Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị chàm sữa cho bé

Mách mẹ 3 cách trị hăm tã cho con hiệu quả nhất

Hăm tã là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên, tuy không nghiêm trọng những khiến bé khó chịu, quấy khóc, lâu ngày không khỏi sẽ ảnh hưởng nặng nề đến làn da con. Nhưng mẹ ơi đùng lo lắng quá, để Kem Embe mách mẹ 3 cách trị hăm tã cho con hiệu quả nhất nhé!

kem chống hăm
Baby boy (6-12 months) crawling, smiling, portrait

Hiểu kỹ nguyên nhân để chọn cách trị hăm tã an toàn và hiệu quả nhất

Không chỉ riêng hăm tã mà đối với bất kỳ loại bệnh nào cũng vậy, việc chọn thuốc chữa trị phải xuất phát từ việc hiểu nguyên nhân thì mới cho hiệu quả nhanh và an toàn. Thế mẹ đã biết nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã tái đi tái lại ở trẻ nhỏ là gì?

Có thể kể đến 3 nguyên nhân chính như sau:

  • Do bản chất làn da bé: làn da của con vốn mỏng manh, nhạy cảm nên khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, nhất là trong thời tiết nắng nóng sẽ gây ra hiện tượng hăm tã.
  • Bé bị hăm cũng có thể bắt nguồn từ việc mẹ quá lạm dụng phấn rôm. Lưu ý cho mẹ là hãy chỉ sử dụng một lượng vừa phấn rôm vừa đủ hoặc hạn chế không sử dụng sẽ tốt hơn cho làn da của bé.
  • Một số nguyên nhân khác khiến bé bị hăm tã như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Mách mẹ cách trị hăm tã cho con hiệu quả nhất.

Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh không hề khó nếu các mẹ tuân theo những nguyên tắc sau đây:

  • Thay tã thường xuyên cho con:

Mẹ có biết: Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn, cấu trúc các sợi collagen lại nhỏ hơn, sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ. Lá chắn trên bề mặt da bé bởi vậy vô cùng mỏng manh, mẫn cảm. Việc để bé mặc tã lâu mà không thay trong giai đoạn này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh lý ngoài da vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy thay tã thường xuyên là cách trị hăm tã cho con tận gốc. Nghe đơn giản nhưng không đơn giản chút nào đâu nhé!

  • Chú ý loại tã dùng cho con:

Việc lựa chọn loại tã phù hợp, không gây hầm bí, khó chịu, kích ứng cho da bé cũng là cách trị hăm cho bé hiệu quả vì dù có dùng bất kỳ loại thuốc nào, muốn con khỏi bệnh mẹ vẫn  phải chăm sóc và đảm bảo anh toàn cho con. Nếu chỉ dùng thuốc mà không chăm sóc hợp lý, vết hăm của bé thậm chí không thuyên giảm mà còn ngày càng nghiêm trọng. Thế nên mẹ hãy đầu tư thời gian nghiên cứu về vấn đề này nhé! Tốt nhất theo Kem Embe, mẹ hãy chọn cách trị hăm bắt đầu bằng việc cho con sử dụng lọai bỉm 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

  • Dùng thuốc chống hăm – Cách trị hăm tối ưu cho trẻ nhỏ

Nhiều mẹ ngại dùng thuốc bôi da cho con vì sợ trong thuốc có chứa các thành phần độc hại không tốt cho làn da mỏng manh của con. Tuy nhiên nếu mẹ có ý thức lựa chọn loại thuốc có thành  phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Tìm hiểu kỹ về các thành phần để đảm bảo tất cả các thành phần đều an toàn, con không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì đây là cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả đấy!

Nỗi lòng “đẻ thuê” của 15 bà mẹ bỉm sữa sinh con ra chỉ thấy nó giống bố chứ chẳng giống mình tý nào

Người ta thường nói, khi một người vợ yêu chồng thì đứa con sinh ra sẽ rất giống bố. Có lẽ vì thế mà hầu hết chị em phụ nữ thường có thói quen tự nhận mình là “đẻ thuê” nhằm chứng minh tình yêu vô bờ bến dành cho chồng. Đối với họ, trọng trách thiêng liêng ấy cũng là một điều rất đáng tự hào với gia đình nhỏ bé của mình.
1. Từ khuôn mặt, dáng ngủ cho tới đôi môi ấy, không thể lẫn đi đâu được.

2. Con nhà nông, không giống lông thì cũng giống nết ngủ.

3. Cứ đẹp trai như bố thì bảo sao nhiều cô muốn có chửa.

4. Đây mới gọi là sao y bản chính này.

