Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Có cách này, mẹ khỏi lo con bị chàm sữa trong thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết sang thu bắt đầu chớm lạnh, có những hôm trời trở lạnh sâu, trên má bé Minh Hà, con gái chị Ngọc lại nổi những nốt mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, sau đó vỡ ra gây ngứa.

Vùng da nổi mẩn ngày càng lan rộng làm con khó chịu khiến người làm mẹ như chị Ngọc không khỏi nóng ruột. Đưa con đi khám, bác sĩ kết luận: “Minh Hà bị chàm sữa hay còn gọi là lác sữa”.

1. Vì sao con bị chàm sữa?

1.1. Nguyên nhân

Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ sinh ra mắc chàm sữa, thường gặp ở các bé sau sinh 6 tháng tuổi. Đây là bệnh viêm da mạn tính và không lây. Nguyên nhân gây ra chàm sữa hiện vẫn chưa xác định chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở các bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra cha mẹ có bệnh hen suyễn, phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm thể tạng, con cũng sẽ dễ mắc bệnh.

Tiếp xúc với lông thú nuôi gây chàm sữa cũng là một nguyên nhân, mẹ ăn hải sản lạ trong thời gian vẫn cho con bú là một trong các việc mà mẹ cần tránh để làm.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện da bên ngoài của việc bé bị chàm sữa

1.2. Biểu hiện

Với những bé bị chàm sữa, biểu hiện ban đầu thường là: một vùng da nào đó của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mài và tróc vảy ở mặt, hai bên má, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi…

Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa. Điều này làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Trường hợp của bé Minh Hà là một ví dụ. Ban đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti. Bé ngứa ngáy khó chịu, thường cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa. Vùng nổi mẩn ngày càng lan rộng…

biểu hiện chàm sữa trên da em bé

Biểu hiện của bệnh chàm sữa

1.3. Thuốc nào điều trị hiệu quả?

Lo lắng cho cô con gái mới 5 tháng tuổi, chị Ngọc mua thuốc bôi chứa corticoid về thoa cho con để kháng viêm. Lúc đầu nhìn bên ngoài thấy có giảm. Nhưng được 1, 2 ngày sau, cả vùng da trên mặt con đỏ tấy, để lại vảy kết khiến con khó chịu, bứt rứt không yên.

Chị cũng sử dụng các mẹo dân gian để chữa chàm cho con, song hiệu quả mang lại không cao. “Mình có dùng thêm tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị chàm cho con. Mỗi ngày 2 lần, mình cho vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay sau đó massage nhẹ nhàng lên da con. Tuy nhiên, mình chỉ dùng khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn để đạt được hiệu quả tốt nhất nhưng như vậy, con vẫn phải chịu khoảng thời gian khó chịu bị chàm”.

2. Kem Em Bé – Sản phẩm hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả

Theo TS. BS Nguyễn Như Lan, nguyên Trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, để điều trị tốt chàm sữa cho trẻ, trước hết phải cắt đứt vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi – ngứa bằng cách uống thuốc chống ngứa. Tùy theo mức độ tổn thương của vùng da mà bôi các loại sản phẩm phù hợp. Thời gian, liều lượng… cần phải theo đúng sự chỉ dẫn.

“Bệnh chàm sữa hay viêm da cơ địa ở trẻ em rất dễ tái phát, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc ăn uống những chất gây dị ứng. Để điều trị hiệu quả các mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, môi trường xung quanh, thiết lập chế độ chăm sóc con tốt nhất. Khi da con bị tổn thương, cần hạn chế việc để bé gãi gây chảy máu, dễ dẫn đến nhiễm trùng vết chàm” – Bác sĩ Lan nói rõ.

