chậu nước lá tắm cho bé trước tiên mẹ cần chuẩn bị một nắm lá cần thiết, rửa thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi rồi để nguội, không nên pha loãng thêm nước lạnh. Khi tắm bằng nước lá xong cho bé tắm lại bằng nước ấm sạch.

c. Vệ sinh da cổ

Có thể không cần đến sự hỗ trợ từ các loại thuốc trị hăm hoặc lá tắm mà hiện tượng hăm cổ vẫn sẽ khỏi. Chỉ cần lưu ý vệ sinh vùng da cổ thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, sữa, nước dãi, mồ hôi và thay áo khi bị ẩm ướt thì sau vài ngày tình trạng hăm sẽ được cải thiện. Đây cũng là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng.

bột yến mạch là nguyên liệu giúp bé bị nẻ da mặt

Mách mẹ những bài thuốc tự nhiên phòng tránh bé bị nẻ da mặt

Trẻ nhỏ rất dễ bị nẻ da mặt, nhất là thời tiết mùa đông khô hanh. Làm thế nào để giữ cho bé có một làn da khỏe khoắn là câu hỏi của các bà mẹ thắc mắc hiện nay? Vài thông tin bổ ích dưới đây sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho các mẹ.

Dầu dừa

Một bài thuốc đơn giản giúp phòng tránh bé bị nẻ da mặt đó là sử dụng dầu dừa. Vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé sẽ giúp da dưỡng ẩm tốt hơn, hồng hào hơn và không bị nứt nẻ..

Hiệu quả của dầu dừa ngoài trị nẻ tốt, mùi thơm dễ chịu còn có thể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn. Da trẻ lỗ chân lông se khít nên hấp thụ dầu tốt. Mỗi ngày hãy chấm một lượng nhỏ dầu dừa lên má bé 15 phút rồi rửa sạch với nước để da bé mềm hơn.

bé bị nẻ da mặt

Dầu oliu

Dầu oliu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, làm đẹp hay chăm sóc da. Một lượng dầu oliu vừa đủ xoa lên má, hoặc những chỗ bị nẻ sẽ giúp trẻ có làn da mịn hơn hẳn.

Mẹ có thể trộn đều một thìa mật ong và một thìa dầu oliu bôi lên da bé, massage 5 phút để ngấm từ từ. Với những bé bị nẻ da nặng, mẹ có thể xoa khoảng 10 phút hoặc tắm nước ấm cùng chút dầu oliu sẽ nhanh khỏi hơn nhiều.

Mật ong

Mật ong là bài thuốc không thể thiếu trong phòng tránh bé bị nẻ da mặt. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và giữ ẩm cho làn da khỏe mạnh. Và giúp hấp thu nước tốt tránh bị khô và giúp da luôn mềm mại.

Mẹ có thể dùng 3 thìa sữa tươi và 1 thìa mật ong  trộn đều rồi bôi da mặt bé khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Sữa kết hợp mật ong giúp hồi sinh da, giữ lại dầu và độ ẩm tự nhiên cho da. Hoặc cũng hỗn hợp này cho vào nước tắm của bé và bé ngâm mình khoảng 15 – 20 phút vài lần trong tuần sẽ vô cùng hiệu quả.

Bột yến mạch

Không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời mà bột yến mạch mang lại cho những bé bị nẻ da mặt vào mùa đông. Bột yến mạch cũng rất hiệu quả cho những bé bị khô nẻ trầm trọng và tẩy da chết nhẹ nhàng.

Cách làm là mẹ trộn đều hỗn hợp  2 – 3 thìa mật ong, 2 thìa nước hoa hồng và ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín. Bôi hỗn hợp này lên da bé, thậm chí là da tay hoặc chân khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Chỉ cần thực hiện 1 lần 1 tuần là bé đã có một làn da tươi hồng.

bột yến mạch là nguyên liệu giúp bé tránh bị nẻ da mặt

Sữa mẹ

Đúng như câu nói “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Và không thể phủ nhận công dụng của sữa mẹ trong trị nẻ da mặt cho trẻ. Bởi sữa chứa nhiều chất kháng thể và vitamin tốt cho da bé, chữa nẻ hiệu quả.

Mẹ hãy lau sạch da trẻ bằng nước ấm, vắt thêm chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má bé 15 phút. Vết nẻ sẽ dịu hơn và mềm ngay lập tức. Bằng sữa mẹ, bé bị nẻ da mặt chẳng mấy mà nhanh khỏi và lấy lại sức sống mềm mại.

Với những bài thuốc đơn giản này, hi vọng các mẹ sẽ là thầy thuốc thông thái để chữa lành làn da khô nẻ cho bé con nhà mình!