5. Không chê nghèo thì lên đây bố con cháu đèo.

6. Giống đến cỡ này thì chắc không cần phải xét nghiệm ADN nữa đâu nhỉ.

7. Phiên bản mini và phiên bản full-box của gia đình.

8. Từ bé đã có gen sáu múi giống bố rồi.

9. Người ta bảo con gái là người tình kiếp trước của bố. Thế thì kiếp này hai đứa mới chịu ngồi im xem nhau cày game như thế chứ.

10. Chả giống nhau điểm gì ngoài thói nghiện đồ công nghệ.

11. Mỗi khi bố con nó ngủ là mẹ tự động ôm gối xuống đất nằm.

12. Bản chính và bản công chứng có dấu đỏ khi nằm cạnh nhau.

13. Nhìn từ xa cũng nhận ra cặp mông của hai anh em giai nhà nó.

14. Giống cả khuôn mặt thôi chưa đủ, còn giống cả cái điệu mắt ốc nhồi nữa mới chịu.

15. Anh cả dạy cho em gái thói ngủ xấu từ khi còn trong bụng mẹ rồi.

Kiến ba khoang còn độc hơn nọc rắn, mẹ cần xử lý ngay theo cách này

Vài năm trở lại đây, vào thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 (mùa mưa) kiến ba khoang lại bắt đầu xuất hiện khiến nhiều người lo lắng, đứng ngồi không yên.

Các vết thương do kiến ba khoang tấn công với người lớn đã nguy hiểm, với trẻ nhỏ lại càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Kiến ba khoang – Nỗi ám ảnh của cả mẹ và con

Thời tiết chuyển mùa ẩm ướt là điều kiện cho kiến ba khoang xuất hiện ngày càng nhiều. Những năm trước, đã có không ít người phải nhập viện do bị kiến ba khoang đốt. Chất độc pederin (C24H43O9N) của kiến có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn dính vào da có thể gây hậu quả nghiêm trọng như phồng rộp, ngứa ngáy, đau rát, thậm chí có cảm giác như bị cháy da. Nghiêm trọng hơn, nếu nọc độc này rơi vào các vùng da hoặc bộ phận nhạy cảm như cổ, mặt, mắt, cánh tay,… thì khả năng gây hại sẽ càng lớn.

Kiến ba khoang có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn

Với trẻ em, khi bị tổn thương da do kiến ba khoang sẽ dễ tiến triển nặng do sức đề kháng của trẻ kém, cùng với đó, trẻ không chịu được ngứa, càng gãi tổn thương sẽ càng lan rộng và sâu, dễ dẫn đến hiện tượng sốt và nổi các cục hạch lân cận gây đau.

Xử lý không đúng cách, dễ để lại biến chứng

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn vết tấn công do kiến ba khoang với bệnh zona vì thế đã tự mua thuốc về bôi cho con. Bên cạnh đó, do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và nghĩ bôi càng nhiều thuốc với tần suất lớn thì con càng nhanh khỏi. Song thực tế, có trường hợp mẹ sau khi bôi thuốc cho con, con bị loét da, tổn thương sâu hơn. Lúc này, việc điều trị sẽ lại càng lâu.

Da bé bị tổn thương, phồng rộp do bị kiến ba khoang tấn công

Cùng với đó là có nhiều người vì lo lắng khi thấy kiến xuất hiện trên vùng da con đã nhanh chóng lấy tay giết, vô tình gây bệnh cho con. TS.BS Nguyễn Như Lan, Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương dẫn một ví dụ: “Có trường hợp bố mẹ đưa bé hơn 3 tuổi đến khám, trên tay và chân con xuất hiện những vết phỏng rộp, mụn nước khá nặng. Tìm hiểu thì biết cô giúp việc để con chơi ngoài vườn, đúng tổ kiến. Nghĩ là kiến bình thường đốt nên đã diệt ngay trên tay chân con. Kết quả, các mụn nước cứ lan dần, gây khó chịu, đau nhức cho bé. Vì diện tích vùng da bị bệnh lan rộng và sâu nên rất dễ để lại sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con sau này”.

Bảo vệ con bằng cách nào?

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Như Lan, ngay khi trẻ có các biểu hiện của kiến ba khoang, các mẹ cần ngay lập tức dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để loại bỏ bớt nọc độc của côn trùng bám trên da. Sau đó dùng các sản phẩm bôi da chuyên biệt cho bé thoa lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộp. Khi da đã bị nổi mụn, phỏng rộp như vết bỏng cần tiếp tục thoa kem để làm sạch, dịu da. Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, cần sử dụng sản phẩm có tính sát khuẩn. Vết thương khi đã khô, mẹ vẫn cần bôi cho con để mau lành và tránh để lại thâm sẹo.