Các mẹ cần chú ý những điều sau khi điều trị cho trẻ:

2.1. Tránh tự ý điều trị

Bác sĩ Lan nhấn mạnh, các mẹ cần tránh việc tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hoặc tự ý điều trị bằng thuốc chứa corticoid vì tác dụng phụ của chất này dễ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da… Các mẹ cũng không nên dùng kháng sinh liều cao, đắp lá, thuốc theo dân gian bởi sẽ làm bệnh nặng thêm.

Bác sĩ Lan gợi ý, giải pháp an toàn nhất giúp con tránh được chàm sữa là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên phù hợp với da con ngay khi con chưa bị các vấn đề về da. “Để phòng tránh, ba mẹ nên chăm sóc da cho con từ đầu. Hay khi thấy có những dấu hiệu của chàm sữa, mẹ nên sử dụng sản phẩm hiệu quả, an toàn cho da bé.

Nhiều phụ huynh sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần kẽm oxyd, glycerin, calci carbonat, nước cất và talc để điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ em.

2.2. Tham khảo dòng sản phẩm Kem EmBé

Đây là sản phẩm an toàn có tác động toàn diện trong việc chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo.

“Kem EmBé chứa bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã. Hai chất này có chứa hoạt chất giảm trực tiếp quá trình viêm ở mô, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, làm dịu những tổn thương trên da bé ngay tức thì.” – Bác sĩ Lan chia sẻ.

Thuốc mỡ bôi kem em bé

Sản phẩm kem em bé

Với sản phẩm này, mỗi khi da con bị khô hay ngay khi tắm xong cho bé, mẹ chỉ cần thoa lớp Kem EmBé cho con để dưỡng ẩm, chàm sữa sẽ không còn là nỗi lo của cả mẹ và bé.

2.3. Chia sẻ từ người đã sử dụng sản phẩm

“Từ ngày biết sản phẩm Kem EmBé, mình thoa cho con thường xuyên, chất kem mát làm cơn ngứa của con dịu hẳn. Thoa kem được khoảng 3 ngày, những nốt mẩn đỏ, chàm sữa giảm dần và hết. Con không còn khó chịu, và quan trọng, da con được bảo vệ, khỏe, căng mướt hơn. Mùa đông tới có khắc nghiệt, mình cũng yên tâm hơn vì có Kem EmBé luôn đồng hành” – chị Ngọc hào hứng chia sẻ.

Chữa trị chàm sữa bằng kem- em bé

Không chỉ chị Ngọc, nhiều mẹ khác cũng tin tưởng và sử dụng Kem Em Bé cho bé yêu của mình mỗi khi con bị chàm sữa.

Chị Nga (Vinh, Nghệ An) chia sẻ:

“Mình đã mua và dùng Kem Em Bé cho con khi bé bị chàm sữa, mụn sữa và thấy rất hiệu quả. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên không corticoid, paraben, hóa chất bảo quản, không gây kích ứng nên an toàn và lành tính, dịu nhẹ với làn da bé. Cũng là giáo viên mầm non nên mình mua cho các bé trong lớp dùng mỗi khi bị các vấn đề về da. Chất kem mát, mùi thơm dịu nhẹ không gây khó chịu nên các con rất thích”.

Đọc thêm các chia sẻ qua bài viết về sản phẩm kem Em bé chuyên dụng được nhiều bà mẹ tin dùng để chữa chàm sữa. Xem thêm.

Hiện nay, không chỉ có mùa đông mà nhiều mẹ cẩn thận luôn chuẩn bị sẵn kem bé để trong tủ thuốc gia đình, sẵn sàng hỗ trợ các bé khi có dấu hiệu bị chàm sữa.

  • Mẹ click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm Kem EmBé chính hãng
  • Click VÀO ĐÂY để đặt mua Kem EmBé chính hãng giao tận nhà hoặc điền vào PHIẾU ĐẶT HÀNG bên dưới.

3. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

3.1 Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

3.2 Công dụng

– Chống viêm, kháng khuẩn

– Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa

– Dưỡng ẩm, làm mềm da

– Tạo màng bảo vệ da

– Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

3.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

3.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé trị chàm sữa có tốt không ? Kem Em Bé được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề chàm sữa ở trẻ. Thông thường , trẻ bị chàm sữa sau 5-7 ngày sẽ có kết quả rất tốt. Do những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa, ngăn ngừa chàm sữa lây lan và phát triển cũng như giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, giảm ngứa đau do chàm sữa

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị chàm sữa hoặc bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

Một trong số nhiều trường hợp đã trị chàm thành công nhơ Kem EmBé

Continue reading

côn trùng đốt bôi thuốc gì

Cẩm nang giúp mẹ đối phó hiện tượng bé bị nẻ môi

Bé bị nẻ môi, bong tróc, thậm chí chảy máu qua những kẽ nứt là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những ngày thời tiết hanh khô, nhất là ngày mùa đông miền Bắc nước ta. Các bậc phụ huynh do đó phải lưu ý bảo vệ làm da cho con mình, tránh những ảnh hướng tiêu cực đến sức khỏe chỉ vì khô môi.

bé bị nẻ môi phải làm sao

Nguyên nhân khiến bé bị nẻ môi mãi không khỏi

Dinh dưỡng, độ ẩm trong không khí và kem dưỡng là 3 yếu tố chủ chốt giúp làn da cả người lớn và trẻ con khỏe khi đông đến. Thiếu hụt một trong 3 yếu tố này hay cụ thể là chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu chất; khí hậu quá hanh khô và không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé trong mùa độ ẩm không khí thấp chính là những nguyên nhân khiến bé bị nẻ môi mãi không khỏi.

Nghe bác sĩ đưa lời khuyên để phòng tránh bé bị nẻ môi

Phó giáo sư, Tiến sĩ Da liễu, bệnh viện da liễu trung ương Phạm Thị Lan phát biểu: “Biện pháp phòng ngừa bé bị nẻ môi hữu hiệu nhất chính là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, khi lựa chọn quần áo chúng ta rất là lưu ý không mặc những đồ len lông trực tiếp lên da bé vì nó sẽ gây kích ứng, tích điện và làm cho khô da nhiều hơn. Khi mà tắm rửa cho các cháu thì không nên dung nước quá nóng, cũng không nên dùng các loại lá: lá trà xanh, lá trầu không… sẽ gây kích ứng da bé rất nhiều. Nếu dùng các thiết bị điều hòa hay làm ấm hãy làm ẩm không khí trong phòng bằng máy tạo độ ẩm”

Thực hiện tốt những lưu ý trên, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp phòng chống bé bị nẻ môi rất hiệu quả, mẹ hãy lưu ý và kiểm chứng nhé.

Bí kíp lựa chọn kem bôi phòng chống bé bị nẻ môi

Y học ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều sản phẩm phòng và trị nẻ môi cho trẻ. Thế nhưng để lựa chọn cho con mình một sản phẩm chất lượng, phù hợp khi áp dụng cách phòng và trị bé bị nẻ môi này là bài toán không hề đơn giản đối với các bà mẹ. Vậy khi lựa chọn sản phẩm kem bôi da cho bé sơ sinh, mẹ cần lưu ý những tiêu chí gì?

  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm kem bôi da của người lớn để dùng cho con.
  • Nên sử dụng các loại kem có nguồn gốc từ thiên nhiên (không hóa chất, không có chất phụ gia). Đảm bảo cho kem thẩm thấu sâu vào da bé thì bố mẹ nên bôi cho bé ngay sau những lần vệ sinh cơ thể.
  • Nước hoa hay paraben là hai chất không tốt cho làn da bé, do đó hãy kiểm tra kỹ trên nhãn mác sản phẩm xem có 2 loại chất này không.
  • Chọn địa chỉ mua hàng uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng.

