Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

8 món canh ở cữ: Mẹ trắng khỏe mịn màng, con mũm mĩm lanh lợi

Thay đổi thường xuyên các món canh vừa đủ chất dinh dưỡng, chất xơ lại dễ ăn. Mẹ nào còn lo lắng chưa biết ăn gì trong thời gian ở cũ thì hãy tham khảo các món canh này, con đủ sữa bú, mẹ da dẻ hồng hào căng bóng.

Canh cá chép

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng sản phụ sau sinh chưa nên ăn cá vội. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể ăn cá mà không sợ bị tiêu chảy hay các vấn đề khác. Không những giúp cơ thể hồi phục nhanh, canh cá chép rất bổ máu và lợi sữa.

Nguyên liệu

+ Cá chép: 500g
+ Cà chua: 100g
+ Hành lá
+ Một ít gừng, hạt tiêu
+ Bột canh
+ Vài giọt rượu vang

Cách làm

– Cá chép làm sạch, ướp với chút bột canh và hạt tiêu. Bên trong bụng cá nhồi gừng, hành. Cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
– Đổ dầu vào chảo, dầu sôi thì thả ít gừng vào, cho cá chép vào rán hơi vàng.
– Thêm cà chua vào cùng, đảo đều tay. Thêm nước và vài giọt rượu vang.
– Vặn lửa vừa, đậy nắp vào đun sôi khoảng 15 phút.
– Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa miệng và rắc hành lá lên trên

Canh móng giò nấu lạc

Dù hiện nay có nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện móng giò có tác dụng lợi sữa hay không. Tuy nhiên đây vẫn là mẹo lợi sữa mà các bà các mẹ ngày xưa áp dụng, tin tưởng và truyền lại cho con cháu ngày nay. Nếu ít sữa, mẹ có thể ăn canh móng giò nấu lạc theo công thức sau. Lạc nấu cùng móng giò sẽ bớt ngấy và dễ ăn hơn.

Nguyên liệu

+ Móng giò: 500g
+ Lạc: 100g
+ Bột canh

Cách làm

– Móng giò làm sạch. Đổ nước vào nồi, nước sôi thì thả móng giò vào.
– Móng giò luộc trong khoảng 5 phút, đến khi móng giò nổi lên mặt nước thì tắt bếp, vớt móng giò ra.
– Lạc rửa sạch.
– Lấy một nồi nước khác, thả móng giò và lạc vào ninh cùng.
– Vặn lửa to đun khoảng 20 phút. Sau đó vặn lửa nhỏ liu riu ninh thêm 2 tiếng nữa cho móng giò chín nhừ.
– Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa vặn.
– Nếu có nồi áp suất thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Mẹ cũng có thể dùng nồi cơm điện ninh móng giò cũng được.

Canh đậu phụ, đầu cá

Nguyên liệu

+ Đầu cá (cá chép, cá trắm, cá trôi…), đuôi cá
+ Đậu phụ
+ Dầu mè
+ Nấm kim châm
+ Hành tây
+ Tỏi, gừng
+ Bột canh
+ Rượu trắng
+ Hạt tiêu

Cách làm

– Nấm và đậu phụ rửa sạch. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Hành tây, gừng, tỏi băm nhỏ. Đầu và đuôi cá rửa sạch.
– Đổ dầu mè vào chảo, xào hành tây, gừng, tỏi cho thơm.
– Cho đầu và đuôi cá vào đảo cùng.
– Thêm nước.
– Thêm rượu trắng, bột canh, đậu phụ.
– Cuối cùng thêm nấm, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.
– Trước khi tắt bếp cho một ít hạt tiêu vào cho thơm.

Canh xương nấu đu đủ, bạch tuộc

Nguyên liệu

+ Đu đủ: 750g
+ Bạch tuộc: 100g
+ Xương sườn hoặc xương cục: 500g
+ Lạc: 100g
+ Gừng
+ Táo tàu
+ Bột canh

Cách làm

– Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
– Đổ nước vào nồi, thả xương lợn đã rửa sạch vào. Đun sôi 2 phút rồi vớt xương ra, đổ nước đi.
– Bạch tuộc sơ chế sạch.
– Đổ nước vào nồi, thêm xương lợn, đu đủ, bạch tuộc. Đun sôi khoảng 5 phút sau đó ninh nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nếu ninh bằng nồi áp suất thời gian sẽ ngắn hơn.
– Trước khi tắt bếp nêm bột canh và hạt tiêu cho vừa miệng.