Nói về dòng sản phẩm giúp bé dịu nhanh các vết đau rát, phồng rộp, tránh nhiễm khuẩn và làm mờ thâm sẹo hiệu quả, bác sĩ Lan gợi ý các mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược đầu tiên của Việt Nam chứa Tinh Nghệ Vàng Nano Curcumin có tên Kem EmBé đang được 98.000 mẹ tin dùng hiện nay.

“Kem EmBé chứa bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã làm dịu tổn thương trên da bé ngay tức thì. Ở Đức, các chế phẩm có chứa tinh chất thảo dược này là lựa chọn hàng đầu để chăm sóc và chữa trị những bệnh lý ở làn da trẻ nhỏ, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Ngoài bộ đôi trên, Kem EmBé còn kết hợp kẽm oxyd, vitamin E, lanolin, dầu hạnh nhân,…giúp giảm ngứa, tạo màng bảo vệ, duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục” – bác sĩ Lan nói rõ.

Bởi vậy, ngay khi trẻ có bất cứ dấu hiệu tổn thương da nào, mẹ cần thoa Kem EmBé lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày, chất kem mát thẩm thấu sâu làm giảm viêm ngứa, nhiễm trùng và sự lan rộng, giúp da con luôn hồng hào, khỏe mạnh.

 

cách trị hăm cho bé từ thiên nhiên

4 cách trị sảy từ thiên nhiên an toàn cho bé

Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên là cách trị sảy cho bé vô cùng hiệu quả và tiện dụng vì có thể tự làm ngay tại nhà, làm hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Cách trị sảy sảy bằng lá trà xanh

Nhờ vào đặc tính hàn, mát, lại dịu nhẹ nên trà xanh được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc phòng và trị các vấn đề da liễu cho con trẻ.

 

cách trị sảy cho bé bằng lá trà xanh

Cách trị sảy cho bé bằng lá trà xanh thực ra khá đơn giản cũng là một trong những ưu điểm khiến phương pháp này được các mẹ ưu chuộng. Mẹ chỉ cần mua khoảng 200-300 gram lá trà xanh, cho vào nước muổi ngâm rồi rửa sạch,  vẩy khô. Bước tiếp theo mẹ hãy cho lá trà xanh này vào 5- 10 lít nước sạch đun sôi, để nguội đến nhiệt độ vừa đủ. Dùng nước này lau khắp người, đặc biệt là vùng da bị tổn thương sẽ có tác dụng hồi phục cho da con rất tốt.

Cách trị sảy cho bé bằng gừng tươi

 

trị rôm sảy cho bé

Tương tự như lá trà xanh, gừng tươi cũng là một “vị thuốc” thần đến từ thiên nhiên, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, trị được nhiều bệnh, trong đó có hiện tượng rôm sảy ở trẻ con.

Cách dùng gừng tươi trị sảy cho bé: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2-3 lần. Bôi trong 5 ngày sẽ khiến làn da bé được cải thiện đáng kể.

Cách trị sảy cho bé bằng lá dâu tằm

Lá dâu tằm 200 gram, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì dùng tắm cho bé. Sau khi tắm xong lau khô người, mẹ có thể rắc bột đậu xanh lên vùng da tổn thương của con hoặc sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cũng rất tốt cho bé.

Nên áp dụng từ 3-5 ngày để việc trị rôm sảy cho bé đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Cách trị sảy cho bé bằng lá khế

Lấy một ít là khế, rửa sạch bằng nước muỗi loãng, cho vào nồi nấu lên tắm cho bé. Ngoài ra cũng có thể vò trực tiếp rồi lọc lấy nước tắm cho bé. Tuy nhiên, không nên tắm nước lá khế tươi cho trẻ sơ sinh, nên nấu chín hãy tắm đề phòng lá khế có nhiều bọ nẹt làm ngứa bé.

Lưu ý: Các bải thuốc dân gian tuy tiện dụng và hiệu quả nhưng không nên áp dụng với các bé có cơ địa thường xuyên dị ứng vì các loại nước lá lạ có thể làm tình trạng kích ứng trên da bé ngày càng tệ!

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị sảy từ thiên nhiên, mẹ cũng chú ý nhiều đến chế độ ăn: chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… Cho bé uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…hoặc cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây (không cho đường  hoặc cho rất ít đường)… cũng là cách trị sảy rất tốt . Tuy nhiên, không nên cho đường hoặc cho rất ít đường nhé! Chúc các mẹ thành công!