Ngoài ra, Kem Embe tin rằng nhiều bà mẹ cũng khá ái ngại trong vấn đề sử dụng các loại kem bôi cho con vì lo lắng về chất lượng, không biết trong kem bôi ấy có chất gì gây hại cho con, không phù hợp với con vì da quá nhạy cảm hay không. Tuy nhiên việc sử dụng kem bôi dưỡng ẩm cho bé bị khô môi là hoàn toàn được khuyến khích bởi chính các bác sĩ da liễu nên nếu lựa chọn được cho mình một sản phẩm kem bôi có nguồn gốc lành tính, hoàn toàn từ thiên nhiên thì mẹ hãy cứ mạnh dạn sử dụng nhé!

chữa rôm sảy cho bé

Bé bị nổi sảy – 5 điều mẹ phải biết

Có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nổi sảy (hay rôm sảy) vào mùa hè, thậm chí mắc đi mắc lại mãi không khỏi. Vậy bé bị nổi sảy thực chất là gì, nguyên nhân đến từ đâu?

bé bị nổi sảy hiện tượng thế nào

Bé bị nổi sảy hiện tượng thế nào?

Nếu là rôm sảy (hay phát ban nhiệt) ỏ thể lành tính, bé sẽ trải qua 3 giai đoạn phát bệnh như sau: Đầu tiên là xuất hiện nốt nhỏ li ti ở đầu, trán,gáy, cổ, vai, ngực, lưng. Sau đó bé bị nổi sảy sẽ bắt đầu ngữa ngáy, khó chịu, xuất hiện cảm giác đau rát như bị châm chích ở vùng da bị tổn thương.

Nếu bé bị rôm sảy thể bội nhiễm (thể nặng) thì biểu hiện bệnh còn nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều, bố mẹ nên đặc biệt lưu tâm nhé. Đầu tiên, bé bị sốt cao trên 38 độ, xuất hiện cảm giác ớn lạnh, bắt đầu sưng hạch ở nách, cổ và bẹn. Cuối cùng là biểu hiện rõ rệt trên làn da mong manh của bé: Bé sẽ bị đau, sưng da, đỏ, nóng ở vũng bị tổn thương…Có thể xuất hiện mụn mủ, nhọt và có dịch mủ tiết ra.

Nguyên nhân khiến bé bị nổi sảy

Không phải tự nhiên mà bé luôn chỉ bị nổi sảy vào mùa hè. Bởi các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này đều xuất phát từ việc thời tiết quá nắng nóng, khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá sức. Cụ thể: Khi thân nhiệt tăng vào những ngày nóng bức, hệ thần kinh sẽ kích thích các tuyển mồ hôi bài tiết mồ hôi. Mồ hôi bắt đầu di chuyển theo các ống tuyến thoát ra bề mặt của da để điều hòa thân nhiệt sau đó bốc hơi. Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà ở các bé bị rôm sảy các ống tuyển mồ hôi bị tắc nghẽn nên thay vì thoát ra ngoài mồ hôi sẽ được giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn trú ngụ trên da: Staph, Epidermidis cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi sảy.

Mách mẹ cách giúp bé phòng tránh nổi sảy vào mùa hè

Cũng giống như bất kỳ hiện tượng da liễu nào khác, rôm sảy sẽ được phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất nếu bố mẹ có chế độ chăm sóc con phù hợp:

  • Đảm bảo không gian, phòng ngủ, phòng sinh hoạt của con mát mẻ, thoáng, thông khí tốt.
  • Hạn chế cho con ra nắng, nhất là từ 10-16h. Nếu băt buộc phải ra ngoài, nhớ che và chống nắng cẩn thận để phòng tránh bé bị rôm sảy nhé!
  • Về việc sử dụng phấn rôm cho bé bị rôm sảy, có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này nên bố mẹ hãy cẩn trọng khi dùng nhé! Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số loại nước tắm cho bé bị nổi sảy

Mẹ có thể sử dụng một số loại lá sau đây tắm cho bé sẽ có tác dụng phòng và trị bé bị rôm sảy rất tốt đấy: Lá khế, lá kinh giới, lá và trái khổ qua, lá chè tươi…

Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn nguồn lá thuốc phù hợp để đảm bảo nguồn gốc, xuất xử của lá, tránh hiện tượng dư lượng thuốc trừ sâu hay lá thuốc không đảm bảo vệ sinh khiến tình trạng bé bị nổi sảy ngày càng nặng nhé!