Gà ác tần sâm

Nguyên liệu

+ Gà ác: 1250g
+ Táo tàu: 5 quả
+ Bột canh: 1 thìa
+ Hạt tiêu: 1 thìa
+ Nhân sâm: 7 miếng
+ Câu kỳ tử: 15 hạt
+ Rượu trắng: 1 thìa

Cách làm

– Gà ác làm sạch, cắt miếng to. Ninh cùng nhân sâm và rượu trắng.
– Trước khi tắt bếp khoảng 5 phút thì cho táo tàu, câu kỳ tử, bột canh, hạt tiêu vào cùng.
– Món nên ăn nóng.

Canh đu đủ hầm chân giò

Món ăn này rất tốt cho sản phụ vì nó dễ tiêu, cung cấp nước cho quá trình tạo sữa. Sau sinh nhiều tháng, các mẹ vẫn có thể tiếp tục ăn để duy trì nguồn sữa.

Nguyên liệu

Một trái đu đủ xanh khoảng 200g gọt sạch vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt bên trong, rồi cắt thành từng khúc dày khoảng 2cm, chân giò heo 200g.

Cách làm

Chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ đu đủ vào, tiếp tục hầm cho đến khi đu đủ mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, mùi tàu. Dùng khi còn nóng.

Canh mướp chân giò

Nguyên liệu

1 quả mướp (200g), Chân giò heo (200g)

Cách làm

Mướp gọt vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành khúc. Chân giò heo cho vào nồi nước hầm, khi sôi thì vớt bọt, cho vào nồi nửa muỗng canh nước mắm, để nhỏ lửa cho đến khi chân giò heo mềm. Cho mướp vào. Nấu thêm khoảng 2 – 3 phút. Sau khi tắt bếp, thêm vào một ít hạt nêm và hành.

Canh tôm + rong biển

Nguyên liệu

Tôm sú tươi (lột vỏ) 100g, đậu hũ non: 1 miếng, Rong biển khô, cà rốt, cải ngồng, gừng, tiêu, hạt nêm.

Cách làm

Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, chừa đuôi, rửa sạch. Ướp 1/2m hạt nêm. Đậu hũ cắt miếng vuông cạnh 1cm. Rong biển rửa sạch, ngâm nở, vớt để ráo.Cải ngồng cắt khúc 4cm. Cà rốt cắt sợi. Gừng cắt sợi.

Đun sôi 1 lít nước, cho gói gia vị nêm sẵn canh rau củ vào và nấu tan gia vị, thêm gừng cắt sợi. Tiếp tục cho tôm, cà rốt, cải ngồng và đậu hũ vào nấu sôi, cho rong biển vào đảo nhanh. Tắt lửa. Múc canh ra bát, rắc thêm tiêu.

 

bé bị hăm tã

Mách mẹ 4 cách trị hăm da ở háng an toàn từ thiên nhiên

Trẻ bị hăm da ở háng tái đi tái lại nhiều lần, tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến bố mẹ bối rối vì không biết loại thuốc nào mới phù hợp với làn da nhạy cảm của con. Trong trường hợp này, sử dụng các bài thuốc trị hăm từ thiên nhiên là sự lựa chọn tốt nhất đấy.

cách trị hăm da ở háng cho con

Hăm da ở háng là gì?

Hăm da ở háng (hay còn gọi là hăm tã) có thể biểu hiện thành những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn. Những vết này thường xuất hiện ở phần mông của bé và cũng có khi nó “len lỏi” đến 2 bên bẹn, háng và bộ phận sinh dục của bé.

Nguyên tắc trị bệnh khi bé bị hăm da ở háng

Nếu các bé có các triệu chứng của bệnh hăm da ở háng, nguyên lý chữa bệnh đơn giản là giữ cho vùng da bị tổn thương được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Mẹ cũng nên xem xét đối loại tã con đang dùng vì có thể các chất có trong tã chính là nguyên nhân khiến da con bị kích ứng, dẫn đến tình trạng hăm da ở háng. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây để cải thiện tình trạng hăm da ở háng ở trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ một cách an toàn sức khỏe nhất.