Bách khoa toàn thư về chữa côn trùng đốt cho bé mẹ cần biết

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa,  nóng ẩm quanh năm tạo điều kiện cho các loại côn trùng sinh sôi nảy nở nên việc bị côn trùng đốt đối với cả trẻ con và người lớn là khá phổ biến ở nước ta. Mẹ hãy trang bị những kiến thức về chữa côn trùng đốt cho bé sau để có cách ứng phó phù hợp nhé!

chữa côn trùng đốt cho con thế nào

Các loại kem bôi có thực sự là cách chữa côn trùng đốt an toàn cho bé?

Kem bôi và các sản phẩm xịt để chống hay trị các vết côn trùng đốt nên hay được bố mẹ tin dùng vì sự tiện dụng. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên nên hết sức thận trọng khi trên thị trường các sản phẩm tương tự có cùng công dụng ngày càng tràn ngập, thiếu sự kiểm soát nghiêm ngặt và hiệu quả của bộ y tế.

Nếu có lựa chọn sử dụng, bố mẹ cũng nên lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, tránh các loại kem có thành phần gây teo da, hay quá mạnh gây ảnh hưởng lâu dài cho da con hay có chất hóa học, chất tạo mùi dễ kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Corticoid – Không phải thần dược chữa côn trùng đốt mà là kẻ thù của làn da nhạy cảm của con!

Corticoid là hoạt chất chống viêm rất mạnh thường có trong các sản phẩm trị viêm da, chàm da, nấm da,… không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi. Nếu có dùng cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng tối đa 3-5 ngày. Nếu quá lạm dụng ngay cả đối với làn da người lớn cũng sẽ gây ra viêm da, teo da. Điều này đủ cho thấy tác động tai hại của nó đến làn da mỏng manh của trẻ. Thế nhưng có nhiều mẹ không cần tìm hiểu mà mỗi khi con bị côn trùng cắn, ngứa nên gãi sung lên là lại vô tư dùng các sản phẩm kem bôi cho người lớn, kem mỡ bôi liên tục cho con. Hành động thiếu tìm hiểu này khi chọn kem trị côn trùng đốt cho bé tưởng như đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của con.

Trẻ bị côn trùng đốt dẫn đến viêm sưng – có nên dùng kem bôi để chữa côn trùng đốt cho bé?

Quan điểm trình bày trong phần 1 có thể khiến bố mẹ khá e dè, thậm chí không dám sử dụng các loại kem bôi để chữa côn trùng đốt cho bé, thậm chí trong những trường hợp con bị biến chứng rất nặng rồi mẹ vẫn chỉ dám dùng các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên. Điều này thực sự cũng không nên.

Việc sử dụng các loại kem bôi là rất hiệu quả và an toàn nếu bố mẹ là người cẩn trọng trong việc lựa chọn kem bôi cho con, lựa chọn các sản phẩm 100% nguồn gốc từ thiên nhiên và nhận được phản hồi tích cực từ phía các bố mẹ khác.

Bởi vì sự thật là đối với các bé có sức đề kháng yếu, da dễ dị ứng thì nốt côn trùng đốt ấy sẽ bị ngứa, sưng lên, thậm chí tấy đỏ, bên trong có dịch trắng hoặc sưng mủ, … Các bé có tiền sử viêm da cơ địa còn dễ mẫn cảm, dễ bị dị ứng hơn nữa. Nếu mẹ vẫn kiên quyết không dùng các loại kem bôi chữa côn trùng đốt cho bé chuyện biệt thì tình trạng da bé sẽ càng ngày càng tệ, để lại những hậu quả nghiêm trọng đấy!