Mách mẹ bài thuốc trị hăm da ở háng an toàn cho bé

1. Sử dụng lá trầu không trị hăm da ở háng cho con

Trầu có vị cay nồng và tính ấm nên có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Khi trẻ bị hăm háng mẹ chỉ cần lấy khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng háng đan bị hăm của bé. Làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Chữa hăm da ở háng cho bé bằng cây mã đề

Mã đề là loại lá cây thường thấy trong vườn nhà, mẹ cũng có thể sử dụng loại lá cây phố biến này để điều trị tình trạng hăm da ở háng cho bé đấy.

Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da háng do hăm tã gây ra.

3. Trị hăm da ở háng cho bé với lá khế

Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng háng hăm của bé là mẹ đã có thể phòng và trị hăm da hiệu quả cho con đấy mẹ nhé!

4. Dùng búp ổi non trị hăm da ở háng cho con

Mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm háng cho bé.

Phòng và trị hiện tượng hăm da ở háng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hề khó nhưng cần có sự nhẫn nại, đồng hành cùng con của bố mẹ. Chúc bố mẹ thành công trong việc điều trị hăm tã cho con!

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Kem Em Bé Plus là kem bôi da thảo dược an toàn và lành tính cho làn da bé, dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Sản phẩm chứa các thành phần từ nhiên nhập khẩu từ châu Âu và công nghệ Aminovector Pháp giúp hoạt chất thấm thấu nhanh vào da và tăng cường hiệu quả bảo vệ da bé. 

Công dụng của Kem EmBé Plus chính là nhờ các thành phần tự nhiên tốt cho làn da và chống hăm tã hiệu quả:

  • Chiết xuất Thông đỏ Pháp, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, Nghệ Nano THC: giảm ngứa nhanh sau 5 phút, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má, Vitamin B5: làm dịu da, tái tạo tế bào mới và phục hồi da nhanh chóng. 
  • Vitamin E, Sữa dê, dầu quả Bơ: có công dụng duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da để bé luôn cảm thấy dễ chịu và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm và tránh làm lan rộng vùng hăm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát.

Đồng thời, Kem EmBé Plus giúp giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..

Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

cách trị sảy cho bé yêu

Kinh nghiệm trị rôm sảy mẹ nên biết

Rôm sảy là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ con, đôi khi ở cả người lớn khiến bố mẹ khá đau đầu vì tuy không nguy hiểm nhưng sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Mẹ hãy tham khảo những kinh nghiệm trị rôm sảy sau để chữa trị cho con an toàn và hiệu quá nhất nhé!

kinh nghiệm trị rốm sảy cho con

KInh nghiệm trị rôm sảy 1 – Mẹ phải thực sự hiểu nguyên nhân gây rôm sảy ở con

Rôm sảy là bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra ở người lớn. Thực tế thì rôm sảy có thể gặp ở tất cả mọi người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm như nước ta. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện dạng mụn nước dưới da hoặc các nốt sẩn đỏ, gây cảm giác ngữa ngáy và vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng rôm sảy này là do các ống mồ hôi bị nghẽn làm mồ hôi ứ đọng lại trên da. Tình trạng này được gây ra bởi 4 yếu tố như sau:

  • Thời tiết nóng, độ ẩm lại cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
  • Trẻ con hiếu động, đùa nghịch làm tăng tiết mồ hôi trong những ngày hè nóng bức.
  • Trẻ phải nằng trong lồng ấp hay phải mặc quần áo quá bí, quá chật.
  • Lạm dụng các loại phấn rôm cho trẻ.

Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra rôm sảy ở bé theo thống kê từ kinh nghiệm trị rôm sảy từ các bà mẹ, mong rằng thông tin này đã giúp mẹ nhận thức được những nguyên nhân thực sự khiến da con bị rôm sảy để có các bước phòng và điều trị cho con đúng đắn nhé!

Kinh nghiệm trị rôm sảy 2 – Đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá trị rôm sảy cho bé

Trong dân gian có nhiều bài thuốc lá được đúc kết từ kinh nghiệm trị rôm sảy của ông cha ta từ bao đời nay. Các bài thuốc này rất hữu hiệu cho bé. Các mẹ có thể dùng các loại cây hay quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất chanh, lá tía tô… để tắm cho bé. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý khi sử dụng các loại lá này phải rửa thật sạch, kỹ, ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím trước khi nghiền hay nấu để bôi hay tắm cho con. Thêm vào đó, kinh nghiệm trị rôm sảy của các mẹ cũng cho thấy rằng: Có một số trường hợp da  bé không dị ứng với các loại kem bôi trị rôm sảy, nhưng lại vô cùng nhạy cảm với các loại lá cây. Bởi vậy nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi mẹ sử dụng các kinh nghiệm trị rôm sảy dân gian cho bé thì mẹ phải ngưng lại ngay!

Ngoài ra, sau khi tắm mẹ cũng nên tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng lại trên da gây nhiếm khuẩn cho con.

Kinh nghiệm trị rôm sảy 3 – Chọn một loại kem bôi chống rôm sảy an toàn cho bé!

Có rất nhiều bố mẹ em ngại trong việc sử dụng các loại kem bôi khi con bị rôm sảy vì có thành phần gây hại cho làn da nhạy cảm của con. Tuy nhiên nếu bố mẹ biết lựa chọn các sản phẩm kem bôi đúng cách thì đây không phải là vấn đề quá lớn. Và kinh nghiệm trị rôm sảy của rất nhiều bà mẹ cũng cho thấy sử dụng kem bôi là bước phòng và trị bệnh rất an toàn và hiệu quả cho hầu hết các bé.

Các tiêu chí lựa chọn một loại kem bôi an toàn và hiệu quả như sau:

  • Tuyệt đối không dùng các loại kem bôi da của bố mẹ, ngưới lớn dùng cho làn da nhạy cảm của con.
  • Nên chú ý tránh các loại kem bôi có quá nhiều hương liệu, có mùi quá hắc có thể dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Theo kinh nghiệm trị rôm sảy của nhiều mẹ , nên chọn loại kem chống rôm sảy cho bé có 100% thành phần từ thiên nhiên. Với thành phần 100% không chứa Corticoid, giàu tinh chất Cúc La Mã, dầu hạnh nhân và được bổ sung Nano curcumin – tinh nghệ siêu hấp thu bào chế theo công nghệ hiện đại, bạn có thể tham khảo và sử dụng Kem Embe là kem trị côn trùng đốt cho bé đang được các mẹ tin dùng khá nhiều tại Việt Nam.

Mong rằng các kinh nghiệm trị rôm sảy trên đã giúp phần nào các mẹ không còn lúng túng nữa khi con gặp phải tình trạng rôm sảy nhé. Chúc các mẹ thành công!

Chỉ với cách này là con hết hăm da – Tại sao mẹ không làm?

Các bé có làn da nhạy cảm, khi nước tiểu hay tã lót chạm vào da quá lâu sẽ khiến da bé bị đau rát, ửng đỏ thậm chí chảy máu mủ nên mẹ không được coi thường để phải gặp tình huống như chị Linh – phó phòng kinh doanh dưới đây!

Xót xa khi nhìn mông con chảy cả máu vì hăm

Phải quay lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản, con trai chị Linh là cháu Quốc Anh (tên ở nhà là Bi phải đi gửi trẻ sớm khi mới 9 tháng tuổi (bà ngoại trông cháu được 3 tháng).

Đi học sớm nhưng trộm vía Bé Bi rất ngoan. Chỉ có điều cô giáo phải trông nhiều bạn không chăm sóc nhiều cho Bi thêm vào đó do không quen đóng bỉm, nên Bi bị hăm tã. Vài ngày đầu Bi chỉ bị hăm nhẹ, chị Linh có hỏi ý kiến một số chị cùng làm thì ai cũng bảo: Không sao đâu, chưa quen nên hăm 1 tí. Tối rửa nước chè xanh là khỏi.

Hăm tã là một trong những trường hợp hăm phổ biến

Chị Linh làm theo nhưng ai ngờ tình trạng hăm càng ngày càng nặng. Bi khó chịu, quấy khóc, cô giáo gọi điện cho chị Linh gửi trả con vì không thể trông được. Đưa con về nhà chị Linh mới thấy những vết hăm của Bi khá nặng, da con sưng lên còn có cả mụn mủ, cả ngày chả chịu ăn uống gì.

1 tuần nghỉ làm – Quyết tìm cách chữa hăm cho con

Thương con quá, Chị Linh nghỉ làm vài ngày để tìm cách trị hăm cho bé. Tìm đến bác sĩ ở bệnh viện Nhi, bác sĩ cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến con bị hăm: Đóng bỉm cả ngày trong khi con không quen dùng bỉm gây nên bít da, dùng phấn rôm nhiều càng gây bít lỗ chân long và viêm da. Ngoài ra, chị Linh còn sử dụng nước chè tươi có thể gây kích ứng khi lá chè chứa bụi bẩn thậm chí thuốc trừ sâu.

Tình thế bắt buộc, bác sĩ yêu cầu chị Linh buộc phải dùng corticoid nhưng chỉ dùng 1 ngày vì tác dụng phụ của corticoid nguy hiểm cho làn da của cả người lớn chứ không riêng gì trẻ em. Những ngày tiếp theo mẹ sẽ dùng 1 sản phẩm an toàn không chứa corticoid và có thể dùng hằng ngày: “Sau khi được bác sĩ tư vấn 1 số sản phẩm, mình quyết định chọn kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da Việt Nam của công ty CVI mà mình đã từng dùng 1 số sản phẩm của công ty và thấy rất hiệu quả” – Chị Linh chia sẻ.

Kem EmBé thành phần chính là nghệ và cúc la mã – 2 loại cây có chất kháng viêm tự nhiên. Được áp dụng công nghệ nano nên tinh chất nghệ sẽ hấp thu tốt hơn cùng với chất kháng viêm giảm ngứa trong Cúc La Mã và kẽm Ozyd , Kem EmBé là sản phẩm có tác dụng giảm hăm, viêm da hiệu quả lại phù hợp với làn da mỏng manh của bé.

Làm đúng theo cách tư vấn của bác sĩ: Không dùng bỉm, dùng thuốc chứa corticoid 1 ngày và dùng kem EmBé ngày 3 – 4 lần sau khi tắm hoặc bé đi vệ sinh ở những ngày tiếp theo, chị Linh thấy tình trạng hăm của con giảm hẳn, con không còn quấy khóc, ăn uống bình thường và vui vẻ hơn!

Bé Bi vui vẻ nghịch tuýp kem EmBé (ảnh minh họa)

Kết thúc 1 tuần nghỉ làm để chăm sóc con, Bi đã không còn hăm và đương nhiên chị Linh vẫn dùng kem EmBé hằng ngày cho Bi bởi bác sĩ có nói sau khi con khỏi hăm nên dùng kem EmBé hằng ngày để tạo 1 lớp màng bảo vệ cho da bé và nếu làn da bé có dấu hiệu viêm nhiễm mà mẹ chưa phát hiện ra thì kem EmBé sẽ giúp mẹ tiêu diệt những vi khuẩn đáng ghét.

Con dùng hiệu quả nên cả lớp nói không với hăm tã, muỗi đốt

Sau khi Bi đi học trở lại, chị Linh có gửi 1 hộp kem EmBé cho cô giáo để dùng cho Bi. Cô giáo rất bất ngờ vì làn da của bé Bi mềm mịn, không có 1 chút thâm sẹo nào. Cô giáo còn nói Kem EmBé còn hiệu quả trong trường hợp muỗi đốt hay mẩn ngứa ở trẻ vì cô đã cho 1 số bạn trong lớp dùng ké hộp kem của Bi.

hăm da là gì

Kem EmBé là sản phẩm an toàn, không chứa corticoid nên cô giáo cũng như chị Linh đều chia sẻ với những người xung quanh: bạn bè, phụ huynh học sinh sử dụng sản phẩm này để bảo vệ làn da cho con và chung tay nói không với Corticoid khi chăm sóc da trẻ nhỏ.